Những sự thật cần phải biết (phần 6)
- Lê Duẩn: Kẻ đồng mưu với Hồ Chí Minh tàn sát nhân dân Mậu Thân 1968
Nay tôi xin trình bày tội ác của Lê Duẩn trong cái chết của hàng nghìn
nạn nhân trong sự kiện thảm sát vào Mậu Thân Huế.
Lê Duẩn là hiện thân
của một kẻ khát máu cùng với Hồ Chí Minh lúc đó vạch ra kế hoạch man rợ
này với nhân dân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).
Bài viết về các nhân vật gây tội ác lịch sử trên báo Poska có thể tìm hiểu tại link sau:
Vậy con người Lê Duẩn và tội ác ông ta gây ra thế nào trong sự kiện mậu thân 1968? Xin trình bày trong bài viết này của tôi.
Theo sách tài liệu lịch sử của cộng sản Việt Nam thì Lê Duẩn tham gia tổ
chức của cộng sản năm 21 tuổi và nhanh chong tiến thăng thành một trong
những lãnh đạo chủ chốt của đảng cộng sản Việt Nam và tay chân thân tín
của Hồ Chí Minh. Sách lịch sử của cộng sàn Việt Nam viết:
“Đồng chí Lê Duẩn (tên khai sinh là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 07/4/1907
tại Làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Đồng chí tham gia Hội thanh niên cách mạng năm 1928 và năm 1930 trở
thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông
Dương. Năm 1937 - 1939, đồng chí Lê Duẩn được cử giữ chức Bí thư Xứ ủy
Trung Kì và hoạt động tích cực của đồng chí góp phần quan trọng dẫn đến
cao trào đấu tranh cách mạng sôi nổi trong cả nước. Năm 1939, đồng chí
Lê Duẩn được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng và đã cùng đồng chí
Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng, chủ trì Hội nghị lần thứ sáu Ban
Chấp hành Trung ương, quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc
Phản đế Đông Dương thay Mặt trận Dân chủ, chuyển hướng cuộc đấu tranh
cách mạng sang thời kì mới. Năm 1946, ra Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn làm
việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần cùng Trung ương Đảng chuẩn
bị cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp. Cuối năm đó, đồng chí được Bác
Hồ và Trung ương Đảng cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.”
(Thông tin được viết trên website dạy lịch sử của giáo viên tại Việt Nam xã hội chủ nghĩa: http://www.daykemtainha.com/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid=272).
Như vậy Lê Duẩn đã thăng tiến khá nhanh trên con đường quan lộ cộng sản
của ông ta. Ông ta đã là một đệ tử thân tín của Hồ Chí Minh từ năm 1946
và đã có công lớn” Tiêu diệt Mỹ Ngụy” trong sự kiện Mậu thân 1968 – sự
kiện mà mới đây vị đạo diễn Lê Phong Lan dám viết hoàn toàn sai về lịch
sử trong loạt phim tài liệu của mình. Hồ Chí Minh là kể chủ mưu (Xin xem
lại “Những sự thật không thể chối bỏ 14”) tuy nhiên điều đó đúng nhưng chưa đủ, trong bài này tôi xin trình bày cụ thể về vai trò của Lê Duẩn.
Để chứng minh vai trò của Lê Duẩn trong sự kiện Mậu Thân 1968, tôi xin
được trình bày các tài liệu và bằng chứng sau đây để bạn đọc thấy rõ bản
chất độc ác của cộng sản Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh, Lê Duẩn nói
riêng.
Thứ nhất, Lê Duẩn trong một bài phát biểu có nội dung là “Một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” (Lê Duẩn)
trước bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam và cục tác chiến cộng sản
Việt Nam đã nói về sự kiện Mậu Thân trước khi nó xảy ra như sau:
“Ý kiến của đồng chí Lê Duẩn được Quân ủy Trung ương và Tổng Tham mưu
trưởng Văn Tiến Dũng tán thành và trở thành ý định quyết tâm chiến lược
năm 1968: chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ rừng núi, nông
thôn vào đô thị - nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Tổng bí thư Lê Duẩn
nhấn mạnh: “Mỹ không còn con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân
sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một
bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân
sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền
Nam.”
Đây là ý kiến của Lê Duẩn được ghi lại trong cuốn sách của Cục Tác chiến
có tựa đề: “Lịch sử cục tác chiến 1945-2000”. Trích dẫn này được
website của đảng cộng sản Việt Nam trích dẫn lại:
Điều này cho thấy Lê Duẩn đã thực hiện ý tưởng của Hồ Chí Minh (Xem “Những sự thật không thể chối bỏ 13”)
bằng một ý tưởng cứng rắn hơn sau khi Văn Tiến Dũng còn đang lên một kế
hoạch đánh du kích theo truyền thống cộng sản. Chính đảng cộng sản là
kẻ chủ mưu sự kiện Mậu Thân và giao cho Văn Tiến Dũng soạn thảo, nhưng
rồi Hồ Chí Minh và Lê Duẩn là hai người đưa ra ý tưởng và chỉ đạo cuối
cùng:
“Tháng 6-1967, Bộ Chính trị chủ trương: “Nhân lúc đế quốc Mỹ đang
đứng trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động
bầu cử Tổng thống Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh một đòn quyết định tạo chuyển
biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải
thua” (Trích “Lịch sử quân sự Việt Nam, t.11, Nxb CTQG, H. 2005, tr.205-207).
Qua hai tài liệu của chính cộng sản Việt Nam đã công nhận thì sự thật
đảng cộng sản đã vạch ra kế hoạch khủng bố một nước khác VNCH và thông
qua ý tưởng của Hồ Chí Minh, chỉ đạo cụ thể của Lê Duẩn để tạo ra một
trong những thảm sát kinh khủng của nhân loại.
Thứ hai, một cuốn sách được cho là có “nhẹ nhàng” hơn với cộng sản đó là cuốn “Bên thắng cuộc”
của tác giả Huy Đức. Dù không nói cụ thể nhưng đã nói lên vai trò của
Lê Duẩn suốt từ năm 60 cho đến sau này. Điều này cho thấy sự kiện Mậu
Thân ông ta đúng thật sự có vai trò lớn lao trong tội ác tày trời đối
với nhân dân Việt Nam. Tác giả Huy Đức viết: “Sau Hồ Chí Minh, Lê
Duẩn là nhà thiết kế chính, nếu không nói là duy nhất của mô hình kinh
tế miền bắc suốt từ năm 1960 đến năm 1975”.
Rồi cũng lại chính Huy Đức viết đã trích dẫn lại hồi ký của tướng Giáp nói về vai trò chỉ đạo quân đội của Lê Duẩn: “Với
tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (Lê Duẩn) đã thường
xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những
vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những
điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh
thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội
III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí
thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: “Anh là Tổng chỉ huy lâu
năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh
đạo”.
Như vậy qua hai sự việc nhà báo Huy Đức đã viết thì Lê Duẩn chính là thủ
phạm chỉ đạo không những về kinh tế mà còn là quân sự trong đó có chủ
trương sắt máu đối với nhân dân miền Nam năm 1968 theo ý tưởng của Hồ
Chí Minh:
“Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của chủ tịch Hồ Chí Minh bị sa
sút, nên phải gác lại công việc và đi Trung Quốc chữa bệnh. Tuy nhiên
với bề dày kinh nghiệm, uy thế to lớn trong Đảng Lao động và nhân dân,
mọi quyết sách lớn vẫn phải được phê duyệt bởi chủ tịch. Do vậy Hồ Chủ
tịch đã có một chuyến về nước ngắn để nghe Quân ủy Trung ương trình bày
kế hoạch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu ý những điểm sau: 1. Dự thảo báo
cáo tốt, toàn diện, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan không
2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ý đánh lâu dài. 3.
Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo
đảm. 4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ý đến việc giữ sức
dân. 5. Phải chú ý mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho
du kích. 6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục, đánh
được lâu dài (nghĩa là có khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh lâu
dài” (Trích cuốn sách của Cục Tác chiến quân đội cộng sản “ Cục Tác chiến, Lịch sử cục tác chiến 1945-2000”).
Thứ ba, sử gia Villard viết về sự kiện Mậu Thân như sau với vai trò của Lê Duẩn:
“Quan niệm về một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy thực ra đã bắt
nguồn từ những năm giữa thập niên 1960. Và kế hoạch đó sau cùng đã là
sản phẩm chung của tướng Văn Tiến Dũng, thuộc cấp cao cấp nhất của tướng
Giáp, và tổng bí thư Lê Duẩn, đối thủ lâu năm của vị tướng được cả quân
dân miền Bắc ngưỡng mộ và thường gọi là anh Văn. Tháng 9 năm 1964, bộ
chính trị quyết tâm đạt chiến thắng toàn diện, điều động vào miền Nam
một đại đơn vị thiện chiến đầu tiên, với nhiệm vụ chuẩn bị tổng công
kích sau khi quân đội miền Nam bị đánh bại. Một kế hoạch quân sự gọi là
kế hoạch X được soạn thảo, nhằm tấn công Sài Gòn từ năm hướng, sử dụng
các đơn vị đặc công làm mũi tiến công tiền đạo, sách động dân chúng nổi
dậy lật đổ chính quyền Sài Gòn. Kế hoạch này y hệt kế hoạch được sử dụng
trong chiến cuộc Mậu thân 1968. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn là đồng tác giả
và người chủ động nhất trong kế hoạch này, sau đó phải ngưng kế hoạch
lại vì lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa vào mùa hè 1965 đã đánh tiêu
tan mọi hy vọng về tổng công kích tổng nổi dậy vào năm đó.”
Qua sự kiện này chúng ta thấy tác giả Vilard cũng khẳng định kế hoạch
Mậu Thân 68 được chính Lê Duẩn là đồng tác giả và chủ động nhất theo sự
gợi ý của bộ chính trị do Hồ Chí Minh đứng đầu. Kế hoạch khủng bố nhân
dân VNCH được sắp đặt cho năm 1964-65 chứ không phải đến 68. Tuy nhiên,
do người Mỹ đưa quân vào Việt Nam giúp đỡ VNCH nên đã đẩy lùi kế hoạch
của Hồ Chí Minh và Lê Duẩn tới 1968. Điều này cũng cho thấy 2 ý đó là:
Cộng sản luôn có tư tưởng khát máu bất cứ lúc nào và năm 1964 chưa có
quân chiến đấu Mỹ tham chiến tại Việt Nam nhưng cộng sản vẫn vạch kế
hoạch khủng bố và tuyên truyền “Chống Mỹ cứu nước”.
Trích dẫn của tác giả Villard đã được chính người cộng sản Việt Nam thừa nhận trên website của mình: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=473.50).
Thứ tư, trong cuốn sách có tên “Đối nghịch” của tác
giả J. Leroy - một nhà hoạt động xã hội người Pháp và cũng là đảng viên
đảng cộng sản Pháp. Cuốn sách in năm 2000 tại Pháp này đi sâu phân tích
về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác trong đó
có dẫn chững về cuộc chiến Việt Nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm
về ý thức hệ. Trong trang 243 có đoạn viết: “Những cái chết của
khoảng 5000 người ở Huế ngoài ông Hồ Chí Minh có vai trò như một người
chỉ đạo về ý tưởng thì ông Lê Duẩn lúc đó cũng có trách nhiệm như một
tổng công trình sư...”
Cuốn sách này đã được tôi giới thiệu tại “Những sự thật không thể chối bỏ phần 14”
và nay tôi xin trích dẫn thêm đoạn văn viết về vai trò của Lê Duẩn để
bạn đọc thấy vai trò của ông ta không hề nhỏ trong việc đưa hàng nghìn
người dân Huế vô tội đi vào cõi chết vào tết Mậu Thân.
Thứ năm, theo một tài liệu do đảng cộng sản ấn hành, Việt Minh đã để lại Miền Nam 60.000 đảng viên (trích trong Tổng Kết Cuộc Kháng Chống Thực Dân Pháp, Thắng Lợi và Bài Học, Hà Nội, 1996): “Cán
bộ và đảng viên được đặt dưới quyền lãnh đạo của đồng chí Lê Duẩn, Bí
thư Xứ Ủy Nam Bộ. Vào ngày cuối cùng của thời hạn tập kết ở Cà Mau, sau
khi chúng ta đánh lừa địch bằng cách giả bộ lên tàu tập kết, đồng chí Lê
Duẩn đã tìm cách rời khỏi tàu vào lúc nửa đêm để ở lại”.
Như vậy, rõ ràng Miền Bắc đã chuẩn bị tấn công Miền Nam ngay khi Hiệp
ước Genève chưa kịp ráo mực, chứ không phải vì Miền Nam không chấp nhận
tổng tuyển cử vào năm 1956 hoặc vì có sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ
tại Miền Nam mà đang cộng sản luôn tìm cách tuyên truyền mị dân.
Và cũng chính nhờ ở lại nằm vùng mà Lê Duẩn đã tư vấn cho Hồ Chí Minh
tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu người dân Huế vô tội nhằm thỏa mãn cơn
khát quyền lực của cộng sản: “Đồng Chí Lê Duẩn rất hiểu miền nam và
nhân dân miền nam, chúng ta nhất trí thông qua phương án của đông chí Lê
Duẩn vì nó đồng nhất với gợi ý của đồng chí Hồ Chí Minh” (Trích
Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12-1967 được Ban Chấp hành Trung ương
Đảng thông qua tháng 1-1968, thành Nghị quyết Trung ương lần thứ 14. Tài
liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.)
Thứ sáu, chính Lê Duẩn chứ không phải ai khác khẳng định “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”.
Ông ta nói không sai, vì như tôi đã chứng minh rõ ràng qua nhiều bài
viết thì thực chất cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến của tập đoàn cộng
sản khát máu với nhân dân tự do. Và câu nói của Lê Duẩn còn hiểu theo
nghĩa nữa đó là: Đánh theo kiểu của Trung cộng - diệt sạch và giết
sạch.
Lời khẳng định của Lê Duẩn đã được thể hiện khi Lê Duẩn và Hồ Chí Minh
chỉ đạo Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp sang Trung cộng báo cáo với Chu
Ân Lai vào ngày 04/07/1967 về tình hình và chiến lược quân sự, bao gồm
cuộc tổng tấn công này.
Phạm Văn Đồng đã báo cáo Chu Ân Lai như sau: “Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí”. Chiến
tranh nhân dân là chiến lược đã được áp dụng trên chiến trường miền
Nam. Chiến lược này do Mao Trạch Đông đề xướng, chủ yếu là “lấy nông thôn bao vây thành thị” và “vũ trang tổng tấn công và nổi dậy”. Chiến lược này được sử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968.
Trong buổi họp, Chu Ân Lai than thở ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bảy mươi, và nhấn mạnh: “Mặc
dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không
chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan”. Năm tới mà Chu Ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968.
Những câu nói trên được trích trong cuốn “Biên niên sử đảng cộng sản Việt Nam”
– NXB Quân đội năm 1983. Điều mà chúng ta cần đặt câu hỏi là khi ông
Phạm Văn Đồng nói đã áp dụng chiến lược của các đồng chí thì đó là chiến
lược gì? Đó chính là việc thực hiện tổng công kích đẫm máu mà tôi đã
chứng minh Trung cộng muốn Việt Nam đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối
cùng.
Thứ bảy, một người chứng kiến sự kiện Mậu Thân như ông Liên Thành với tác phẩm “Biến động miền trung” cũng đã nhắc đến vai trò của Lê Duẩn như một kẻ chỉ huy khát máu:
“Ngày 28 tháng 12 năm 1967, bộ chính trị họp phiên họp đặc biệt, dưới
sự chủ tọa của Hồ chí Minh. Lê Duẩn, bí thư thứ nhất ban chấp hành
trung ương đảng báo cáo lên Hồ toàn bộ kế hoạch tấn công Mậu Thân. Ngoài
kế hoạch quân sự, vào ngày 21 tháng 1 năm 1968 [trước trận đánh Mậu
Thân], bộ chính trị trung ương đảng gởi mật điện cho trung ương cục miền
Nam, khu ủy khu 5, và khu ủy Trị-Thiên, bộ chính trị yêu cầu Phạm Hùng,
Võ Chí Công, Trần Văn Quang, thành lập mặt trận chính trị thứ hai lấy
tên là "Liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình’’ nhằm phân hóa chính
quyền miền Nam, tập họp những lực lượng, những cá nhân chống chính quyền
miền Nam, chống Mỹ, tranh thủ mọi tầng lớp dân chúng” (Trích Liên Thành – “Biến động miền trung” trang 40).
Thứ tám, tại trang 208 cuốn “Mao chủ tịch của tôi” có viết được tạm dịch như sau:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừ bọn chống đối
nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nội dậy tết
1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành
phố. Hồ Chủ tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc
tiến hành Vạn lý Trường Chinh... Đồng chí Lê Duẩn - một chiến sỹ trung
thành của chủ tịch Hồ Chí Minh là người vạch ra kế hoạch chi tiết
nhất...”
Qua đây chúng ta thấy chính ông Hồ Chí Minh học theo sách lược của Mao
để “thanh trừ “ cái gọi là bọn chống đối nhân dân. Họ là những nhân dân
vô tội, vậy mà ông Hồ đã học theo thầy ông ta là Mao để đem lại kết quả
bi thương cho xấp xỉ 5000 người dân vô tội ở Huế. Và Lê Duẩn thì lại
chính là kẻ vạch kế hoạch chi tiết cho những đau thương ấy.
Kết luận: Bằng tám dẫn chứng cơ bản nhất của các tác giả
trung lập, thân cộng, tác giả trong cuộc và ngay chính bản thân các tài
liệu của đảng cộng sản đã thừa nhận một điều quan trọng. Điều đó là
ngoài kẻ chủ mưu Hồ Chí Minh ra còn một kẻ đáng bị vạch mặt và kết tội
vì hơn 5000 nạn nhân chết oan khuất tại Huế. Đó là: Lê Duẩn.
Tội ác của Hồ Chí Minh và Lê Duẩn là không thể nào tha thứ được. Ngày
nay lịch sử không cho phép chúng ta để tội ác của lãnh đạo đảng cộng sản
được chìm vào quên lãng. Vạch ra sự thật sẽ giúp nhân dân thấy rõ bộ
mặt thật của họ - những đồ tể cộng sản.
05/09/20112
No comments:
Post a Comment