Saturday, August 3, 2013

NHỮNG TÍN HIỆU TRÁI CHIỀU.





Quan hệ Việt –Mỹ là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của người Việt trong và ngoài nước, cũng là mối quan tâm hàng đầu của những chuyên gia phân tích chính trị và quan hệ quốc tế . 
Vì nếu giải mã đúng mối quan hệ phức tạp này sẽ giúp cho chúng ta có thể lượng định được đường lối của nhà cầm quyền CSVN trong thời gian tới. 
Nhưng ngược lại những hành động và chính sách của nhà cầm quyền CSVN cũng là những chỉ dấu cho chúng ta biết được chính sách đối ngoại của họ, nhất là trong quan hệ với hai siêu cường là Mỹ và Trung cộng, hai đối tác quan trọng bậc nhất của CSVN.
Mặt khác chúng ta cũng phải quan sát mối quan hệ Mỹ- Trung để phán đoán “nước cờ” của CSVN vì quan hệ Mỹ - Trung quyết định những mối quan hệ khác kể cả quan hệ Việt –Trung hay Việt- Nga. Vì quan hệ Mỹ - Trung chính là cái “thế” của cục diện thế giới.
 

Nhưng khi nhìn vào mối quan hệ Việt – Mỹ chúng ta thấy có những tín hiệu trái chiều.


Theo đánh giá của ông Ernest Bower, một chuyên gia về mối quan hệ Mỹ -Việt lâu năm và hiện là cố vấn cao cấp cho Trung tâm nghiên cứu Quốc tế CSIS có uy tín thì Việt nam là một đối tác quan trọng của Hoa kỳ ? 
Thực tế có đúng vậy không chúng thử nhìn lại những sự kiện và hình ảnh trong chuyến Mỹ du này của ông TTS.
Thứ nhất: Ông Trương tấn Sang không được đón tiếp theo những nghi thức dành cho một vị nguyên thủ quốc gia như phải được chào đón bởi một đồng nhiệm là Tổng thống Obama hay một thành viên cao cấp của chính phủ như Phó Tổng thống hoặc Bộ trưởng Ngoai giao mà chỉ có vị Đại sứ Mỹ tại VN ra đón là ông David Shear.
Tại sân bay không trải thảm đỏ, không có hoa cũng không có hàng quân danh dự chào đón tân khách.
Nhìn lại lịch sữ VN, hai vị Tổng thống của Việt nam Cộng hòa là ông Ngô Đình Diệm và Ông Nguyễn văn Thiệu được người đồng nhiệm là Tổng thống Mỹ ra tận chân cầu thang máy bay để đón tiếp, có thảm đỏ, có đội quân danh dự dàn chào trang trọng đúng với tầm vóc của vị nguyên thủ quốc gia.
Ông Trương tấn Sang cũng không nhận được những nghi thức khác mà một vị nguyên thủ thường được nước chủ nhà dành cho như : nhà nghỉ và buổi tiệc dành cho quốc khách, ông TTS chỉ qua đêm trong một khách sạn!

Nhưng thái độ xem thường ông Trương Tấn Sang của ông chủ Nhà trắng còn thể hiện lộ liểu hơn trong cuộc họp báo:

Theo quan sát của nhà văn Phạm thị Hoài:

 
Ở phút thứ 12:15, trong khi ông Chủ tịch Việt Nam đang phát biểu thì ông Tổng thống Hoa Kì điềm nhiên thò tay vào túi áo vét, lấy một mảnh giấy ra nghiên cứu. Trong 20 giây đồng hồ tiếp theo, Obama bỏ mặc vị khách của mình để “tranh thủ làm việc riêng”, ngay cả khi ông Trương Tấn Sang đã dứt lời và người phiên dịch đã bắt đầu phần mình. Chỉ thiếu điều ngài Tổng thống rút điện thoại ra tranh thủ nhắn tin cho vợ.

: “Ở phút thứ 15:43, ngài Tổng thống duỗi mạnh tay trái để cổ tay áo vét co lên, mặt đồng hồ ở cổ tay áo sơ-mi hiện ra, và kín đáo một cách lộ liễu liếc đồng hồ, nếu không muốn nói là trong một phần mười giây ông đã giơ đồng hồ vào mặt Chủ tịch Sang. Obama là người hoàn hảo trong các thủ tục về trang phục. Ông thừa biết rằng để cổ tay áo sơ mi thò ra ngoài cổ tay áo vét quá 2 phân là hỏng.

Nhìn những hình ảnh đó tôi cảm thấy cay đắng cho dù với tôi, 

  ông Trương Tấn Sang chỉ là người đại diện cho đảng CSVN chứ không đại diện cho nhân dân VN. Đảng CSVN đã làm nhục dân tộc Việt nam và làm nhục chính bản thân họ

Nghi thức mà nước Mỹ dành cho bà Aung san Sukyi của Miến điện còn trang trọng và thân mật hơn dành cho ông TTS cho dù bà Sukyi chỉ là một lãnh đạo đối lập chứ chưa phải là nguyên thủ quốc gia. 

Bà Aung san Sukyi đã đến thăm và được mời phát biểu tại trụ sở Quốc Hội Hoa kỳ, tại đây bà đã được trao tặng Huy chương Vàng của Quốc Hội (Congressional Gold Medal), vinh dự cao quý nhất của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ dành cho một nhân vật dân sự.

Nếu thực sự Mỹ coi CS Việt nam là một đối tác quan trọng trong chiến lược chuyển trục tại chấu Á- Thái bình dương thì người Mỹ có thể bạc đãi đối tác của mình đến thế không?
Khi so sánh như vậy chúng ta làm bậc ra câu hỏi phải chăng ông Obama và chính phủ Mỹ coi bà Aung san Sukyi là đối tác trong tương lai còn ông TTS và CSVN sẽ không là đối tác của Mỹ trong tương lai nữa ?

Nếu mục đích của CSVN về chính trị- quốc phòng là muốn có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa kỳ để làm đối trọng với Trung hoa và về kinh tế là để gia nhập vào Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương TPP nhằm cứu vãn nền kinh tế đang tụt dốc thê thảm thì CSVN phải có những thể hiện thiện chí trong việc tôn trọng nhân quyền để được Mỹ đánh giá tích cực, tạo thuận lợi cho quan hệ chiến lược như nhà cầm quyền quân nhân Miến điện đã làm .
Để đạt được những mục tiêu đó CSVN phải xây dựng “lòng tin” đối với Mỹ và cộng đồng các quốc gia dân chủ như ông Nguyễn tấn Dũng đã từng nói, nhưng ngược lại trước chuyến công du Hoa kỳ 10 ngày CSVN ban hành nghị định 72 để đàn áp và triệt tiêu quyền tự do ngôn luận, tự do internet .

Những tín hiệu trái chiều như vậy giúp chúng ta suy đoán phải chăng người Mỹ đã nhận thấy sự thiếu thành thật của CSVN nên tỏ ra khinh thường ?
Còn CSVN thì chỉ làm những động tác giả để lấy lòng Mỹ mong tìm đường vào TPP , mở rộng buôn bán với Mỹ để vực dậy nền kinh tế đang tụt dốc nhưng vẫn tiếp tục con đường XHCN cùng đàn anh Trung cộng chia xẽ những giá trị Cộng sản ?
Phải chăng CSVN muốn được tất cả trong quan hệ với Mỹ mà chẳng mất gì, muốn trở thành “đối tác chiến lược toàn diện” nhưng vẫn coi Mỹ là kẻ thù là bọn “Tư bản thối nát và đang giẫy chết” ?

Với việc chuyển trọng tâm chiến lược sang vùng Châu Á- Thái bình dương của Mỹ để đối phó với sự trổi dậy hung hăng của TC cục diện khu vực sẽ thay đổi sâu sắc, không thích nghi được với môi trường chính trị mới CSVN sẽ làm phương hại đến an ninh quốc gia, thiệt hại quyền lợi dân tộc và bản thân đảng CSVN cũng không được lợi gì.
Không thích nghi với thời cuộc CSVN sẽ trở thành vật cản đường, nhưng không vì vậy mà thời cuộc phải chuyển hướng, thời cuộc vẫn phải tiến về phía trước.

Huỳnh ngọc Tuấn
03/8/2013

No comments:

Post a Comment