Tuesday, July 16, 2013

Đấu tranh không chỉ có một cách

  - Cho đến hôm nay, phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam mặc dù chưa thành công trong việc lật đổ chế độ cộng sản bán nước và độc tài. Tuy nhiên không hẳn là chúng ta thất bại. 
Bằng chứng là đảng cộng sản đã phải run sợ và có những biện pháp kêu la chứng tỏ sự sợ hãi của mình. Xin ví dụ như: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải ra công văn cấm dân chúng đọc Dân Làm Báo, Biển Đông... Hay như việc cũng chính thủ tướng phải chi tiền cho một đội ngũ đông đảo Dư Luận Viên để có thể đánh phá lề dân. Cũng bởi sợ hãi dân chủ và internet mà đảng cộng sản phải chặn đường vào các trang của lề dân hay facebook. 
Đồng thời báo nhân dân, quân đội nhân dân trước đây thường nhìn lề dân bằng nửa con mắt đã phải vã mồ hôi để biện minh cho đảng trước sức mạnh sự thật của lề dân. Chính vì vậy, chúng ta không thể quá bi quan với vấn đề đấu tranh cho dân chủ. Nếu chúng ta bị quan nhụt chí hoặc nóng vội thì tất cả chỉ là “giục tốc bất đạt” mà thôi!.

Vong bản là bán nước

Cho đến hôm nay chúng ta đã biết rằng, Cờ Vàng không phải là lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) mà Cờ Vàng là lịch sử dân tộc. Điều này đã được chứng minh rõ ràng qua hai bài “Những sự thật cần phải biết” phần 89. Như vậy chúng ta không thể gán ghép việc lá cờ vàng với việc kêu gọi phục hồi VNCH. Có thể nói, quyền lựa chọn lá cờ hay thể chế sau này là hoàn toàn do người dân Việt Nam lựa chọn. Chúng ta tôn trọng quyết định của người dân. Tuy nhiên chúng ta phải luôn nhớ hai điều là: Dù là thể chế nào cũng cần phải giữ được cội nguồn của dân tộc và cần phải có một lá cờ trong lúc đấu tranh để có thể thu thập được lòng người.

Theo một số bài viết cho rằng "VNCH đã chết", cứ tạm cho như thế, mặc dù trên thực tế không phải thế vì một chế độ không hẳn chỉ sống bằng bề nổi mà quan trọng là sống trong lòng dân và điều này thì VNCH hoàn toàn có vì sau 38 năm nay trong lòng người dân trong và ngoài nước vẫn trung thành với lá cờ vàng. Như vậy thì cờ Vàng không thể chết. Hơn thế nữa VNCH không phải là chế độ đại diện cho cờ vàng, mà VNCH chỉ l
à một chế độ trong nhiều chế độ, thời kỳ của lịch sử dân tộc lấy cờ vàng làm quốc kỳ. Như vậy, nếu muốn quay về với cờ vàng sau này cũng không có gì là điều lạ. Bởi vì chúng ta cần phải biết thể chế có thể thay đổi, đảng phái có thể thay đổi nhưng có những yếu tố lịch sử dân tộc không thể thay đổi. Ở trong trường hợp này là lá cờ vàng. Bởi vì nếu một dân tộc tự mình ném bỏ lịch sử dân tộc, ném bỏ yếu tố truyền thống thì đó chính là dân tộc Vong Bản.
 Chẳng lẽ các bạn lại muốn chúng ta lấy 1 lá cờ đỏ giống cộng sản đem từ Phúc Kiến bên Tầu về làm cờ sau này? 
 Hay là các bạn lại muốn đem một lá cờ của một nước XYZ nào đó về để chế biến? 
Tại sao cứ phải hô hào vứt bỏ cái truyền thống dân tộc để đem về những cái mới không thích hợp.

Một dân tộc muốn trường tồn phải có bản sắc cho riêng mình. Một trong những yếu tố đó chính là yếu tố lịch sử dân tộc mà trong trường hợp là lá cờ. Chúng ta không chấp nhận cờ đỏ Phúc Kiến tại sao chúng ta lại cố tình không chấp nhận cờ vàng có từ thời Hai Bà Trưng để đi tìm một lá cờ khác như một số tác giả trên Dân Làm Báo và một số báo mạng khác đang định hướng? Phải chăng chính những tác giả này đang cố tình Vong Bản. Xin nhắc cho những tác giả này rằng tội Vong Bản nặng không kém gì tội bán nước.

Có một điều chúng ta phải thấy rằng, không phải cái gì mới cũng tốt. Thể chế dân chủ mới sẽ tốt, con người mới sẽ tốt nhưng truyền thống dân tộc không thể phai nhòa được. Liệu các bạn có nghĩ đến một ngày nào đó chúng ta ném bỏ khăn đóng áo dài để mặc đồ đại cán như Hồ Chí Minh và đàn em. 
 
Liệu chúng ta có thể vứt bỏ những bộ áo dài thiết tha của thiếu nữ Việt để nhập về những bộ Kimono để làm quốc phục?
Yếu tố lịch sử và văn hóa không cho phép chúng ta làm như vậy vì làm như vậy chính là phản bội dân tộc. 
 
Xin lấy ví dụ: Chế độ Nga Hoàng sau khi có Liên Xô đã mất. Nhưng lá cờ dân tộc Nga không chết. Và nước Nga mới đã dùng lá cờ dân tộc của họ. 
Tại sao chúng ta cứ phải tìm cách bỏ lá cờ vàng? 
Đó phải chăng là âm mưu vong bản của một số người?.
 
 Nếu là vậy thì thật đáng buồn vì chúng ta kêu gào chống cộng sản đấu tranh cho dân chủ, cho Dân Tộc nhưng bản thân lại đi đánh mất bản sắc dân tộc.

Cũng có một số người cho rằng đến nay phong trào dân chủ chưa thành công là do có sự cãi cọ cờ vàng / đỏ làm ảnh hưởng đến đấu tranh. Nhưng điều này lại không đúng. Vì sao?

Vì chúng ta đang đấu tranh cho dân tộc, nên chúng ta lấy lá cờ dân tộc làm phương hướng, làm biểu tượng phân biệt với cộng sản bán nước không có gì sai. Và việc những người yêu cộng sản hoặc không yêu cộng sản mà vẫn dùng cờ đỏ có sự khác biệt không có gì lạ. Với cộng sản chúng ta miễn bàn. Còn những người không yêu cộng sản mà vẫn dùng cờ đỏ vì họ chưa biết, chưa hiểu sâu sau nhiều năm bị cộng sản lừa dối vẫn tưởng là lá cờ vàng của VNCH thì chúng ta phải làm cho họ hiểu để họ dần quay về với dân tộc, với quốc gia. Tại sao chúng ta không chịu làm điều đó với tư cách truyền thông sự thật mà lại đổ tội cho có sự tranh cãi giữa cờ vàng và cờ đỏ. Phải chăng đây là sự ngụy biện của những kẻ vong bản và muốn phá vỡ tinh thần dân tộc?

Xin nhắc lại một lần nữa: Thể chế có thể thay đổi, tên gọi có thể thay đổi, đảng phái có thể thay đổi nhưng lá cờ Dân tộc không thể thay đổi. Nhưng ai đòi thay đổi lá cờ dân tộc là VONG BẢN - Tội vong bản là tội đồ bán nước. 

Đấu tranh có nhiều con đường

Đấu tranh dân chủ là một quãng đường dài, chúng ta không thể nóng vội nhất là chúng ta không chỉ chống cộng sản Việt Nam mà còn phải chống sư phụ của chúng là lũ giặc Trung cộng. Nếu chúng ta cứ nóng vội sẽ thất bại.

Hiện nay đang xuất hiện một số bài viết cò mồi cho vấn đề nóng vội như thế này và đó chính là một chiếc bẫy mà chúng ta cần phải nhận ra. Tại sao lại gọi là bẫy? Vì những lý do như sau:

Thứ nhất, chúng ta không phủ nhận việc những tấm gương công khai phản kháng như Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải... đã là một thành công để cổ vũ cho tinh thần dân chủ dám nghĩ, dám làm của dân tộc ta. Nhưng chúng ta cũng nên nhận thấy rằng trong lúc này, cộng sản Việt nam vẫn còn trong tay công an, quân đội và sau lưng là Tầu cộng. Cứ nhìn chúng thẳng tay đàn áp dân chủ, bỏ tù người yêu nước là chúng ta thấy. Vậy chúng ta cũng nên rút kinh nghiệm thực tế này để tạm thời chia nhỏ lực lượng, đi vào bí mật để âm thầm tuyên truyền chờ thời cơ đứng lên. Lúc này chúng ta cần đoàn kết nhưng không phải tất cả tập trung vào một mối, hoặc để cho 1 người nào đó đứng ra công khai đương đầu với cộng sản thì chúng ta ắt sẽ bị cộng sản nắm thóp và bẻ gãy dễ dàng.

Đây là cuộc cách mạng toàn dân, chứng ta phải âm thầm lập nhóm và cho dân biết chủ trương, sự thật rồi lợi dụng Internet để kết nối các nhóm lại. Cộng sản chỉ sợ nhiều nhóm liên kết chặt chẽ vì chúng không biết đâu mà lần. Còn những luận điệu quy tụ về một mối lúc này chỉ giúp cộng sản dễ triệt tiêu mà thôi. Chúng ta đừng nên quá chú trọng vào danh tiếng của một ai đó làm Leader mà quan trọng là chúng ta có nhiều Leader của các nhóm thì mới làm cộng sản mất phương hướng và không thể triệt hạ.

Thứ hai, chúng ta kêu gọi đấu tranh cho dân chủ không chỉ bởi có một phương pháp đó là nêu lên những tham nhũng bỉ ổi của cộng sản hiện nay. Mà chúng ta cần phải chỉ ra quá khứ lịch sử nhân dân Việt Nam đã bị lừa đảo bởi đảng cộng sản. Chúng ta có lúc nào đặt tay lên trán tự hỏi là tại sao vẫn có người Việt Nam tin rằng cộng sản có công với nước, Hồ Chí Minh là một vị thánh? Chính vì thế chúng ta cần tuyên truyền nhiều hơn nữa sự thật đến với đồng bào để họ có thể biết họ đã bị lừa đảo. Từ đó, chính những người dân biết mình bị lừa sẽ là lực lượng tiên phong đánh đuổi cộng sản.

Chúng ta cũng nên biết rằng, lịch sử là một môn khoa học có ảnh hưởng rất lớn đến đường lối chính trị và thể chế ở một quốc gia. Chúng ta nghiên cứu lịch sử sự thật vừa có thể giúp nhân dân Việt Nam giải độc sau nhiều năm bị bưng bít. Cũng đồng thời là mục đích giúp cho các thế hệ sau ý thức được việc cần phải làm để tránh mắc phải những sai lầm trong quá khứ. Chính người Nhật có ngày hôm nay vì họ đã học nhiều từ lịch sử đau thương cũng như hào hùng của chính dân tộc họ. Tại sao vẫn có một số người sợ chúng ta viết về lịch sử, quên quá khứ? Phải chăng đó chính là một hình thức chạy tội cho cộng sản.

Hơn thế nữa, đấu tranh với cộng sản trên mặt trận truyền thông có nhiều con đường. Có thể có người viết về tình trạng kinh tế, xã hội hiện tại nhưng cũng có người phải viết về lịch sử để chỉ ra sai lầm từ quá khứ. Chúng ta không thể bắt tất cả mọi người viết về lịch sử mà cũng không thể bắt tất cả viết về hiện tại. Nếu thực lòng có tâm với dân tộc thì mỗi người tùy theo khả năng và điều kiện của mình phải làm điều tương xứng. Không thể cho rằng nói về lịch sử là không tốt trong lúc này. Nói cho đúng hơn, chính lịch sử đang giúp giải độc cho rất nhiều thế hệ còn đang lầm tưởng “Đảng quang Vinh, bác Hồ vĩ đại!”

Thứ ba, chúng ta cần đoàn kết nhưng là đoàn kết với ai? Có nhiều người cho rằng chúng ta cần phải tập hợp cả những người cộng sản. Tôi không phản đối điều này nhưng chúng ta cũng nên thấy rằng chỉ có thể đoàn kết với những người cộng sản phản tỉnh thực sự mà thôi. Vì sao? Chúng ta còn nhớ những câu nói nổi tiếng như “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” hay là “Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo”. Hay chúng ta nhìn thấy trên thực tế, ngày xưa cộng sản nói muốn nhân dân ăn tết ký hiệp định đình chiến nhưng lại đem quân đánh phá Miền Nam mậu thân 1968 hay sau này là việc vi phạm hiệp định Paris 1973. Ngay mới đây chúng ta thấy Nguyễn Quang A, Chu Hảo là những người được cho là lớp cộng sản đang có tư tưởng phản tỉnh vẫn ca ngợi Hồ mặc dù ai cũng biết Hồ là tội đồ của dân tộc. Như vậy chưa nên có thể tin vào đội ngũ này. Thậm chí có người tuyên bố bỏ đảng nhưng vẫn ngầm ca ngợi đảng cộng sản có cương lĩnh và đường lối tốt hay nói cách khác trước kia cộng sản tốt còn ngày nay cộng sản mới xấu. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết sàng lọc những người cần đoàn kết đó là những người cộng sản phản tỉnh thực sự như cụ Tô Hải, Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện... Chúng ta không thể đoàn kết với những kẻ đi hàng hai hoặc “Đòi đa đảng chứ không chống đảng” hay “Chỉ chống đảng để đảng sửa đổi chứ không muốn lật đổ đảng”. Đó chính là những đối tượng nguy hiểm cho phong trào dân chủ. Một là những đối tượng này sẽ phá hoại phong trào dân chủ từ bên trong mà tiêu biểu mới đây là vụ chữ ký của Nguyên Đình Lộc. Hoặc những đối tượng này sẽ dọn chỗ cho một cộng sản version 2. 0 tại Việt Nam sau này. Bởi vậy chúng ta cần phải nhận thấy rằng: Đoàn kết là tốt nhưng không thể vơ bèo vặt tép!

Tương lai dân tộc Việt Nam nằm trong tay người dân Việt Nam. Phải biết kết hợp toàn bộ sức mạnh đoàn kết dân tộc một cách khéo léo lúc này. Nếu chúng ta chưa đủ mạnh thì cần bí mật vận động và tuyên truyền cho người dân lúc này. Đừng vì nóng vội mà quy tập cả những thành phần không đáng tin cậy vào hàng ngũ dân chủ. Đồng thời cần phải cho người dân thấy được quá khứ đau thương của dân tộc và ngay cả thảm cảnh hiện nay là do Hồ Chí Minh và cộng sản gây nên mới có thể có sức bật để lật đổ cộng sản và đánh tan giặc ngoại xâm Trung cộng.

15/7/2013

No comments:

Post a Comment