Ngô Bảo Châu: xin thưa
"Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do" ..
***-**
GS Ngô Bảo Châu là người Pháp gốc Việt và Giải toán học thế giới và nền giáo dục Việt Nam
Trên mọi tờ báo tại VN người dân đọc được: Phó thủ tướng: 'GS Ngô Bảo Châu ở tầm đỉnh cao thế giới', "Điều quan trọng là cái “gốc” Châu được đào tạo trong nước tốt", Nguyên PTT Vũ Khoan ngẫm về thành quả của Ngô Bảo Châu, Ngô Bảo Châu và thời cơ mới cho Toán học Việt Nam, Các giáo sư Mỹ ca ngợi Ngô Bảo Châu, Tổng thống Pháp ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu, Tự hào dân tộc nhìn từ bóng đá và “Nobel toán học”, Ngô Bảo Châu - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam!, v.v…
Tóm gọn, GS Ngô Bảo Châu đang trở thành một anh hùng của Việt Nam.
Để đạt được thành tích khoa học có một không hai này, GS Ngô Bảo Châu đã chứng tỏ đẳng cấp trong kỳ thi toán tại Úc vào năm 1988 và đoạt huy chương vàng, tiếp tục cho năm 1989 NBC vẫn giữ được ngai vàng toán học của Olympic Toán học Quốc tế, tiếp theo năm 2004 ông nhận giải thưởng của Viện Toán Học Clay. Thành quả khoa học của Ngô Bảo Châu luôn được vươn lên với giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ Châu Âu (2007) và giải thưởng của Hàn Lâm Viện Pháp (2008). Nền tảng cho việc tôn vinh giải Toán Học Fields 2010 của ông chính là việc nghiên cứu chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langlands, được xếp là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009. Từ 1/9/2010 GS Ngô Bảo Châu sẽ về làm việc tại Khoa Toán ĐH Chicago.
Ngày 19/8/2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã được Đại hội Toán học thế giới ICM2010 tôn vinh trao giải thưởng Fields tại Ấn Độ qua bà Pratibha Patil, tổng thống Ấn Độ.
Một nhà khoa học trẻ 38 tuổi (sinh 1972 tại Hà Nội) tài năng như thế đang làm cho thế giới ngưỡng mộ.
Sự kiện GS Ngô Bảo Châu đang làm cho nhà nhà reo vui, người người tự hào: một nhà toán học Việt Nam đầu tiên đoạt giải toán học Fields. Không chỉ dừng lại ở VN mà cả thế giới ngưỡng mộ GS Ngô Bảo Châu.
Trên mọi tờ báo tại VN người dân đọc được: Phó thủ tướng: 'GS Ngô Bảo Châu ở tầm đỉnh cao thế giới', "Điều quan trọng là cái “gốc” Châu được đào tạo trong nước tốt", Nguyên PTT Vũ Khoan ngẫm về thành quả của Ngô Bảo Châu, Ngô Bảo Châu và thời cơ mới cho Toán học Việt Nam, Các giáo sư Mỹ ca ngợi Ngô Bảo Châu, Tổng thống Pháp ngưỡng mộ Ngô Bảo Châu, Tự hào dân tộc nhìn từ bóng đá và “Nobel toán học”, Ngô Bảo Châu - Niềm tự hào của dân tộc Việt Nam!, v.v…
Tóm gọn, GS Ngô Bảo Châu đang trở thành một anh hùng của Việt Nam.
Để đạt được thành tích khoa học có một không hai này, GS Ngô Bảo Châu đã chứng tỏ đẳng cấp trong kỳ thi toán tại Úc vào năm 1988 và đoạt huy chương vàng, tiếp tục cho năm 1989 NBC vẫn giữ được ngai vàng toán học của Olympic Toán học Quốc tế, tiếp theo năm 2004 ông nhận giải thưởng của Viện Toán Học Clay. Thành quả khoa học của Ngô Bảo Châu luôn được vươn lên với giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ Châu Âu (2007) và giải thưởng của Hàn Lâm Viện Pháp (2008). Nền tảng cho việc tôn vinh giải Toán Học Fields 2010 của ông chính là việc nghiên cứu chứng minh Bổ đề cơ bản chương trình Langlands, được xếp là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu nhất năm 2009. Từ 1/9/2010 GS Ngô Bảo Châu sẽ về làm việc tại Khoa Toán ĐH Chicago.
Ngày 19/8/2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã được Đại hội Toán học thế giới ICM2010 tôn vinh trao giải thưởng Fields tại Ấn Độ qua bà Pratibha Patil, tổng thống Ấn Độ.
Một nhà khoa học trẻ 38 tuổi (sinh 1972 tại Hà Nội) tài năng như thế đang làm cho thế giới ngưỡng mộ.
Việt Nam đang được tỏa sáng và hầu như quên hẳn những điều rất tệ hại trong hệ thống giáo dục hiện tại: tiến sĩ dỏm, đại học dỏm, bằng giả, làm công văn giả bịt bằng giả, ví dụ chỉ riêng tại tỉnh Sóc Trăng đã có đến 6,32% cán bộ nhà nước đang dùng bằng giả đến nỗi ban thanh tra phải thốt lên: Chậm xử lý vì bằng giả quá nhiều.
Thời điểm nhà nước csVN bám víu được cái phao cấp cứu trong cơn chết đuối hiểm nguy cho ngành giáo dục chính là GS Ngô Bảo Châu.
Thời điểm nhà nước csVN bám víu được cái phao cấp cứu trong cơn chết đuối hiểm nguy cho ngành giáo dục chính là GS Ngô Bảo Châu.
Nào là phó TT Nguyễn Thiện Nhân đến tận nhà thăm viếng Ngô Bảo Châu và gia đình. Nào là ưu đãi chẳng khác chi muốn đút lót tặng một căn hộ cao cấp, một biệt thự xinh đẹp tại khu nghỉ mát Tuần Châu, Quảng Ninh. Nguyễn Thiện Nhân ảo tưởng muốn mời GS Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình giáo dục nhằm đưa VN trở thành cường quốc về toán.
Một GS Ngô Bảo Châu không che lấp được hết mặt trái của nền giáo dục lạc hậu và bất lực: tất cả đã mất niềm tin vào giáo dục tại Việt Nam như nhiều phụ huynh có tiền của phải tìm cách cho con em mình đi "tị nạn giáo dục" tại các nước tiên tiến.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra rằng, nếu Ngô Bảo Châu dậm chân tại chỗ nơi quê nhà thì có được vinh quang như ngày hôm nay trong giới khoa học? Trăm người sẽ y như rằng trả lời là không!
Từ năm 1990 Ngô Bảo Châu đã sang Pháp học và nghiên cứu khoa học trong một môi trường làm việc đạt năng xuất cao nhất, có phương tiện khoa học nghiên cứu, có những đồng nghiệp giỏi, có những hợp tác khoa học tầm mức quốc tế, có tự do và các điều kiện cực kỳ thuận lợi để học hỏi, cuối cùng là nơi biết trọng dụng nhân tài cho dù phải trả tốn phí cao cho ông.
Có lẽ Việt Nam đang muốn gặt những gì mình chẳng gieo, chẳng cấy thì phải?
Ngô Bảo Châu: "Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do"
Một khám phá của người viết bài này khi đọc tiếng Đức nói về GS Ngô Bảo Châu thì báo chí quốc tế nói ông là người Pháp gốc Việt. Điều này cho đến nay báo chí VN không bao giờ can đảm nhắc đến sự thật (báo VnExpress mới chỉ thông báo thoáng qua sau 2 ngày nhận giải thưởng theo blog của GS Ngô Bảo Châu).
Một GS Ngô Bảo Châu không che lấp được hết mặt trái của nền giáo dục lạc hậu và bất lực: tất cả đã mất niềm tin vào giáo dục tại Việt Nam như nhiều phụ huynh có tiền của phải tìm cách cho con em mình đi "tị nạn giáo dục" tại các nước tiên tiến.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra rằng, nếu Ngô Bảo Châu dậm chân tại chỗ nơi quê nhà thì có được vinh quang như ngày hôm nay trong giới khoa học? Trăm người sẽ y như rằng trả lời là không!
Từ năm 1990 Ngô Bảo Châu đã sang Pháp học và nghiên cứu khoa học trong một môi trường làm việc đạt năng xuất cao nhất, có phương tiện khoa học nghiên cứu, có những đồng nghiệp giỏi, có những hợp tác khoa học tầm mức quốc tế, có tự do và các điều kiện cực kỳ thuận lợi để học hỏi, cuối cùng là nơi biết trọng dụng nhân tài cho dù phải trả tốn phí cao cho ông.
Có lẽ Việt Nam đang muốn gặt những gì mình chẳng gieo, chẳng cấy thì phải?
Ngô Bảo Châu: "Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do"
Một khám phá của người viết bài này khi đọc tiếng Đức nói về GS Ngô Bảo Châu thì báo chí quốc tế nói ông là người Pháp gốc Việt. Điều này cho đến nay báo chí VN không bao giờ can đảm nhắc đến sự thật (báo VnExpress mới chỉ thông báo thoáng qua sau 2 ngày nhận giải thưởng theo blog của GS Ngô Bảo Châu).
Cho nên không có gì lạ khi GS Ngô Bảo Châu được tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngưỡng mộ. Theo AFP cho biết tổng thống Pháp chúc mừng và "bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ của ông" đối với hai nhà toán học người Pháp Ngô Bảo Châu và Cedric Villani (36 tuổi).
Thông Tấn Xã AFP đưa tin bằng tiếng Đức: Zwei Franzosen unter Gewinnern des "Fields"-Preises in Mathe (Hai người Pháp trong số người đoạt giải Toán Học Fields). Báo Pháp cũng đưa tin tương tự.
Tiếp theo AFP cho biết thêm chi tiết của Ngô Bảo Châu tại Pháp: Er (Ngo) studierte später auf Einladung der französischen Regierung in Paris, wo er seit 2005 Mathematik-Professor ist. Seit diesem Jahr ist er französischer Staatsbürger. (Ông Ngô học bậc đại học tại Paris theo lời mời của chính phủ Pháp, nơi này ông trở thành giáo sư toán vào năm 2005. Từ năm nay ông đã nhập tịch Pháp).
Mặt trái của tấm huy chương là csVN đang muốn đánh đồng GS Ngô Bảo Châu với dân tộc, với thành quả giáo dục xuất sắc của họ. Khiếp hơn nữa họ muốn VN trở thành cường quốc về toán học.
Khéo một chút chúng ta khám phá ra nền giáo dục phá sản của csVN qua lời phát biểu của ông Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán, khi ông nhận định về tương lai của Ngô Bảo Châu: "Khả năng về nước làm việc 100% là khó, vì điều này không tốt cho bản thân GS Ngô Bảo Châu". Lời khuyên vàng ngọc này chẳng khác chi một tát tai vào mặt phó TT Nguyễn Thiện Nhân muốn lôi nhân tài đất Việt về nước. Cũng theo GS Lê Tuấn Hoa: „Nếu chỉ làm việc ở VN, sẽ không có Ngô Bảo Châu hôm nay và những thành tựu nghiên cứu mà cậu ấy đã công bố.“
Một sự tuyệt vọng cho nhân tài đất Việt và phải đối diện với thực tế phũ phàng tại VN
Thông Tấn Xã AFP đưa tin bằng tiếng Đức: Zwei Franzosen unter Gewinnern des "Fields"-Preises in Mathe (Hai người Pháp trong số người đoạt giải Toán Học Fields). Báo Pháp cũng đưa tin tương tự.
Tiếp theo AFP cho biết thêm chi tiết của Ngô Bảo Châu tại Pháp: Er (Ngo) studierte später auf Einladung der französischen Regierung in Paris, wo er seit 2005 Mathematik-Professor ist. Seit diesem Jahr ist er französischer Staatsbürger. (Ông Ngô học bậc đại học tại Paris theo lời mời của chính phủ Pháp, nơi này ông trở thành giáo sư toán vào năm 2005. Từ năm nay ông đã nhập tịch Pháp).
Mặt trái của tấm huy chương là csVN đang muốn đánh đồng GS Ngô Bảo Châu với dân tộc, với thành quả giáo dục xuất sắc của họ. Khiếp hơn nữa họ muốn VN trở thành cường quốc về toán học.
Khéo một chút chúng ta khám phá ra nền giáo dục phá sản của csVN qua lời phát biểu của ông Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán, khi ông nhận định về tương lai của Ngô Bảo Châu: "Khả năng về nước làm việc 100% là khó, vì điều này không tốt cho bản thân GS Ngô Bảo Châu". Lời khuyên vàng ngọc này chẳng khác chi một tát tai vào mặt phó TT Nguyễn Thiện Nhân muốn lôi nhân tài đất Việt về nước. Cũng theo GS Lê Tuấn Hoa: „Nếu chỉ làm việc ở VN, sẽ không có Ngô Bảo Châu hôm nay và những thành tựu nghiên cứu mà cậu ấy đã công bố.“
Một sự tuyệt vọng cho nhân tài đất Việt và phải đối diện với thực tế phũ phàng tại VN
được nhìn qua lăng kính của GS Lê Tuấn Hoa: „Nếu không có những thay đổi trong chính sách và đầu tư cho toán học từ hôm nay,
có lẽ chúng ta cũng chỉ có thể tự hào về gốc Việt của những nhà khoa học, ..
còn thành tựu thật sự của họ phải thuộc về những quốc gia khác.“
Điều trái ngược của nạn tiến sĩ dỏm và bằng giả lan tràn như bệnh dịch trong guồng máy cán bộ nhà nước thì Ngô Bảo Châu được ươm trồng trong một gia đình trí thức có bằng cấp „xịn“ với người cha là ông Ngô Huy Cẩn, giáo sư tiến sĩ khoa học của Viện Cơ Học và người mẹ là phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại bệnh viện Y Học Cổ Truyền trung ương.
Trong giới Blooger nhận định về đường hướng chính trị:
Điều trái ngược của nạn tiến sĩ dỏm và bằng giả lan tràn như bệnh dịch trong guồng máy cán bộ nhà nước thì Ngô Bảo Châu được ươm trồng trong một gia đình trí thức có bằng cấp „xịn“ với người cha là ông Ngô Huy Cẩn, giáo sư tiến sĩ khoa học của Viện Cơ Học và người mẹ là phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại bệnh viện Y Học Cổ Truyền trung ương.
Trong giới Blooger nhận định về đường hướng chính trị:
GS Ngô Bảo Châu có tầm nhìn xa khi nhập tịch Pháp vì như thế sẽ tránh được trong tương lai con đường tù tội của hai nhân tài Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định đang phải đi qua.
Chúng ta đừng quên GS Ngô Bảo Châu đã một lần mạnh dạn lên tiếng chống chủ trương Bôxít Tây Nguyên được gửi đến quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12, ngày 27 tháng 5 năm 2009.
Chúng ta đừng quên GS Ngô Bảo Châu đã một lần mạnh dạn lên tiếng chống chủ trương Bôxít Tây Nguyên được gửi đến quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12, ngày 27 tháng 5 năm 2009.
Trích đoạn thư viết của ông từ Princeton:
„… Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam. Đây là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem nó tốt hay xấu, đáng vui hay đáng buồn, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Suy nghĩ nghiêm túc có hệ thống tránh cho ta việc trong thời bình lại ứng xử tình thế như trong thời chiến: lúc thì “môi hở răng lạnh”, lúc lại xua đuổi Hoa kiều mà nhiều gia đình đã gắn bó với mảnh đất này qua nhiều thế hệ.
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ mười chín, Mỹ trong thế kỷ hai mươi, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ hai mốt phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình.
Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ hai mươi và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách “thực dân mới”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết: tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ la tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn vong được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin Quí vị lưu ý…
Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc năm 2001 khi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta…
… Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị... hết trích. (GS. TSKH Ngô Bảo Châu, Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp, Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ.)"
GS Ngô Bảo Châu có cách cải chính về vấn đề quốc tịch, nhưng đến năm 2010 mới nhập tịch Pháp có phải là động cơ đề phòng rủi ro chính trị cho ông chăng? Bức thư gửi đến quốc hội csVN đã tỏ rõ lập trường yêu nước của ông chống lại đô hộ văn hóa và bảo vệ sự tồn vong của đất nước trước „người lạ“.
„… Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam. Đây là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem nó tốt hay xấu, đáng vui hay đáng buồn, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Suy nghĩ nghiêm túc có hệ thống tránh cho ta việc trong thời bình lại ứng xử tình thế như trong thời chiến: lúc thì “môi hở răng lạnh”, lúc lại xua đuổi Hoa kiều mà nhiều gia đình đã gắn bó với mảnh đất này qua nhiều thế hệ.
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ mười chín, Mỹ trong thế kỷ hai mươi, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ hai mốt phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình.
Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ hai mươi và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách “thực dân mới”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết: tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ la tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn vong được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin Quí vị lưu ý…
Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc năm 2001 khi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta…
… Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị... hết trích. (GS. TSKH Ngô Bảo Châu, Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp, Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ.)"
GS Ngô Bảo Châu có cách cải chính về vấn đề quốc tịch, nhưng đến năm 2010 mới nhập tịch Pháp có phải là động cơ đề phòng rủi ro chính trị cho ông chăng? Bức thư gửi đến quốc hội csVN đã tỏ rõ lập trường yêu nước của ông chống lại đô hộ văn hóa và bảo vệ sự tồn vong của đất nước trước „người lạ“.
Nôm na, những tư tưởng nhạy cảm chống đối trên dễ dàng được csVN quy kết thành tội „diễn biến hòa bình“.
Một ví dụ mới nhất về GS Phạm Minh Hoàng của Đại Học Bách Khoa Sài Gòn đã bị bắt giam ngày 13/08/2010 để được điều tra theo điều luật 79 bộ luật hình sự tại nhà riêng của ông. GS Hoàng du học Pháp từ năm 1973, trở về phục vụ quê hương vào năm 1990.
Một ví dụ mới nhất về GS Phạm Minh Hoàng của Đại Học Bách Khoa Sài Gòn đã bị bắt giam ngày 13/08/2010 để được điều tra theo điều luật 79 bộ luật hình sự tại nhà riêng của ông. GS Hoàng du học Pháp từ năm 1973, trở về phục vụ quê hương vào năm 1990.
Có thể cuộc bắt giam này từ lý do tham gia vào kiến nghị chống khai thác Boxit Tây Nguyên nhằm phản đối chính quyền VN hợp tác với cs Tàu khai thác mỏ nhôm và ông hiện diện tại buổi tọa đàm về Biển Đông chăng? Đó là tội danh «âm mưu lật đổ chính quyền»? GS Ngô Bảo Châu cũng đang tự do thể hiện lòng yêu nước như vậy!
Một điều ai cũng có thể nhìn thấy, nếu GS Ngô Bảo Châu chọn con đường cống hiến cho khoa học thì lộ trình ông đi sẽ chẳng khác chi danh tài dương cầm Đặng Thái Sơn đang chọn cho chính mình để được tỏa sáng nơi các nước tự do tư bản tiên tiến.
csVN đang tiếc của trời cho là không dễ dàng tuyên truyền thuận lợi về thành quả của GS Ngô Bảo Châu cho dịp Nghìn Năm Thăng Long.
Nơi đây cũng có thể nhắc đến một chút về bộ trưởng y tế Đức, ông tiến sĩ Philipp Roesler gốc Việt. Chức vụ to lớn trong chính quyền Liên Bang Đức của một người gốc Việt có thể so sánh với sự danh tiếng của GS Ngô Bảo Châu thì sự rùm beng này hơi thái quá tại Việt Nam.
Cuối cùng mặt trái của tấm huy chương vàng toán học chính là nước Pháp đã khẳng định đào tạo ra thiên tài Ngô Bảo Châu, bởi thế các báo chí quốc tế đều đưa tin: Hai người Pháp đoạt giải Fidels: Ngô Bảo Châu và Cedric Villani.
Hà Long
* Source: http://vietcatholic.net/News/Html/83071.ht
m
Một điều ai cũng có thể nhìn thấy, nếu GS Ngô Bảo Châu chọn con đường cống hiến cho khoa học thì lộ trình ông đi sẽ chẳng khác chi danh tài dương cầm Đặng Thái Sơn đang chọn cho chính mình để được tỏa sáng nơi các nước tự do tư bản tiên tiến.
csVN đang tiếc của trời cho là không dễ dàng tuyên truyền thuận lợi về thành quả của GS Ngô Bảo Châu cho dịp Nghìn Năm Thăng Long.
Nơi đây cũng có thể nhắc đến một chút về bộ trưởng y tế Đức, ông tiến sĩ Philipp Roesler gốc Việt. Chức vụ to lớn trong chính quyền Liên Bang Đức của một người gốc Việt có thể so sánh với sự danh tiếng của GS Ngô Bảo Châu thì sự rùm beng này hơi thái quá tại Việt Nam.
Cuối cùng mặt trái của tấm huy chương vàng toán học chính là nước Pháp đã khẳng định đào tạo ra thiên tài Ngô Bảo Châu, bởi thế các báo chí quốc tế đều đưa tin: Hai người Pháp đoạt giải Fidels: Ngô Bảo Châu và Cedric Villani.
Hà Long
* Source: http://vietcatholic.net/News/Html/83071.ht
m
No comments:
Post a Comment