Monday, April 29, 2024

49 năm ngày 30/4/1975…

 Những bài học lịch sử, vân đề của hiện tại và những trăn trở về tương lai

Tưởng niệm 49 năm biến cố lịch sử ngày 30/4/1975, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với hai người có xuất thân, quá trình học hành, kinh nghiệm sống khác hẳn nhau là Tiến sĩ, dịch giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang A từng sống dưới chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc trước đây, hiện tại đang sống tại Hà Nội, Việt Nam và nhà văn, nhà báo Từ Thức từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ ở miền Nam, hiện tại đang sống tại Paris, Pháp.

songchi1

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Nhà báo Từ Thức

Song Chi : Chế độ Việt Nam Cộng Hòa kết thúc vào ngày 30/4/1975, đến nay đã gần nửa thế kỷ. Tuy nhiên, nếu chúng ta nói "Việt Nam Cộng Hòa" không phải là quá khứ mà là tương lai thì các ông nghĩ như thế nào về câu nói này ?

Nguyễn Quang A : Câu hỏi lý thú này có một câu trả lời là dứt khoát KHÔNG và một câu trả lời mang tính gợi ý CÓ.

Sunday, April 28, 2024

TÒA ÁN LƯƠNG TÂM

Khi nhận xét mục đích cuộc chiến vừa qua, Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng Lao Động, tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam(CSVN) ngày nay, đã nói ngắn gọn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc...

 

Câu nói nầy được nhà văn Vũ Thư Hiên ghi lại trong sách Đêm giữa ban ngày (hồi ký chính trị của một người không làm chính trị), Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422, phần chú thích. Sau đó, Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, tiết lộ trong bài phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013 nhan đề là “Một lần lầm lỡ thời cơ mất cả trăm năm”. Nguyễn Mạnh Cầm nhắc lại lời Lê Duẩn hơi khác: "Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô.” Đây chỉ là lời Lê Duẩn nói mà không viết thành văn bản, nên hai người trên đây thuật lại có phần khác nhau đôi chút. Hoặc sự khác biệt nầy do Lê Duẩn nói hai lần khác nhau, từ ngữ khác nhau, nên nghe khác nhau, nhưng đại ý chung không khác nhau.

Lê Duẩn, người gốc tỉnh Quảng Trị, học đến năm nhất niên bậc trung học (tức lớp 6 ngày nay) thì bỏ học, xin đi làm công nhân sở Hỏa xa Đà Nẵng, rồi ra làm sở Hỏa xa Hà Nội. Tại đây, Lê Duẩn gia nhập đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD), bị bắt đày ra Côn Đảo hai lần.

Thursday, April 25, 2024

Tâm tư một người miền Bắc ‘9X’ về ngày 30 tháng Tư

Dân chúng Miền Nam di tản theo đà tiến quân của quân đội cộng sản Bắc Việt tháng 3 & 4 năm 1975. Ảnh: Internet


Mỗi lúc buồn hoặc cần viết bài về những câu chuyện không hay đang xảy ra trên đất nước Việt Nam thân thương, tôi thường lắng nghe bài hát “Việt Nam tôi đâu.” Chỉ có giai điệu của bài hát mới giúp tôi diễn tả hết tâm trạng day dứt, đượm buồn, thất vọng nhưng không bao giờ bỏ cuộc…

Cách đây vài năm, những ai gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tôi chưa tin họ. Những ai gọi ngày 30/4 là ngày quốc tang, quốc hận, tôi cũng chưa tin họ. Tôi không tin ai hoàn toàn khi tôi chưa tự đặt ra các câu hỏi và tự tìm hiểu về ý nghĩa thực sự của ngày 30/4.

Sunday, April 21, 2024

Nước mắt tháng 4

Những tờ lịch nhắc nhớ: Sắp đến ngày 30.04.
Thời khắc mà 44 năm trước, đã trở thành tháng ngày định mệnh, ngày của “triệu người vui, triệu người buồn” – như lời ông Võ Văn Kiệt từng nói. Đối với những cộng đồng hải ngoại người Việt Nam tị nạn Cộng sản và hàng triệu người dân miền Nam có thân nhân là con cái, cha, anh từng là nạn nhân của sự đầy đọa, đàn áp của chế độ cộng sản sau ngày “Thống nhất” – 30.04.1975 là ngày Hận vong quốc, ngày Gãy súng, là Tháng 4 đen máu lệ….
Ở phía “bên thắng cuộc”, lại là những cuộc diễu hành, cờ hoa rợp trời để kỷ niệm chiến thắng “chấn động địa cầu, vang dậy 5 châu” với sự ngạo nghễ của người cộng sản. Bức tranh đối nghịch ấy cho thấy sự chia rẽ tới cùng cực về nhân tâm. Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, chiến tranh không còn nữa, đất nước đã thống nhất về mặt địa lí nhưng nhân tâm thì chưa bao giờ.

Tuesday, April 16, 2024

Thống nhất và đần độn, man rợ


- 
(Viết cho đồng bào tôi, những bạn trẻ sinh sau 1975) 

Khi sự thật là chân lý của mọi chân lý thì dù là người cộng sản nhưng cách nói liên quan đến chủ nghĩa CS của họ khiến các quan tuyên giáo và lãnh đạo của đảng CSVN cũng phải cúi mặt không muốn nghe nhắc lại, đó là 2 người phụ nữ nổi tiếng từng là đảng viên tuyên thệ dưới bóng cờ búa liềm của đảng cộng sản VN: Dương Quỳnh Hoa, Dương Thu Hương.

- Bác sĩ chính qui tốt nghiệp tại Pháp, Dương Quỳnh Hoa nguyên thứ trưởng Bộ Y tế CHXHCNVN sau khi từ bỏ đảng CS nhận xét về các “đồng chí” cũ bà đã thốt lên rằng: “Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản” và khi bức tường Berlin do CS Đông Đức xây dựng ngăn chặn ảnh hưởng của phương Tây bị sụp đổ, bà nói: “Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại” (1)

- Nhà văn CS Dương Thu Hương từng rơi nước mắt giữa đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975, bà nói: “Vào Nam rồi tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt, bịt tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể tự do nghe bất cứ đài phát thanh nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử, là bài học đắt giá, nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” (2)


Ngày nay thế giới chứng kiến một nước Đức bị chia đôi nhưng người dân 2 miền Đông Tây tự đập bỏ bức tường ngăn cách, thống nhất trong hòa bình rồi trong điêu tàn đổ nát của chiến tranh, sự trợ giúp rộng lượng của kế hoạch Marshall từ Chính Phủ Mỹ và đồng minh, Một nước Đức bại trận trong thân phận “tù binh” đã phát triển vươn lên là quốc gia giàu mạnh nằm trong tốp hàng đầu thế giới.

Monday, April 15, 2024

SO SÁNH BẮC NAM VN : Chế độ của nền văn minh và chế độ man rợ.

                               SO SÁNH BẮC NAM   

CaKe34_02.jpg  

Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...” – Dương Thu Hương.

Một câu hỏi da diết xuất hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc lập 2/9 ấy?...” – Trương Tấn Sang

Thursday, April 4, 2024

Một dân tộc thực sự đáng thương

 Trong hai ngày liên tiếp, tôi đi xem hai bộ phim và cũng là tình cờ cả hai phim đều là phim về chiến tranh.

Tôi không phải là người say mê cinéma nên chỉ đi xem phim rất ngẫu hứng khi có thời gian. Có mặt ở Hà Nội trong dịp Tết, tôi có nghe nói loáng thoáng về một bộ phim được coi là rất hay, rất hot đang được trình chiếu tại Hà Nội, trong đó có cả cảnh nóng tình yêu lãng mạn, có cả phở và cũng có cả âm nhạc. Ôi thích quá. Được một người bạn thân có nhã ý rủ đi xem, tôi đã chấp nhận ngay. Đất nước mình bây giờ đổi mới rồi, chắc tư duy làm phim cũng khác hoàn toàn, không như cái hồi tôi còn nhỏ và thời thanh xuân của tôi, toàn chỉ được xem phim tuyên truyền, chán đến mức tôi không bao giờ đi xem phim nữa. Bây giờ mà còn làm phim tuyên truyền thì chó nó xem. Hoàn toàn với tinh thần như vậy, tôi hồ hởi đi nhanh đến rạp.

 Đào, Phở và Piano

phim1

Một cảnh trong phim Đào, phở và piano. Ảnh: NSX

Thời hậu chiến

Tên chị là gì? 

  • Thưa em tên Mơ. 
  • Mơ gì? Mộng mơ hay quả mơ? 
  • Tùy, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu… 
  • Quê quán ở đâu vậy? 
  • Em ở Thạch Thất, Hà Tây. 
  • Chị công tác ở cơ quan nào? 
  • Thưa, ở ty Văn Hóa Thông Tin Hà Sơn Bình. 
  • Chắc chưa vào Ðảng…? 

 Nơi em về trời xanh không em…?” Bên này vĩ tuyến 17 không có một câu hỏi thơ mộng, lãng mạn như vậy … Vì vậy những lời yêu đương được mở đầu bằng “Ðồng chí công tác ở cơ quan nào ?” (Thế Giang. Thằng Người Có Đuôi. Westminster, CA: Nguời Việt, 1987).

Ngoài những câu hỏi “thơ mộng” và “lãng mạn” như trên, bên kia vỹ tuyến còn có nhiều câu hỏi (nghe) rất … linh tinh: