Tuesday, October 4, 2016

Cơn cuồng nộ của lòng dân!



BÌNH LUẬN
"Con giun xéo mãi cũng oằn"... Là câu tục ngữ quen thuộc mà mọi người đã được nghe thường xuyên, từ lúc bước những bước chập chững,
thơ dại trên con đường đi tìm tri thức.
Một hình tượng rõ nét hiện ra trong tâm trí chúng ta: Thuở bé, khi đi đào giun để làm mồi câu cá, nếu vô tình đạp trúng một con giun đang ngo ngoe trên mặt đất, con vật sẽ uốn éo, quằn quại vùng vẫy như muốn tìm kiếm một lối thoát, hầu vuột khỏi sức nặng bàn chân chúng ta. Đó là một loài côn trùng nhỏ bé, yếu ớt chỉ biết tự vệ bằng cách trốn tránh để bảo toàn mạng sống. Thế nhưng khi bị xéo quá, nó cũng oằn người lên. Phải chăng đó là một hình thức phản kháng mà tự thân nó thực hiện như một bản năng sinh tồn?
Cái triết lý sâu xa hơn mà cổ nhân muốn gửi gấm lại cho đời sau là: "Sức chịu đựng của con người có giới hạn, nếu bị áp bức quá, họ sẽ vùng lên đập tan xiềng xích, gông cùm để giành quyền sống, dẫu có phải hy sinh đến tánh mạng thì họ cũng chẳng sờn". Mà một khi những người chân lấm tay bùn, công nhân thợ thuyền ấy cùng đoàn kết lại thì sẽ có sức mạnh cuồng nộ đủ sức làm sụp đổ cả một chế độ.
Cuộc cách mạng cuối thế kỷ thứ 18 ở nước Pháp là một minh chứng hùng hồn
Ngày 14 tháng 7 năm 1789, sau bốn giờ xung đột, quân khởi nghĩa chiếm được ngục Bastille. Mặc dù có lệnh ngừng chiến để tránh sự tàn sát lẫn nhau, vị quan giám ngục ở đó và nhiều lính gác vẫn bị giết. Đám đông đem đầu quan giám ngục cắm cọc mang đi diễu hành quanh thành phố.
Đến cuối tháng 7, cuộc khởi nghĩa và tinh thần chủ quyền nhân dân lan ra khắp nước Pháp. Và rồi, ngày 4 tháng 8 năm 1789, Quốc hội bãi bỏ chế độ phong kiến, dẹp bỏ cả các quyền của lãnh chúa của Đẳng cấp thứ hai và các loại thuế thập phân của Đẳng cấp thứ nhất. Trong vòng vài giờ, các quý tộc, tăng lữ, các thị trấn, tỉnh lỵ, các công ty và các thành thị mất đi quyền ưu tiên của mình.
Đây nữa
7 giờ tối ngày 10 tháng 10 năm 1911. Quân dân ở Vũ Xương tiến hành binh biến.
Ngày 11 tháng 10, Tân quân thành lập chính quyền quân sự tại Hồ Bắc.
Ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi, vị Hoàng đế Trung Hoa cuối cùng, đã rời khỏi ngai vị. Nhà Thanh không còn quyền lực chi phối đất nước nữa vì nó gần như đã bị tước đi thiên mệnh.
Sự kiện này đặt dấu chấm hết thời kỳ quân chủ.
Đó là thành quả của cuộc cách mạng Tân Hợi bên Tàu vào đầu thế kỷ thứ 20.
Và sau đây là diễn tiến của Cuộc Cách Mạng Nhung xảy ra vào hạ bán thế kỷ 20 ở Tiệp Khắc
Ngày 17 tháng 11 năm 1989, cảnh sát đã đàn áp cuộc biểu tình hòa bình của sinh viên tại thủ đô Praha kỷ niệm 50 năm Ngày Sinh viên Quốc tế.
Bắt đầu từ ngày 19 tháng 11 năm 1989, hàng loạt những cuộc biểu tình của người dân Tiệp Khắc đã diễn ra trên khắp đất nước cho đến tận cuối tháng 12. Đặc biệt vào ngày 20 tháng 11, số lượng người tham gia biểu tình tại Praha đã tăng từ 200.000 người của ngày hôm trước lên đến nửa triệu người. Ngày 27 tháng 11, một cuộc đình công phản đối đồng loạt trên toàn quốc đã diễn ra trong hai giờ đồng hồ.
Cùng với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại hầu khắp các nước Đông Âu khác cũng như áp lực của quần chúng nhân dân ngày càng dâng cao, vào ngày 28 tháng 11 Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã tuyên bố từ bỏ quyền lực và giải tán chế độ một đảng duy nhất nắm quyền.
Vào đầu tháng 12, những hàng rào dây thép gai trên biên giới với Tây Đức và Áo được dỡ bỏ. Ngày 10 tháng 12, chủ tịch nước đã chỉ định một chính phủ phần lớn không là cộng sản rồi sau đó từ chức.
Vào tháng 6 năm 1990, một cuộc bầu cử tự do, dân chủ, đa đảng đầu tiên từ năm 1946 đã được tổ chức tại Tiệp Khắc để thành lập chính phủ mới. Kết quả của cuộc bầu cử: đảng cộng sản chỉ được 13.6% số phiếu.
Còn nhiều, nhiều lắm những cơn cuồng nộ của lòng dân trước bọn tham quan ô lại, được bao che bởi những chế độ đi ngược lại lòng dân, và cái kết quả luôn là là sự sụp đổ trong tang thương của những cơ cấu chính trị ấy.
Hôm nay đây, cơn sóng thần ấy đang ngày càng dâng cao ở Hà Tĩnh
https://i.ytimg.com/vi/X2VFh51qpaQ/hqdefault.jpg
"Sức chịu đựng của con người có giới hạn, nếu bị áp bức quá, họ sẽ vùng lên đập tan xiềng xích, gông cùm để giành quyền sống, dẫu có phải hy sinh đến tánh mạng thì họ cũng chẳng sờn".
Ngày 2/10/2016, hơn 10.000 người dân nói chung bao gồm giáo dân của 7 giáo xứ trong giáo hạt Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã trực tiếp đến đứng trước trụ sở công ty Formosa Hà Tĩnh để biểu tình.
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2016/10/5-1.jpg
Có thể nói, đây là cuộc biểu tình như tiếp nối hàng loạt cuộc biểu tình đã diễn ra, kể từ sau thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra vào đầu tháng 4/2016, mà người dân ở khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp tiến hành.
http://data.vietinfo.eu/News//2016/09/01/243050/1472719106.1398.jpg
Nhìn hình ảnh bọn trấn áp, được trang bị như những chiến binh thời trung cổ, khiên mộc, giáp sắt nón đồng, với sát khí đằng đằng trước những người dân hiền lành không một tấc sắt trong tay, tạo nên cảm giác chấu chấu đá xe. Nhưng những con châu chấu đã như sóng triều dâng khiến những kẻ đàn áp phải tháo chạy, quăng cả vũ khí, nón áo.
Chúng ta đều biết, quân đội hay những lực lượng bán quân sự do các chế độ cầm quyền điều động. Nhiệm vụ chính của họ là chống ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi, cũng như giúp bộ máy công quyền duy trì an ninh trật tự xã hội.
Dù rằng họ có những bổng lộc và được trả lương bởi nhà cầm quyền, nhưng tự bản thân họ là từ nhân dân mà ra. Và họ có bổn phận phải bảo vệ người dân. Là thành phần đã nai lưng đóng thuế để thông qua nhà cầm quyền, trả lương cho họ.
https://i.ytimg.com/vi/38A3zYengLQ/maxresdefault.jpg
Không có nhân dân, nhà cầm quyền không tồn tại. Và chắc chắn cũng sẽ chẳng có họ.
Trước mắt người dân, họ đại diện cho chính quyền. Và tất yếu, những người này phải được dân chúng thương yêu quý trọng và tin tưởng.
Bởi khi có bất cứ một vấn nạn nào xảy ra trong xã hội mà liên quan tới trật tự trị an, thì những người này sẽ được người dân cầu cứu trước tiên.
Thế nhưng, thực sự cái lực lượng nghiêm chỉnh sắp hàng ngang trước công ty Formosa trong tư thế đang đối diện kẻ thù kia, có làm đúng cái trọng trách ấy chăng, khi mà hàng trăm con tàu đánh cá của ngư dân bị bọn cướp biển có hệ thống trấn áp, bóc lột mỗi ngày, mà chẳng thấy họ có một thái độ phản kháng nào.
Những vùng trời vùng biển quê hương đang bị cắt xén lần mòn dâng cho kẻ thù phương bắc, cũng chẳng hề thấy họ mở lời, lên tiếng.
Vậy mà trước những nam phụ lão ấu, tay không chút vũ khí, vì cuộc sống phải vùng lên đấu tranh, bỗng chốc trở thành kẻ thù của họ.
Và họ sẵn sàng dùng tất cả các phương tiện trong tay để ra sức đánh đập, bắn giết không nhân nhượng.
Ôi! Một thể chế mà coi người dân như kẻ thù, thì chắc chắn không chóng thi chầy, cũng sẽ bị cơn cuồng nộ của lòng dân xóa sổ.
Bởi "Con giun xéo mãi cũng oằn"...
Mũ Nâu 11
- Tham khảo một số tài liệu trên trang Bách Khoa Toàn Thư mở

No comments:

Post a Comment