Lịch sử và hiện tại đã chỉ ra rằng một đảng vô thần, vô tổ quốc và độc
tài đã tạo ra những con người độc ác đến ghê sợ trong đó có Trường
Chinh. Ngày hôm nay chúng ta phải trả lại sự thật của lịch sử để cho
người dân thấy rằng họ đã bị đảng tập hợp bởi những kẻ độc ác, táng tận
lương tâm lừa dối suốt 80 năm qua...
*
Trường Chinh (1907 - 1988) tên thật là Đặng Xuân Khu. Theo thông tin từ website của trường THCS Trường Chinh cho biết thông tin về Trường Chinh: “Là
nhà chính khách cách mạng, nhà thơ, bút danh Sóng Hồng, biệt hiệu
Trường Chinh (biệt hiệu này dùng như tên gọi). Ông sinh ngày 09/02/1907
tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân
Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định)... Tại Hội nghị Trung ương lần
thứ 8 (1941) ông được cử làm Tổng bí thư Đảng, đồng thời làm chủ bút các
báo Giải Phóng, Cờ Giải Phóng và Tạp Chí Cộng Sản... Sau Cách mạng
Tháng Tám thành công, ông được cử vào nhiều chức vụ quan trọng của Đảng
và Nhà nước như: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị,
Tổng bí thư, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến năm 1981, ông là
Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tháng 7/1987, ông được bầu làm Tổng bí thư
Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tháng 12 cùng năm, ông được đề cử làm cố vấn Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.” (1)
Hồ Chí Minh và những đàn em cộng sản của mình. Từ trái qua:
Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh.
Trên thực tế Trường Chinh là đàn em của Hồ Chí Minh và là một trong
những tội đồ của dân tộc Việt Nam. Xét trên khía cạnh tội ác thì tất cả
các lãnh đạo cộng sản đều có tội với dân tộc, với đất nước. Tuy nhiên
mỗi người có những tội lỗi đặc thù khác nhau. Ở con người của Trường
Chinh trong bài viết này nổi bật lên tội lỗi đó là một kẻ Vong bản. Điều
này thể hiện ở hai sự việc sẽ được trình bày dưới đây.
I. Đồng mưu với Hồ Chí Minh để Hán hóa Việt Nam:
Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã chủ trương bán nước
và tiến hành Hán hóa Việt Nam, làm tay sai cho Trung cộng. Bạn đọc có
thể tìm hiểu kỹ hơn ở “Những sự thật không thể chối bỏ” phần 2, 9, 10, 11, 12 trên Danlambao.
Phục vụ đắc lực cho âm mưu Hán hóa Việt Nam đó chính là Trường Chinh.
Để minh chứng cho sự kiện này chúng ta cùng tìm hiểu các chứng cứ sau
đây.
Tờ nhật báo “Tiếng Dội” số 462, năm thứ 3, 1951, Âm lịch
22 tháng Bảy năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành
tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài
mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:
ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
NĂM THỨ VII
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN
SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt
Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung
quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!
Tại sao ta lại truyền bá trong dân
chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực
dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn
cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy -
và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho
của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta -
mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như
thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì
đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!
Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!
Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ
bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất
là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!
Ta hãy trở về phương pháp này, trước
nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam
yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học,
phát minh v.v...
Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!
Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường Chinh
Tổng thư ký đảng Lao Động
Đây là một văn bản cho thấy đảng cộng sản chủ trương bán nước và Hán hóa
dân tộc, kêu gọi làm chư hầu rõ rệt nhất cho Trung cộng. Việc này là
một sự cho thấy rõ nét âm mưu Hán hóa của đảng cộng sản trong vô vàn
hành động khác. Tuy nhiên sẽ có nhiều ý kiến cho rằng sự có mặt của sắc
lệnh kêu gọi kia chỉ là một thứ bịa đặt nhằm bôi nhọ đảng cộng sản.
Nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi đã có những bằng chứng khẳng định
sự có mặt của văn bản do Trường Chinh ký là thật.
Thứ nhất, số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng
Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum - London). Bạn đọc
hoàn toàn có thể kiểm chứng. Chúng ta cũng phải nhìn nhận về tờ báo
Tiếng Dội như sau. Các văn bản, bài báo được lưu trữ trong văn khố của
các nhà nước có tiến bộ như Anh, Mỹ, Pháp... đều là những tác phẩm có
giá trị về mặt nội dung cũng như sự thật lịch sử được nghiên cứu và chọn
lọc kỹ lưỡng. Sự việc được lưu trữ trong văn khố của viện bảo tàng nước
Anh cho thấy tính xác thực của bài báo nói trên trong tờ báo Tiếng Dội.
Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy sự tồn tại sắc lệnh của ông Trường
Chinh là có thật.
Thứ hai, hiện nay tại Trung tâm lưu giữ quốc gia I,
Việt Nam có một văn bản lưu giữ như nội dung bài báo Tiếng Dội cho
đăng. Văn bản này được lưu giữ trong kho văn thư trước năm 1945 của đảng
cộng sản Việt Nam. Văn bản tuy mất một phần dưới góc do yếu tố thời
gian không thể thấy được chữ ký của ai nhưng trên đầu của sắc lệnh ghi
rõ do đảng Lao động Việt Nam (tên khác của đảng cộng sản) ban hành. Việc
không thấy chữ ký của ai không quan trọng lắm vì nó có ghi rõ là của
đảng Lao động và được trung tâm lưu trữ quốc gia lưu trữ nên nó không
thể vô giá trị. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại trung tâm lưu trữ quốc
gia I tại Hà Nội về sắc lệnh kêu gọi nói trên.
Thứ ba, sẽ là thiếu sót nếu chỉ có 2 bằng chứng trên đây
để khẳng định việc tồn tại sắc lệnh kêu gọi của ông Trường Chinh là sự
thật. Thêm bằng chứng sau đây sẽ khẳng định chắc chắn về điều đó với bạn
đọc. Vì đảng cộng sản hay có thói quen thủ tiêu bằng chứng về tội ác và
sai lầm của mình nên thêm một nguồn tài liệu có thể khẳng định điều
này. Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi”
bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn
trang 126 nói về quan hệ với Việt Nam. Đoạn đó có đoạn tạm dịch như
sau:
“Mao chủ tịch đánh giá việc Việt Minh
đã từng muốn dùng tiếng Trung Quốc thay cho chữ quốc ngữ Việt Nam là một
hành động cho thấy trước sau gì Việt Nam sẽ thuộc về chúng ta, ít nhất
là về văn hóa”.
Từ đoạn này chúng ta có thể thấy Mao đã biết chủ trương dùng tiếng Hoa
của Việt Minh (lúc đó mang tên đảng Lao động Việt Nam). Thời điểm tác
giả Hà Cẩn nêu trong cuốn sách của mình là lúc Mao vẫn chỉ gọi đảng cộng
sản Việt Nam là Việt Minh trùng khớp với thời điểm và cách dùng trong
quy phạm của sắc lệnh kêu gọi của Trường Chính đòi nhân dân Việt Nam học
tiếng Hoa.
Thứ tư, để khẳng định thêm về con người của Trường Chinh
và vai trò của Trường Chinh trong bức thư kêu gọi bỏ Việt theo Tàu thì
một cuốn sách của tác giả đảng viên đảng cộng sản Pháp - D. Olivier cho
biết: “Chính phủ của đảng Lao Động Việt
Nam đã được chính quyển cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa hậu thuẫn
rất nhiều. Đã có thời điểm tổng thư ký đảng Lao Động là ông Trường Chinh
thay mặt đảng chủ trương cho người dân Việt nam học chữ Hán như là một
thứ quốc ngữ...” (Trích trang 95 cuốn “Đông Dương và người Pháp” - xuất bản năm 1987).
Trường Chinh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng CS tháng 12-1986.
Thứ năm, bản thân con người của Trường Chinh là một con
người có tư tưởng thân Trung cộng và là người vâng lời Hồ Chí Minh gần
như tuyệt đối. Trường Chinh là người tích cực nhất trong vụ cải cách ruộng đất mà Hồ học từ Trung cộng. Việc thực thi một cách chặt chẽ các chủ trương của Tàu và Hồ Chí Minh đã biến Trường Chinh thành một tên tội đồ trong CCRĐ.
Điều này khác hẳn với tư tưởng của ông Duẩn trong việc quan hệ với
Trung cộng. Rõ ràng ngay cả bản chất con người Trường Chinh cũng cho
thấy ông ta yêu Trung cộng như lãnh tụ của ông ta. Để thấy rõ nét vai
trò là đàn em của Hồ trong cải cách ruộng đất chúng ta có thể đọc lại “Những sự thật không thể chối bỏ” phần 5 và lưu ý: “Cấp
trung ương: do tổng bí thư đảng Lao động là Trường Chinh - Đặng Xuân
Khu làm chủ tịch, có ba người phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương
(đều là ủy viên Bộ chính trị) và Hồ Viết Thắng (ủy viên Trung ương
đảng). Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc Cải
cách theo mệnh lệnh của Trường Chinh. Hồ Viết Thắng đã từng đi học ở
Trung cộng, được Trường Chinh giao nhiệm vụ mở "Trung tâm đào tạo cán bộ
Cải cách Ruộng đất" tại chiến khu Cao Bắc Lạng.”
Đấu tố CCRĐ
Và đặc biệt trong vụ án của bà Cát Hanh Long thì Trường Chinh cũng cho
thấy bản chất khát máu cũng như quỵ lụy Hồ Chí Minh như thế nào. Trong
Hồi ký “Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn”,
nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết việc
bà Năm bị bắn đã làm xôn xao dư luận. Ông cho rằng việc làm này có 3
điều làm sai chính sách là:
(1) Địa chủ kháng chiến được chiếu cố;
(2) Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố;
(3) Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố. Và một điều sai đạo lý là
"...bắn một địa chủ là nữ, không phải là cường hào gian ác sẽ trái đạo
lý thông thường của người Việt Nam".
Ông Đoàn Duy Thành viết tiếp: "Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi
được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: 'Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị
Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘ Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được
một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một
phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố
vấn Trường Chinh và được trả lời là: 'Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!'. Và thế là cái chết đã đến với bà Năm.
Bữa cơm tại Tỉn Keo ATK gồm Hồ Chí Minh,
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp tiễn Lê Đức Thọ
vào Nam. Ảnh tư liệu trưng bày tại Bảo tàng ATK Định Hóa.
Trường Chinh và Hồ Chí Minh
Sắc lệnh kêu gọi của Trường Chinh thể hiện dã tâm biến Việt Nam thành
một tỉnh của Trung cộng của đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy bản chất
vong bản của Trường Chinh đã thể hiện rõ ở luận cứ này vì dám kêu gọi bỏ
chữ viết dân tộc đi theo chữ của Trung cộng.
II. Sát hại cha mẹ và thân nhân
Bản chất vong bản của Trường Chinh còn thể hiện ở việc ông ta đấu tố để
bức hại cha mẹ cũng như thân nhân của mình. Xin theo dõi một số dẫn
chứng sau đây để thấy rõ điều này.
Thứ nhất, Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu có liên
hệ về gia tộc với Bác sĩ Đặng Vũ Lạc làng Hành Thiện, phủ Xuân Trường,
Nam Định. Bác sĩ Đặng Vũ Lạc là một vị bác sĩ kỳ cựu của Đông Dương, tốt
nghiệp ở Pháp, đã điều hành dưỡng đường Henry Copin ở Hà Nội là nhà
thương tư lớn nhất vào thuở ấy. Bác sĩ Đặng Vũ Lạc cũng là người đề
xướng thành lập Hội Bác sĩ Đông Dương. Nhà thương Henry Copin ở phố Hàng
Cỏ, Hà Nội là nơi tụ hội của hàng ngũ đảng viên Đại Việt. Người em ruột
của Bác sĩ Đặng Vũ Lạc là Đặng Thị Khiêm, có chồng là Ông cả Nguyễn Tư
Tề, nên thường được gọi là Bà cả Tề. Bà là Đảng viên điều hành Xứ bộ Bắc
Việt của đảng. Khi Trường Chinh bị đuổi học về nhà đi lang thang, Bà Cả
thương tình con cháu đem về chăm sóc và lo việc vợ con và thăm nuôi
những lần Trường Chinh bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò.
Tác giả Quang Minh trong quyển sử Đại Việt Quốc dân đảng đã viết rằng hệ
phái bên Bác sĩ Đặng Vũ Lạc học hành và làm ăn phát đạt nên được dân
trong làng Hành Thiện và cả phủ Xuân Trường vị nể, nhưng (trang 19 sđd):
“Trái lại, Trường Chinh thì học hành không ra gì còn bị sa sút...
cho nên có sự ganh tị ở địa phương đã lâu. Đến khi Cộng sản chiếm được
chánh quyền, Trường Chinh ra lệnh thủ tiêu một lần bảy (07) người thanh
niên trí thức của họ Đặng Vũ đã theo Đại Việt: 1- Đặng Vũ Căn, 2- Đặng
Vũ Toại, 3- Đặng Vũ Lệ, 4- Đặng Vũ Kha, 5- Đặng Vũ Tân, 6- Đặng Vũ Định,
7- Đặng Vũ Úy.”
Thứ hai, lúc khởi đầu chiến dịch CCRĐ năm 1952, chính
Trường Chinh - Đặng Xuân Khu đã đấu tố cả cha mẹ của mình khiến ngoài
dân gian có câu vè truyền tụng (trích bài của Ban biên tập Báo Nguyệt
San Tự do Ngôn luận, số 40, ngày 1-12-2007): “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ
Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng. Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn
hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu”.
Khu ở đây chính là Đặng Xuân Khu - Trường Chinh!.
Thứ ba, tác giả Minh Võ tên thật là Vũ Đức Minh, sinh năm
1931 tại Nam Định (đồng hương với Trường Chinh) và hiện đang sinh sống
tại San Diego, California. Ông nguyên là Tổng thư ký Nguyệt san Tinh Thần,
và cũng là dịch giả nhiều cuốn sách từ Anh và Pháp ngữ sang tiếng Việt
về các vấn đề tôn giáo, chính trị, văn học, lịch sử, tâm lý giáo dục.
Tác giả đã giữ nhiều trách nhiệm quan trọng trong ngành truyền thông
trước 1975. Sau năm 1975, tác giả bị cộng sản giam tù 10 năm. Một số tác
phẩm: Sách lược xâm lăng của cộng sản, Sài Gòn, 1963, Ngô Đình Diệm lời
khen tiếng chê, Thông Vũ, 1968, 1998, 2002... Trong bài viết của ông có
tựa đề “Con tố cha, vợ tố chồng” có đoạn viết: “Trong
lịch sử dân tộc VN, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên cách quái
đản như trong thời kỳ CCRD. Con cái phải bịa chuyện gian dối đấu tố cha
mẹ (mà Trường Chinh đã đấu tố cha ruột đến chết để làm gương).” (2)
Thứ tư, trong cuốn sách “Quê hương niềm đau và nỗi nhớ” của
tác giả Huy Vũ (nguyên quán làng Bản Nguyên, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ. Theo gia đình di cư vào Nam 1955. Đậu Tú Tài I và II ban Toán năm
1957 và 1958. Là Thí nghiệm viên của Chương Trình Diệt Trừ Sốt Rét từ
năm 1959 tới 1963. Đậu Cử Nhân Luật năm 1964). Trong chương 8 của cuốn
sách có tên là - Chiến Dịch Đấu Tố Địa Chủ ở Làng Tôi có viết: “Đặc
biệt họ cũng nêu ra một tấm gương sáng chói để tôi noi theo là ông
Trường Chinh, tuy là con trai của một đại địa chủ, song vẫn được tiếp
tục giữ chức vụ Tổng Bí Thư đảng Lao Động Việt Nam. Rất tiếc là chiến
dịch PT/PĐQC/ĐTCĐC ở làng tôi đã xảy ra trước làng Hành Thiện của cụ
thân sinh ra ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Nếu sau, chắc chắn chúng còn cho tôi biết thêm ông Trường Chinh đã tố khổ bố ông ta như thế nào.”
Và để kể về sự kiện Trường Chinh đấu tố cha mẹ cũng như một trường hợp
tương tự ở ngoại thành Hà Nội thì nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã viết một
bài thơ khá não lòng:
“Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thật đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội”.
Cải cách và đấu tố
Thứ năm, ngay cả những người giúp đỡ và nuôi giấu mình thì
Trường Chinh cũng sẵn sàng giết hại không chút gớm tay. Trong cuộc
Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần (Nguyên Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính Hà
Nội. Ông Nguyễn Minh Cần trong giai đoạn ấy là 1 cán bộ trung cấp. Ông
từng là bí thư quận ủy ngoại thành Hà Nội trước khi ra công khai, trở
thành phó chủ tịch ủy ban hành chính Hà Nội vào năm 1954. Ông thấu hiểu
từng bước của cuộc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa
sai sau đó tại ngoại thành HN. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva) về
sự chuẩn bị của đảng cộng sản và nhà nước VNDCCH trước khi bắt đầu cuộc
Cải cách ruộng đất. Cuối giai đoạn chuẩn bị là thí điểm với vụ án bà Cát
Thanh Long từng gây xôn xao dư luận một thời. Xin đọc đoạn phỏng vấn
như sau:
PV: Kính chào ông Nguyễn Minh Cần, ông có thể cho biết là ông HCM và đảng CS đã chuẩn bị cho cuộc cải cách ruộng đất như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Trong năm 1951
và 1952 ông HCM đã cùng với Thường vụ trung ương đảng, bây giờ ta gọi
là Bộ chính trị, lúc bấy giờ gọi là Thường vụ trung ương đảng, họ chuẩn
bị về mọi mặt. Chuẩn bị quan trọng đầu tiên là chuẩn bị về mặt tư tưởng,
làm cho cán bộ, đảng viên, quân đội thông suốt về tư tưởng.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh
quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng
trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà
bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân,
nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân
dân - kẻ địch của nhân dân.
Điểm đó là điểm mà xoay chiều tư tưởng rất
lớn ở trong cán bộ. Lúc bấy giờ cũng có nhiều cán bộ thắc mắc, đại thể
tôi muốn nói một kinh nghiệm, khía cạnh như vậy để thấy rằng lúc đầu tư
tưởng của cán bộ cũng không phải nhất trí trong vấn đề đánh địa chủ đâu,
mà có những thắc mắc như vậy. Thế nhưng mà những cuộc chỉnh huấn có
nhiệm vụ làm thế nào để dẹp hết tất cả những tư tưởng thắc mắc đó để tạo
một sự nhất trí bắt buộc ở trong đảng, ở trong quân đội và ở trong các
đoàn thể. Trong giới trí thức cũng có những cuộc chỉnh huấn.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh
quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng
trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà
bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân,
nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân
dân - kẻ địch của nhân dân.
Việc thứ hai, chuẩn bị mặt tổ chức thì tôi
muốn nói rõ thêm là về mặt tổ chức lúc bấy giờ theo sự phân công giữa
Mao Trạch Động và ông HCM thì Stalin có nói rằng Trung Quốc ở gần Việt
Nam và đã từng có kinh nghiệm cải cách ruộng đất rồi, thế thì Trung Quốc
sẽ giúp cho Việt Nam làm việc đó.
Vì vậy cho nên Việt Nam mời các cố vấn
sang. Tổng cố vấn lúc bấy giờ là Lã Quý Ba, ông ta đồng thời là đại sứ
của Bắc Kinh, đại sứ mà lại đồng thời là tổng cố vấn. Tổng cố vấn về
quân đội là Vi Quốc Hân?, tổng vấn về cải cách ruộng đất là Triểu Hiểu
Quang. Ông này là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây, là tỉnh cũng đã làm cải
cách ruộng đất.
Như vậy là trùm lên trên về mặt tổ chức là
hệ thống cố vấn. Đồng thời về mặt tổ chức thì thành lập cái gọi là Ủy
ban cải cách ruộng đất trung ương, dưới trung ương có các đoàn cải cách
ruộng đất. Mỗi đoàn cải cách ruộng đất thì có một đoàn ủy lãnh đạo. Dưới
các đoàn là các đội cải cách ruộng đất.
PV: Xin ông nói rõ thêm về đội
cải cách ruộng đất, là những người trực tiếp thực hiện và dân chúng còn
mô tả là có quyền hành hơn cả Trời. Nhất đội nhì Trời kia mà.
Ông Nguyễn Minh Cần: Mỗi đội cải
cách ruộng đất, theo xã to hay nhỏ gồm khoảng 30 hoặc 40 người. Phần
nhiều là những người ở các địa phương khác, tức là họ giữ một nguyên tắc
là không để cho người địa phương nơi nào phải đi làm cải cách ruộng đất
ở nơi ấy. Vì họ sợ như vậy sẽ tạo điều kiện bao che cho tổ chức cũ, bao
che cho địa chủ quen biết v.v... Đấy là một nguyên tắc.
Như vậy là cả một đạo quân để đi làm cải
cách ruộng đất. Bây giờ để chuẩn bị một bước thứ ba nữa tức là chuẩn bị
mặt chính sách. Năm 1952, Bộ chính trị tổ chức làm thí điểm cải cách
ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là một tình căn
cứ của Việt Minh thời kỳ bấy giờ. Trong lần thí nghiệm này có 1 sự kiện
động trời: tòa án cải cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm (còn gọi
là Cát Thanh Long)
PV: Thưa ông, vụ án này nổi tiếng lắm, ông vui lòng kể thêm 1 số chi tiết về vụ án này.
Ông Nguyễn Minh Cần: Bà là một người mà thời kỳ trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng CS lúc bấy giờ là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, ông Lê Đức Thọ, ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Thanh Nghị và ông Lê Giảng.
Còn trong thời kỳ "Tuần lễ vàng", là sau
khi đã có chính phủ VNDCCH rồi thì gia đình bà đã dâng nộp 100 lạng vàng
cho chính quyền mới. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con trai
làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà lại bị quy là địa chủ, cường hào gian
ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình
Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do
Trường Chinh cầm đầu đã duyệt và thường vụ trung ương, tức là bộ chính
trị cũng đã chuẩn y và tất nhiên cả ông HCM lúc bấy giờ cũng biết sự
kiện đó chớ không phải không. Nhưng họ lại lạnh lùng chuẩn y một án tử
hình như vậy.
Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất
nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước, đã từng giúp đỡ cho những người
CS! Phát súng đó đã nói rằng nó nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh
tụ CS, nó báo hiệu trước 1 tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc
lúc bấy giờ.
PV: Xin được hỏi thêm ông về vụ
xử tử bà Cát Thanh Long. Về sau mỗi khi tòa án tuyên án tử hình thì án
được thi hành liền. Thế tại sao án tử hình của bà Cát Thanh Long lại còn
phải đưa lên trên để xin ý kiến?
Ông Nguyễn Minh Cần: Vì đây là thí
điểm đầu tiên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nên có sự thận trọng. Về
sau này thì lại khác, tức là quyết định của tòa án là bắn luôn.
Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4/12/1953 thì
kỳ họp thứ 3 của quốc hội khóa I, tại đó chủ tịch HCM đọc báo cáo "tình
hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất". Đến ngày 4/12 thì quốc
hội nhất trí thông qua luật cải cách ruộng đất và chủ tịch HCM đã ký sắc
lệnh ban hành luật. Từ đó bắt đầu các đợt cải cách ruộng đất
Lúc đầu, mỗi đợt cải cách ruộng đất thì ở
một vùng, số lượng xã ít hơn, nhưng dần dần thì mở rộng ra. Đến năm
1956, tức là đợt 5 là đợt cuối cùng, diễn ra ở hầu hết các đồng bằng Bắc
bộ và các vùng trước đây Pháp chiếm (3)
Bà Cát Hanh Long - Nguyễn Thị Năm và các con
Qua đoạn phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần cho thấy lúc đó quyền sinh sát
nằm trong tay Hồ Chí Minh và Trường Chinh nhưng họ lại ra tay giết hại
chính những người cưu mang mình. Đó là một điều vong bản và bất nhân.
III. Kết luận:
Con người có hai điều chính yếu để kết luận tội vong bản đó là phản bội
dân tộc, tổ quốc và phản bội, giết hại cha mẹ và người thân. Chính vì
tham quyền lực mà Trường Chinh đã thực hiện cả hai điều này. Và như vậy
thì Trường Chinh đích thực là kẻ vong bản không hơn không kém.
Lịch sử và hiện tại đã chỉ ra rằng một đảng vô thần, vô tổ quốc và độc
tài đã tạo ra những con người độc ác đến ghê sợ trong đó có Trường
Chinh. Ngày hôm nay chúng ta phải trả lại sự thật của lịch sử để cho
người dân thấy rằng họ đã bị đảng tập hợp bởi những kẻ độc ác, táng tận
lương tâm lừa dối suốt 80 năm qua. Đó chính là lẽ phải mà chúng ta cần
phải thực hiện.
6/8/2013
____________________________________
No comments:
Post a Comment