Friday, January 14, 2011

Toàn dân Việt ...Chúng ta hãy cùng nhau học bài học của dân chúng Tunisie ..Giải thể Chế độ Bạo quyền , Đảng trị Cộng sản VN ...đem Tự Do Và Dân

hứ sáu, 14 Tháng 1 2011 00:00


Tổng Thống Ben Ali

Tin Giờ chót - Hôm nay 12.01.2011, sau những cuộc biểu tình tại những thành phố lớn của Tunisie, chánh phủ đã ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn lãnh thổ sau khi cảnh sát, quân đội đã đàn áp trong máu lửa. Có khoảng trên 20 người chết, và hàng trăm người bị thương. Tổng Thống Tunisie , Ben Ali, đã cách chức tổng trưởng Nội vụ Rafik Belhaj Kacem, và thả các tù nhân bị bắt trong các cuộc biểu tình. Ông cũng vuốt ve bằng cách buộc các công ty hứa thu nhận 300.000 công nhân nội trong năm nay. Tại Pháp phe đối lập đã biểu tình đòi hỏi sự ra đi củ Ben Ali trước sứ quán Tunisie tại Paris

Một cái nhìn về tình hình Tunisie

Sau khi Mohamed Boazizi,một người thất nghiệp 26 tuổi đã tự thiêu trước toà tỉnh Sidi Bouzi vào ngày 17 tháng 12 2010,tình hình của Tunisie đã có những xáo trộn quan trọng,những cuộc biểu tình đã xảy ra gần như cùng lúc trên khắp lãnh thổ.Trước tiên,đó là một việc làm có tính cách tưởng nhớ đến người đã tự thiêu ở Sidi Bouzi,sau đó là việc bày tỏ sự phẫn nộ trước việc nạn thất nghiệp và sự cùng khổ gia tăng.

Được biết từ gần một năm nay,ở miền nam xứ Tunisie đã có xảy ra những cuộc bạo động! Người dân thấp cổ bé miệng của xứ Tunisie bắt đầu nói lên những sự bất mãn giấu kín từ nhiều năm qua,sự phản đối đã trở thành sự nổi loạn chống lại chánh quyền đương nhiệm.Làm sao sự việc này lại có thể xảy ra ở Tunisie,một nước mà từ hàng chục năm qua được coi như là một 'kiểu mẫu' của Bắc Phi?

*Trường hợp của Mohamed Bouazizi là một trường hợp điển hình cho sự tuyệt vọng của giới trẻ.Anh này bị thất nghiệp,cũng giống như 30% giới trẻ ở trong nước. Để kiếm sống và phụ giúp cho gia đình,anh xoay qua nghề bán rong rau,quả.Nhưng,các viên chức nhà nước đòi hối lộ và đòi hỏi phải có một môn bài mà anh không đủ sức để trả, hàng hoá của anh bị tịch thu và anh còn bị lăng mạ.Sự phẫn uất lên cao cùng với sự tuyệt vọng,anh tưới xăng tự thiêu trước toà thị chính Sidi Bouzid. Trường hợp của anh cũng giống như trường hợp của Abdesslem Trimeche đã tự thiêu vào tháng ba năm 2010!Nhưng lần này,trường hợp của Bouazzizi là một giọt nước làm tràn ly,sự nổi loạn xảy ra đã là hậu quả việc tức nước vỡ bờ.!

Bảo rằng Tunisie là một quốc gia toàn trị thì không đúng,nhưng không thể coi đây là một quốc gia dân chủ đúng nghĩa bởi vì nước này được xếp hàng thứ 164 trong việc tôn trọng tự do báo chí (theo sự xếp hạng của RSF).Với một dân số trên 10 triệu dân,Tunisie có đến 130.000 nhân viên cảnh sát, chánh quyền của tổng thống Zine El Abidine ben Ali tại chức từ 23 năm qua đã xây dựng quyền lực trên sự đàn áp một cách có hệ thống các chống đối dù do cá nhân,do các chánh đảng đối lập hoặc do báo chí.

Nhưng,nếu người dân xứ Tunisie chấp nhận chịu đựng chế độ của Ben Ali chính là vì họ được hưởng tương đối tự do do về kinh tế! Theo phúc trình Doeing Business của Ngân Hàng Quốc Tế, Tunisie được xếp hạng thứ 55 về chỉ số tự do kinh tế,nhưng đứng hàng thứ 95 về tham nhũng và thiếu bảo đảm pháp lý!

Chánh quyền trung ương của xứ Tunisie được bao quanh bởi từng lớp thư lại nói tổng quát là tham nhũng ở mọi từng lớp, kiểm soát và chế ngự nền kinh tế qua hệ thống môn bài,gây trở ngại cho việc tạo dựng xí nghiệp và tạo công việc!

Những cuộc nổi dậy trong những tuần lễ vừa qua sự bất mãn đối với chế độ của Ben Ali và nhất là sự lạm quyền của những người thân cận,chẳng những trong chánh quyền mà còn cả của gia đình ông ta!

Lúc đầu,các cuộc nổi dây xảy ra trong những vùng không có điều kiện phát triển thuận lợi nằm ở phiá tây và phiá nam Tunisie,nay đang lan dần đến các vùng trù phú ở phiá đông và vùng ven biển địa-trung-hải.Lúc đầu chỉ là các tầng lớp dân chúng cùng khổ,giờ đang lan dần đến các tầng lớp thị dân và trí thức,nhất là các chánh đảng đối lập và luật sư đoàn! Lúc đầu sự đàn áp giới hạn trong việc dùng lựu đạn cay,giới nghiêm,nay để duy trì sự ổn định của chánh quyền, các lực lượng trị an đã dùng đến đạn thật...

Các cuộc đụng chạm giữa những người phản kháng và các lực lượng trị an trong những ngày qua đã khiến nhiều người chết.Các cuộc nổi dậy này được xem như là các cuộc nổi loạn hay là một phong trào cách mạng?Khó có thể trả lời một cách dứt khoát vì việc xử dụng bạo lực không phải là mục đích chính của phe đối lập,trong khi đó,các cuộc nổi dậy có tính cách bạo động có tính cách bày tỏ sự phẫn nộ cá nhân hơn là sự tranh đấu cho một mục tiêu chánh-trị!

Trong số phe đối lập,Moncef Marzouki đòi hỏi Ben Ali phải từ chức; những người khác mong muốn có sự chuyển quyền thông qua một cuộc bầu cử,trong khi đảng nắm quyền PCD kêu gọi ông Ben Ali tiếp tục đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa bằng cách ra tái ứng cử vào năm 2014! như thế,khuynh hướng muốn thay đổi chánh phủ trong khuôn khổ hiến định mạnh hơn.

Tunisie cũng là nước nằm trong khối các quốc gia Địa Trung Hải.Chánh quyền Ben Ali có sự ủng hộ của Pháp và Ý. Trong tình hình hiện nay,những lời kêu gọi thành lập đệ nhị cộng hoà xem chừng không có cơ hội để thực hiện,nhưng người dân Tunisie đã có thể thấy được một điều:sự tranh đấu của họ buộc chánh quyền Tunisie phải dừng lại ở một giới hạn và bằng áp lực,dân xứ Tunisie có thể đẩy lùi dần giới hạn này.Có lẽ chánh quyền Tunisie phải tìm sự đồng thuận với nhân dân và tôn trọng các nguyện vọng của các tầng lớp dân chúng bởi vì ngày nay,họ đã có can đảm nói ra "chúng tôi không sợ!"

*So sánh tình hình giữa Tunisie và Algérie

Những cuộc bạo động ở Algérie và Tunisie đã do tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội gây ra các khó khăn này ảnh hưởng nặng nề trên tầng lớp trẻ. Hình thức bạo động xem chừng giống nhau giữa hai nước như chạm trán với các lực lượng trị an và tấn công vào các biểu tượng của quyền lực trung ương. Nhưng tình hình chánh trị và nguyên nhân các cuộc nổi dậy ở hai nước không như nhau.

*Tình hình chánh trị Algérie.

Tối ngày 5.01.2011 và những ngày kế tiếp , nhiều cuộc biểu tình phản đối chánh quyền Algérie đã xảy ra liên tiếp trên những thành phố lớn của Algérie . Dân chúng , phần đông là tuổi trẻ, đã chứng tỏ cho thế giới thấy sự phẫn uất tột độ của mình đối với một chánh phủ độc tài, thối nát và tham nhũng từ gần nửa thế kỷ nay.



Biểu tình ở Bab El Oued tối 5.01.2011

Algérie là một quốc gia Bắc Phi,có một dân số lên tới 34,5 triệu người,đa số là người trẻ, tuổi trung bình của dân chúng là 27 tuổi. Suất số tăng trưởng kinh tế trong năm 2010 ước lượng 3,8%,lợi tức chia đều trên đầu người được 5480 euros, được xếp hàng 127 trên thế giới .Vị nguyên thủ quốc gia hiện nay là Abdelaziz Bouteflika,73 tuổi,nắm quyền từ 1999.

Trước đây,Algérie là thuộc địa của Pháp. Algérie đã thu hồi độc lập vào năm 1962 nhưng Algérie đã may mắn hơn Việt Nam: Algérie có được sự toàn vẹn lãnh thổ. Quyền lực đích thực ở Algérie nằm trong tay quân đội, các nhà cầm quyền trong suốt 50 năm qua đều do quân đội 'ủng hộ'! Các nhà lãnh đạo cho tới nay đều có gốc gác từ hàng ngũ cách mạng.


Biểu tình ở Oran tối 5.01.2011


Năm 1999,Bouteflika được các tướng lãnh cao cấp trong quân đội ủng hộ vì ông là người được xem là có khả năng duy trì sự toàn vẹn của hệ thống trong đó các giới quyền lực dù mặc hay không mặc quân phục chia xẻ nguồn lợi chính của đất nước là khí thắp và dầu hoả.Nguồn năng lượng này cung cấp 97% lợi tức quốc gia. Nguồn lợi tức này được chia xẻ trong giới lãnh đạo một phần lớn,phần còn lại để duy trì bộ máy quyền lực và tài trợ cho các nhu cầu của đời sống hàng ngày : Algérie nhập cảng hầu như mọi thứ...

Cuộc nổi loạn của giới trẻ bắt đầu ở Oran rồi Alger trước khi tràn lan cùng khắp Algérie vì nạn thất nghiệp đè nặng lên tầng lớp trẻ. Năm 1988, ở Alger cũng đã có một cuộc nổi dậy chống đối chánh quyền mạnh mẽ và kể từ 2001 trở đi,đã có những bất mãn tiềm ẩn...Sự nổi dậy của giới trẻ thường xảy ra nhưng không mạnh mẽ lắm, thường dưới hình thức đối vỏ bánh xe,chận đường,đập phá các cơ quan chánh quyền,để tố cáo sinh hoạt đắt đỏ,đời sống khó khăn hay "hogra",một từ ngữ dùng để chỉ thái độ coi thường,dửng dưng của chánh quyền đối với nguyện vọng của dân chúng.

Tuy vậy,có sự hiện diện của các đảng đối lập ở Algérie,các đảng này được quyền phát biểu,trong khi đó đảng cầm quyền có được tính cách chánh đáng vì là đảng phát xuất từ Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc.

*Tình hình chánh trị Tunisie.

Tunisie là một nước nhỏ,chỉ có 10,6 triệu dân nhưng có một suất số tăng trưởng kinh tế khá hơn Algérie,tăng trưởng kinh tế của Tunisie ước lượng 4,1% vào năm 2010. Tuổi trung bình của dân chúng cũng tương đối trẻ, 30 tuổi,lợi tức chia đều cho đầu người khá cao,lên đến 7025 euros,được xếp hàng 116 trên thế giới.

Ngân sách dành cho giáo dục cao,lên đến 7,2% sản lượng nội địa,và trong lãnh vực giáo dục,Tunisie được xếp thứ 18 trên thế giới. Cũng như Algérie, Tunisie là một cựu thuộc địa của Pháp và đã thu hồi độc lập kể từ 1956. Lãnh tụ đầu tiên của Tunisie độc lập là Habib Bourguiba,đã có công tân tiến hoá nước Tunisie và tin tưởng một chế độ độc đoán (autoritaire) sẽ giúp thực hiện việc tân tiến hoá. Bourguiba được đánh giá là một nhà chuyên đoán sáng suốt. Năm 1987, Zine el Abidine Ben Ali kế vị ông nhưng đã không có được tinh thần dân chủ như Habib Bourguiba. Lấy cớ phải chống lại phong trào hồi giáo,ông đã biến Tunisie thành một quốc gia cảnh sát trị.Tuy nhiên,chánh quyền cũng coi trọng việc làm xã hội trở nên yên ổn qua các chánh sách xã hội như việc trợ cấp cho các tín dụng mua nhà,mua xe. Nhưng, cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã khiến số thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao (30%) và hơn thế,các giới thân cận chánh quyền,nhất là gia đình của tổng thống đã thủ đắc nhiều quyền lợi kinh tế qua các chương trình giải tư...

Các cuộc nổi dậy gần đây ở Tunisie phần lớn nằm trong vùng trung tâm(Sidi Bouzid) và vùng tây của Tunisie (Kasserine,Siliana..),những người ở đây cho rằng chánh quyền của Ben Ali chỉ lo vùng thủ đô và Sahel,bỏ mặc những vùng khác! Ở những vùng này (Tunis,Sahel) không có các cuộc 'nổi dậy ', chỉ có những cuộc biểu tình của học sinh,sinh viên. Phần lớn các cuộc nổi dậy cho thấy có sự tương phản giữa những vùng ở phiá bắc phồn thịnh,dễ kiếm việc làm và những vùng phiá tây và phiá nam nặng về nông nghiệp,bị bỏ quên.

Trước năm 2008, các cuộc nổi dậy phản đối đã được Ben Ali khéo léo biến thành các tranh chấp do nghiệp đoàn lãnh đạo,được giải quyết bằng tăng trợ cấp hay tăng lương..Nhưng sự ổn định này không kéo dài. Sau năm 2008,các tranh chấp ở những vùng phiá tây và phiá nam trở nên gay gắt hơn, có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn và của các nhân vật đối lập và giữa các nhân vật đối lập này có sự liên đới với nhau .Cũng nên nhận ra là ở Tunisie không có các đảng đối lập hoạt động công khai như ở Algérie,nhưng những người đối lập liên kết với nhau trong khi ở Algérie,các đảng đối lập tuy hiện diện nhưng chia rẽ với nhau.Nghiệp đoàn ở Tunisie,mặc dù lúc đầu ủng hộ Ben Ali,nhưng sau này đã ủng hộ các phong trào chống đối,trong khi đó,tại Algérie,nghiệp đoàn đứng ngoài các cuộc chống đối.

Điều giống nhau ở Algérie và Tunisie là chánh quyền đã nắm quyền quá lâu,đã tạo ra một nhóm quyền lực chia xẻ mọi quyền lợi và sự phong phú của đất nước.Thêm vào đó,sự tham nhũng đã là một tệ nạn của cả hai nước.

Tunisie,Algérie cũng như Việt Nam,đều từng là những quốc gia bị Pháp đô hộ.Việt Nam,qua phong trào Việt Minh,đã dành được một thắng lợi lớn là đánh bại lực lượng viễn chinh Pháp ở Điện Biên Phủ nhưng đất nước bị chia đôi vào năm 1954,một nửa đất nước được sống trong tự do (miền Nam Việt Nam),một nửa sống dưới chế độ cộng sản (miền Bắc Việt Nam).Có thể nói do thất bại tại Việt Nam, Pháp đã phải chịu trao trả độc lập cho Tunisie và sau đó cho Algérie. Cái may cho những nước này là họ thu hồi độc lập trong sự toàn vẹn lãnh thổ,cái may khác là họ là những nước theo hồi giáo đã không chấp nhận thuyết vô thần,do đó tuy theo con đường xã hội,họ đã không đi theo cộng sản.Nhờ đó,dân trong hai nước này có được những quyền tự do căn bản.

Hai nước Algérie và Tunisie cũng có một chế độ chuyên đoán dù không đi đến chỗ độc tài,nếu như ở Tunisie không có đảng đối lập công khai, người đối lập vẫn có cơ hội phát biểu và nghiệp đoàn được tự do đấu tranh cho quyền lợi của công nhân. Ở Algérie nghiệp đoàn yếu hơn như có đảng đối lập công khai hoạt động,có tự do báo chí. So với Việt Nam,hai nước này có nhiều điểm trội hơn vì Việt Nam có độc tài đảng trị,không có tự do báo chí (báo của các cơ sở đảng,viết theo lề phải,chỉ trích những điều đuợc cho phép..)

Cả ba nước có một số điểm giống nhau,quyền lợi quốc gia lọt vào tay một thiểu số cầm quyền và gia đình họ, nạn tham nhũng là quốc nạn.

Nhưng,giới trẻ ở Tunisie và Algérie đã quả cảm hơn,đã dấn thân vào các cuộc nổi dậy để đòi cải thiện quyền sống và những cuộc nổi dậy này phát xuất từ sự tranh đấu thực tâm.

Chúng ta có thể tin được chánh quyền Algérie và Tunisie sẽ nhượng bộ trước sự phẫn nộ,sự tuyệt vọng của giới trẻ "chúng tôi không sợ"

.Chừng nào có được sự nổi dậy đồng loạt ở Việt Nam?

Nhữ-Đình-Hùng.12/01/2011

  • Tham khảo

*La révolte des jeunesses maghrébines/Laurent Marchand/ouest-france.fr/ 11.01.2011
*Ca qui différencie l'Algérie de la Tunisie/Catherine Gouëset/lexpress.fr/11.01.2011
*Émeutes en Algérie et en Tunisie 2011: similitudes et différences/source: Le quotidien d’oran (Yassin Temlali)/city-dz.com/11.01.2011
*Tunisie:illusion du miracle économique laisse place à la révolte/Bài phân tích của Mahmoud Saïdi,sinh viên tư-pháp người xứ Tunisie /10.01.2011/afrik.com


No comments:

Post a Comment