Nam Bắc Phân Tranh Sau 1975 [1]
- Tác Giả Nguyễn Tường Tâm
Không ai có thể xóa bỏ một đoạn đời mà mình kiêu hãnh, vì thế sự ngăn cách của hai thế hệ trưởng thành sau 1954, đã từng, dù không hoàn tòan tự nguyện, tham gia vào cuộc chiến nam bắc phân tranh 1954-1975 là một điều tự nhiên. 35 năm sau ngày đất nước thống nhất về mặt địa dư, không những sự phân cách trong lòng người vẫn còn mà đôi khi còn tiến tới sự phân tranh không kém mãnh liệt. Chính bởi thế ngay trong tập thể những người Việt bỏ nước ra đi trốn chế độ cộng sản cũng có sự phân tranh mãnh liệt giữa người Việt miền bắc và người Việt miền nam.
Trong thời gian tôi ở trại tị nạn Màn Dìn ở Hồng Kông (1989), trong trại có xuất bản bản tin hàng tuần. Một hôm ban lãnh đạo hội cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trong trại mà chủ tịch là cựu thiếu tá Hùng, khóa 20 Võ Bị, hiện ở Nam Cali, cho người mời tôi tới họp khẩn. Khi tới nơi anh em cho biết trong số báo sắp ra tuần này có một bài của mấy người miền bắc chửi anh em cựu quân nhân VNCH và hỏi ý kiến tôi xem sẽ phải đối phó ra sao. Suy nghĩ một hồi tôi nói để tôi gặp ông đại diện cao ủy tị nạn nói chuyện với ông ta xem sao. Trong văn phòng cao ủy của trại, ngoài ông cao ủy còn thì nhân viên là thuyền nhân, trong đó có cả thuyền nhân miền bắc. Những thuyền nhân làm trên mấy văn phòng của trại hay văn phòng cao ủy đa số là thông dịch viên (interpreter). Thông dịch viên có thể nói là những “viên chức tị nạn cao cấp nhất” trong trại, là những người có ảnh hưởng rất lớn tới các chương trình của trại. Bởi thế mấy thông dịch viên người miền bắc mới đưa mấy bài chửi các cựu quân nhân VNCH vào tờ báo. Những thông dịch viên người miền nam không muốn (hay không dám) trực tiếp cá nhân đương đầu với mấy thông dịch viên miền bắc vì sợ đầu gấu miền bắc trả thù nên thông báo tin tức để hội cựu quân nhân có kế hoạch đối phó.
Hôm sau gặp đại diện cao ủy tị nạn, một thanh niên khoảng 30 tuổi người Anh, tôi đề cập tới vấn đề tờ báo thì ông cao ủy cho biết rằng Hồng Kông là xứ tự do, ngay cả cộng sản cũng được quyền hoạt động. Đã dự trù luận điểm này từ trước nên tôi lý luận rằng tôi đồng ý với ông là Hồng Kông là xứ tự do, nhưng trại tị nạn này là trại của những người tị nạn cộng sản và ngân sách của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho những nạn nhân cộng sản. Sẽ thực là vô lý khi dùng ngân sách tị nạn cộng sản để nuôi cán bộ cộng sản và hỗ trợ các hoạt động của họ. Họ có thể hoạt động và vận động cho cộng sản ở Hồng Kông bên ngoài trại tị nạn cộng sản chứ không thể ở bên trong trại tị nạn cộng sản này. Ông đại diện cao ủy đuối lý và phải chấp nhận cho xé bài báo đó trước khi cho phát hành. Ngoài ra tôi còn yêu cầu ông phải cho một đại diện của người tị nạn miền nam làm phiên dịch trong ủy ban để kiểm soát các ấn loát phẩm trước khi cho phổ biến. Ông ta đồng ý và hội cựu quân nhân đã đưa cho tôi tên một cựu sĩ quan để đưa vào làm (dĩ nhiên có lương như chúng tôi).
Trước đó trong văn phòng cao ủy tị nạn vẫn có mấy thông dịch viên người miền nam nhưng họ không tham gia việc biên soạn bản tin của trại. Một yêu cầu thứ ba mà hội cựu quân nhân VNCH đề nghị tôi đòi hỏi là yêu cầu Cao Ủy Tị Nạn sa thải hai thông dịch viên người miền bắc đó. Dĩ nhiên đòi hỏi này không được ông cao ủy chấp thuận. Ngay khi nghe yêu cầu của anh em cựu quân nhân tôi đã thấy đòi hỏi này khó được chấp thuận vì vô lý nhưng tôi vẫn đưa ra với đại diện Liên Hiệp Quốc. Sau đó, cũng chiều ý ban đại diện hội Cựu Quân Nhân VHCH, tôi đề nghị đại diện Liên Hiệp Quốc cho di chuyển hai thông dịch viên đó sang khu vực hoàn toàn chỉ có người miền bắc, đối diện với khu vực hỗn hợp nam bắc của chúng tôi. Lý luận của tôi vừa hơi có tính cách đe dọa vừa có vẻ có thiện ý xây dựng là nếu không di chuyển hai thông dịch viên đó thì tôi e rằng sẽ có đổ máu cho hai anh đó và tôi không nghĩ là tôi có thể giúp giảm căng thẳng giữa hai phe trong trại.
Vị đại diện Liên Hiệp Quốc cho biết ông không thể di chuyển hai thông dịch viên đó nhưng ông sẽ cho hai thông dịch viên đó biết nguy cơ để tự quyết định. Mấy hôm sau vị đại diện Liên Hiệp Quốc gặp tôi cho biết ông ta đã thuyết phục nhưng hai thông dịch viên đó không chịu chuyển trại. Tôi hiểu rằng đây là thái độ của hai anh thách thức người miền nam. Và tôi cũng biết ngay rằng người miền nam trong trại không đủ hung dữ để thực hiện ý muốn bằng bạo động. Với thái độ lo ngại bất an trong trại, vị đại diện Liên Hiệp Quốc thuyết phục tôi rằng, “Ông hãy bảo với người miền nam của ông đừng bạo động. Lâu nay người miền nam các ông được tiếng là tốt, có cơ hội đi tị nạn. Trong khi như ông biết đấy, người miền bắc đâu có cơ hội tị nạn như các ông. Họ là những người xấu.” Nói tới đó tôi thấy đôi mắt ông long lanh như có nước. Tôi đã cộng tác và chứng kiến lòng tốt của nhiều người ngoại quốc trong khi giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam tại Hong Kong, nhưng chính thuyền nhân Việt Nam lại chia rẽ, chém giết lẫn nhau. Đôi mắt long lanh như có nước của thanh niên trẻ người Anh này làm tôi xúc động, và hơi xấu hổ .” Tôi nói với ông, tôi sẽ cố gắng nhưng tôi không bảo đảm kết quả.
Cách sống của người hai miền cũng cách biệt quá nhiều khiến chính quyền Hông Kông phải có chính sách tách biệt hai nhóm người để bảo vệ các thuyền nhân miền nam. Có lẽ trại tị nạn duy nhất ở Hồng Kông có một số nhỏ thuyền nhân miền bắc được cho ở chung với người miền nam trong một khu vực không có ngăn cách là trại Màn Dìn nơi tôi ở.
Trại Màn Dìn là một trại lớn có lẽ đứng thứ nhì sau trại White Head (trại Đầu Bạc). Tôi cũng nên kể thêm rằng sau này sang Mỹ, tôi mới biết trại Màn Dìn chính là trại có đòan người khá đông từ San Jose, Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi nhà báo Đỗ Văn Trọn và ca sĩ Mai Hân, theo bà Thanh Hải, dự định vào thăm các thuyền nhân nhưng không được vào trại nên đã ngồi ở trên đường dẫn vào trại để cầu nguyện cho thuyền nhân. Trại Màn Dìn có hai khu nam bắc riêng biệt với cổng an ninh ngăn cách. Khu miền Nam có 21 căn nhà, mỗi căn chứa khoảng 200 người. Cái khu miền nam này là khu vực duy nhất tại Hồng Kông có gần một nửa là người miền bắc ở chung với người miền nam mà không có hàng rào ngăn cách. Số người miền bắc được cho ở chung này kém về số lương nên không gây ra đe dọa cho an ninh. Tuy nhiên cũng khiến người miền nam “hơi” lo ngại.
Đầu tiên là sự lo ngại bị thuyền nhân miền bắc cướp bóc, kể cả cướp bóc những giấy tờ quan trọng cho cuộc thanh lọc tị nạn. Sự lo ngại của thuyền nhân miền nam sau này cũng tới cực điểm khiến trại phải kêu gọi những ai có giấy tờ hay tài sản gì quí cần đưa trại giữ hộ thì mang nộp, khi nào cần thì lên lấy lại. Tuy hướng dẫn chung như vậy nhưng chủ đích chỉ nhằm bảo vệ thuyền nhân miền nam tránh sự cướp bóc của người miền bắc. Tình hình đe dọa cướp bóc căng thẳng tới độ trại phải cho cảnh sát mang bàn tới đặt tại từng căn nhà, ra lệnh mọi người ở nguyên chỗ ở của mình, rồi những ai có giấy tờ hay tài sản quí giá mang tới bàn nạp cho cảnh sát. Điều buồn cười là tuyệt đối không có thuyền nhân miền bắc nào có giấy tờ hay tài sản gì cần gửi cảnh sát, chỉ có thuyền nhân miền nam. Ngoài tài sản, cái mà thuyền nhân miền bắc muốn cướp của người miền nam là các giấy tờ tuỳ thân và các chứng minh bị cộng sản đàn áp của họ như giấy cựu quân nhân, giấy ra trại cải tạo v...v. Lúc bấy giờ với những giấy tờ chứng minh sự đàn áp đó thuyền nhân miền nam có nhiều hy vọng đi tị nạn hơn cho nên thuyền nhân miền bắc vì ganh tị, muốn cướp để thủ tiêu các giấy tờ đó để biến cơ hội đi tị nạn giữa thuyền nhân hai miền giống nhau.
Chính sách rõ ràng của Hồng Kồng là tách rời các thuyền nhân miền nam ra khỏi thuyền nhân miền bắc, nên tình trạng ở chung này chỉ là tạm thời chờ cho trại Đảo Bò, một hòn đảo hoang trước kia, được xây cất thành một trại khang trang có tên là trại Tai A Châu. Khi trại Tai A Châu được hoàn tất, lập tức Hong Kong cho chuyển người miền nam ra đó. Đó là trại dành riêng cho người miền nam. Vì người miền nam được tiếng có kỷ luật nên trại Tai A Châu cho phép thuyền nhân được ra khỏi trại đi chơi trên đảo hay ra bờ biển bất cứ lúc nào, dù là ban đêm.
Công việc chuyển khoảng bốn ngàn thuyền nhân miền nam từ trại Màn Dìn ra trại Tai A Châu phải từ từ trong khoảng một tuần. Để bảo đảm an toàn, họ khoanh vùng trong trại cho di chuyển từng khu vực nhỏ. Di chuyển theo lối cuốn chiếu, khởi đầu là từ bên trong cùng. Khi được gọi tên mang hành lý đi thì cũng có người được gọi tên trước, người được gọi sau. Khoảng cách nhiều lắm chỉ mấy tiếng đồng hồ thôi, nhưng những ai chậm được gọi cũng rất hoang mang hồi hộp, chỉ sợ bị người miền bắc thừa cơ hội người miền nam còn ít tới trấn lột, cướp bóc.
Cuối cùng cũng có một gia đình người miền Trung bị lọt danh sách. Gia đình này hiện đang ở San Jose. Có lẽ vì văn phòng trại tưởng đó là gia đình miền bắc. Đây là gia đình của một cựu sĩ quan cảnh sát miền nam. Ông ta cũng là một võ sư nổi tiếng ở Huế trước 1975. Khi các thuyền nhân miền Nam khác trong khu vực nhỏ của ông được gọi đi hết rồi, ông ta sợ quá không dám trở về chỗ ở nữa. Trong khi chờ đợi, mấy anh em miền nam đưa ông ta tới chỗ tôi ở để họp về trường hợp của ông. Chúng tôi quyết định một mặt liên lạc với đại diện Liên Hiệp Quốc để cho gia đình ông ấy đi trong cùng đợt với những người đã được gọi tên, một mặt tôi bảo ông ấy cứ ở gần chỗ với tôi thì không đến nỗi nào nguy hiểm bởi vì ít ra là trên cái giường ba tầng của gia đình tôi cũng đã từng tiếp nhiều anh chị em miền bắc.
Trong thời gian tôi ở trại tị nạn Màn Dìn ở Hồng Kông (1989), trong trại có xuất bản bản tin hàng tuần. Một hôm ban lãnh đạo hội cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa trong trại mà chủ tịch là cựu thiếu tá Hùng, khóa 20 Võ Bị, hiện ở Nam Cali, cho người mời tôi tới họp khẩn. Khi tới nơi anh em cho biết trong số báo sắp ra tuần này có một bài của mấy người miền bắc chửi anh em cựu quân nhân VNCH và hỏi ý kiến tôi xem sẽ phải đối phó ra sao. Suy nghĩ một hồi tôi nói để tôi gặp ông đại diện cao ủy tị nạn nói chuyện với ông ta xem sao. Trong văn phòng cao ủy của trại, ngoài ông cao ủy còn thì nhân viên là thuyền nhân, trong đó có cả thuyền nhân miền bắc. Những thuyền nhân làm trên mấy văn phòng của trại hay văn phòng cao ủy đa số là thông dịch viên (interpreter). Thông dịch viên có thể nói là những “viên chức tị nạn cao cấp nhất” trong trại, là những người có ảnh hưởng rất lớn tới các chương trình của trại. Bởi thế mấy thông dịch viên người miền bắc mới đưa mấy bài chửi các cựu quân nhân VNCH vào tờ báo. Những thông dịch viên người miền nam không muốn (hay không dám) trực tiếp cá nhân đương đầu với mấy thông dịch viên miền bắc vì sợ đầu gấu miền bắc trả thù nên thông báo tin tức để hội cựu quân nhân có kế hoạch đối phó.
Hôm sau gặp đại diện cao ủy tị nạn, một thanh niên khoảng 30 tuổi người Anh, tôi đề cập tới vấn đề tờ báo thì ông cao ủy cho biết rằng Hồng Kông là xứ tự do, ngay cả cộng sản cũng được quyền hoạt động. Đã dự trù luận điểm này từ trước nên tôi lý luận rằng tôi đồng ý với ông là Hồng Kông là xứ tự do, nhưng trại tị nạn này là trại của những người tị nạn cộng sản và ngân sách của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho những nạn nhân cộng sản. Sẽ thực là vô lý khi dùng ngân sách tị nạn cộng sản để nuôi cán bộ cộng sản và hỗ trợ các hoạt động của họ. Họ có thể hoạt động và vận động cho cộng sản ở Hồng Kông bên ngoài trại tị nạn cộng sản chứ không thể ở bên trong trại tị nạn cộng sản này. Ông đại diện cao ủy đuối lý và phải chấp nhận cho xé bài báo đó trước khi cho phát hành. Ngoài ra tôi còn yêu cầu ông phải cho một đại diện của người tị nạn miền nam làm phiên dịch trong ủy ban để kiểm soát các ấn loát phẩm trước khi cho phổ biến. Ông ta đồng ý và hội cựu quân nhân đã đưa cho tôi tên một cựu sĩ quan để đưa vào làm (dĩ nhiên có lương như chúng tôi).
Thuyền nhân Việt Nam tại trại tị nạn Hồng Kông (nguồn internet) |
Trước đó trong văn phòng cao ủy tị nạn vẫn có mấy thông dịch viên người miền nam nhưng họ không tham gia việc biên soạn bản tin của trại. Một yêu cầu thứ ba mà hội cựu quân nhân VNCH đề nghị tôi đòi hỏi là yêu cầu Cao Ủy Tị Nạn sa thải hai thông dịch viên người miền bắc đó. Dĩ nhiên đòi hỏi này không được ông cao ủy chấp thuận. Ngay khi nghe yêu cầu của anh em cựu quân nhân tôi đã thấy đòi hỏi này khó được chấp thuận vì vô lý nhưng tôi vẫn đưa ra với đại diện Liên Hiệp Quốc. Sau đó, cũng chiều ý ban đại diện hội Cựu Quân Nhân VHCH, tôi đề nghị đại diện Liên Hiệp Quốc cho di chuyển hai thông dịch viên đó sang khu vực hoàn toàn chỉ có người miền bắc, đối diện với khu vực hỗn hợp nam bắc của chúng tôi. Lý luận của tôi vừa hơi có tính cách đe dọa vừa có vẻ có thiện ý xây dựng là nếu không di chuyển hai thông dịch viên đó thì tôi e rằng sẽ có đổ máu cho hai anh đó và tôi không nghĩ là tôi có thể giúp giảm căng thẳng giữa hai phe trong trại.
Vị đại diện Liên Hiệp Quốc cho biết ông không thể di chuyển hai thông dịch viên đó nhưng ông sẽ cho hai thông dịch viên đó biết nguy cơ để tự quyết định. Mấy hôm sau vị đại diện Liên Hiệp Quốc gặp tôi cho biết ông ta đã thuyết phục nhưng hai thông dịch viên đó không chịu chuyển trại. Tôi hiểu rằng đây là thái độ của hai anh thách thức người miền nam. Và tôi cũng biết ngay rằng người miền nam trong trại không đủ hung dữ để thực hiện ý muốn bằng bạo động. Với thái độ lo ngại bất an trong trại, vị đại diện Liên Hiệp Quốc thuyết phục tôi rằng, “Ông hãy bảo với người miền nam của ông đừng bạo động. Lâu nay người miền nam các ông được tiếng là tốt, có cơ hội đi tị nạn. Trong khi như ông biết đấy, người miền bắc đâu có cơ hội tị nạn như các ông. Họ là những người xấu.” Nói tới đó tôi thấy đôi mắt ông long lanh như có nước. Tôi đã cộng tác và chứng kiến lòng tốt của nhiều người ngoại quốc trong khi giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam tại Hong Kong, nhưng chính thuyền nhân Việt Nam lại chia rẽ, chém giết lẫn nhau. Đôi mắt long lanh như có nước của thanh niên trẻ người Anh này làm tôi xúc động, và hơi xấu hổ .” Tôi nói với ông, tôi sẽ cố gắng nhưng tôi không bảo đảm kết quả.
Cách sống của người hai miền cũng cách biệt quá nhiều khiến chính quyền Hông Kông phải có chính sách tách biệt hai nhóm người để bảo vệ các thuyền nhân miền nam. Có lẽ trại tị nạn duy nhất ở Hồng Kông có một số nhỏ thuyền nhân miền bắc được cho ở chung với người miền nam trong một khu vực không có ngăn cách là trại Màn Dìn nơi tôi ở.
Trại Màn Dìn là một trại lớn có lẽ đứng thứ nhì sau trại White Head (trại Đầu Bạc). Tôi cũng nên kể thêm rằng sau này sang Mỹ, tôi mới biết trại Màn Dìn chính là trại có đòan người khá đông từ San Jose, Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi nhà báo Đỗ Văn Trọn và ca sĩ Mai Hân, theo bà Thanh Hải, dự định vào thăm các thuyền nhân nhưng không được vào trại nên đã ngồi ở trên đường dẫn vào trại để cầu nguyện cho thuyền nhân. Trại Màn Dìn có hai khu nam bắc riêng biệt với cổng an ninh ngăn cách. Khu miền Nam có 21 căn nhà, mỗi căn chứa khoảng 200 người. Cái khu miền nam này là khu vực duy nhất tại Hồng Kông có gần một nửa là người miền bắc ở chung với người miền nam mà không có hàng rào ngăn cách. Số người miền bắc được cho ở chung này kém về số lương nên không gây ra đe dọa cho an ninh. Tuy nhiên cũng khiến người miền nam “hơi” lo ngại.
Đầu tiên là sự lo ngại bị thuyền nhân miền bắc cướp bóc, kể cả cướp bóc những giấy tờ quan trọng cho cuộc thanh lọc tị nạn. Sự lo ngại của thuyền nhân miền nam sau này cũng tới cực điểm khiến trại phải kêu gọi những ai có giấy tờ hay tài sản gì quí cần đưa trại giữ hộ thì mang nộp, khi nào cần thì lên lấy lại. Tuy hướng dẫn chung như vậy nhưng chủ đích chỉ nhằm bảo vệ thuyền nhân miền nam tránh sự cướp bóc của người miền bắc. Tình hình đe dọa cướp bóc căng thẳng tới độ trại phải cho cảnh sát mang bàn tới đặt tại từng căn nhà, ra lệnh mọi người ở nguyên chỗ ở của mình, rồi những ai có giấy tờ hay tài sản quí giá mang tới bàn nạp cho cảnh sát. Điều buồn cười là tuyệt đối không có thuyền nhân miền bắc nào có giấy tờ hay tài sản gì cần gửi cảnh sát, chỉ có thuyền nhân miền nam. Ngoài tài sản, cái mà thuyền nhân miền bắc muốn cướp của người miền nam là các giấy tờ tuỳ thân và các chứng minh bị cộng sản đàn áp của họ như giấy cựu quân nhân, giấy ra trại cải tạo v...v. Lúc bấy giờ với những giấy tờ chứng minh sự đàn áp đó thuyền nhân miền nam có nhiều hy vọng đi tị nạn hơn cho nên thuyền nhân miền bắc vì ganh tị, muốn cướp để thủ tiêu các giấy tờ đó để biến cơ hội đi tị nạn giữa thuyền nhân hai miền giống nhau.
Chính sách rõ ràng của Hồng Kồng là tách rời các thuyền nhân miền nam ra khỏi thuyền nhân miền bắc, nên tình trạng ở chung này chỉ là tạm thời chờ cho trại Đảo Bò, một hòn đảo hoang trước kia, được xây cất thành một trại khang trang có tên là trại Tai A Châu. Khi trại Tai A Châu được hoàn tất, lập tức Hong Kong cho chuyển người miền nam ra đó. Đó là trại dành riêng cho người miền nam. Vì người miền nam được tiếng có kỷ luật nên trại Tai A Châu cho phép thuyền nhân được ra khỏi trại đi chơi trên đảo hay ra bờ biển bất cứ lúc nào, dù là ban đêm.
Công việc chuyển khoảng bốn ngàn thuyền nhân miền nam từ trại Màn Dìn ra trại Tai A Châu phải từ từ trong khoảng một tuần. Để bảo đảm an toàn, họ khoanh vùng trong trại cho di chuyển từng khu vực nhỏ. Di chuyển theo lối cuốn chiếu, khởi đầu là từ bên trong cùng. Khi được gọi tên mang hành lý đi thì cũng có người được gọi tên trước, người được gọi sau. Khoảng cách nhiều lắm chỉ mấy tiếng đồng hồ thôi, nhưng những ai chậm được gọi cũng rất hoang mang hồi hộp, chỉ sợ bị người miền bắc thừa cơ hội người miền nam còn ít tới trấn lột, cướp bóc.
Cuối cùng cũng có một gia đình người miền Trung bị lọt danh sách. Gia đình này hiện đang ở San Jose. Có lẽ vì văn phòng trại tưởng đó là gia đình miền bắc. Đây là gia đình của một cựu sĩ quan cảnh sát miền nam. Ông ta cũng là một võ sư nổi tiếng ở Huế trước 1975. Khi các thuyền nhân miền Nam khác trong khu vực nhỏ của ông được gọi đi hết rồi, ông ta sợ quá không dám trở về chỗ ở nữa. Trong khi chờ đợi, mấy anh em miền nam đưa ông ta tới chỗ tôi ở để họp về trường hợp của ông. Chúng tôi quyết định một mặt liên lạc với đại diện Liên Hiệp Quốc để cho gia đình ông ấy đi trong cùng đợt với những người đã được gọi tên, một mặt tôi bảo ông ấy cứ ở gần chỗ với tôi thì không đến nỗi nào nguy hiểm bởi vì ít ra là trên cái giường ba tầng của gia đình tôi cũng đã từng tiếp nhiều anh chị em miền bắc.
Một lần, có lẽ vào năm 1991, tất cả anh chị em miền bắc thấy cơ hội đi tị nạn của họ có vẻ khó khăn đã quyết định biểu tình. Ban chỉ đạo biểu tình kéo tới chỗ gia đình tôi họp để hỏi ý kiến, vì trong đời họ chưa bao giờ thấy một cuộc biểu tình nào, nên họ không biết làm thế nào để tổ chức một cuộc biểu tình. Tôi cũng nhìn thấy một mối nguy về an ninh cho người miền nam là người miền bắc cảm thấy bực bội với người miền nam vì người miền nam thờ ơ với ý muốn biểu tình của họ. Bà vợ tôi thấy tình hình bắt đầu có vẻ hơi căng thẳng như vậy nên bảo nhỏ với tôi không nên liên hệ với công việc chuẩn bị biểu tình của người miền bắc. Vợ tôi nói, biểu tình thì người miền bắc có đánh gia đình mình đâu mà anh cần tham gia. Tôi bảo vợ tôi đừng sợ. Thứ nhất, nếu tôi không giúp họ thì ai giúp? Thứ nhì, nếu tôi không giúp họ thì thế nào cũng đi tới căng thẳng có thể đổ máu giữa hai nhóm người nam, bắc vì một bên cần biểu tình, một bên không.
Tôi phải giải thích cho người miền bắc: Mục tiêu, đối tượng và phương cách biểu tình cũng như là những việc cụ thể cần làm trước, trong và sau khi biểu tình. Tôi giải thích cho họ về mục tiêu biểu tình là đánh động dư luận qua giới truyền thông, báo chí. Đối tượng là giới truyền thông, báo chí chứ không phải ban chỉ huy trại, như vậy không có gì phải bạo động cả. Dĩ nhiên là giới truyền thông không được vào trại nhưng họ sẽ đứng trên con đường ở đỉnh núi dẫn vào trại và họ trông thấy cuộc biểu tình. Ngoài ra ban chỉ đạo biểu tình phải viết một thỉnh nguyện thư gửi cho đại diện Liên Hiệp Quốc. Thỉnh nguyện thư này cũng sẽ được chuyển ra ngoài cho giới truyền thông. Họ hỏi tôi trong lúc biểu tình thì phải làm gì. Mặc dù đã biết trước là trong đời người miền bắc chưa bao giờ biểu tình nhưng tôi vẫn thấy buồn cười trước câu hỏi này. Tôi phải nói với họ rằng đâu có làm gì ghê gớm đâu, chỉ cần kéo dài thời gian biểu tình và trong suốt thời gian đó đoàn người chỉ hô lớn những đòi hỏi thôi. Tiếp đó họ nêu vấn đề là họ sợ rằng người miền nam trong trại sẽ không tham gia biểu tình với họ. Tôi giải thích cho họ biết rằng, trong xã hội tự do, chỉ những ai có quyền lợi hay quan tâm tới vấn đề họ mới biểu tình thôi. Trong trường hợp này vì người miền nam sẽ được chấp nhận cho đi tị nạn hết (đó là chính sách của Liên Hiệp Quốc vào thời điểm đầu của cuộc thanh lọc vào khoảng 1991) cho nên họ không có lý do gì để tham gia thì quí anh chị cũng đừng bận tâm. Nếu không có sự giải thích trước như vậy thì chắc chắn chuyện người miền bắc muốn biểu tình, người miền nam không muốn sẽ đưa tới chém giết đổ máu. Với sự giúp sức của tôi, cuộc biểu tình của anh chị em miền bắc tại trại Màn Dìn diễn ra êm đẹp, không có người miền nam tham dự nhưng không có đổ máu giữa hai bên. Trong khi ở nửa trại bên kia, số thuyền nhân miền bắc đông hơn nhưng không tổ chức biểu tình được vì không có người miền nam giúp sức góp ý. Bây giờ nghĩ lại, tôi không biết đó có phải là cuộc biểu tình đầu tiên của thuyền nhân miền bắc tại Hông Kông hay không. Trước đó dường như thuyền nhân miền bắc chỉ biết bạo loạn chứ không biết biểu tình.
Ngày đầu tiên, 21 tháng 6-1989, cũng như mọi thuyền tị nạn khác, thuyền của tôi được cảnh sát Hông Kông kéo vào đậu trong bãi tị nạn có tên là Đảo Bò. Đây là một trong đám đảo nhỏ. Trước kia được chủ nhân dùng để nuôi heo và bò cho nên thuyền nhân chúng tôi gọi là Đảo Bò. Tên thực của đảo là Tai A Châu. Vào tháng 6/1989, đây là trại tiếp nhận đầu tiên trong khi chờ chính quyền sắp xếp đủ chỗ chứa trong đất liền. Vì số người Việt tị nạn tới mỗi ngày không dưới 300 người nên trong đất liền Hông Kông không xây kịp chỗ chứa. Những người mới tới thường phải ở đây khoảng 2 tuần lễ. Ngay lúc vừa được cảnh sát đưa mấy người đại diện thuyền lên bờ làm thủ tục nhập trại, tôi đã thấy thuyền cấp cứu chở đi bệnh viện một nạn nhân bị cướp bởi chính thuyền nhân khác. Sợ quá, suy nghĩ một hồi tôi quyết định liều đứng dậy yêu cầu chính quyền trại bảo vệ. Tôi nói với người mà sau này tôi biết là trung sĩ nhất thường vụ quản lý trại rằng “Tôi là một sĩ quan miền nam, tôi có khả năng tự vệ chống lại cướp, nhưng đây là Hồng Kông, một xứ sở có luật pháp nên tôi phải tôn trọng luật pháp Hồng Kông và tôi yêu cầu được bảo vệ tránh bị cướp như trường hợp vừa rồi.” Ông ta nhìn tôi mặt lạnh như tiền. Tôi thấy “không ăn” rồi. Ngay lập tức tôi quyết định lập lại yêu cầu nhưng cố nhét làm sao để có chữ “Quân đội Hoa Kỳ” (US Army). Tôi nói tiếp, “Tôi là cựu sĩ quan liên lạc của quân đội Hoa Kỳ” và lập lại yêu cầu. Khi nghe tới chữ US Army tôi thấy mắt ông ta nhấp nháy, tôi biết là “ăn tiền”. Ông ta nhìn tôi từ đầu tới chân rồi bảo tôi ở lại trong khi mấy người đại diện của các thuyền kia được đưa trở lại thuyền của họ. Thực sự tôi biết có cái chức “sĩ quan liên lạc” (liason officer) là trước kia trong thời gian ở bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 1, tôi có thời gian ngắn được gửi sang bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 1/5 Cơ Giới Hoa Kỳ (1/5 Mechanized Division) để làm sĩ quan liên lạc hành quân.
Toàn bộ 25 người thuộc ba gia đình trên con thuyền của tôi được đưa vào một khu biệt lập hẳn với mấy ngàn thuyền nhân khác. Khu vực này có những dẫy chuồng heo, và thuyền nhân được cho ở trong mấy cái chuồng heo đó. Cũng giống như ở nhà quê Việt Nam, mỗi chuồng heo vuông vức mỗi cạnh khoảng 4 m. Trong đó còn dấu vết của máng ăn, rãnh nước để rửa chuồng, chỗ hốt phân heo. Cứt heo và cám heo vẫn còn. Chúng tôi phải lấy nước rửa chuồng heo để ở. Thỉnh thoảng vẫn thấy những con dòi bò cạnh chỗ nằm. Nhưng dù sao cũng hơn mấy ngàn thuyền nhân khác là chỗ này còn có mái che là mái chuồng heo. Tới nơi tôi thấy toàn bộ thuyền nhân người Việt gốc Hoa đã ở trong khu vực này. Tất cả những thuyền nhân Việt gốc Hoa đều được cho ở riêng để bảo vệ. Ngay khi vừa rời Việt Nam, giữa người Việt và người Việt gốc Hoa đã có sự chia rẽ rồi, cho dù là họ sinh đẻ đã nhiều đời tại Việt Nam. Thuyền chúng tôi là những người miền nam duy nhất được bảo vệ chung với người Việt gốc Hoa. Một kỷ niệm nho nhỏ. Chỗ chuồng heo đó là chỗ duy nhất các phái đoàn hay phóng viên báo chí tới thăm đảo có thể tới gặp thuyền nhân để làm phóng sự, phỏng vấn. Những chỗ khác toàn là rừng hoang nên các đoàn khách đâu biết đường đi mà tới thăm được. Một hôm có một cô người nhỏ nhắn, xinh xinh, trạc ba mươi tuổi tới phỏng vấn thuyền nhân. Cô ta giới thiệu là làm cho chương trình Việt Ngữ đài BBC. Tôi ngưỡng mộ lắm. Vì từ trong tù cải tạo tôi đã ước mơ được làm cho đài BBC hoặc VOA. Lúc đó chỉ là một ước mơ viển vông thôi. Nhưng đời có ai ngờ nếu mình cứ mơ những giấc mơ “viển vông” và cố thực hiện nó thì cũng có cơ may thành đạt. Còn hơn là không mơ gì cả. Thế là 10 năm sau, 1989-1999, sau thời gian học đại học Hoa Kỳ, tôi đã trúng tuyển vào ban Việt Ngữ đài VOA và sang thủ đô Washington làm việc trong một toà building lớn có vài ngàn nhân viên ở cạnh trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.
Trên đảo ngoại trừ vài kiến trúc của chủ đảo mà cảnh sát đang xử dụng để quản lý trại không có một kiến trúc nào khác. Trừ một số nhỏ nằm trong các chuồng heo cũ, tất cả thuyền nhân phải căng lều nằm ngòai trời. Lều do trại phát. Những ngày sau đó tôi chứng kiến 100 phần trăm tất cả những thuyền nhân mới tới đảo đều bị người miền bắc cướp. Cướp khủng khiếp tới độ gần như công khai mà cảnh sát không làm gì được vì nạn nhân không dám khai báo và làm nhân chứng. (còn tiếp)
© Đàn Chim Việt Online 2010
Ghi chú: danh từ “Người miền bắc” trong loạt bài này chỉ những người bắc còn ở lại Hà nội sau năm 1954 và những người vào miền nam sau ngày 30-4-1975, kể cả con cháu họ, cho dù sinh trưởng tại miền nam sau đó.
Tôi phải giải thích cho người miền bắc: Mục tiêu, đối tượng và phương cách biểu tình cũng như là những việc cụ thể cần làm trước, trong và sau khi biểu tình. Tôi giải thích cho họ về mục tiêu biểu tình là đánh động dư luận qua giới truyền thông, báo chí. Đối tượng là giới truyền thông, báo chí chứ không phải ban chỉ huy trại, như vậy không có gì phải bạo động cả. Dĩ nhiên là giới truyền thông không được vào trại nhưng họ sẽ đứng trên con đường ở đỉnh núi dẫn vào trại và họ trông thấy cuộc biểu tình. Ngoài ra ban chỉ đạo biểu tình phải viết một thỉnh nguyện thư gửi cho đại diện Liên Hiệp Quốc. Thỉnh nguyện thư này cũng sẽ được chuyển ra ngoài cho giới truyền thông. Họ hỏi tôi trong lúc biểu tình thì phải làm gì. Mặc dù đã biết trước là trong đời người miền bắc chưa bao giờ biểu tình nhưng tôi vẫn thấy buồn cười trước câu hỏi này. Tôi phải nói với họ rằng đâu có làm gì ghê gớm đâu, chỉ cần kéo dài thời gian biểu tình và trong suốt thời gian đó đoàn người chỉ hô lớn những đòi hỏi thôi. Tiếp đó họ nêu vấn đề là họ sợ rằng người miền nam trong trại sẽ không tham gia biểu tình với họ. Tôi giải thích cho họ biết rằng, trong xã hội tự do, chỉ những ai có quyền lợi hay quan tâm tới vấn đề họ mới biểu tình thôi. Trong trường hợp này vì người miền nam sẽ được chấp nhận cho đi tị nạn hết (đó là chính sách của Liên Hiệp Quốc vào thời điểm đầu của cuộc thanh lọc vào khoảng 1991) cho nên họ không có lý do gì để tham gia thì quí anh chị cũng đừng bận tâm. Nếu không có sự giải thích trước như vậy thì chắc chắn chuyện người miền bắc muốn biểu tình, người miền nam không muốn sẽ đưa tới chém giết đổ máu. Với sự giúp sức của tôi, cuộc biểu tình của anh chị em miền bắc tại trại Màn Dìn diễn ra êm đẹp, không có người miền nam tham dự nhưng không có đổ máu giữa hai bên. Trong khi ở nửa trại bên kia, số thuyền nhân miền bắc đông hơn nhưng không tổ chức biểu tình được vì không có người miền nam giúp sức góp ý. Bây giờ nghĩ lại, tôi không biết đó có phải là cuộc biểu tình đầu tiên của thuyền nhân miền bắc tại Hông Kông hay không. Trước đó dường như thuyền nhân miền bắc chỉ biết bạo loạn chứ không biết biểu tình.
Đến bờ tư do (nguồn internet) |
Ngày đầu tiên, 21 tháng 6-1989, cũng như mọi thuyền tị nạn khác, thuyền của tôi được cảnh sát Hông Kông kéo vào đậu trong bãi tị nạn có tên là Đảo Bò. Đây là một trong đám đảo nhỏ. Trước kia được chủ nhân dùng để nuôi heo và bò cho nên thuyền nhân chúng tôi gọi là Đảo Bò. Tên thực của đảo là Tai A Châu. Vào tháng 6/1989, đây là trại tiếp nhận đầu tiên trong khi chờ chính quyền sắp xếp đủ chỗ chứa trong đất liền. Vì số người Việt tị nạn tới mỗi ngày không dưới 300 người nên trong đất liền Hông Kông không xây kịp chỗ chứa. Những người mới tới thường phải ở đây khoảng 2 tuần lễ. Ngay lúc vừa được cảnh sát đưa mấy người đại diện thuyền lên bờ làm thủ tục nhập trại, tôi đã thấy thuyền cấp cứu chở đi bệnh viện một nạn nhân bị cướp bởi chính thuyền nhân khác. Sợ quá, suy nghĩ một hồi tôi quyết định liều đứng dậy yêu cầu chính quyền trại bảo vệ. Tôi nói với người mà sau này tôi biết là trung sĩ nhất thường vụ quản lý trại rằng “Tôi là một sĩ quan miền nam, tôi có khả năng tự vệ chống lại cướp, nhưng đây là Hồng Kông, một xứ sở có luật pháp nên tôi phải tôn trọng luật pháp Hồng Kông và tôi yêu cầu được bảo vệ tránh bị cướp như trường hợp vừa rồi.” Ông ta nhìn tôi mặt lạnh như tiền. Tôi thấy “không ăn” rồi. Ngay lập tức tôi quyết định lập lại yêu cầu nhưng cố nhét làm sao để có chữ “Quân đội Hoa Kỳ” (US Army). Tôi nói tiếp, “Tôi là cựu sĩ quan liên lạc của quân đội Hoa Kỳ” và lập lại yêu cầu. Khi nghe tới chữ US Army tôi thấy mắt ông ta nhấp nháy, tôi biết là “ăn tiền”. Ông ta nhìn tôi từ đầu tới chân rồi bảo tôi ở lại trong khi mấy người đại diện của các thuyền kia được đưa trở lại thuyền của họ. Thực sự tôi biết có cái chức “sĩ quan liên lạc” (liason officer) là trước kia trong thời gian ở bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 1, tôi có thời gian ngắn được gửi sang bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn 1/5 Cơ Giới Hoa Kỳ (1/5 Mechanized Division) để làm sĩ quan liên lạc hành quân.
Toàn bộ 25 người thuộc ba gia đình trên con thuyền của tôi được đưa vào một khu biệt lập hẳn với mấy ngàn thuyền nhân khác. Khu vực này có những dẫy chuồng heo, và thuyền nhân được cho ở trong mấy cái chuồng heo đó. Cũng giống như ở nhà quê Việt Nam, mỗi chuồng heo vuông vức mỗi cạnh khoảng 4 m. Trong đó còn dấu vết của máng ăn, rãnh nước để rửa chuồng, chỗ hốt phân heo. Cứt heo và cám heo vẫn còn. Chúng tôi phải lấy nước rửa chuồng heo để ở. Thỉnh thoảng vẫn thấy những con dòi bò cạnh chỗ nằm. Nhưng dù sao cũng hơn mấy ngàn thuyền nhân khác là chỗ này còn có mái che là mái chuồng heo. Tới nơi tôi thấy toàn bộ thuyền nhân người Việt gốc Hoa đã ở trong khu vực này. Tất cả những thuyền nhân Việt gốc Hoa đều được cho ở riêng để bảo vệ. Ngay khi vừa rời Việt Nam, giữa người Việt và người Việt gốc Hoa đã có sự chia rẽ rồi, cho dù là họ sinh đẻ đã nhiều đời tại Việt Nam. Thuyền chúng tôi là những người miền nam duy nhất được bảo vệ chung với người Việt gốc Hoa. Một kỷ niệm nho nhỏ. Chỗ chuồng heo đó là chỗ duy nhất các phái đoàn hay phóng viên báo chí tới thăm đảo có thể tới gặp thuyền nhân để làm phóng sự, phỏng vấn. Những chỗ khác toàn là rừng hoang nên các đoàn khách đâu biết đường đi mà tới thăm được. Một hôm có một cô người nhỏ nhắn, xinh xinh, trạc ba mươi tuổi tới phỏng vấn thuyền nhân. Cô ta giới thiệu là làm cho chương trình Việt Ngữ đài BBC. Tôi ngưỡng mộ lắm. Vì từ trong tù cải tạo tôi đã ước mơ được làm cho đài BBC hoặc VOA. Lúc đó chỉ là một ước mơ viển vông thôi. Nhưng đời có ai ngờ nếu mình cứ mơ những giấc mơ “viển vông” và cố thực hiện nó thì cũng có cơ may thành đạt. Còn hơn là không mơ gì cả. Thế là 10 năm sau, 1989-1999, sau thời gian học đại học Hoa Kỳ, tôi đã trúng tuyển vào ban Việt Ngữ đài VOA và sang thủ đô Washington làm việc trong một toà building lớn có vài ngàn nhân viên ở cạnh trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.
Trên đảo ngoại trừ vài kiến trúc của chủ đảo mà cảnh sát đang xử dụng để quản lý trại không có một kiến trúc nào khác. Trừ một số nhỏ nằm trong các chuồng heo cũ, tất cả thuyền nhân phải căng lều nằm ngòai trời. Lều do trại phát. Những ngày sau đó tôi chứng kiến 100 phần trăm tất cả những thuyền nhân mới tới đảo đều bị người miền bắc cướp. Cướp khủng khiếp tới độ gần như công khai mà cảnh sát không làm gì được vì nạn nhân không dám khai báo và làm nhân chứng. (còn tiếp)
© Đàn Chim Việt Online 2010
Ghi chú: danh từ “Người miền bắc” trong loạt bài này chỉ những người bắc còn ở lại Hà nội sau năm 1954 và những người vào miền nam sau ngày 30-4-1975, kể cả con cháu họ, cho dù sinh trưởng tại miền nam sau đó.
Các loạt bài/Article Series
This article is part 1 of a 5 part series. Other articles in this series are shown below:
- Nam Bắc Phân Tranh Sau 1975 [1]
No comments:
Post a Comment