Thursday, November 12, 2009

Vẻ Vang giống Rồng Tiên , trên Xứ người.

Chỉ huy tàu khu trục Hoa Kỳ gốc Việt trở lại quê hương
Trung Tá Lê Bá Hùng.

Ông Lê Bá Hùng, một sĩ quan hải quân Hoa Kỳ gốc Việt từng rời Việt Nam khi còn là một cậu bé 5 tuổi và được một tàu hải quân Hoa Kỳ vớt ngoài biển, sẽ ghé thăm Việt Nam trên một tàu khu trục do ông chỉ huy.

Ông Hùng sẽ đến Việt Nam vào tháng tới trên tàu khu trục Lassen được trang bị hỏa tiễn hướng dẫn.

Theo một bản tin của Hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Sáu, đây là chuyến trở lại Việt Nam lần đầu tiên của ông Hùng kể từ khi ông và gia đình cùng với làn sóng người tị nạn rời nước sau những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam.

Ông Hùng sinh ra tại thành phố Huế. Ông và gia đình đã được một tàu hải quân Hoa Kỳ vớt trên biển vào ngày 2 tháng 5 năm 1975.

Gia đình ông đã định cư ở phía bắc bang Virginia, và ông sau đó trở thành công dân Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Hải quân Hoa Kỳ năm 1992 với văn bằng cử nhân kinh tế.

Ông Hùng nói trong một bản tin của Hải quân Hoa Kỳ: 'Với cá nhân tôi, đây sẽ là kinh nghiệm tuyệt vời khi lần đầu tiên tôi trở lại vùng đất nơi tôi đã sinh ra và đã rời xa khi còn là một đứa trẻ'.

'Tôi có rất ít ký ức về Việt Nam, nhưng tôi cảm thấy văn hóa và người dân của đất nước này vẫn cuốn hút tôi'.

Ông Hùng nói: 'Tôi cùng thủy thủ đoàn của tôi tự hào được đại diện cho đất nước Hoa Kỳ trước nhân dân Việt Nam và chuyến viếng thăm là một biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai quốc gia, và chúng tôi thực sự cảm thấy vinh hạnh được là một phần của biểu tượng đó'.

Ông Hùng trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên chỉ huy một tàu hải quân Hoa Kỳ từ tháng Tư năm nay.

Hiện ông chỉ huy
tàu khu trục Lassen với thủy thủ đoàn gần 300 người. Tàu này thuộc đệ thất hạm đội Hoa Kỳ, sẽ đồn trú ở Yokosuka, Nhật Bản.

Hải quân Hoa Kỳ cho biết chi tiết về nơi chốn và ngày giờ chuyến thăm của tàu khu trục Lassen đến Việt Nam sẽ được công bố sau.

Sources: AFP, US Navy

Khu trục hạm USS Lassen ghé Đà Nẵng: Chuyến trở về ly kỳ của một cậu bé tỵ nạn

medium_A1_LeBaHung92874854.jpg

medium_A1_LeBaHung shakes hands 92874859.jpg


Hình trên:Lê Bá Hùng, người gốc Việt sinh ra ở Huế và nay là hạm trưởng USS Lassen, rời khu trục hạm trên thuyền nhỏ đi vào bờ, trong chuyến ghé thăm chính thức cảng Ðà Nẵng hôm 7 Tháng Mười Một, 2009. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Hình dưới: Trung Tá Lê Bá Hùng (phải) bắt tay các sĩ quan hải quân Việt Nam trong buổi lễ đón chào tàu chiến USS Lassen tại Ðà Nẵng. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)



ÐÀ NẴNG 7-11 (TH) - Vào ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Lê Bá Hùng mới có 5 tuổi theo gia đình đi tỵ nạn chính trị trên một chiếc tàu đánh cá cùng với 400 người.

Ba mươi bốn năm sau, ông quay về cố hương cũng trên một chiếc tàu nhưng với tư cách hạm trưởng của một trong những chiến hạm tối tân nhất của Hoa Kỳ.

Hạm Trưởng Lê Bá Hùng hướng dẫn khu trục hạm USS Lassen vào cảng Tiên Sa, nơi có bãi biển đẹp nổi tiếng. Khu trục hạm USS Lassen, trị giá $800 triệu đô la, chiều dài 509 feet, trang bị hỏa tiễn bình phi Tomahawk với một thủy thủ đoàn 300 người. USS Lassen và soái hạm USS Blue Ridge của hạm đội 7 là những chiến hạm đến thăm Việt Nam gần đây nhất trong một chuỗi những chuyến viếng thăm thân hữu của Hải Quân Hoa Kỳ ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2003 khi hộ tống hạm USS Vandergriff thăm cảng Sài Gòn.

Ngày 30 Tháng Tư 1975 là ngày gia đình của Hải Quân Trung Tá Lê Bá Thông dắt vợ con, trong đó có cậu bé Lê Bá Hùng, leo lên một chiếc tàu đánh cá chen chúc đầy người chạy trốn Cộng Sản với một tương lai bất định. Họ được dương vận hạm USS Barbour County của Hải Quân Hoa Kỳ vớt khi đã hết cả đồ ăn, nước uống và chiếc tàu thì hết dầu. Họ được đưa tới căn cứ Hoa Kỳ ở Philippines, chuyển tới một trại tạm cư ởCalifornia rồi định cư ở một thành phố phía Bắc tiểu bang Virginia, nơi họ làm lại cuộc đời.

“Tôi từng nghĩ sẽ về lại Việt Nam một ngày kia nhưng tôi thật sự không tính trước được là mình sẽ trở về trong vai trò hạm trưởng của một chiến hạm Hoa Kỳ,” Trung Tá Hùng nói với báo chí khi bước chân lên bờ hôm Thứ Bảy. “Ðây là một vinh dự cá nhân tuyệt vời.”

“Tôi rất lấy làm tự hào là một công dân Hoa Kỳ và cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi,” ông Hùng nói trong một cuộc phỏng vấn với báo Người Việt đăng hôm nay.

Cuộc thăm viếng của chiến hạm Lassen tượng trưng cho nỗ lực từ cả hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm gia tăng mối quan hệ như một sự cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực mà không muốn làm nước láng giềng phương Bắc khổng lồ của Việt Nam chống lại.

Nằm thẳng về hướng Ðông của Ðà Nẵng là quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền. Quần đảo này, Trung Quốc chiếm năm 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH. Nằm xa hơn về hướng Ðông Nam, hai bên cũng đang tranh chấp về quần đảo Trường Sa với một số nước khác trong khu vực. Nơi đây có dấu hiệu tiềm năng dầu khí rất lớn.

Quê ông Hùng ở Huế. Có những tấm hình phổ biến trên mạng cho thấy ông đã cùng chị em tắm biển ở bãi biển Thuận An. Nơi chiến hạm cặp bờ thăm viếng chỉ cách thành phố Huế khoảng 105 km, nơi ông còn nhiều họ hàng.

Quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thay đổi nhanh chóng sau khi bình thường hóa năm 1995 dưới thời Tổng Thống Clinton. Mậu dịch song phương phát triển nhanh chóng và quan hệ quân sự cũng nhích lên nhưng rất chậm chạp trước sự ngó chừng sát sao của Bắc Kinh.

Việt Nam cần trang bị quân đội và hải quân, không quân cho tối tân hơn, nhưng bị giới hạn bởi ngân sách eo hẹp. Một mặt khác, Hoa Kỳ khó lòng bán võ khí tối tân cho Việt Nam vì phải qua Quốc Hội với nhiều chống đối, điều kiện ràng buộc, phần khác Việt Nam vẫn là một nước Cộng Sản. Ðó là chưa kể tới thái độ của Bắc Kinh cũng góp phần ảnh hưởng. Hai năm qua, Việt Nam mua của Nga 6 tầu ngầm và một số chiến đấu cơ, nhưng không thể so sánh gì với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trang bị quan trọng cho quân đội Việt Nam từ trước đến nay đều đến từ Nga, một đồng minh Cộng Sản cũ nay vẫn còn những quan hệ chặt chẽ.

Ông Hùng không còn nhớ nhiều về thời ấu thơ ở Việt Nam nhất là chuyến hải hành 3 ngày trên chiếc tàu đánh cá mà gia đình ông chạy trốn, nhưng ông ghi nhớ những kỷ niệm, hình ảnh của tấm gương mà người cha của ông, Hải Quân Trung Tá VNCH Lê Bá Thông, làm gương cho ông.

Năm nay ông Thông 69 tuổi, chưa hề quay lại Việt Nam lần nào. Khi mới tới Mỹ định cư ở Virginia, ông Thông làm cho một siêu thị để nuôi gia đình. Ông đã đi lên từ người đứng phụ bỏ hàng vào bao (bag boy) và trở thành quản lý (manager) cho siêu thị.

“Tôi luôn luôn muốn như cha tôi.” Ông Hùng nói. “Ông kiên nhẫn và vượt thắng mọi thử thách.”

Trong mấy ngày ở Ðà Nẵng, quân nhân của hai chiến hạm Mỹ sẽ tham dự “các dự án quan hệ cộng đồng tại trường tiểu học Hòa Quý, tham gia các hoạt động thể thao với sinh viên Ðại Học Ðà Nẵng, đón tiếp khách tham quan tàu, và tham quan các địa danh lịch sử và văn hóa quanh Ðà Nẵng”, theo báo SGTT.

Nhiều báo ở Việt Nam loan tin vắn tắt hai chiến hạm Hoa Kỳ bắt đầu thăm viếng Việt Nam 4 ngày từ hôm Thứ Bảy. Họ nói một người Việt Nam làm hạm trưởng nhưng không nói tới chi tiết Hạm Trưởng Trung Tá Lê Bá Hùng là con trai của một Hải quân Trung Tá VNCH.

Trung Tá Hùng tốt nghiệp Học Viện Hải Quân năm 1992, từng được thưởng nhiều huy chương và cũng đã tốt nghiệp trường chỉ huy tham mưu của quân đội Hoa Kỳ. Ông là người gốc Việt Nam đầu tiên làm hạm trưởng một chiến hạm Hoa Kỳ từ cuối Tháng Tư 2009. (TN)

******_______*************_____________

Đại Tá Lương Xuân Việt

Nhay_du5
Tân Tư Lệnh Lữ Đoàn 3 Dù, Hoa Kỳ


Nhay_duTrung Tá Lương Xuân Việt Tiểu đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 82 Nhảy Dù Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Việt cứu trợ bão Katrina.

Trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng, cuộc chiến bảo vệ Trường Sa và dành lại những vùng đất đã bị Tàu chiếm đóng sẽ diễn ra trong thời gian không xa. Tất cả những người con của Mẹ Việt Nam không thể thờ ơ trước viễn cảnh này. Ai sẽ là người thổi lên hồi kèn quy tụ Người Tài của Nước Việt lang bạt khắp 4 phương trời trở về phục quốc cứu dân?

Bài viết này tổng hợp những thông tin và hình ảnh trên website của Sư đoàn 82 Biệt Kích Dù thuộc quân đội Hoa Kỳ. Qua bài viết và hình ảnh dưới đây xin được giới thiệu Trung Tá Lương Xuân Việt chỉ huy Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 505/Sư đoàn 82 Biệt Kích Dù.

Phải có uy lực nên một người da vàng mà chỉ huy hơn 1000 lính tác chiến Mỹ súng đạn đầy người (chỉ huy lạng quạng mấy anh đầu trâu mặt ngựa này nổ liền), xông pha giữa chiến trường giao tranh tại các điểm dầu sôi lửa bỏng nhất của Iraq - Afghanistan - Serbia.

Trung Tá Lương Xuân Việt Chỉ huy Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 505/Sư đoàn 82 Biệt Kích Dù Hoa Kỳ.

Trung Tá Tiểu đoàn trưởng là người Mỹ gốc Việt đã được báo LA Times của Mỹ ca
ngợi hết lời về nỗ lực cứu những người bị nạn trong đó có người gốc Việt trong cơn bảo Katrina.

Nhay_du1Trung Tá Lương Xuân Việt, Tiểu đoàn trưởng của một Tiểu đoàn dù Hoa Kỳ thuộc Sư đoàn thiện chiến 82 hàng đầu đã cho cộng tác viên BBC là Đinh Quang Anh Thái ở Hoa kỳ biết thêm về những gì đã xảy ra: Trung Tá Lương Xuân Việt cho biết một ngày sau khi đơn vị của ông được điều động tới thì những người xấu làm việc cướp phá hôi của đã bỏ chạy hết.

Ông cho biết đơn vị của ông dùng thuyền cao su để đi cứu người và trong vòng mấy ngày đơn vị ông đã cứu được chừng 500 người từ những khu nhà
ngập nước ô nhiễm nặng.

Nhay_du2Hình ảnh cấp cứu nạn nhân bão Katrina.

Ông Việt cũng cho biết đã chứng kiến nhiều cảnh rất bi đát, tuy nhiên họ đã di chuyển những người già cả, tàn tật và trẻ em đi trước.

Có một số gia đình người Việt đã được đơn vị của Trung Tá Lương Xuân Việt cứu giúp.

Ông cũng kể về trường hợp một gia đình người Việt nhất định không chịu rời bỏ nhà cửa mặc dù đã được phi công Mỹ thuyết phục suốt một ngày trời, nhưng cuối cùng họ cũng đã bằng lòng rời đi sau khi nói chuyện với ông, cũng là một người gốc Việt.

Điều đặc biệt đó là đây cũng là một gia đình cựu chiến binh Việt Nam, và nó gợi dậy tình đồng hương, tình đồng đội ở những người Việt hiện đang sinh sống trên đất Mỹ. (Source: BBC)

Sau cơn bão Katrina, những băng đảng da đen chiếm lĩnh thành phố trang bị vũ khí cướp từ các tiệm bán vũ khí trong vùng. Họ gây án mạng, thanh toán băng đảng, cướp phá, hôi của và hãm hiếp phụ nữ. Cảnh sát bất lực vì hoả lực kém. Chỉ khi lính Biệt Kích Dù xuất hiện càn quét thành phố mới được an ninh.

Nhay_du3Một Đại đội chuẩn bị đổ quân đánh Afganishtan.



Nhay_du4Brandon Xuân Huy,Trung tá Lương Xuân Việt, Justin Xuân Quốc, bà Kimberly Quyên, và Ashley Thu Diễm
(Hình: Lương Xuân Việt cung cấp).

******************------------------******************************

Dân biểu Quốc hội liên bang Hoa Kỳ

Cao Quang Ánh

Tuyên thệ nhậm chức Dân biểu Quốc hội liên bang Hoa Kỳ

2009-01-06

Vào lúc 11 giờ trưa ngày thứ Ba 6-1-2009, ông Cao Quang Ánh đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Dân biểu Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ.

Photo courtesy of royce.house.gov

Vợ chồng Dân biểu Ed Royce chào mừng vợ chồng Tân Dân biểu Cao Quang Ánh.


Người Việt đầu tiên

Tại trụ sớ Quốc hội trong khuôn viên văn phòng dân biểu các tiểu bang Hoa Kỳ tại Washington DC, một số khách mời Việt Mỹ đã được văn phòng dân biểu Cao Quang Ánh thuộc tiểu bang Louisiana tiếp đón nhằm chung vui buổi lễ nhậm chức của ông tại tòa nhà Quốc Hội.

Buổi lễ nhậm chức này là dấu ấn lớn cho riêng gia đình của ông Cao Quang Ánh và cộng đồng Việt Nam tại Mỹ cũng cảm thấy hãnh diện lây.

Sau hơn 30 năm hòa nhập, bước chân của người luật sư trẻ tuổi này đặt lên thềm nhà Quốc Hội đã mở đường cho nhiều hứa hẹn thuận lợi trong lĩnh vực chính trị cho người Việt hải ngoại trong nổ lực tiến những bước dài vào dòng chảy chính trị của cường quốc này.

Sau khi cuộc thắng cử của chồng tôi thì tôi rất cảm kích trước sự ủng hộ của đồng hương Việt Nam cũng như cộng đồng người Mỹ đã khuyến khích và giúp chúng tôi.

Bà Hoàng Phương Hiếu

Buổi lễ nhậm chức của một dân biểu Mỹ gốc Việt cũng là tiếng chuông báo hiệu một bình minh mới đối với các cộng đồng thiểu số.

Bà Hoàng Phương Hiếu, phu nhân của dân biểu Cao Quang Ánh khi được chúng tôi hỏi rằng sau những xúc động từ kết quả đắc cử lắng xuống thì điều gì khiến bà lo ngại nhất trước thời gian hai năm sắp tới bà cho biết:“Sau khi cuộc thắng cử của chồng tôi thì tôi rất cảm kích trước sự ủng hộ của đồng hương Việt Nam cũng như cộng đồng người Mỹ đã khuyến khích và giúp chúng tôi”.

Trong tiếng cười rạng rỡ trước thành công của một bạn đồng viện mà tuổi đời còn rất trẻ, Dân biểu Frank Wolf, thuộc tiểu bang Virginia nói rằng ông tin tưởng vào sự làm việc hăng say của dân biểu Cao Quang Ánh và ông cũng tin rằng bước đường thăng tiến của dân biểu Ánh sẽ còn rất lâu dài.

Niềm hãnh diện của Cộng đồng

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc chương trình Boat People người từng có thời gian dài làm việc chung với ông Cao Quang Ánh cho rằng thành công của ông Ánh sẽ mở đường cho giới trẻ tại hải ngoại và đây cũng là niềm phấn khích cho giới trẻ trước ngưỡng cửa đầy thử thách của hệ thống chính trường nước Mỹ. Ông nói: “Chúng tôi rất là phấn khởi vì việc này sẽ mở ra cánh cửa cho rất nhiều người trẻ khác.”

Chúng tôi rất là phấn khởi vì việc này sẽ mở ra cánh cửa cho rất nhiều người trẻ khác.

TS Nguyễn Đình Thắng

Khi chúng tôi mang câu ngạn ngữ "Sự thành công của người đàn ông luôn có hình ảnh của người vợ phía sau" ra để so sánh, bà Hoàng Phương Hiếu cho biết cảm tưởng của mình:“Sự thành công của người đàn ông luôn có hình ảnh của người vợ phía sau điều này có thể đúng nhưng tôi cho rằng bổn phận của mình là phải chăm lo con cái và khuyến khích chồng tôi chứ không phải là điều gì khác”.

Hình ảnh vợ và hai con của dân biểu Cao Quang Ánh với ba tà áo dài truyền thống Việt Nam tham dự trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức sẽ được toàn nước Mỹ theo dõi và có lẽ người Việt hải ngoại sẽ khó mà quên được câu chuyện có vẻ thần kỳ này trong một thời gian rất dài sau này.

Người thanh niên Việt Nam nhỏ nhắn đứng trước một cử tọa mang dáng dấp tôn nghiêm của hơn 300 năm lập quốc, đặt tay trên Kinh Thánh để lập lại lời thề có tính lịch sử này sẽ là trang sách mới cho một chặng đường mang tên dân chủ mà hàng triệu người đang quyết tâm theo đuổi.

*******************************------------------------------------*******************************



Dr. Philipp Roesler: Tân Bộ Trưởng Y Tế (CHLB ĐỨC)
(Người Đức gốc Nam Việt Nam)


Berlin - Một ngạc nhiên ngoài dự đoán tại thủ đô Bá Linh: Dr.Philipp Roesler, Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP) - người Đức gốc Việt, hiện là bộ trưởng kinh tế, lao động và giao thông tiểu bang Niedersachsen, trở thành bộ trưởng y tế trong tân nội các của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Đã từ lâu ông Dr.Philipp Roesler vẫn được coi như một ngôi sao nổi bật và là niềm hy vọng của Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP). Trong suốt thời gian hơn 3 tuần lễ thương thảo gắt gao trong việc thành lập tân nội các giữa liên minh CDU/CSU và FDP, đặc biệt về vấn đề y tế, ông Philipp Roesler luôn tỏ ra rất thông minh, thực tế, ôn hòa, có tài ứng khẩu, đôi lúc lại khôi hài. Cũng vì thế ông được mọi người kính nể và thán phục trong các cuộc thương thảo. Tuy nhiên ông tỏ ra rất ngạc nhiên khi được cử làm bộ trưởng y tế liên bang và ngay nội bộ đảng FDP cũng xác nhận như thế, một bộ hiện đang đương đầu với nhiều khó khăn.

Sự nghiệp chính trị của Dr.Philipp Roesler tiến rất nhanh và được các đảng viên trong đảng quý chuộng. Ông đã trở thành bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong tân nội các của thủ tướng Angela Merkel, trẻ hơn cựu bộ trưởng kinh tế Karl-Theodor zu Guttenberg (37 tuổi/CSU) mà trong tân nội các trở thành bộ trưởng quốc phòng, Dr. Wolfgang Schaeuble (CDU) làm bộ trưởng tài chánh. Trong lịch sử nước Đức, vị bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức là bà Claudia Nolte (CDU, 27 tuổi), bộ trưởng bộ gia đình (từ năm 1994 đến 1998) dưới thời thủ tướng Helmut Kohl. Trong khi đó ông Dr. Philipp Roesler là bộ trưởng cấp tiểu bang, nay là toàn liên bang đầu tiên không phải người gốc Đức.

Chỉ một ngày trước đó, ông Dr.Philipp Roesler đã tuyên bố với báo chí rằng ông "không hề có tham vọng lên đến chính quyền liên bang" và cho biết đã bàn bạc và quả quyết với vợ con rằng "tuyệt đối chỉ ở tiểu bang Niedersachsen mà thôi". Giới truyền thông Đức cho rằng, việc ông Dr.Philipp Roesler nhận chức bộ trưởng y tế liên bang là do sức ép của ông Dr. Guido Westerwelle, thủ lãnh đảng FDP. Tuy nhiên, ông Dr.Philipp Roesler tỏ ra không quan tâm nhiều đến sự nghiệp chính trị lâu dài của mình khi ông tuyên bố trước khi nhậm chức bộ trưởng kính tế của tiểu bang Niedersachsen rằng, ông sẽ tự rút lui khỏi chính trường vào năm 45 tuổi.

Lý lịch cá nhân của ông được ghi trong văn khố tiểu bang Niedersachsen như sau:

Dr.Philipp Roesler sinh ngày 24 tháng 2 năm 1973 tại Việt Nam. Tháng 11 năm 1973 khi còn là một cậu bé 9 tháng, ông đã được một gia đình người Đức tại Bueckeburg (cách thành phố Hannover khoảng 50 cây số) nhận làm con nuôi từ một viện mồ côi tại Khánh Hưng (Nha Trang). Khi lên 4 tuổi, cha mẹ nuôi ly dị và ông về sống với cha nuôi -một quân nhân trong quân đội Đức- tại Hamburg/Harburg. Năm 2002 ông lập gia đình với bà Wiebke Roelser (31 tuổi) và hiện nay có 2 người con gái song sinh tên Grietje và Gesche (1 tuổi).

Năm 1992: gia nhập quân đội Đức với chức vụ dự bị sĩ quan quân y
Năm 1993: đại học y khoa tại Hannover
Năm 1999: đại học y khoa quân đội tại Hamburg
Năm 2001: tốt nghệp bác sĩ nha khoa và sĩ quan quân y trong quân đội Đức
Năm 2002: luận án tiến sĩ y khoa về Tim-Phổi-Mạch Máu

Sự nghiệp chính trị:

Năm 1992: gia nhập Đảng Dân Chủ Tự Do (FDP)
Năm 1994: chủ tịch đoàn Thanh Thiếu Niên Tự Do (Julis) thuộc đảng FDP thành phố Hannover
Năm 1996: chủ tịch đoàn Thanh Thiếu Niên Tự Do (Juliis) toàn tiểu bang Niedersachsen, kiêm thành viên ban chấp hành đảng FDP tiểu bang Niedersachsen
Năm 2000-2004: tổng thư ký đảng FDP tiểu bang Niedersachsen (không thù lao)
Năm 2001: dân biểu thành phố Hannover, kiêm phó chủ tịch đảng FDP trong hội đồng thành phố
Năm 2003: chủ tịch đảng FDP trong quốc hội tiểu bang Niedersachsen
Năm 2005: thành viên ban chấp hành trung ương đảng FDP toàn quốc
Năm 2006: chủ tịch đảng FDP tiểu bang Niedersachsen
Từ 18.02.2009: bộ trưởng Kinh tế, Lao động và Giao thông tiểu bang Niedersachsen

Bây giờ là Bộ Trưởng Y Tế Cộng Hòa Liên Bang Đức.

Đặc biệt Dr. Philipp Rösler đã đến dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Tị Nạn Cộng Sản ngày 12.09.2009 tại Hải Cảng Hamburg – Germany. Sau buổi Lễ Khánh Thành, đồng bào đã bày tỏ tình cảm với Dr. Philipp Rösler, bằng cách chụp hình chung lưu niệm, cả tiếng đồng hồ sau Dr. Philipp Rösler mới dời khỏi nơi hành lễ để về nhà. Cũng cần nói thêm, Tòa Đại Sứ VC tại Berlin đã nhiều lần gọi điện thoại để lung lạc và yêu cầu Dr. Philipp Rösler đừng đến dự Lễ Khánh Thành vì lý do chính trị, nhưng Dr. Philipp Rösler đã mạnh mẽ trả lời với tòa Đại Sứ VC, Ông ta đến tham dự Lễ Khánh Thành cũng vì lý do chính trị, và Dr. Philipp Rösler đã hiện diện tại buổi Lễ với tất cả tình cảm của đồng bào dành cho một người con, người cháu đã làm hãnh diện cho người Việt Tị nạn CS nói riêng tại CHLB Đức…

Nguồn tin được cung cấp bởi Tạp Chí Dân Văn, Đức Quốc

No comments:

Post a Comment