Thursday, December 8, 2016

Đó là thứ đạo lý dân tộc gì?


Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang rời đại sứ quán Cuba ở Hà Nội sau khi bày tỏ lòng thương tiếc đến chủ tịch quá cố Fidel Castro, ngày 28/11/2016. Photo: Reuters.
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang rời đại sứ quán Cuba ở Hà Nội sau khi bày tỏ lòng thương tiếc đến chủ tịch quá cố Fidel Castro, ngày 28/11/2016. Photo: Reuters.
Nhiều người, hầu hết là người miền Bắc sống qua thời chiến dành sự ngưỡng mộ cho ông Phi Đen vì những hành động giúp đỡ đặc biệt của ông đối với chính quyền Bắc Việt trong thời chiến và những năm khó khăn sau khi giành thắng lợi. Mình trân trọng những tình cảm và sự biết ơn này của họ. Nhưng thử xét về bản chất sự giúp đỡ này ở một góc nhìn khác. 
Theo đó thì nước Mỹ cũng có những
sự giúp đỡ với miền Nam tương tự như Cuba giúp đỡ miền Bắc, thậm chí hơn nếu xét ở giá trị kinh tế hay sinh mạng hy sinh của người lính Mỹ. Đến đây có thể các bạn sẽ viện dẫn đó là vì mưu đồ chính trị của đế quốc Mỹ này kia, điều này là rõ ràng. Nhưng nếu đi sâu vào góc nhìn này thì Cuba giúp Việt Nam cũng rõ ràng là vì động cơ chống Mỹ không thể phủ nhận, có nghĩa là cả hai sự giúp đỡ đều chứa đựng âm mưu chính trị như nhau. 
Vậy điều gì tạo nên thái độ đối xử khác biệt trong vấn đề này?
 Khi một bên giúp đỡ được thêu dệt bởi một thứ tình cảm mang ơn tha thiết như là “đồng chí” là anh em khi bên còn lại luôn bị xem là kẻ thù, là ngụy quân? 
Một cách đơn giản thì mọi thứ đều do tuyên truyền, tâm lý tình cảm dân chúng cũng bị chính sách tuyên truyền của đảng Cộng sản dựa theo cuộc chiến ý thức hệ, do sự đánh đồng Đảng là dân tộc mà ra. 
Không có đúng-sai trong vấn đề này, nhưng mọi người chỉ có thể tôn trọng sự khác biệt nhau khi cả hai đều ở tư thế bình đẳng. Nghĩa là anh không thể áp đặt tất cả dân tộc này phải theo một tình cảm của một phía, anh không thể bắt cả nước quốc tang một lãnh tụ bên kia đại dương khi ngay trong chính anh em đồng bào cùng là người Việt, nhưng chỉ khác ý thức hệ vẫn bị đối xử tệ hại, ngay cả xác chết của những người lính miền Nam vẫn bị đối xử bất công, nấm mồ họ vẫn không được phép xây dựng tử tế. 
Đó là thứ đạo lý dân tộc gì? Hay chỉ là một hình thái khác của lối đạo đức giả ở tầm quốc gia?

Việt Nam chia rẽ về quốc tang dành cho Fidel Castro

4-12-2016
Việt Nam dành một ngày quốc tang hôm Chủ nhật, 4/12, cho cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro. Việc này đã gây chia rẽ dư luận.
Ông Fidel Castro qua đời hồi tuần trước ở tuổi 90.
Vào ngày Chủ nhật, các cơ quan nhà nước Việt Nam treo cờ rủ, cùng lúc nhà chức trách kêu gọi các địa điểm vui chơi đề nghị ngừng các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày.
Nhưng ngày quốc tang, vốn chỉ dành cho các chính trị gia hay anh hùng thời chiến cấp cao nhất của Việt Nam, đã không được hoan nghênh rộng rãi.
Nhân viên văn phòng 25 tuổi Nguyễn Lưu Hương nói với AFP: “Ông ấy không phải là người Việt. Chúng tôi biết ơn ông ấy về sự ủng hộ của ông, nhưng một ngày quốc tang là hơi quá “.
Doanh nhân Hoàng Báu nói: “Thật nực cười. Tôi chắc chắn nhiều người Việt Nam không quan tâm”.
Trên truyền thông xã hội, nơi nhiều người Việt cảm thấy ít bị hạn chế về tự do ngôn luận, những lời bình luận không ủng hộ quốc tang đã lan tràn.
Nhà hoạt động Lê Dũng nói với AFP: “Không có luật cho phép Đảng Cộng sản yêu cầu cả nước để tang người nước ngoài. Tôi không ủng hộ quyết định này.”
Ngược lại, truyền thông nhà nước đầy rẫy các ý kiến ủng hộ cho rằng một quốc tang dành cho ông Castro là phù hợp vì ông là một trong những người ủng hộ sớm nhất và kiên định nhất đối với cuộc cách mạng cộng sản của ông Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
Cuba và Việt Nam duy trì mối quan hệ vững mạnh ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ, bất chấp khoảng cách địa lý giữa hai nước lên đến 15.000km.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thường xuyên thăm Cuba, trong đó Chủ tịch Trần Đại Quang là nguyên thủ cuối cùng gặp Castro trước khi ông qua đời.

No comments:

Post a Comment