Sunday, September 26, 2010

Bên cạnh những lãng phí của chính quyền Hà Nội ,tiêu dùng tiền tỷ cho Đại lễ Ngàn năm Thăng long..


..thì đám lãnh đạo csVN hoàn toàn không biết đến...
những người dân khốn khổ nơi vùng quê hẻo lánh ..
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/06/3BA1CAD2/page_2.asp

***----***

Nhiều vết nứt trên 'bức tranh gốm dài nhất thế giới'

Dù đang trong quá trình hoàn thiện nhưng nhiều mảng tranh trên con đường gốm sứ đạt kỷ lục Guiness đã xuất hiện các vết nứt dài hàng chục mét.VnExpre

ss.net ghi lại những hình ảnh này trong dịp cận đại lễ 1000 năm.
> Cận cảnh 'Con đường gốm sứ' đoạt kỷ lục Guiness

Dài gần 3.950 mét, diện tích 7.000 m2, với 21 trường đoạn tái hiện dòng chảy lịch sử Việt Nam, bức tranh gốm sứ ven sông Hồng tạo một điểm nhấn đặc biệt dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Tuy nhiên, nhiều đoạn tranh tường đã xuất hiện những vết nứt dài chạy ngang bức tranh.


Có nơi, vết nứt rộng tới cả centimet.
Đoạn tranh cầu Long Biên.
Những đoạn tranh nứt vỡ thế này không hiếm gặp.
Chúng xuất hiện chủ yếu ở đoạn đê trên phố Trần Quang Khải.
Không chỉ tường nứt mà lớp mái của những đoạn tranh này cũng bong tróc.

Nhiều vết nứt trên 'bức tranh gốm dài nhất thế giới' (2)

Theo một số thợ thi đang công tại đây, nguyên nhân nứt của các đoạn tranh tường là do việc xây nối tường cũ và tường mới thực hiện chưa tốt.
"Trước đây, những đoạn nối không được đổ bê tông mà chỉ xây thẳng nên xe đi nhiều, rung lắc khiến tường nối bị nứt", một người thợ cho hay.
Ở những đoạn tường gốm hỏng, vết nứt xuất hiện cả phía trước và sau của bức tường.
Phía trước của bức tường này là đoạn tranh khá đẹp nhưng nhiều người dân lo ngại, nếu không được trát kỹ càng, đoạn tường nối thêm này sẽ lại sớm bị hỏng.
Đây chính là nguyên nhân khiến những đoạn tranh mới làm xong đã bắt đầu hỏng.
Vài ngày gần đây, những vết nứt đã được đơn vị thi công dùng xi măng trắng trát lại.
Tuy nhiên dấu vết chắp vá vẫn thể hiện rõ.
Nhiều vị trí đã bong tróc trở lại không lâu sau khi được sửa chữa.

Tiến Dũng

**- **-***

Bên cạnh những lãng phí của chính quyền Hà Nội ...thì những người dân khốn khổ đã bị chúng quên lãng ...


Vượt sông dữ bằng cách đu trên dây cáp

Hằng ngày Trần Khắc Văn dẫn em gái là Trần Thị Ánh Tuyết, lớp 2B trường tiểu học Đăk Nông (Kon Tum) ra sông PôKô rồi “treo” em lên dây cáp, thả trượt trên dây vượt sông để đến trường ở phía bên kia bờ.

Đang chờ đến lượt đu mình trên dây cáp để qua sông, em Trần Thị Hương, học sinh lớp 7B, trường THCS Đăk Nông nhỏ nhẹ nói: “Ngày đầu cháu đi thế này sợ lắm, nhưng riết thành quen, mà không qua sông bằng cách như thế này thì cũng không còn cách nào hơn để đến trường”.

Cơn lũ lịch sử vào tháng 9/2009 đã cuốn phăng hàng loạt cầu treo bắc ngang qua sông Pôkô. Suốt 8 tháng qua, hàng nghìn người dân ở xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang... huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, vượt sông Pô Kô bằng cách “đu mình” trên sợi dây thép ròng rọc mỏng manh như diễn xiếc. Trong số người phải di chuyển bằng cách này, phần lớn là các em học sinh hằng ngày ít nhất hai buổi đến trường.

* Vượt sông bằng cách đu mình trên dây cáp

Theo ông Xiêng Thanh Tý, chủ tịch UBND xã Đăk Nông, hiện trên địa bàn xã người dân đã tự làm 3 ròng rọc dọc theo sông Pôkô rộng 130 m, để di chuyển qua lại hai bờ. Trong đó có một điểm phía sau UBND xã, trước đây có cầu treo nhưng bị lũ cuốn trôi hồi năm ngoái. "Huyện Ngọc Hồi đang lập dự án để đầu tư xây dựng lại cầu treo sông Pôkô”, ông Tý cho biết.

Hằng ngày người dân hai bên bờ dòng sông PôKô phải qua lại bằng cách đu mình trên dây cáp. Ảnh:Sơn Nguyễn

Người dân địa phương nhớ lại, ý tưởng làm ròng rọc với hệ thống dây cáp qua sông Pôkô xuất hiện từ năm 2007 nhưng đến cuối năm ngoái mới triển khai được. Lúc ấy 21 hộ dân với hơn 60 nhân khẩu ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, di cư từ Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp tại tiểu khu 154, thuộc xã Đăk Ang. Để nối đôi bờ sông Pôkô hung dữ, những người dân nhập cư này đã nghĩ ra việc dùng dây cáp buộc vào hai cây cọc hai bờ sông, rồi dùng ròng rọc phía dưới là một đoạn dây dù để treo mình lên đó và cho “trượt” qua sông.

Anh Trần Khắc Chín, một người dân kể lại: “Để qua sông bằng thuyền thì quá nguy hiểm vì nước sông chảy xiết, lại rất dễ lật úp thuyền. Bơi sông thì không thể được, mùa lũ thường bị cô lập, nên chúng tôi bèn nghĩ ra cách qua sông có một không hai như thế”.

Người dân đã phải góp nhau 3 triệu đồng để làm hai đường cáp chạy song song, một dây đi và một dây về. Một bên này cao thì bên kia phải thấp, nên khi lắp ròng rọc vào sẽ tự động chạy một mạch tuồn tuột sang bên kia bờ trong chớp nhoáng. Không chỉ nông lâm sản được vận chuyển qua sông bằng dây cáp, mà hầu hết trẻ em bên kia sông đều phải đi qua dây cáp để đến trường.

Người dân địa phương thống kê, từ khi dùng dây cáp đến nay, có ít nhất năm vụ trượt qua dây cáp, người bị rơi xuống sông. Anh Chín vẫn còn nhớ như in vụ tai nạn của ông A Phin, Phó trưởng Công an xã Đăk Ang, vào một buổi chiều cách đây vài tháng.

Anh Chín nhớ lại, chiều hôm ấy, ông A Phin trở về từ trên rẫy, khi trượt dây cáp qua sông còn kẹp theo đứa con. Chạy ra giữa sông, thì cái ròng rọc giở chứng vỡ nát làm cả hai cha con rơi tõm xuống sông. Bị ròng rọc đập mạnh vào đầu, ông A Phin ngất xỉu còn đứa con trôi theo dòng nước xiết. “Ba tôi trông thấy đã lao mình xuống sông, rất may hai cha con đã được đưa đi cấp cứu kịp thời. Con Aphin thì bị gãy tay, còn Aphin thì mặt mày bê bết máu”, anh Chín bàng hoàng kể.

Trước tình trạng này, ông Phạm Văn Anh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện huyện Ngọc Hồi cho biết: “Biết người dân qua sông trên dây cáp như vậy là quá nguy hiểm, nhưng do kinh phí quá lớn nên việc làm lại cầu treo qua sông ngoài khả năng của huyện".

Sau trận lũ lịch sử vào tháng 9 năm ngoái, đã có 7 cây cầu treo bắc ngang qua sông Pôkô bị nước cuốn trôi. Theo tính toán của ông Trưởng phòng nông nghiệp huyện Ngọc Hồi, muốn xây dựng được một cây cầu treo bắc qua dòng sông này phải tốn ít nhất 1,5 tỷ đồng.

Trí Tín -Sơn Nguyễn

Vượt sông dữ bằng cách đu mình trên dây cáp

Hằng ngày người dân hai bên bờ sông PôKô (Kon Tum) phải qua sông bằng cách đu dây ròng rọc. Những cây cầu bắc qua sông đã bị cơn lũ lịch sử tháng 9/2009 cuốn trôi.
Các em học sinh cũng phải qua sông bằng cách này để đến trường.
Người đàn ông này đang nghiên cứu cách lắp cáp một cách an toàn trước khi lao mình ra giữa dòng. Đã có nhiều người gặp nạn, đứt cáp hoặc vỡ ròng rọc rơi tõm xuống dòng nước. Dòng sông PôKô chảy đầu nguồn Tây Nguyên, như những con sông miền núi khác, khá sâu, đặc biệt vào mùa lũ nước cuồn cuộn chảy dữ tợn nên không thể bơi qua được.
Người đu dây lơ lửng giữa dòng nước cuồn cuộn cho đến khi qua tới bờ bên kia. Chính quyền địa phương cho biết, người dân di chuyển qua lại hai bên bờ sông bằng cáp là rất nguy hiểm. Song huyện không có kinh phí để xây lại cầu, ước phải đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng một cầu treo.

Trí Tín - Sơn Nguyễn



'Đu dây vượt sông là nguy hiểm, nhưng tỉnh thiếu kinh phí làm cầu'

Sáng 26/5 trao đổi với VnExpress.net, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Y Vêng kêu gọi sự giúp đỡ của bà con trong và ngoài nước để xây những cây cầu bắc qua sông Pôkô, giúp người dân không phải đu dây.
>Vượt sông dữ bằng cách đu trên dây cáp

- Là Bí thư Tỉnh ủy, cũng là đại biểu Quốc hội, bà có nghe người dân phản ánh về khó khăn trong việc đi lại, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người dân hai bên bờ sông Pôkô?

- Chúng tôi biết. Con em đang đi học bên kia sông, qua cơn bão lớn Ketsana tháng 9/2009 (còn gọi là bão số 9) làm phá hỏng nhiều cầu treo, người dân đã nghĩ ra cách dùng cáp treo để qua sông Pôkô. Tất nhiên việc này hết sức nguy hiểm, nhưng lúc bấy giờ qua mấy ngày mưa bão, người dân bắt buộc phải nghĩ ra cách khắc phục để tiếp tục cuộc sống.

Lúc bão đến, chúng tôi đang họp Ban thường vụ tỉnh ủy. Thấy tin mưa bão đã phải dừng để triển khai xuống huyện, xã chỉ đạo trực tiếp.

Mỗi ngày, hàng trăm người phải "làm xiếc" khi qua sông. Ảnh: Trí Tín - Sơn Nguyễn.

- Thưa bà, tại sao đến nay đã 8 tháng sau bão, nhưng hàng nghìn người dân, trong đó có rất nhiều học sinh, vẫn phải mạo hiểm với cả tính mạng mình khi qua sông?

- Bão số 9 là cơn bão mạnh nhất từ trước đến nay ở Kon Tum, gây thiệt hại nặng nề, làm hơn 50 người chết, thiệt hại vật chất hơn 4.000 tỷ đồng. Chưa đầy một tháng sau bão, chúng tôi đã có tổng hợp nhanh, báo cáo trực tiếp với Thủ tướng. Thủ tướng đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Kon Tum và từng bước lập dự án để triển khai, khắc phục hậu quả của cơn bão.

Tuy nhiên, đến giờ này thì chưa thể khắc phục được vì Kon Tum là tỉnh nghèo, với cơn bão nặng nề như thế để khắc phục một cách tương đối cần 5-10 năm sau. Chúng tôi đã chỉ đạo làm các dự án, xin vốn Chính phủ và trung ương để có thể đầu tư làm một số cầu cống ở những nơi bị thiệt hại do bão. Với những nơi không xây dựng được cầu thì làm một cầu treo để bà con qua lại. Nhưng hiện chưa có kinh phí để triển khai.

- Trong lúc chờ kinh phí trung ương rót xuống, tỉnh, huyện, xã đã có cách gì để người dân đi lại một cách tương đối an toàn?

- Nói chung cầu treo cũng có, nhưng bà con muốn đi đường tắt cho nhanh. Không thể từng đoạn ngắn bên bờ sông làm một cây cầu treo được, phải cả một xóm, một làng thì mới có một cây cầu treo.

- Trước những khó khăn của hàng nghìn người dân hai bên bờ sông Pôkô, là Bí thư tỉnh ủy, bà sẽ làm gì?

- Trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như thế, tôi mong rằng chính quyền các cấp có sự quan tâm hơn nữa. Lâu nay bà con đã có cách khắc phục, nhưng sắp tới nhà nước cần có sự hỗ trợ, những nơi nhà nước không thể đầu tư hết thì nhà nước và nhân dân cùng làm.

Với cơn bão nặng nề như bão số 9, chúng tôi cũng mong muốn nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của người dân trong và ngoài nước.

Cơn bão lũ lịch sử vào tháng 9/2009 đã cuốn phăng hàng loạt cầu treo bắc ngang qua sông Pôkô. Suốt 8 tháng qua, hàng nghìn người dân ở xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang... huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, vượt sông Pôkô bằng cách “đu mình” trên sợi dây thép ròng rọc mỏng manh như diễn xiếc. Trong số người phải di chuyển bằng cách này, phần lớn là các em học sinh hằng ngày ít nhất hai buổi đến trường. Đã có ít nhất 5 vụ trượt qua dây cáp, người bị rơi xuống dòng sông chảy xiết.

Ông Phạm Văn Anh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện huyện Ngọc Hồi cho biết, biết người dân qua sông trên dây cáp như vậy là quá nguy hiểm, nhưng do kinh phí quá lớn nên việc làm lại cầu treo qua sông ngoài khả năng của huyện. Theo tính toán của ông Anh, muốn xây được một cây cầu treo bắc qua sông Pôkô tốn ít nhất 1,5 tỷ đồng.

Hồng Khánh thực hiện

Trí Tín - Sơn Nguyễn




No comments:

Post a Comment