Wednesday, July 31, 2013

Những sự thật cần phải biết (phần 12) - Tại sao không là lễ phục Dân Tộc?

I. Những bộ đại cán Tàu:
Người ta chỉ yêu dân tộc mình khi người ta tôn trọng chính truyền thống dân tộc của mình. Người Việt Nam rất quan trọng truyền thống dân tộc thông qua trang phục. Đặc biệt đó là lễ phục. Tuy nhiên quan chức lãnh đạo cộng sản thì không phải như vậy. Trên thực tế lãnh đạo cộng sản thích mặc đồ Tàu thì đúng hơn.

Từ Hồ Chí Minh...

Ngay từ lần đầu xuất hiện trước công chúng, ông Hồ Chí Minh đã mặc áo Đại Cán khác hẳn người dân Việt Nam lúc đó:

Hồ Chí Minh năm 1945

Trong bức hình chụp Chính phủ Liên hiệp Lâm thời VNDCCH đầu năm 1946, ông Hồ Chí Minh là Chủ tịch chính phủ đứng giữa, nổi bật trong bộ trang phục khác hẳn những người còn lại, người thì vận Âu phục, người thì đóng quốc phục truyền thống. Bộ đồ này chỉ một thời gian sau đã trở thành mốt phổ biến trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Đó là bộ đồ gồm chiếc quần cùng màu và cùng chất vải với chiếc áo đại cán bốn túi, nửa dân sự nửa quân sự, cổ đứng hoặc cổ bẻ, may sát người hoặc may rộng theo kiểu của Mao và những lãnh đạo Tàu cộng.

Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946

Và sau đó:

Hồ Chí Minh và đại biểu phụ nữ dân tộc ít người 
tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3-1961


Thậm chí lúc tiếp khách quốc tế cũng không thèm mặc quốc phục dân tộc:

Hồ Chí Minh trao đổi với Chủ tịch Lào Kaysone Phomvihane tại Hà Nội năm 1966.

Thủ tướng Pháp Georges Bidault đón tiếp Hồ Chí Minh hồi tháng 7/1946.

Hồ Chí Minh và các nguyên thủ quốc gia Ấn Độ năm 1958. 
(Ảnh tư liệu Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ).

Và ông Hồ Chí Minh chết đi vào nằm hòm kính trong lăng cũng trong bộ đồ đại cán. Bảy năm sau, đến lượt Mao vào nằm lăng trong cùng trang phục. Ngay cả sau khi Hồ Chí Minh qua đời, hàng ngũ lãnh đạo triều Hồ vẫn duy trì mốt áo đại cán kiểu Mao cho đến ngày chiếm lĩnh miền Nam năm 1975 và có thể cho đến ngày nổ ra chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979.

Chết rồi vẫn “đại cán”

Hồ Chí Minh và Đặng Tiểu Bình (sao giống nhau quá vậy?)

Tổng thống Sukarno và Hồ Chí Minh tại Bandung, 
nhân chuyến thăm Indonesia của Hồ năm 1959

Còn đây là một số bài viết miêu tả bộ áo đại cán của Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, đọc bài báo miêu tả tượng của Hồ Chí Minh tại khắp các địa phương trong tỉnh Ninh Bình viết mới thấy toàn là “bác mặc áo Đại cán”. Không có bất cứ tượng nào để cho Hồ Chí Minh mặc quốc phục. Có lẽ các thế hệ sau này của đảng cộng sản quá hiểu sở thích và chiều lòng Hồ Chí Minh ngay cả khi đã đi gặp Mác - Lê - Mao: “Tượng Bác tại Bảo tàng Tam Điệp: ...Tượng Bác mặc áo sơ mi, bên ngoài khoác hờ chiếc áo đại cán trên vai... Tượng Bác tại huyện ủy Yên Mô: ...Tượng Bác ở tư thế đứng, mắt nhìn thẳng, tay phải giơ lên cao, tư thế đang chào; tay trái khuỳnh ra phía sau, bàn tay cầm cuốn sách, mặc áo đại cán, quần âu, chân đi dép cao su... Tượng Bác ở UBND xã Yên Thái, huyện Yên Mô... Tượng Bác ở tư thế đứng, mắt nhìn thẳng, tay phải giơ lên cao, tư thế đang chào; tay trái buông xuôi, mặc áo đại cán, quần âu, chân đi dép cao su... Đền thờ Bác Hồ tại Khánh Phú, Yên Khánh: ...Tượng Bác ở tư thế ngồi trên ghế, chân chữ ngũ, tay phải đặt nơi đầu gối, tay trái cầm cuốn sách, mắt nhìn thẳng, mặc bộ quần áo đại cán, chân đi dép cao su...” 


Thứ hai, đọc bài báo trên báo quân đội nhân dân cộng sản chúng ta sẽ nhận ra một điều là bài báo khẳng định mặc áo Đại Cán chính là một thói quen hay chính là style chuẩn của Hồ. Mời bạn đọc xem phần trích dẫn này: “Dạo này tiếng Bác nhỏ hơn so với những năm trước. Trang phục vẫn thế. Cái áo lụa, cái quần lụa nâu sẫm, hôm nào nực thì mặc may ô trắng. “Đi ra ngoài thì mặc áo đại cán ka-ki màu vàng nhạt, đội mũ dạ đen Trung Quốc... (Trích: “Gặp bí mật tại Pa-ri và trở về Hà Nội”)


Hồ Chí Minh cùng Xuân Thủy 

Thứ ba, đọc hồi ký của Vũ Khoan - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, rồi Phó Thủ tướng Chính quyền cộng sản cho thấy Hồ Chí Minh đã chọn “đại cán” làm quốc phục khi đi thăm khách nước ngoài: “Đi thăm các nước nhiệt đới, Bác cũng vẫn ăn mặc y như vậy. Còn khi tới thăm các nước bên châu Âu, Bác mới mặc một bộ “đại cán” dạ (tức là áo cài khuy tới tận cổ, không đeo cra-vat) và đi giầy vải hay giầy da.”


Tới các quan chức cộng sản khác

Tôn Đức Thắng

Song kiếm hợp bích “đại cán” – Tôn Đức Thắng và Hồ Chí Minh

Trường Chinh

Cũng Song kiếm hợp bích “đại cán” - Trường Chinh và Hồ Chí Minh. (Tháng 1/1955)

Lê Duẩn cũng “đại cán”.

Lê Duẩn song kiếm hợp bích đại cán cùng “bác”

Đại cán của đồng chí “ăn đu đủ không cần thìa”.


Song kiếm hợp bích “đại cán” bán nước bằng công hàm 1958.

Còn rất nhiều lãnh tụ cộng sản khác mà bạn đọc có thể kiểm chứng toàn mặc đồ đại cán của Trung công. Vậy câu hỏi được đặt ra đâu là nguồn gốc của bộ quần áo đó? Chúng ta sẽ có câu trả lời ngay dưới đây

Đây là nguồn gốc

Tôn Trung Sơn và vợ

Nguồn gốc của nó là bộ quốc phục mới, do Chủ tịch lâm thời Trung Hoa Dân quốc Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) chỉ đạo thiết kế cho nước Trung Hoa mới sau Cách mạng Tân Hợi. Năm 1923, Quốc dân Đảng cầm quyền chính thức quy định đây là trang phục bắt buộc đối với viên chức nhà nước Trung Hoa. Từng là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng trong thời Quốc - Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông cũng mặc bộ đồ này. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp thu trang phục này, khi giành chính quyền từ tay Quốc dân Đảng. Mao Trạch Đông mặc bộ đồ này trong buổi lễ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 01/10/1949 và suốt đời ông không thay đổi cách trang phục. Từ đó, bộ đại cán 4 túi đi vào lịch sử trang phục thế giới với tên gọi “bộ đồ Mao”.

Mao và Hồ

Mao Trạch Đông

Mao Trạch Đông và Giang Thanh

Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh 1955

Mao và Hồ tiếp tục điệp khúc “đại cán”.
***

Còn đây là cụ Ngô Đình Diệm

Trong khi cộng sản Miền Nam chỉ trích VNCH là bán nước, là không yêu nước. Nhưng nếu nhìn thấy sự thật cụ Ngô Đình Diệm mặc áo dài khăn đóng chúng ta mới thấy điều ngược lại. Chính cụ Ngô Đình Diệm mới là người yêu nước, biết tôn trọng giá trị văn hóa dân tộc. Một người luôn biết nâng niu dân tộc từ việc nhỏ nhất như bộ lễ phục đã cho thấy cốt cách khác hẳn con người sính “Tàu” và bắt chước “Tàu “ như ông Hồ Chí Minh và quan chức cộng sản.

Cụ Ngô Đình Diệm và Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ (bên phải). 
Tất cả đều khăn đóng áo dài truyền thống.

Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm mặc áo dài truyền thống trong chuyến viếng thăm Úc 1957

Cụ Ngô Đình Diệm tiếp Vua Thái Lan

Cụ Ngô Thăm Nha Học Chánh

Cho đến thế kỷ 18, việc ăn mặc của người dân được một số các bậc vua chúa lưu tâm tới. Một sắc chỉ của Chúa Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) ở Đàng Trong chứng minh điều đó. Sắc chỉ này cho biết, vào các thời kỳ trước, người Việt Nam “thường hay bắt chước lối ăn mặc của người phương Bắc, cũng gọi là người Khách (người Tàu).” Vì lẽ đó, theo sử gia Lê Quý Đôn, “để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng,” Vũ Vương đã ban hành sắc dụ về ăn mặc, “lấy thể chế áo mũ trong Tam Tài Đồ Hội làm kiểu mà tạo ra chiếc áo dài, cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong theo đó thi hành”. (Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục).

Chính Lê Quý Đôn khi được vua Lê cử vào trấn nhậm Thuận Hóa năm Bính Thân (1776), cũng đã hiểu thị cho dân: “Y phục nước nhà xưa nay vốn đã có chế độ. Địa phương này trước kia đã tuân theo quốc tục... chính trị, phong tục phải thống nhất. Những ai hiện nay còn mặc y phục theo người Khách thì phải thay đổi theo quốc tục.” Ở đây “Ăn mặc theo quốc tục” tức là mặc QUỐC PHỤC vậy.

Một số Quốc trưởng Việt Nam vẫn coi quốc phục là thể diện quốc gia; các vị ấy hãnh diện mặc quốc phục khi vi hành trong nước lẫn khi công du nước ngoài, cũng như trong các lễ nghi đón tiếp các vị quốc khánh đến thăm nước ta.

Hình ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm như đã thấy ở trên mặc quốc phục đón tiếp quốc vương Thái Lan hay đi kinh lý trong nước là hình ảnh rất đáng trân trọng. Đó chính là lòng tự hào dân tộc được thể hiện nơi con người của Cụ Ngô.

II. Và đây là lý do!

Từ khi Việt Nam bắt đầu có y phục riêng, người dân trong nước ăn mặc nghiêm chỉnh theo phong cách và quốc phục Việt Nam. Quốc phục thoạt đầu chủ yếu là áo dài thô sơ. Rồi dần dà chiếc áo dài, đặc biệt là áo dài phụ nữ được biến cải mỗi thời kỳ mỗi khác. Tuy nhiên, phía y phục nam giới, từ đầu thế kỷ 20 đến nay gần như có biến đổi nào đáng kể. Là vì nam giới thường sử dụng Âu phục hơn quốc phục, nên quốc phục cho nam giới lùi dần vào bóng tối. Nhưng trên thực tế quốc phục không hề mai một vì nhờ có nhiều người Việt Nam nặng lòng với quốc hồn quốc túy, ra sức bảo tồn quốc phục bằng cách mọi giá. Vậy đâu là lý do mà quốc phục đã bị Hồ Chí Minh và lãnh đạo cộng sản làm ngơ? Xin được trình bày ở dưới đây để thấy Chế Lan Viên đã đúng khi nói “Bác Hồ ta đó chính là bác Mao”.

Thứ nhất, Hồ Chí Minh từng tuyên bố như sau: Đại hội lần 2 đảng Cộng sản Đông Dương tại chiến khu rừng núi Tuyên Quang, tái công khai đảng Cộng sản dưới danh xưng mới là đảng Lao động ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư. Trong đại hội này, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Về lý luận, đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin... lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam... Tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin”. (Hồ Chí Minh toàn tập). Chẳng những thế, cũng trong Đại hội này, Hồ Chí Minh còn nhiều lần tuyên bố: “Ai có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được”. (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào Cộng sản quốc tế, 2001, tr. 63).

Như vậy việc Hồ Chí Minh có “bắt chước theo Mao cũng là điều quá dễ hiểu vì “Mao không thể sai được”.

Thứ hai, “Bài báo bằng thơ chữ Hán đầu tiên của Bác Hồ của tác giả Phạm Duy Trưởng. Bài báo này đã được 1 blogger là một người lính cộng sản post lại các bạn có thể tham khảo tại link sau:

Trong đoạn đầu của bài báo có viết “Cứu vong nhật báo" là một tờ báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo trong thời kỳ chiến tranh chống Nhật, sáng lập ở Thượng Hải tháng 8 năm 1937, năm 1938 rời về Quảng Châu, đầu năm 1939 rời về Quế Lâm vào tháng 10 năm 1940 và trung tuần tháng 12 thì rời Quế Lâm. Nguyễn Ái Quốc đến Quế Lâm vào tháng 10 năm 1940 và trung tuần tháng 12 thì rời Quế Lâm. Trong thời gian đó, Người đã viết cho CỨU VONG NHẬT BÁO tám bài sau đây với bút danh là Bình Sơn...”

Như vậy ta có thể thấy, ông Hồ với bài báo đầu tiên của mình bằng tiếng Hán đã viết một bài thơ có tiêu đề "Cứu Trung Quốc là tự cứu mình". Ngay từ đầu bài chúng ta đã thấy rõ được tâm ý của ông Hồ giành cho Trung cộng. Tại sao cứu Trung quốc lại là tự cứu mình? Hay chăng ông Hồ tự coi Việt Nam đã là một phần máu thịt của Trung quốc nên ông ta mới nói vậy. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bài thơ. Trong bài báo của tác giả Phạm Duy Trưởng có đoạn: 

"Tạp chí Hàn Nôm số 1 năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho đăng bài: "Cứu Trung Quốc thị cứu tự kỷ" đăng trên tờ "Cứu vong nhật báo" ngày mồng 4 tháng 12 năm 1940. Theo bài viết này, đây là bài thơ chữ Hán sớm nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo. Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc nguyên văn bản chữ Hán, được Phác Can phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ:

Cứu Trung Quốc là tự cứu mình

Nhật Bản phát xít ở phương Đông,
Dã man cuồng bạo lại tàn hung. 
Vào Trung Hoa gây chiến xâm lược, 
Nhân dân Trung Quốc khổ vô cùng. 
Người thì bị giết, nhà bị thiêu, 
Núi đầy xương, đất đầy máu đỏ. 
Tàu bay, bom đạn, tránh làm sao? 
Đói rét, ốm đau, sống thật khó. 
Họ đang đấu tranh rất gian khổ, 
Giữ gìn dân chủ và hòa bình. 
Họ đang cần có người viện trợ, 
Họ đang cần được sự đồng tình. 
Giặc Nhật tấn công cả thế giới, 
Là kẻ thù chung toàn nhân loại. 
Mau đứng lên mà giúp Trung Hoa, 
Anh chị em Việt Nam ta hỡi! 
Ra sức giúp cho người Trung Quốc, 
Trung Việt khác nào môi với răng. 
Nhớ rằng môi hở thì răng buốt, 
Cứu Trung Quốc là tự cứu mình.

Bình Sơn

4- 12- 1940

Chính vì “cứu Trung Quốc là tự cứu mình” nên ông Hồ Chí Minh yêu áo đại cán cũng không có gì là lạ!

Thứ ba, chúng ta đã thấy Hồ Chí Minh trong các bài thơ và thậm chí cả công văn xin vũ khí gửi cho Stalin cũng viết hoặc ký tên bằng tiếng Tàu. Đến ngay hoạt động của đảng cộng sản cũng phải xin ý kiến Tàu thì rõ ràng độ “thần phục” Tàu đã ở mức cao trào. Và như vậy việc dùng áo “đại cán” cũng không có gì là lạ.

Hồ Chí Minh ký tên tiếng Tàu

Điện ngày 18/4/1947 của Ban chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương gửi Ban chấp hành của Đảng Cộng sản Trung Quốc v/v đề nghị góp ý kiến về cuộc kháng chiến chống Pháp và các chính sách trong kháng chiến. (Lưu trữ Bảo tang Hồ Chí Minh)

Điện ngày 05/12/1948 của Bộ Chính trị TW Đảng Cộng sản Đông Dương gửi TW Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị cử 03 cán bộ quân sự sang giúp. (Lưu trữ Bảo tang Hồ Chí Minh).


Thứ tư, thậm chí sau này Việt Minh kêu gọi dùng tiếng Hoa và bỏ chữ quốc ngữ thì chuyện mặc áo Tàu cũng là bình thường mà thôi. Tờ nhật báo “Tiếng Dội” số 462, năm thứ 3, 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký (Xem cụ thể tại: Những sự thật không thể chối bỏ phần 9).

Thậm chí đến tác giả người Nga là Ruslan Kobachenko nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu lịch sử Châu Á từng giảng dạy tại đại học Minsk-Nga, ông cũng là đảng viên đảng cộng sản Liên Xô đã phải thốt lên trong cuốn sách “Liên Xô- Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề chưa được biết” - Cuốn sách này đã được nhà xuất bản Lịch sử của Liên Bang Nga xuất bản năm 1995, trong cuốn sách của mình ông ta viết tại trang 298, tạm dịch: “Trung quốc có lợi hơn cả trong cuộc nội chiến ở Việt Nam. Họ vừa có lợi trong việc ăn cắp kỹ thuật sản xuất pháo, xe tăng của chúng ta khi những chuyến hàng gửi đến Hà Nội luôn bị giữ lại Trung Quốc hàng năm trời trước khi đến Việt Nam. Ngoài ra, sự kiệt quệ do nội chiến ở Việt Nam cũng chính là điều mà Trung Quốc mong muốn. Đồng Chí Stalin nghĩ Hồ Chí Minh biết điều này nhưng ông ta dường như chỉ nghe theo lời của Mao Trạch Đông.

Thứ 5, Hồ Chí Minh còn là một đảng viên của đảng cộng sản Trung quốc không phải là một mà những hai lần. Trên website của sở văn hóa thông tin tỉnh Nghệ An có tên: vanhoanghean.vn. viết như sau: “...ở bài viết này (báo Nhân Dân, 1/7/1961, số 2.658), Hồ Chủ tịch cho biết Người đã hai lần đứng trong hàng ngũ Đảng CSTQ. Một lần trong những năm 1924-1927, với chức danh là “tuyên truyền đối ngoại”, viết bài về Đảng CSTQ cho một bài báo bằng chữ Anh và, một lần, vừa là binh nhì trong Bát lộ quân, vừa là Bí thư chi bộ của một đơn vị ở Hành Dương... (HCM, TT, T.10, tr. 365-368. NXB CTQG, H. 2002)”


Thật không quá khó hiểu khi một đảng viên cộng sản Tàu mặc áo của chủ tịch Mao!

Và cho đến hôm nay các lãnh đạo cộng sản vẫn còn “thần phục” tinh thần - bên kia giới là nhà” của Hồ Chí Minh và cộng sản đã dìu dắt:

Đồng phục”

Cờ chư hầu 6 sao.

III. Kết luận:

Hồ Chí Minh có là người Tàu hay không chúng ta cần đợi một thời gian nữa để có bằng chứng cụ thể. Nhưng những gì Hồ Chí Minh làm thể hiện bản chất quy phục và quỵ lụy Tầu đến mức tệ hại. Không chỉ có bán Việt Nam cho Tầu mà còn thể hiện thái độ coi thường thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Thông qua cách ăn mặc nhất là đối với một người lãnh đạo người ta có thể thấy họ có yêu dân tộc mình hay không. Có lẽ chưa cần bằng chứng xác thực 100% nhưng đã có nhiều điều cho thấy Hồ Chí Minh có thể là một chú Khách luôn luôn hướng về quê cha đất tổ của mình.

Dù là ai thì Hồ Chí Minh và đảng cộng sản cũng đã thể hiện họ không phải là người yêu nước và có lòng tự hào dân tộc. Chính vì vậy đảng công sản không xứng đáng được tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân dân Việt Nam nữa. Những trang phục, lá cờ của Tàu phải trả lại cho Tàu vì nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận nó cũng như không bao giờ chấp nhận một đảng tay sai như đảng cộng sản Việt Nam.

28/7/2013


No comments:

Post a Comment