Công chúa, hoàng tử và nông dân mất đất
Huỳnh Ngọc Chênh -
Như chuyện cổ tích, một cô bé 24 tuổi vừa ra trường, nhảy tót lên làm chủ tịch một công ty lớn có tới 2000 công nhân với doanh thu gần 1000 tỷ đồng mỗi năm. Chuyện cổ tích hiện đại ấy hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt Nam nếu cô gái ấy là ái nữ của một vị Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng chính trị duy nhất đang độc nắm vận mệnh đất nước nầy.
Như chuyện cổ tích, một cô bé 24 tuổi vừa ra trường, nhảy tót lên làm chủ tịch một công ty lớn có tới 2000 công nhân với doanh thu gần 1000 tỷ đồng mỗi năm. Chuyện cổ tích hiện đại ấy hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt Nam nếu cô gái ấy là ái nữ của một vị Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng chính trị duy nhất đang độc nắm vận mệnh đất nước nầy.
Theo cựu Ủy viên BCT Nguyễn Văn An, đứng đầu đảng là vua tập thể gồm
nhiều ông vua là các Ủy viên BCT nên con cái của các vị được đương nhiên
là hoàng tử hoặc công chúa.
Công chúa Tô Linh Hương là ái nữ của ông Tô Huy Rứa -
một trong 14 ủy viên BCT- sinh năm 1988, tốt nghiệp Cử nhân ngành Quan
hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền đã được bầu vào chức chủ tịch hội đồng quản trị công ty Vinaconex- PVC
là tổ hợp hai công ty xuất nhập khẩu xây dựng và xây dựng dầu khí vào
ngày 14.4.2012. Sự kiện này gây xôn xao dư luận vì tuổi đời của Tô Linh
Hương quá nhỏ.
Một công chúa khác cũng làm dư luận chú ý là công chúa Nguyễn Thanh Phượng, ái nữ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/03/1980, vừa là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt, với vốn điều lệ lên tới 3.000 tỉ đồng, vừa là một trong những sáng lập viên và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt, Quỹ đầu tư Bản Việt, Quỹ Y tế Bản Việt.
Khác với công chúa Nguyễn Thanh Phượng, hai hoàng tử của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại được xây dựng để đi vào con đường chính trị. Hoàng tử lớn là ông Nguyễn Thanh Nghị đang là hiệu phó trường đại học Kiến Trúc TP HCM được bầu thẳng vào ban chấp hành TƯ và đưa lên làm thứ trưởng bộ Xây dựng.
Hoàng tử thứ hai là ông Nguyễn Minh Triết đang
du học tại Anh được rút về giữ một chức vụ trong Đoàn TNCS, là tổ chức
hậu bị của đảng, nơi cung cấp nhân sự kế thừa quan trọng của đảng.
Các hoàng tử của các vị vua khác cũng được nhanh chóng đề bạt vào các chức vụ quan trọng. Đó là hoàng tử Nông Quốc Tuấn, con của nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh và hoàng tử Nguyễn Xuân Anh, con của cựu vương Nguyễn Văn Chi.
Ông Tuấn làm bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, còn ông Anh đang là phóng viên
báo Thanh Niên được đưa về làm bí thư quận rồi được bầu vào ban chấp
hành TƯ đảng và hiện nay là phó chủ tịch thành phố Đà Nẵng.
Đó là những công chúa, hoàng tử đang nổi bật, được dư luận không ngớt
bàn đến. Còn nhiều hoàng tử, công chúa rồi quận công, quận chúa khác tuy
chưa được dư luận chú ý tới nhưng không ít trong số họ đang nắm giữ
những vị trí không kém quan trọng trong bộ máy nhà nước hoặc đang sở hữu
các công ty tư nhân với vốn liếng kết xù.
Họ có được như vậy do hưởng những điều kiện học hành tốt đẹp, phần lớn
là ở các trường đắt tiền ở nước ngoài và sau khi ra trường nhờ vào cha
mẹ có ngay những vị trí cao trong bộ máy chính quyền hoặc làm chủ những
doanh nghiệp trong các lãnh vực làm ăn thuận lợi.
Trong dân gian hiện đang lưu truyền câu nói: "Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ, còn lại là mặc kệ". Đó là bậc thang xếp loại các thành phần có dễ thăng tiến hay không trong xã hội hiện nay.
Thành phần "mặc kệ" là ai? Là quảng đại quần chúng còn lại, là dân
nghèo, là công nhân, là nông dân và tệ hại nhất là những người nông dân
mất ruộng như dưới đây:
Con cái của những người nầy lo chuyện cơm ăn áo mặc là đã khó rồi, nói
chi đến chuyện học hành để có được một chút trí tuệ, dù đó là yếu tố
chót bẹt trong bậc thang thăng tiến, hầu đua chen với đời để thoát ra
khỏi cái cảnh bần cùng của cha mẹ chúng.
No comments:
Post a Comment