Saturday, April 20, 2013

" Tự Do gì ?..Độc Lập là gì?..Hãy trả lời dùm tôi !.!!..!!..! "

Hết kiếp lưu vong (Tâm sự của 'người thua cuộc')



Nhạc & lời: Hàn Lệ Nhân * Ca sĩ: Xuân Lan & Văn Tấn Phước.

"Sự thật rất cứng đầu cứng cổ, người ta không thể tha hồ sắp xếp nó theo trình tự lớp lang nào tùy ý muốn của mình".

*
Lời nói đầu: Mấy chục năm qua, mỗi lần Ngày 30 Tháng 4 quay về, tôi thường tự đặt câu hỏi: 30-4-1975 ở nước ta chính xác là ngày gì? Là ngày lịch sử ‘huy hoàng, thần thánh’ mà con Hồng, cháu Lạc phải khắc nhớ, hay là một Quá khứ ‘đau thương’ nên quên bỏ? Đã có vô số câu trả lời, và câu trả lời nào, dưới góc độ nào, theo tôi, xét cho cùng cũng chỉ là «nửa vơi, nửa đầy», kể cả câu nói nổi tiếng của cố thủ tướng xhcn Võ Văn Kiệt «30-4: một triệu người vui, một triệu người buồn».

Trọn thời gian ngồi trên ghế Trung học, như rất nhiều các bạn đồng trang lứa, tôi chỉ được thầy cô ‘dạy’ về sử của «nos ancêtres sont des Gaulois» (Pháp sử). Đến khi bước vào đại học, sau 30-4-1975, cụ thể là qua thảm trạng Thuyền Nhân, tôi mới thực sự mày mò tự học về sử Quê Cha-Đất Tổ, bằng sách vở chính thống của cả hai nước VNDCCH và VNCH (1954-1975).

Sử Việt Nam trước 1945, nhìn chung đều khả dĩ du di chấp nhận được, và đến nay đáng tin cậy nhất, theo tôi, vẫn là cuốn Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim. Do đó, sau 30-4-1975, ai muốn học sử Việt Nam qua sách vở do CHXHCN-VN phát hành, kể từ cái mốc được người ta gọi trẹo là ‘Kách mạng tháng 8’, ‘chống Mỹ, kứu nước’… mãi đến hôm nay (30-4-2013), cần phải đối chiếu với khối tài liệu đã bị / được giải mả trên Internet, trước là để tự tìm ra đáp số cho bản thân; tiếp theo là để khen thưởng báo Nhân Dân và Nxb Sự Thật đã rất chí lý từ năm 1978 khi cho rằng «sự thật rất cứng đầu cứng cổ, người ta không thể tha hồ sắp xếp nó theo trình tự lớp lang nào tùy ý muốn của mình.» (1). Ở đây xin dẫn vài chứng cứ (nhiều người đã biết) xác minh điều đó, cho đúng với trách nhiệm tối thiểu «nói có sách, mách có chứng»:

1. Tìm đường kứu nước: Việc đầu tiên trong bước đầu ‘tìm đường kứu nước’ năm 1911 của chú Văn Ba Nguyễn Tất Thành trên đất Pháp là chú khẩn trương đâm đơn xin vô học Trường Thuộc Địa của Pháp (có ở đây), nôm na là chú đã lâm ly Ví giặm hòng được làm ‘thủ túc’ cho Thực dân xâm lược nước Việt ta. Mộng không thành vì chú không đủ tiêu chuẩn nên, từ đó đất nước ta mới ra nông nỗi tận ngày nay. Trong sách sử, đặc biệt do các nhà xuất bản tại CHXHCN-VN phát hành trường kỳ lờ tịt cái gân gà Đỗ Mười này;

2. Bút danh Nguyễn Ái Quốc: Nhà sử học người Việt, tên Trung Quốc, họ Dương, đương kim ĐBQH nước CHXHCN-VN, trong bài Nhân sự phá sản của Đề án 112 (laodong.com.vn, ngày 23 tháng 9 năm 2007, nay đã biến mất nhưng còn ở đây và, đương nhiên còn trong DVD lưu trữ của tôi) đã khẳng định Nguyễn Ái Quốc không hề là bút danh của riêng Nguyễn Tất Thành mà là bí danh của nhóm Ngũ Long Paris (Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn trường, Phan Chu trinh, Nguyễn An Ninh và trẻ nhất là Nguyễn Tất Thành (HCM, bấy giờ mới i tờ Oui-Non); nghĩa là 2 cuốn sách lừng danh «Những yêu sách của người An Nam» (Revendications du peuple annamite) và «Bản án chế độ thực dân Pháp (Le Procès de la colonisation française)» thật sự là do công sức của nhiều người: Bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, ấn bản do Nxb Chính trị Quốc gia (hậu thân của Nxb Sự Thật) phát hành năm 2000 và các ‘giáo trình’ sau này vẫn tiếp tục phủ nhận sự thật nhức nhối này.

3. Kách mạng tháng 8 năm 1945: Sự thật lịch sử đã xác minh rằng Kách mạng tháng 8 chỉ là một danh xưng được phóng đại từ một sự kiện nhỏ. Internet đã ghi rõ và bất khả phản biện là ông Hồ Chí Minh và đảng Lao Động VN của ông ta đã nhân cuộc Biểu tình bình thường của quần chúng để Cướp luôn chính quyền hợp hiến của học giả kiêm Thủ tướng Trần Trọng Kim dưới triều vua Bảo Đại, chứ chẳng phải từ tay Phát xít Nhật hay Thực dân Pháp như đã ghi trong ‘Sử Việt Nam x-h-c-n’ từ hơn nửa thế kỷ qua. Hồi ký Một Cơn Gió Bụi của cụ Trần Trọng Kim (viết xong năm 1949), Nxb Vĩnh Sơn ấn hành tại SG năm 1969, trang 91-98 đã ghi rành rành như thế;

4. Bút danh Trần Dân Tiên và T. Lan: Internet đã khẳng định bằng Hình chứng, chụp từ sách do chính đảng csvn xuất bản năm 1985 rằng ‘tác giả’ cuốn «Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch» và ‘tác giả’ cuốn «Vừa đi đường, vừa kể chuyện» với bút danh hay bí danh Hồ Chí Minh vốn là Một; nói cách khác, Trần Dân Tiên và T. Lan đều là anh em Tam sinh với ‘bác Hồ vô vàn kính yêu’ của người ta - ‘vị cha già dân tộc vốn rất khiêm nhường, không muốn nói nhiều về mình’!

5. Ngày chết của Hồ Chí Minh: Trong tủ sách gia tộc tôi còn giữ cuốn Testament du Président Ho Chi Minh * Appel et Hommage Funèbre du Comité Central du Parti des Travailleurs du Viet Nam (Lời Di chúc của CT HCM * Lời kêu gọi và Điếu văn của BCH TƯ đảng Lao Động VN), in năm 1969, ghi rõ rằng CT HCM chết ngày mồng 3 tháng 9 năm 1969, do cố TBT Lê Duẩn (Lê Văn Nhuận, 1907-1986) tuyên đọc. Non 10 năm qua, Internet và chính đảng CSVN lại xác định: HCM chết trùng ngày Quốc Khánh của CHXHCN Việt Nam: Ngày mồng 2 tháng 9! Và đến nay đảng CSVN không hề có nửa câu xin lỗi với quốc dân về cái ‘lịch sử khóc và cười’ trong cùng một ngày này.

Và vô số sự kiện ‘lịch sử’ VN-XHCN đã được / bị Internet lật tẩy (ví dụ thêm một vài: Anh hùng đuốc sống Lê Văn Tám…xạo (tìm đọc bài của Gs xhcn Phan Huy Lê), Nhật Ký Trong Tù (qua nghiên cứu chi ly của GS Lê Hữu Mục và nhiều tác giả khác cũng như của chính bản thân tôi), chống Mỹ cứu nước (theo nhận định của chính cố TBT Lê Duẩn: Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô và Trung Quốc), Tình hữu nghị Việt-Tàu từ năm 1930 đến thời 16 chữ vàng nhão, 4 tốt làm ngày nay… mà đảng csvn chỉ còn biết lấy sách lược ‘im lặng’ làm quốc sách nhập nhằng, tiếp tục lừa bịp những đồng bào chưa có phương tiện tiếp cận với Internet.

Trước 30-4-1975, chống Mỹ ‘xâm lược’ là yêu nước; nay chống Tàu bá quyền xâm lược lại là ‘phản động’, là bóc lịch. Tại sao vậy?

Quan hệ Việt-Tàu thật sự như thế nào, tôi nghĩ không gì khách quan hơn cách lắng nghe chính ông em Việt cộng nói về ông anh Tàu cộng. Xin trích nguyên văn 3 đoạn:

[«Tóm lại, trong 30 năm qua, những người cầm quyền Trung Quốc đã ba lần phản bội nhân dân Việt Nam:

1. Tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, họ đã bán rẻ lợi ích dân tộc của nhân dân Việt Nam, không những để bảo đảm cho nước họ một vành đai an ninh ở phía nam, mà còn để chuẩn bị địa bàn cho việc thực hiện mưu đồ bành trướng ở Đông Dương và Đông nam châu Á. Họ muốn duy trì tình trạng Việt Nam bị chia cắt lâu dài, hòng làm cho Việt Nam suy yếu và phải phụ thuộc vào Trung Quốc.

2. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, khi chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ thì họ bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, đồng thời đưa quân Mỹ trực tiếp xâm lược miền nam Việt Nam (?). Khi Việt Nam muốn ngồi vào thương lượng với Mỹ để phối hợp ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao thì họ ngăn cản. Khi nhân dân Việt Nam đang trên đà đi tới thắng lợi hoàn toàn thì họ bắt tay với chính quyền Ních-xơn, dùng xương máu của nhân dân Việt Nam để đưa nước CHND Trung Hoa lên địa vị «siêu cường thứ ba» và đổi chác lấy việc giải quyết vấn đề Đài Loan.

3. Sau khi nhân dân Việt Nam ‘giải phóng’ hoàn toàn miền nam khỏi ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ và ‘thống nhất’ nước nhà, họ đã dùng mọi thủ đoạn chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao để làm suy yếu nước CHXHCN Việt Nam, hòng khuất phục nhân dân Việt Nam, tiến đến dùng lực lượng quân sự của bè lũ tay sai Pôn-Pốt – Iêng Xa-ry xâm lược Việt Nam ở phía tây nam và lực lượng quân sự của Trung Quốc trực tiếp xâm lược Việt Nam ở phía bắc, giết hại nhân dân Việt Nam, phá hoại nghiêm trọng các cơ sở kinh tế, văn hóa của Việt Nam ở các vùng có chiến sự.

Ba lần họ phản bội Việt Nam, lần sau độc ác, bẩn thỉu hơn lần trước !»] (Hết trích).

(Nxb Sự Thật, HN 10/1979: Sự thật về quan hệ VN-TQ trong 30 năm qua, phần thứ năm, trang 99-100).

Từ sau Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên, TQ) năm 1990 đến nay, qua các động thái xâm lược trên mọi mặt của TQ trên đất nước ta, nên chăng gọi đó là sự ‘phản bội’ lần thứ tư? Và bè lũ nào là đồng phạm và phải chịu trách nhiệm trước toàn dân Việt Nam đối với sự ‘phản bội’ kỳ…chót này?

Ngày 30 tháng 3 năm 2013 này, sự kiện hàng trăm học sinh tại trường THPT Nguyễn Hiền, Sàigòn (Thành Hồ) đồng loạt xé nát đề cương môn sử, tung hê xuống trắng cả một góc sân trường (xem video tại đây), khi hay tin năm nay sẽ không có thi tốt nghiệp THPT về môn sử, lại làm tôi suy nghĩ, lung hơn: Dân ta phải biết sử ta, nhất định là thế, nhưng là Lịch sử nào? Nền giáo dục xhcn đã, đang đưa đến hậu quả ra sao, tôi nghĩ ai còn chút quan tâm đến hai chữ Việt Nam đều biết ít nhiều (2). Ở đây, chỉ xin trải lòng chút đỉnh về môn sử, cụ thể là thứ ‘chính sử’ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, qua bản nhạc Hết Kiếp Lưu Vong nhỏ bé này và xin lặp lại: «Sự thật rất cứng đầu cứng cổ, người ta không thể tha hồ sắp xếp nó theo trình tự lớp lang nào tùy ý muốn của mình.» (1).

Tôi tin quyết, nỗi đoạn trường sâu kín của phường chuyên ngành nói láo (đặc biệt trong môn sử), thứ nhất là ngày ngày họ tự ngắm trong gương, ngày ngày đối diện với con cháu trong gia tộc của chính họ; thứ hai là dẫu khi hữu sự, trong vai trò «nguyên là» hay tự xưng «cộng sản chân chính - ở tuổi tròm trèm 8 bó», họ có ‘phản tỉnh’ cách nào thì hoạ chỉ kẻ u mê ám chướng mới tiếp tục tin và vỗ tay; kể cả khi họ giơ cả tứ chi ‘thề trên đầu người khác’ là họ Nói Thật 100%! Nỗi đoạn trường này thuộc họ gien di căn toàn tập, không phải trong một hai thế hệ hậu cộng sản ở nước ta mà có thể triệt tiêu được, hầu cùng chung sống, cùng ôn cố trong cùng một dòng lịch sử thông suốt vốn có, vốn là như nơi nơi trên thế giới giãy hoài không chết.

Những tay gõ ‘lề dân’ như tôi đều nói «cám ơn Bác Internet». Còn các cây viết chuyên nghiệp ‘lề đảng’ hẳn đều tru tréo lên: Mả bố thằng Internet ‘phản động’!

Hỡi các Dư Luận Viên lãnh lương từ tiền thuế của nhân dân triền miên bị lừa, mời quý vị vô mục này phản biện về lịch sử một cách lịch sự, vì Lịch sử với Lịch sự chỉ khác nhau có mỗi cái dấu!


* Chú thích:

1. Hãy bảo vệ tình hữu nghị quý báu của chúng ta, báo Nhân Dân ngày 29 tháng 5 năm 1978 ; Nxb Sự Thật in lại tháng 10 năm 1978 trong cuốn Nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam: Độc lập, Tự do, Hoà bình, Hữu nghị, trang 11.

2. Về giáo dục và lịch sử mời các bạn xem-nghe thêm: Sự trăn trở của một kẻ lười biếng

No comments:

Post a Comment