Tác giả: Vi Anh
Bà Aung San Suu Kyi là một nhà đấu tranh bền bĩ cho dân chủ, nhà đối lập chính của chế độ quân phiệt Miến Điện, nổi tiếng khắp Miến Điện và thế giới. Trong 21 năm đấu tranh Bà bị bắt bớ, giam cầm mất 15 năm. Bà không rời khỏi nước, không xa đồng bào. Sau khi Bà được nhà cầm quyền độc tài quân phiệt trả tự do, Bà rất hoà nhã, không tỏ vẻ hận thù. Bà vẫn tập trung sức lực hàn gắn chia rẽ, kêu gọi đoàn kết dân tộc, đối thoại với nhà nước và tái tập họp đảng của Bà lại.
Hàng mấy chục năm không được gặp con cái ở hải ngoại, chồng chết ở ngoại quốc, Bà cắn răng chịu đựng không đi dự tang lễ vì biết chắc ra đi thì quân phiệt không cho về, sẽ bị nhà cầm quyền nhổ trốc gốc rể quân chúng. Điều đó cho thấy đấu tranh chánh trị trong lòng địch phải hết sức uyển chuyển, mềm dẻo, bám sát địa bàn, chớ không phải nói những lời dao to búa lớn, và làm những chuyện rất nổi, rất nổ để báo chí đăng tin. Để rồi không vào tù thì vô cửa tử bị ám sát hay trục xuất cho đi tỵ nạn chánh trị ở ngoại quốc xa rời quần chúng. Và từ đó mới thấy những nhà tranh đấu ở trong nước nhà VN rất có lý khi bám pháp lý của CS mà đấu lý với nhà cầm quyền CS Hà nội. Và lúc nào cũng dùng phương pháp bất bạo động, thức tĩnh quần chúng dần dần cuộc đấu tranh đi vào lòng dân, vào quần chúng, biến thành phong trào nhân dân về chất cũng như về lượng – đó là lúc kết liểu nhà cầm quyền hại dân hại nước. Sau đây là một số phương cách mà Bà Aung San Suu Kyi đã làm đáng cho người Việt suy gẫm và kinh nghiệm.
Một, kiên trì và dũng cảm bám địa bàn trong nước chớ không phải hải ngoại. Hải ngoại chỉ yễm trợ tinh thần, vật chất, và quốc tế vận thôi. Chính người trong nước là những người nắm vững tinh hình, nhân tính thế thái, quyền biến họp thòi cơ, địa lợi, nhơn hoà, nên là lãnh đạo chỉ huy và hành động sát thực tế dễ đi đến thành công. Nên trong 21 năm đấu tranh Bà Aung San Suu Kyi bị tù dưới nhiều hình thức từ tạm giam, biệt giam, kiên giam, quản thúc tại gia 15 năm, lúc nào Bà cũng ở trong nước. Chồng chết ở ngoại quốc, các con ở ngoại quốc, nhớ thương Bà vẫn cắn răng chịu đựng vì Bà biết quân phiệt muốn tồng khứ Bà ra khỏi lòng dân, khỏi tổ quốc, nếu Bà đi thì họ không bao giờ cho Bà trở lại.
Hai, dù thừa biết kết thúc của đại đa số các công cuộc hay phong trào đấu tranh của nhân dân thường là cuộc cách mạng, tức thay cũ đổi mới khó mà tránh bạo lực. Bạo lực nhiều hay ít thôi dù khi đấu tranh thường phải nói là ôn hoà, bất bạo động. Cũng như khi đấu tranh không tỏ ra hận thù, hằng học, hung hăng, không bạo động, mà luôn hoà dịu. Có thế mới không trái với tập tục ngoại giao. Xu thế thời đại và qui tắc ngoại giao không chủ trương giúp một tổ chức nào lật đổ chánh quyền bằng bạo lực đối với một nước có bang giao.
Nên khi được quân phiệt trả tự do, chính một tướng lãnh đến đọc lịnh thả, sau đó Bà xuất hiện trước đồng bào hàng ngàn người chờ đón, Bà không tỏ vẻ hận thù mà nở nụ cười khoan dung, phúc hậu, chào đồng bào với hoa gài trên mái tóc. Bà chỉ nói đến doàn kết, hàn gắn chia rẽ. Bà không chỉ trích cuộc bầu cử mà cả thế giới chê bai là dàn dựng và không dân chủ, đã loại đảng của Bà và Bà (Đảng của bàì bị giải tán, hơn 2000 đồng chí của bà bị tống giam).
Trái lại Bà kêu gọi thả hơn 2000 tù chánh trị để hoà giải, hàn gắn tình đoàn kết dân tộc. Bà kêu gọi quốc tế giúp mở cuộc “đối thoại» với chính phủ.
Thái độ và hành động đầu tiên của Bà rất êm, nhưng có thể trở thành một đòn rất thấm đau cho nhà cầm quyền quân phiệt. Đối với quốc nội, quân phiệt không đáp ứng thì tỏ thêm sự thiếu thiện chí đoàn kết quốc gia, mất lòng dân hơn nữa. Đối với quốc ngoại, quân phiệt không đáp ứng thí những chế tài của các cuờng quốc đối với Miến Điện càng siết thêm quân phiệt. Việc quân phiệt cấp chiếu khán cho con trai của Bà về thăm Bà ở Miến Điện một phần cũng là một tương nhượng mặc thị của quân phiệt muốn tỏ cho quốc tế thấy.
Ba, nhìn về VN. VN chưa có một lãnh tụ có tầm cỡ quốc nội và quốc tế như Bà Aung San Suu Kyi. Không phải vì thiếu người mà vì CS dùng đủ mọi cách tiêu diệt những lãnh tụ chánh trị và các cuộc đấu tranh chánh trị. Kỹ thuật tiêu diệt của CS cao kỳ, thâm độc hơn quân phiệt. Nhưng từ ngày CS Hà nội tự cứu phải chuyển sang kinh tế thị trường, cho đầu tư ngoại quốc vào, cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền bắt đầu.
Phong trào đang phát triễn từ điểm là tự do tôn giáo đã sang diện là quần chúng với những vấn đề gai góc của dân sinh, dân quyền. Phong trào nhân dân đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền đã trở thành một tiến trình nhà cầm quyền CS không thể đảo ngược được nữa.
Không những ở ngoài xã hội mà ngay trong hàng ngũ của đảng CS. Thành phần ly khai, đối lập, đối kháng trong Đảng Nhà Nước ban đầu chỉ bằng mặt mà không bằng lòng, bây giờ đã có người dũng cảm nói ra. Trong “báo đài” của Đảng Nhà Nước CS Hà nội cũng có nhiều nhà báo uốn mình qua ngỏ hẹp, “viết lách” nói lên lương tâm VN, nhứt là từ khi phong trào đấu tranh thêm chất men xúc tác là nhà cầm quyền CS Hà nội nhu nhược trước cuộc xâm thực đất và biển của VN.
Đa số những người Việt thương dân yêu nước đều dùng chiến thuật “bám thắt lưng địch” mà đánh. Dùng luật pháp trên danh nghĩa của CS để chứng minh cho nhân dân VN và thế giới thấy Đảng Nhà Nước CS Hà nội là nhà cầm quyền độc tài đảng trị toàn diện, phản dân hại nước./.
Tổ Quốc trên hết
Wednesday, December 1, 2010
Đấu Tranh Giữa Lòng Địch
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment