Wednesday, December 23, 2009

Những cái tát nẩy lửa vào mặt Nguyễn Minh Triết

Slovakia nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam



Triết gặp ông Gasparovic trong chuyến thăm các nước châu Âu

Chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết trong cuộc hội đàm tại Bratislava hôm 17/12 đã nói với Tổng thống Ivan Gasparovic rằng ''nhân quyền được tôn trọng ở Việt Nam". ?

ông Triết được thông tấn xã CTK trích thuật đã nói với chủ nhà.

Nhưng theo ông Gasparovic, mọi nước đều phải đảm bảo nhân quyền, "Chúng tôi vì vậy đã nhấn mạnh trong cuộc hội đàm rằng nhân quyền không phải chỉ là vấn đề của Việt Nam hay Slovakia, mà là một vấn đề toàn cầu," ông Gasparovic nói.

Trước đó nhiều tổ chức phi chính phủ ở Slovakia, kể cả Amnesty International và People in Danger, đã vận động để chuyện nhân quyền được đưa vào nghị trình hội đàm giữa hai nguyên thủ quốc gia.

Tuy vậy, không như hồi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào viếng thăm Slovakia hồi tháng Sáu, đã không xảy ra cuộc biểu tình phản đối nào trong chuyến thăm của ông Triết.

Trong chuyến viếng thăm các nước Âu châu lần này, ông Triết cũng đã hội đàm với Đức Giáo hoàng Benedict XVI khi ghé Rome.

Nghị quyết EU

Tháng trước, Nghị viện Âu châu đã chỉ trích vấn đề nhân quyền của Việt Nam và thông qua một nghị quyết yêu cầu chính quyền ngưng đàn áp những người đòi hỏi tự do lập hội và tự do tín ngưỡng.

Hà Nội đã cực lực bác bỏ các cáo giác vi phạm nhân quyền.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga mô tả nhận định của các dân biểu châu Âu là "hoàn toàn sai trái".

Bà Nga nói: "Chúng tôi hết sức thất vọng khi ngày 26/11/2009 Nghị viện Châu Âu lại một lần nữa thông qua Nghị quyết về Việt Nam với những nhận định hoàn toàn sai trái, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình thực tế ở Việt Nam".

"Việc thông qua Nghị quyết này đi ngược lại lợi ích quan hệ giữa Việt Nam và EU và gây bất bình trong nhân dân Việt Nam," bà nói trong một thông cáo.

Các dân biểu châu Âu đồng thuận kêu gọi chính phủ Việt Nam ''chấm dứt trấn áp và sách nhiễu đối với các môn đồ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng độ và khôi phục hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, tiến tới hủy bỏ hình phạt tử hình, cho phép đại diện châu Âu giám sát thường xuyên tình hình tự do dân chủ, ngôn luận, bảo vệ nhân quyền và phụ nữ ở Việt Nam.

http://tapchingonluan.de/index.php?o...luan&Itemid=56

************************

"Luật của mỗi nước khác nhau. Luật dựa trên điều kiện địa lý và lịch sử khác nhau của mỗi nước nên không thể áp dụng luật của nước này cho nước khác,'' (Trích Nguyễn Minh Tiết)

"Chúng tôi hết sức thất vọng khi ngày 26/11/2009 Nghị viện Châu Âu lại một lần nữa thông qua Nghị quyết về Việt Nam với những nhận định hoàn toàn sai trái, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình thực tế ở Việt Nam".
(Lưỡi gỗ Nguyễn Phương Nga)


VC chúng vẫn hót những bài bản xảo trá như nhau và giống nhau .


CSVN như những loài sói hoang rống lên những tiếng tru man rợ gọi hồn ngoài sa mạc .Tiếng tru thì về với hư vô... mà chó thì vẫn hoàn là chó !

**------------**


Tin Bratislava -
Chủ tịch nhà nước CSVN Nguyễn Minh Triết trong chuyến công du Âu châu tưởng đã thoát được các cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại, vì đến thăm 3 nước là Ý Ðại Lợi, Tây Ban Nha và Slovakia là 3 nước có rất ít người Việt cư ngụ,
nhưng cũng không thoát khi bị lãnh đạo Slovakia đặt thẳng vấn đề đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Slovakia là ông Ivan Gasparovic,
Nguyễn Minh Triết đã bối rối khi bị ông này yêu cầu Cộng sản Việt Nam tôn trọng nhân quyền và chấm dứt đàn áp người dân trong nước.
Họ Nguyễn đã phải biện minh rằng luật của mỗi nước một khác, dựa trên điều kiện địa lý và lịch sử khác nhau nên không thể áp dụng luật của nước này cho nước khác.

Hãng thông tấn CTK của Slovakia sau đó trích lời ,
Tổng thống Gasparovic nói
" dù luật như thế nào đi nữa, mỗi nước đều phải bảo đảm vè nhân quyền cho người dân, ông nói nhân quyền không phải chỉ là vấn đề của Việt Nam hay Slovakia, mà là một vấn đề toàn cầu."

Trước đó nhiều tổ chức phi chính phủ tại Slovakia kể cả Amnesty International và People in Danger, đã vận động để chuyện nhân quyền được đưa vào nghị trình hội đàm giữa hai nguyên thủ quốc tế.
Tuy nhiên không như hồi Chủ tịch Trung cộng Hồ Cẩm Ðào thăm viếng Slovakia vào tháng 6, đã không xảy ra cuộc biểu tình phản đối nào trong chuyến thăm viếng của Nguyễn Minh Triết.

Trước đó Nghị Viện Âu châu đã chỉ trích vấn đề nhân quyền của Việt Nam và thông qua một nghị quyết yêu cầu Hà Nội ngưng đàn áp những người đòi hỏi tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng.
Hà Nội đã cực lực bác bỏ các cáo giác về vi phạm nhân quyền và cũng đưa ra câu trả lời cũ rích là vì các Dân biểu Âu châu không nắm vững tình hình thực tế tại Việt Nam.

NGUYỄN MINH TRIẾT BỊ QUAY VỀ VIỆC CẤM INTERNET

Tin Bratislava -
Trước khi bị Tổng thống Slovakia đặt vấn đề nhân quyền,
Chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Minh Triết đã từng bị báo chí quay về vấn đề Việt Nam xiết chặt Internet.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo trung tả ở Tây Ban Nha, tưởng rằng tờ báo này sẽ đặt những câu hỏi để ca ngợi chế độ Cộng sản như những lần trước,
nhưng Nguyễn Minh Triết đã bất ngờ khi bị hỏi về việc nhà cầm quyền cấm Internet.

Người lãnh đạo nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bối rối trả lời rằng
Việt Nam không cấm Internet, nhưng cấm việc lạm dụng Internet. Ký giả Velazquez-Gaztelu của nhật báo El Pais hỏi tại sao Việt Nam lại ra lệnh chặn mạng xã hội Facebook để bị các nơi chỉ trích?
Nguyễn Minh Triết không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chỉ nói vòng vo
khi cho rằng thông tin phổ biến trên Internet phải tuân thủ luật pháp quốc gia,
tại Việt Nam không cho phép phổ biến những tin khích động nổi loạn chống nhà nước xã hội chủ nghĩa, phá hoại đoàn kết dân tộc, vi phạm an ninh quốc gia và Quốc Phòng,
xúi dục bạo động, tuyên truyền văn hóa và lối sống không phù hợp với văn hóa Việt Nam, cũng như tin không đúng hay xuyên tạc làm ảnh hưởng đến thanh danh của cá nhân và tổ chức.

Họ Nguyễn nhấn mạnh rằng Việt Nam không cấm sử dụng Internet mà chỉ cấm việc lạm dụng Internet mà thôi.
Nhân chuyến viếng thăm các nước Âu châu, phái đoàn Cộng sản Việt Nam đã đến thăm quốc vương Tây Ban Nha và gặp gỡ Thủ tướng quốc gia này là ông Zapatero.

Khi được hỏi liệu Việt Nam trong tương lai có thể có một nền dân chủ đa nguyên và bầu cử tự do hay không,
Nguyễn Minh Triết đã không trả lời câu này mà chỉ bào chữa rằng Việt Nam đặt tiêu chuẩn cho dân chủ là trong khuôn khổ luật pháp của Việt Nam, không thể bị áp đặt bởi các nước khác.

http://www.tapchithegioimoi.com/tm.php?recordID=1882

No comments:

Post a Comment