Ngày 16 tháng 10 năm 2010
H,
Tin được cập nhật trên đài RFA về lũ lụt miền Trung ngày 05-10-2010 cho biết:
“Lũ lụt và mưa to tiếp tục hoành hành Miền trung Việt Nam giữa lúc số tử vong vì thiên tai này lên 27 người chết và 3 người mất tích, hàng chục ngàn ngôi nhà chìm trong nước lũ lên rất nhanh, gần 35 ngàn ngôi nhà bị chìm ngập, hệ thống giao thông, điện lực, liên lạc bị tàn phá. Hôm nay tình hình mưa lũ trong tỉnh vẫn tiếp diễn phức tạp...
Tại Nghệ An có 5 người chết giữa lúc 8 tàu đánh cá và 56 ngư dân đang lâm nạn. Trong khi đó có khoảng 6 người chết và mất tích ở Hà Tĩnh, nơi mưa to tiếp tục, mực nước các sông dâng cao, nước lụt làm chìm ngập hàng ngàn hộ dân cùng nhiều công trình như trạm ý tế, hệ thống giao thông... Tại Quảng Trị, mưa lũ tiếp tục hoành hành khiến 3 người tử vong, 2 người mất tích, hàng ngàn nhà cửa bị ngập lụt, nhiều nơi bị sạt lở, gián đoạn. Tại Thừa Thiên-Huế, mực nước sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu ở mức báo động, một cháu bé bị chết đuối, gần 30 xã, phường bị chìm ngập, nhiều khu trồng trọt và ao hồ nuôi trồng thuỷ sản bị nước lũ nhấn chìm...”
Trớ trêu thay, lại đúng ngày này, 05/10/2010, giữa thời điểm “Ngàn năm ô nhục Thăng Long - Hà Nội”, Ðảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức Lễ Khánh thành tượng đài Thánh Gióng, đặt tại đỉnh núi Ðá Chồng, xã Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội. Dịp này Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã phát biểu có đoạn như sau:
“...Thánh Gióng là phi thường. Ðiều đó có vẻ như huyền thoại, nhưng mà thưa các đồng chí và quí vị, tôi nghĩ không có huyền thoại đâu. Ðây là sức mạnh của hồn thiêng sông núi. Ðây là sức mạnh của toàn dân tộc VN. Ðây là sức mạnh của ý chí quật cường, của tinh thần không có gì quý hơn độc lập tự do, nó hội tụ vào Thánh Gióng. Gióng công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ danh lợi, không đòi hỏi ai cám ơn cả, không đòi hỏi phong chức phong tước gì cả. Ðánh giặc xong là thanh thản về trời, để sống một cuộc đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản...”
Trời ơi! Sự dốt nát của Chủ tịch Nhà nước về Thánh Gióng tưởng như hiện thân cùng cực của sự suy đồi văn hóa trong thời đại “Ðồ Ðểu” Xã hội Chủ nghĩa, nhưng đâu phải vậy, người xem đoạn video chiếu lại hẳn thấy cái cùng cực nằm ở chổ những tiếng vỗ tay, cho dầu đó là vỗ tay ca ngợi sự “vô văn hóa” của chủ tịch, hay ca ngợi sự bất lực của “Thánh Gióng Xã hội Chủ nghĩa”, khi Thánh “chống Mỹ cứu nước” xong thì toàn Ðảng lộ nguyên hình sa đọa, lôi cả nước trầm luân theo đà sa đọa đó, sa đọa đến độ phải “lạy Tàu, lạy Mỹ để cứu Ðảng” khiến “Nước mất độc lập” vì bị Tàu đô hộ qua đám Thái thú ngồi ở Bắc Bộ phủ Hà Nội, “Dân mất tự do” vì bị Nhà nước cai trị bằng “độc Ðảng độc tài”; chẳng những Thánh không tranh nổi một chỗ trong Bộ Chánh trị, một chỗ trong trong Trung ương Ðảng, nên phải tìm chốn “vui thú điền viên” ở “cõi ngoài” để khỏi trở thành “dân oan”, bởi đất đai bị Nhà nước quản lý hết rồi, bị Nhà nước cho Tàu thuê dài hạn 50 năm, cho ngoại nhân lập các khu “sinh thái”, các sân golf, các khu giải trí, các sòng bài, các khách sạn tối tân, các dự án “treo” chờ thương lượng lấy tiền của các “chủ đầu tư”... cho dầu có phải cho công an “giết dân” đã sống lâu đời trên mảnh đất thừa tự của ông cha hết đời này sang đời khác...
Cái bi đát của “Ngàn năm ô nhục Thăng Long ố Hà Nội” còn đi xa hơn nữa khi http://vn.360plus.yahoo.com/, đăng ngày: 10-10-2010, ghi rằng “...Sau chuyện cờ quạt, đến chuyện Vua Lý cung tay bái các bậc quan khách trên lễ đài”.
Trời ơi! Sao Vua Lý phải bái lạy bọn người “ham vui” như một thứ sĩ nhục, khi cả Miền Trung chìm ngập trong lũ lụt, khi khổ đau chết chóc đang bị quan chức làm ngơ, vì mải mê cho “Tần Thủy Hoàng kinh lý phương Nam” qua bộ phim không dám chiếu... cho dầu ai đó đóng vai Vua Lý quên mình đang là Vua Lý mặc Hoàng bào.
Chưa hết, người theo dõi bản tin Thời sự 7 giờ tối ngày Song Thập [10 tháng 10 - ngày quốc khánh của Tàu Ðài Loan] trên đài truyền hình VTV1, thấy hình ảnh Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, hết sức nghiêm chỉnh. Sau khi bắt tay Liệt, Mạnh quàng tay có ý định ôm hôn theo kiểu “thắm thiết Xã hội Chủ nghĩa” thì bất ngờ Liệt khựng lại, khiến Mạnh ngỡ ngàng... Hoạt cảnh cho thấy nghi lễ được thể hiện ở đây không dựa trên nghi lễ ngoại giao của hai quốc gia độc lập, mà là nghi lễ chủ tớ, nghi lễ của kẻ đô hộ và tên nô lệ.
Ðiều này lại được thấy rõ hơn qua câu chuyện Nguyễn Thanh Giang thuật lại cuộc trao đổi giữa Lê Ðức Anh [cựu Tổng Bí thư] và Ðặng Quốc Bảo [nguyên ủy viên Trung ương Ðảng], ngày 18/9/2010; rằng:
“...Hiện nước ngoài [Trung quốc] đang tích cực can thiệp vào vấn đề nhân sự Ðại hội XI; họ đang âm mưu dựng Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư; dẫu chưa thỏa đáng lắm nhưng trong tình hình này có thể là nên chấp nhận Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí thư...”
Nó làm hiện rõ thực cảnh Ðảng và Nhà nước vẫn “ngoan ngoãn vâng lời” như ngoan ngoãn nhắm mắt cho Trung quốc thuê hàng trăm ngàn hecta rừng, cho Trung quốc thắng thầu nhiều dự án nhiệt điện...; đặc biệt cho Trung quốc khai thác mỏ bauxite ở Cao nguyên Trung phần.
Chuyện cũng rất đáng ghi nhận là trong thời gian Ðảng và Nhà nước cùng “toàn dân Xã hội Chủ nghĩa Hà Nội” đú đởn trong “Ngàn năm ô nhục Thăng Long - Hà Nội” với chi phí xa hoa 94 ngàn tỷ tiền Việt cộng, với bọn người “vô cảm”, rêu rao không biết ngượng bằng lời ngụy biện rằng “...94 ngàn tỷ đổ dồn vào lễ hội là nhằm quảng bá cho Hà Nội, xa hơn là Việt Nam để du khách nước ngoài khi nhìn vào đất nước chúng ta chẳng thể coi khinh được...”, trong khi “du khách nước ngoài coi khinh Việt Nam (Cộng sản)” vì chúng “đểu”, vì chúng “lưu manh”, vì chúng “tham nhũng”, vì chúng “vô văn hóa”..., chớ không ai trọng chúng vì 94 ngàn tỷ đổ dồn cho lễ hội “Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội” hợm hĩnh.
Ðã vậy, giữa lúc Nguyễn Tấn Dũng và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) ngủ quên trước mọi phản đối việc khiếp nhược và tham lam cho Trung quốc khai thác mỏ bauxite ở Cao nguyên Trung phần, coi bauxite như chiếc nệm êm cho chúng hoan lạc...
thì bất ngờ một tin được toàn thể các hãng thông tấn quốc tế và các cơ quan truyền thông dồn dập loan tải; đồng thời cũng được Hồng Nguyễn đưa lên DCV Online ngày 14/10/2010 cho hay:
“Vào hồi 12 giờ 10 phút ngày thứ Hai 04/10/2010, ở làng Kolontár (tỉnh Veszprém, cách Budapest chừng 164km về phía Tây Nam), một trong 10 bể chứa bùn đỏ khổng lồ của nhà máy sản xuất Alumin TP Ajka (trực thuộc Tập đoàn Nhôm Hungary - MAL Zrt.) đã đột ngột bị vỡ, khiến hơn 1 triệu m3 bùn đỏ tràn ra ngoài. Biển bùn này tạo nên những đợt sóng rất mạnh, có chỗ cao tới 2m, cuốn trôi cả nhà cửa, cầu cống, xe cộ, gia súc... Theo các số liệu cho đến sáng 06/10, đã có 4 người chết (trong đó có hai trẻ em), 6 người đứng tuổi mất tích và chừng 120 người bị thương, trong đó có 8 người bị thương nặng. Các làng xã, thị trấn lân cận (Devecser, Somlóvásárhely, TĂskevár, Apácatorna và Kisberzseny) cũng bị ngập trong bùn đỏ, chừng 400 người phải sơ tán từ khoảng 300 ngôi nhà tới các trường học, nhà văn hóa và các cơ sở hỗ trợ gia đình ở địa phương. Bùn ngập đường ray xe lửa khiến giao thông hỏa xa bị đình trệ tại một tuyến đường: Hãng Ðường sắt Quốc gia Hungary phải triệu xe buýt liên tỉnh đến thay thế. Tình trạng này được đánh giá là sẽ kéo dài nhiều tuần... Các chuyên gia cũng cho hay, trong lịch sử chế biến Alumin chưa có trường hợp nào tương tự xảy ra. Chiều 05/10, Quốc vụ khanh Bộ Bảo vệ Môi trường Hungary Illés Zoltán đã ra chỉ thị tức khắc ngừng hoạt động chế biến Alumin của Tập đoàn Nhôm Hungary, đồng thời buộc hãng phải khắc phục bể chứa bị vỡ... Tập đoàn Nhôm Hungary trong Thông cáo số 1 ra sau khi tai nạn xảy ra một ngày đã tìm cách trấn an dư luận bằng cách khẳng định rằng, theo chuẩn của Liên hiệp Châu Âu về rác thải thì bùn đỏ không bị liệt vào hạng độc hại... Bộ trưởng Nội vụ Pintér Sándor thì có phản ứng rất độc đáo: ông cho rằng nếu Ban lãnh đạo Tập đoàn Nhôm Hungary nói bùn đỏ không phải chất độc hại, mời họ... tắm trong biển bùn ấy, xem có làm sao không” [xem hình thành phố bị tràn ngập bùn đỏ và xe bị chồng đống vì lũ bùn đỏ ở Hungary được chụp ngày 5/10/2010].
Dầu vậy, Nguyễn Tấn Dũng và Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV) vẫn ngủ quên, chưa chịu tỉnh giấc hoan lạc, vì theo một bài viết của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết cho biết:
“Kể từ đầu năm 2009, câu chuyện Bauxite bắt đầu nở rộ từ trong nước và ra hải ngoại. Dự án khai thác quặng bauxite do chính Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký sắc lịnh số 167 ngày 1/11/2007 và đã bắt đầu khởi công từ đầu năm 2008 ở công trường Bảo Lâm (Tân Rai, Bảo Lộc) và giữa năm 2008 ở công trường Nhân Cơ (Ðắknông), nhưng chỉ chính thức công bố vào đầu năm 2009 mà thôi. Mặc dù có biết bao góp ý từ những nhà chuyên môn trong nước và hải ngoại, cùng kinh nghiệm của những quốc gia đang khai thác như Liên bang Nga, Nam Mỹ, Phi Châu, Trung Cộng và Úc Châu. Từ đó đến nay, người Việt tại hải ngoại góp ý nhiều bài viết trên báo chí, trên mạng lưới toàn cầu cũng như trên đủ loại truyền thông khác như paltalk, truyền hình, truyền thanh của những nhà chuyên môn, ký giả và những người còn lưu tâm đến Ðất Nước Việt Nam về vấn đề nầy. Có thể nói, tất cả góp ý về việc khai thác quặng mỏ bauxite ở vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam là một việc làm hoàn toàn không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường cùng hiệu quả kinh tế của việc khai thác, cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là những người thiểu số. Tất cả đều khuyến cáo là không hiệu quả kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường rất cao. Chính Trung Cộng bị buộc phải đóng cửa trên 100 nhà máy khai thác bauxite trong đó có một nhà máy vừa mới khánh thành tiêu tốn trên 1 tỷ Nhân dân tệ vì không giải quyết được áp lực của người dân và sức ép của luật môi trường”.
Vấn đề cũng đã được 3 tác giả Mai Thanh Truyết, Trần Minh Xuân, Phan Văn Song viết thành tác phẩm “Từ Bauxite Ðến Uranium - Tiến Trình Ðô Hộ Việt Nam Của Trung Cộng” do nhà xuất bản Mekong-Tỵnạn ấn hành năm vừa qua [2009]; đồng thời nhiều buổi Hội Luận về “Ðại Họa Bauxite” cũng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng Ðảng và đồng bọn Thái thú cầm quyền vẫn cứ làm ngơ, vẫn cứ ngủ yên, vẫn tiếp tục cho tiến hành việc khai thác như tin được đăng trên Vietnamnet ngày 13/10/2010 [chỉ một tuần sau ngày sau đại họa ở Hungary] cho biết
“Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng] vừa đồng ý cho phép đầu tư dự án xây dựng tuyến đường tránh phía Tây thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Ðồng) để phục vụ khai thác và vận chuyển bôxit từ mỏ Tân Rai - Bảo Lâm ra quốc lộ 20...” như một thứ ngoan cố thách thức công luận, thách thức lời cảnh giác của Giáo sư Ngô Bảo Châu, con người lỗi lạc nhận lãnh huy chương toán quốc tế được Dũng tâng bốc vinh danh ca ngợi, thách thức cả sự sinh tồn của dân tộc.
Nhưng, từ biến cố bùn đỏ bauxite vô cùng tệ hại vừa xảy ra ở Hungary, gây bàng hoàng dư luận quốc tế, ngay trong thời gian diễn ra cái gọi là “Ngàn năm ô nhục Thăng Long - Hà Nội”, dư luận người Việt ở cả quốc nội lẫn hải ngoại không để cho Nguyễn Tấn Dũng và Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) ngủ yên, vì những lời cảnh giác cũ được dồn dập nhắc lại, và những lời cảnh giác mới được rộ lên từ quốc nội đến hải ngoại, điển hình là một số bài viết phổ biến trên mạng Bauxite Vietnam và một số diễn đàn điện tử khác dẫn chứng “Thảm họa vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary là một sự cảnh cáo nghiêm khắc để chế độ Hà Nội phải ngưng ngay các công trường khai thác bauxite ở Tân Rai và Ðắc Nông”.
Trong khi đó, một nhóm trí thức ở quốc nội vừa thảo thêm một một kiến nghị mới yêu cầu ngừng ngay các dự án khai thác bauxite đang triển khai trên Cao nguyên Trung phần, công bố ngày mồng 9 tháng 10 trên mạng internet với 12 chữ ký ban đầu, sau 7 ngày [tính đến 16/10/2010] đã có 861 người ký tên và con số này còn đang tiếp tục.Ðiều phấn khởi được ghi nhận là trong vô số cán bộ đảng viên Cộng sản Việt Nam lên tiếng có không ít người từng giữ những vai trò quan trọng trong Ðảng và Nhà nước, như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ðại sứ Cộng sản Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung quốc, trong bài viết “Ðồng bào Nam Trung bộ và Ðông Nam bộ nơm nớp chờ thảm họa” đã mạnh dạn cảnh giác:
“Về việc khai thác boxit Tây Nguyên, tôi thấy 5 điểm phân tích của các nhà khoa học và các nhà kinh tế đã có đủ cơ sở khoa học và rất cụ thể. Tôi nhất trí và chỉ xin nói thêm mấy điều dưới đây:
Chi phí vận tải và các khoản xây dựng vận hành rất lớn và bán alumin sẽ lỗ, như vậy chẳng khác nào ta đào tài nguyên của tổ quốc cung cấp không công cho đối tác. Ðã không được lợi lộc gì lại chuốc lấy tai họa.
Khai thác boxit Tây Nguyên khác hẳn với khai thác boxit ở Hunggari. Tây Nguyên là nóc nhà của Ðông Dương, một khi xảy ra sự cố sẽ không chỉ gây tai họa cho miền Nam Trung bộ và miền Ðông Nam bộ mà còn ảnh hưởng đến Lào và Campuchia. Ông Tổng giám đốc TKV còn nói cứng rằng sẽ làm tốt, bảo đảm không xảy ra tai họa bùn đỏ như Hunggari. Hunggari đã luyện nhôm từ lâu, có kinh nghiệm và kỹ thuật hơn hẳn ta. Còn ở ta, nếu Trung Quốc đặc trách việc xây hồ bùn đỏ thì khó tin bằng được Hunggari. Việc Trung Quốc trúng thầu xây dựng 6 nhà máy nhiệt điện vừa kéo dài thời gian vừa trục trặc khi vận hành đã chứng tỏ kỹ thuật và tinh thần trách nhiệm của họ.
Ở Tây Nguyên, bình thường thì hiếm nước, mùa mưa thì mưa xối xả, lấy gì bảo đảm rằng không vỡ bờ hồ và bùn đỏ không tràn hồ?
Khi hàng chục triệu mét khối bùn đỏ trút xuống đất đai sông suối nhà cửa của đồng bào Nam Trung bộ và Ðông Nam bộ thì thảm họa kinh khủng biết đến chừng nào? Bùn đỏ còn di hại cho con cháu lâu dài. Rõ ràng đây là tội ác lớn. Không biết lúc ấy ông Tổng giám đốc TKV chịu trách nhiệm thế nào?
Những người chủ trương và thực hiện việc khai thác boxit Tây Nguyên sẽ phải chịu trách nhiệm trước dân tộc và trước lịch sử.
Những nhà lãnh đạo có lương tâm còn nghĩ đến dân đến nước nên cho dừng ngay việc khai thác boxit Tây Nguyên bằng bất cứ giá nào!”
Ðồng thời, ông Nguyễn Trung, nguyên Ðại sứ Cộng sản Việt Nam tại Thái Lan cũng có thư gởi Bộ Chánh trị và Quốc Hội yêu cầu:
(1) cân nhắc lại một lần nữa và quyết định cho ngừng ngay việc tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến alumina ở Tân Rai/Lâm Ðồng,
(2) tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp về nhà máy Nhân Cơ ở Ðắc Nông,
(3) tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu tiếp một cách nghiêm túc và khoa học,
(4) đem những kết quả nghiên cứu nói trên trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế bauxite Tây Nguyên vô cùng nhạy cảm này.
Và ông cho biết: “Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ngày 04-10-2010 tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest khoảng 160km về phía tây nam đang đe dọa nhiều thị trấn chung quanh khác tại Hungary, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài; Chính phủ Hunggary đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với nhiều vùng lân cận. Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho hay thảm họa này có khả năng do lỗi của con người gây ra, lớn gấp nhiều lần so với thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000, sẽ gây tổn thất lớn cho kinh tế, nguy hại cho sức khỏe con người vì bị tác động trực tiếp hoặc vì các dòng sông lớn bị ô nhiễm bùn đỏ có chứa nhiều chất ăn mòn và các hóa chất độc hại khác, chưa lường hết được những tác hại tàn phá môi trường cho các vùng chung quanh...” Rồi ông viết thêm: “...Tôi đã làm mọi con tính và chỉ được kết quả “lỗ”, cách làm thế nào cũng lỗ, chưa kể đến sự phụ thuộc nghiêm trọng kinh tế/chính trị của alumina vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra phải tính đến hiểm họa khôn lường của một hồ bùn đỏ có nhiều hóa chất độc hại treo lơ lửng trên đầu đồng bằng sông Ðồng Nai, sản xuất alumina càng lớn, hồ này và hiểm họa của nó càng lớn, nhất là khí hậu Tây Nguyên rất khắc nghiệt trong mùa mưa. Khả năng sản xuất ra nhôm hoàn toàn bị loại trừ vì không lấy đâu ra đủ điện...”Nhìn lại thảm họa bùn đỏ bauxite ở Hungary, tính sơ phần “thiệt hại vật chất” được ghi nhận ngay từ sáng Thứ Tư, 6/10/2010, mọi người đều thấy:
“Gần một ngàn cư dân làng Kolontár - nơi xảy ra tai nạn và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - khi trở lại làng, đã bàng hoàng trước khung cảnh một bãi hoang gợi nhớ cảnh Hiroshima sau khi bị bỏ bom nguyên tử. Tất cả dân làng đều cho biết họ sẽ không tiếp tục sống ở đây và yêu cầu được cấp kinh phí và giúp đỡ để tái định cư tại nơi khác. Một vụ kiện tập thể cũng đã được thống nhất tiến hành. Khoản hỗ trợ nhanh 100.000 Ft (tương đương 500 USD) mà Tập đoàn Nhôm Hungary đề xuất cấp cho mọi gia đình lâm nạn bị coi là quá bèo bọt và bị cư dân cười nhạo. Mong muốn của dân làng Kolontár cũng được Thủ tướng Orbán Viktor đồng tình khi ông cho rằng, không thể tái thiết những khu vực bị bùn đỏ tràn qua trong làng. Trong buổi thị sát hiện trường 3 ngày sau khi thảm kịch môi sinh xảy ra, ông Orbán tuyên bố: ‘Khả năng là cần mở một khu cư dân mới trong làng, còn khu cũ cần rào lại, như một memento vĩnh viễn’... Ðây là một tấn thảm kịch thiên nhiên chưa từng có tại Hungary, nếu nó xảy ra vào ban đêm thì không ai có thể sống sót. Ðây là một sự vô trách nhiệm không lời nào tả xiết... theo ông ‘sự cẩu thả của con người là lý do của tai nạn’.” [DCV Online]
Tới nay, chưa biết đám chủ nô lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ chỉ đạo Thái thú Nguyễn Tấn Dũng phải làm tiếp những gì và Dũng cùng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (TKV) còn ngoan cố tới đâu nữa; nhưng cách gì thì cờ đỏ cũng phải treo rũ trên đám bùn đủ bauxite chưa kịp tràn ngập Cao nguyên Trung phần khi đông đảo cán bộ đảng viên Cộng sản Việt Nam nhận diện rõ những di hại của độc đảng độc tài, bước mau trên đảng “Từ Diễn Biến” để cùng toàn dân hoàn mãn cuộc đấu tranh Dân chủ hóa Việt Nam, giải thoát dân tộc khỏi “Ðại Họa Mất Nước”.Hẹn con thư sau,
Giáo Già
No comments:
Post a Comment