Friday, May 4, 2012

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chối bỏ trách nhiệm

2012-05-03
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên vừa lên tiếng cho rằng vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang vào ngày 24 tháng 4 vừa qua có sự móc nối của các phần tử chống đối trong và ngoài nước, và các thông tin tường thuật tại chỗ vụ cưỡng chế là xuyên tạc.

Youtube screen capture
Một thanh niên ở Văn Giang bị hàng chục công an và bọn xã hội đen đánh tới tấp.

Đâu là sự thật?

Hơn một tuần sau vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang với sự tham gia của hàng nghìn cảnh sát và bộ đội, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên, ông Nguyễn Khắc Hào vào ngày 2 tháng 5 lên tiếng cho rằng vụ cưỡng chế đã thành công và những tin tức, hình ảnh video được truyền đi từ hiện trường vụ cưỡng chế là xuyên tạc, giả tạo để vu khống bôi nhọ chính quyền.

Là người đã đến tận nơi theo dõi vụ cưỡng chế từ ngày 23 cho đến hết ngày 24 tháng 4 tại Văn Giang, bà Lê Hiền Đức lên tiếng phản đối nhận định này của chính quyền địa phương:

"Thứ nhất là ông Hào có mặt ở Văn Giang 2 ngày đó không mà dám nói sung sung lên như thế. Cái thứ hai là  ông Hào nói rằng cưỡng chế thành công, không xảy ra chuyện nọ chuyện kia, thì tôi hoàn toàn phản đối câu ấy.
Chính công dân Lê Hiền Đức đã lăn lộn 2 ngày 2 đêm ở đó và phải nói là như chiến trường cách đây hơn nửa thế kỷ mà tôi đã chứng kiến, khói lửa ngút trời, súng đạn ầm ầm. Chính mắt tôi đứng từ trên chòi cao nhìn thấy một thanh niên bị hàng chục công an nhảy qua bờ tường vào nghĩa địa đánh tới tấp."
Phải nói là như chiến trường cách đây hơn nửa thế kỷ mà tôi đã chứng kiến, khói lửa ngút trời, súng đạn ầm ầm. Chính mắt tôi đứng từ trên chòi cao nhìn thấy một thanh niên bị hàng chục công an nhảy qua bờ tường vào nghĩa địa đánh tới tấp.
Bà Lê Hiền Đức

Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.Citizen photo

Ngay từ đêm 23 tháng 3, trước khi vụ cưỡng chế xảy ra, hàng trăm nông dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang đã ra cánh đồng cưỡng chế để tìm cách giữ đất.
Cũng trong ngày hôm đó chính quyền địa phương đã điều động hàng chục xe ủi và máy xúc đến hiện trường để chuẩn bị cho vụ cưỡng chế vào sáng sớm ngày 24 tháng 4.
Vào khoảng 5 giờ 30 sáng, hàng ngàn công an, bộ đội được trang bị lá chắn, súng bắt đầu thực hiện cưỡng chế trước sự chống trả của người dân.
Người ta có thể nghe thấy tiếng súng bắn, lửa cháy do các chai xăng được ném qua ném lại giữa người dân giữ đất và lực lượng cưỡng chế.
Một người dân có mặt tại hiện trường vụ cưỡng chế tường thuật sự việc với Đài Á Châu Tự Do vào sáng ngày 24 tháng 4:

"Hiện tại bây giờ nó xé lẻ dân ra, đông lắm, khoảng 3000 thằng nó mặc toàn quân phục, nó mang mã táu nó đến để xé lẻ dân ra từng tí một. Nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi, nó bắt đầu ủi của dân rồi."
Hiện tại bây giờ nó xé lẻ dân ra, đông lắm, khoảng 3.000 thằng nó mặc toàn quân phục, nó mang mã táu nó đến để xé lẻ dân ra từng tí một. Nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi, nó bắt đầu ủi của dân rồi.
Người dân Văn Giang

Hình ảnh và thông tin về vụ cưỡng chế đã được đưa lên các báo đài quốc tế và trên nhiều blog trong nước. Ngay chính bà Lê Hiền Đức cũng là người đã tích cực trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông về những gì đã diễn ra tại Văn Giang vào ngày 24 tháng 4. Bà Lê Hiền Đức cũng là một đảng viên cộng sản kỳ cựu và là người đã được nhận giải thưởng liêm chính năm 2007 của tổ chức Minh bạch Quốc tế.

Ngăn cấm báo chí

Trong cuộc họp báo vào ngày 23 tháng 4, ngay trước khi cưỡng chế xảy ra, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cũng đã thông báo sẽ không cho phép phóng viên báo chí được đến đưa tin trực tiếp về vụ việc, bao gồm cả việc quay phim chụp ảnh.
Hàng ngàn công an và bộ đội trấn áp người dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao huyện Văn Giang hôm 24/4/2012
Hàng ngàn công an và bộ đội trấn áp người dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao huyện Văn Giang hôm 24/4/2012
Sau vụ việc, báo chí trong nước cũng chỉ đưa tin rất ngắn gọn về vụ cưỡng chế này và không đi vào chi tiết về những gì đã xảy ra.

Trong bài phát biểu tại nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành phố về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vào ngày 2 tháng 5 vừa qua, ông phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên, Nguyễn Khắc Hào nói rằng trong vụ việc Văn Giang có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước.

Các thông tin, thậm chí được tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền, xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền.
Thực sự ra có thế nào thì nói thế thôi chứ còn người ta bảo thế nào là quyền của người ta. Thực tế người ta đi cưỡng chế thế nào thì thế giới đều biết hết cả. Người ta bên chính quyền người ta muốn nói thế nào thì nói chứ còn dân chúng tôi bây giờ quá hoang mang.
Người dân Văn Giang

Một người dân huyện Văn Giang bức xúc nói :
"Thực sự ra có thế nào thì nói thế thôi chứ còn người ta bảo thế nào là quyền của người ta. Thực tế người ta đi cưỡng chế thế nào thì thế giới đều biết hết cả. Người ta bên chính quyền người ta muốn nói thế nào thì nói chứ còn dân chúng tôi bây giờ quá hoang mang tại vì chính quyền nói thế nào thì nên như thế chứ còn thực sự thế nào thì nói thế chứ còn mà nói sai thì người ta đã bắt đi rồi."
Là người quan tâm và theo dõi vụ việc, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam tại Sài Gòn, nhận xét:
"Tôi thấy video clip quá thật đi chứ, rồi qua các trang mạng rồi báo chí công khai cũng nói là đã huy động cả ngàn công an kể cả công an của bộ để trấn áp quần chúng để giao đất cho chủ đầu tư. Thế thì làm sao mà chối cãi được. Nói như vậy là vô liêm sỉ.
Chẳng thà mình thừa nhận đi, còn nói vậy là hết sức hèn nhát và vô liêm sỉ. Anh dám làm dám chịu, anh dám đàn áp dân anh phải gánh hậu quả, chứ không thể đổ thừa cho kẻ xấu và bọn phản động".
Chẳng thà mình thừa nhận đi, còn nói vậy là hết sức hèn nhát và vô liêm sỉ. Anh dám làm dám chịu, anh dám đàn áp dân anh phải gánh hậu quả, chứ không thể đổ thừa cho kẻ xấu và bọn phản động
Ông Lê Hiếu Đằng
Kết luận của ông phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên cũng làm người ta nhớ đến những nhận định tương tự được lãnh đạo thành phố Hải Phòng đưa ra hồi đầu năm nay liên quan đến vụ cưỡng chế đầm thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, gây xôn xao dư luận.
Ông Bí thư thành ủy Hải Phòng, Nguyễn Văn Thành trong một lần nói chuyện với các đảng viên lão thành ở địa phương về vụ cưỡng chế đã nhận định đại ý rằng báo chí đưa tin một chiều và hậu quả là bôi nhọ hình ảnh của hệ thống chính trị, của đảng, đặc biệt là đối với quân đội nhân dân và công an. Ông cũng nói đến cái gọi là vòng xoáy một âm mưu ở đâu đó.
Ông Lê Hiếu Đằng cho rằng đây là luận điểm chung của các quan chức địa phương để lấp liếm cái sai của mình:
"Luận điểm của các vị quan chức trong chính quyền khi có một vụ đấu tranh của nhân dân thì luôn cho rằng là có kẻ xấu và bọn phản động xen vào chứ không thấy được nguyên nhân chính là những chủ trương chính sách và các việc làm không đúng của các cấp ủy đảng, của các cấp chính quyền đã gây nên sự bất bình trong người dân và người dân đứng lên đấu tranh.

Thực ra thì nếu mà có kẻ xấu đi chăng nữa mà dân người ta không đồng tình thì làm sao người ta đi theo kẻ xấu được."


                 Vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang chỉ là một trong rất nhiều vụ cưỡng chế gây bất bình trong dân. Người dân Văn Giang nhiều năm nay đã khiếu kiện lên các cấp chính quyền, với mong muốn sự việc được xử lý hợp tình hợp lý nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Cũng chính bởi vậy mà đã xảy ra vụ xung đột giữa lực lượng cưỡng chế và người dân ở đây vào ngày 24 tháng 4 vừa qua.





No comments:

Post a Comment