MLBVN sẽ cập nhật tin tức đến các bạn từ giờ cho đến chấm dứt buổi tiếp xúc.
Được biết vào 7h sáng hôm nay an ninh TP. Hà Nội đã trao giấy mời và yêu cầu blogger Nguyễn Chí Đức lên
đồn công an làm việc liên quan đến vấn đề công dân Việt Nam Nguyễn Chí
Đức đã cùng với các blogger Trịnh Anh Tuấn, Đào Trang Loan, Nguyễn Hoàng
Vi, và Nguyễn Đình Hà trao Tuyên bố 258 cho Đại sứ quán Australia vào
ngày 23 tháng 8 vừa qua.
Anh Nguyễn Chí Đức đã từ chối yêu cầu này của công an.
Xin nhắc lại trong thời gian qua, nhiều
đại diện khác nhau từ khắp ba miền đất nước của MLBVN đã tiếp xúc với
các đại diện của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), Liên minh
Báo chí Đông Nam Á (SEAPA), Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), Ủy ban
Luật gia quốc tế (ICJ), Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Tổ chức Người Bảo vệ
Tuyến đầu (Front Line Defenders), Đại sứ quán các nước Mỹ, Thụy Điển và
Australia.
Bên cạnh đó, hôm Chủ nhật vừa rồi các thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đã tổ chức gặp mặt "Cafe 258" tại Hà Nội và Sài Gòn.
*
10h20:
Các đại diện cho Mạng lưới Blogger Việt Nam đến ĐSQ:
Chị Đặng Bích Phượng (Phương Bích), Nguyễn Hoàng Vi, chị Lê Hiền Giang,
Lê Thị Phương Lan và Đào Trang Loan
Vào lúc 10h28 các bạn đã vào bên trong ĐSQ Đức, 2 phút trước giờ hẹn
chính thức. Ra tận ngoài cổng tiếp phái đoàn đại diện blogger Việt Nam
là hai quan chức cao cấp của ĐSQ.Lê Thị Phương Lan và Đào Trang Loan
*
Được biết, Đại sứ quán Đức tỏ ra rất quan tâm đến bản Tuyên bố 258.
Cuộc gặp được chuẩn bị chu đáo. Trước giờ gặp, hai quan chức cấp cao
của Sứ quán đã ra tận cổng, chờ ở ngoài đường để đón các blogger vào -
đề phòng trường hợp họ bị lực lượng công an cản trở.
Điểm đặc biệt của buổi gặp hôm nay là các
blogger đến Sứ quán gồm toàn phụ nữ. Đó là các blogger Đặng Bích
Phượng (blog Phương Bích), Lê Hiền Giang (Sông Quê), Lê Thị Phương
Lan (Lan Lê), Đào Trang Loan (Hư Vô), và Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ
Nguyễn).
Blogger Phương Bích được
biết đến qua nhiều bài viết về các vấn đề chính trị-xã hội và cả đời
sống thường nhật, với giọng văn trong sáng, dung dị, chân thật và rất nữ
tính. Ngày 21/8/2011, chị là một trong 47 blogger ở Hà Nội bị bắt vì
tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Chị bị giam 6 ngày trong Hỏa Lò, và
khi được tự do, đã viết loạt bài nổi tiếng“Bước chân vào chốn ngục
tù” gây xúc động cho nhiều độc giả mạng.
Hai blogger Lan Lê và Sông Quê đều là thành viên tích cực của câu lạc bộ No-U và phong trào biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.
Sinh năm 1991, blogger Hư Vô còn
rất trẻ nhưng đã tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội như làm
từ thiện, giúp đỡ người nghèo, và biểu tình chống chính sách gây hấn của
Trung Quốc đối với Việt Nam. Đầu năm nay, dịp trước Tết Nguyên đán, Hư
Vô đi phân phát quà Tết cho dân oan vô gia cư, và bị công an Hà Đông bắt
giam vô cớ trong đồn. Chỉ cho đến khuya, sau khi các blogger kéo đến và
phản đối quyết liệt, công an mới thả cô gái trẻ.
An Đổ Nguyễn,
sinh năm 1987, cũng là một blogger rất nhiệt tình, năng nổ trong các
hoạt động đấu tranh và vận động cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô từng tham
gia phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong ngày dã ngoại 5/5
vừa qua, sau đó có xô xát với công an và bị sách nhiễu thường xuyên từ
đó tới nay.
*Tường trình buổi gặp gỡ:
ĐSQ Đức nhiệt tình lắng nghe và chia sẻ với blogger
Cuộc gặp của 5 thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam với Đại sứ
quán Đức tại Việt Nam đã diễn ra rất tốt đẹp ngay từ đầu, với việc quan
chức cấp cao của Sứ quán đích thân ra tận cổng đón các blogger trước sự
chứng kiến của ít nhất 30 nhân viên công an.
Theo dự kiến, cuộc gặp diễn ra vào lúc 10h sáng nay, 28/8. Tuy
nhiên, từ sáng sớm, người của sứ quán đã xác nhận có tới 25 công an đứng
ngồi rải rác quanh khu vực. 10h, khi taxi chở nhóm blogger dừng lại
trước cổng tòa nhà, các nhân viên công quyền này lập tức đổ xô tới, chĩa
máy quay phim, máy ảnh vào mọi người.
Hai quan chức (người Đức) của Đại sứ quán cũng đã chờ sẵn để đón
các blogger, nhưng khi họ đưa blogger qua cổng thì có hai người mặc sắc
phục trong lực lượng an ninh chặn nhóm blogger lại, buộc phía sứ quán
phải can thiệp. Cuối cùng, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam
cũng vào được bên trong, nhờ sự giúp đỡ tận tình của Sứ quán.
Như MLBVN đã đưa tin, cuộc gặp hôm nay có 5 blogger và đều là các
gương mặt nữ, đó là: Đặng Bích Phượng(tức blogger Phương Bích), Lê Hiền
Giang (facebooker Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê), Nguyễn Hoàng
Vi (An Đổ Nguyễn) và Đào Trang Loan (Hư Vô). Phía Đại sứ quán Đức, có
ông Felix Schwarz, Lãnh sự và tham tán chính trị, và ông Jonas Koll, Bí
thư thứ nhất phụ trách Văn hóa, Báo chí và Chính trị.
“Chúng tôi ở bên các bạn”
Hai tiếng của cuộc trò chuyện đã diễn ra trong không khí ấm áp và
đầy chia sẻ, với nhiều chi tiết xúc động. Blogger Nguyễn Hoàng Vi kể
lại, trong lúc vội vàng ra khỏi taxi để tìm cách vào trong Đại sứ quán,
các blogger đã để quên bản Tuyên bố 258 trên xe. Tuy nhiên, khi biết
việc này, “bên sứ quán Đức không hề giận mà họ lại rất cảm thông, vì họ
cảm nhận được sự nguy hiểm, khi mà bên ngoài cổng, trên vỉa hè, có rất
nhiều an ninh trang bị camera, máy chụp hình. Họ nói họ đã in sẵn Tuyên
bố 258 và blogger có thể dùng bản in sẵn đó để trao cho họ”.
Các blogger bắt đầu làm việc với đại diện sứ quán Đức |
Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm
đến tình trạng bị đàn áp của từng cá nhân blogger có mặt, kể cả những
nguy hiểm, trục trặc về an ninh trên đường tới Sứ quán dự buổi gặp. Cả
hai ông đều cảm thấy “không thể tưởng tượng nổi” khi nghe các blogger
trình bày sơ qua về tình hình vi phạm nhân quyền – vốn diễn ra tràn lan ở
Việt Nam những năm qua.
Phía các blogger cũng khá ngạc nhiên khi biết rằng, Đại sứ quán Đức
không đánh giá cao sự cải thiện nhân quyền ở Việt Nam qua phiên tòa
phúc thẩm xét xử Phương Uyên hôm 16/8 vừa qua. Đức nhìn nhận rằng Việt
Nam chỉ muốn làm đẹp hình ảnh bề nổi với dư luận quốc tế, trong khi ở bề
chìm, tình hình đàn áp và bắt bớ vẫn tiếp tục.
Về bản Tuyên bố 258,
ra ngày 18/7/2013, của Mạng lưới Blogger Việt Nam, Đại sứ quán Đức cho
rằng sự khách quan, đầy đủ và súc tích của Tuyên bố 258 sẽ giúp Mạng
lưới thành công trong việc thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế; và
Đức sẽ vận động để đưa Tuyên bố này ra phiên họp UPR tháng 1-2 năm tới
tại Geneva (phiên họp tổng kết bản đánh giá định kỳ phổ quát – Universal
Periodic Review – của Việt Nam với tư cách ứng viên vào Hội đồng Nhân
quyền Liên Hợp Quốc).
Các blogger Việt Nam bày tỏ cảm ơn và trân trọng đối với thiện ý
của Đại sứ quán Đức. Tuy nhiên, blogger Hoàng Vi phát biểu rằng: “Việc
tự do thông tin, báo chí, ngôn luận ở Việt Nam bị xếp ở mức thấp nhất
thế giới thực sự là điều khiến chính người Việt Nam phải trăn trở, suy
nghĩ, bởi vì đó phần lớn là do ý thức của chính người dân Việt Nam chúng
tôi. Chỉ những nỗ lực của chính người dân Việt Nam mới có thể thay
đổi, cải thiện được tình hình. Nhưng chúng tôi mong với vị thế và sức
mạnh ngoại giao của các nước, cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ chúng tôi,
trước mắt là giúp để Điều 258 vi phạm tự do ngôn luận phải bị bãi bỏ” –
Hoàng Vi khẳng định.
Cả 5 blogger nữ đều cảm nhận được sự cảm thông và chia sẻ rất lớn
từ Đại sứ quán Đức. Không ai nói thành lời nhưng dường như mọi cử chỉ,
mọi hành động của hai nhà ngoại giao đại diện cho nước Đức đều toát lên
một điều:Chúng tôi ở bên các bạn, những blogger đấu tranh cho nhân quyền
của người dân Việt Nam.
Buổi gặp kết thúc với việc Đại sứ quán Đức cho biết sẽ cùng Liên
minh Châu Âu đặt vấn đề để Chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ luật
Hình sự cũng như những điều luật vi phạm nhân quyền khác...
... Đã quá trưa. Trước cổng, rất đông an ninh Việt Nam vẫn đứng chờ
các blogger. Đại sứ quán đề nghị dùng xe công vụ đưa mọi người về nhà,
thậm chí bố trí người của sứ quán đi cùng để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên,
các blogger chỉ xin được hỗ trợ xe. Đôi bên bịn rịn chia tay. Hai ông
Felix Schwarz và Jonas Koll tiễn cả nhóm ra tận xe, rồi mới quay trở
vào.
Blogger Hư Vô, Hiền Giang, Felix Schwarz - Lãnh sự và Tham tán chính trị,
Jonas Koll - Bí thư thứ nhất phụ trách Văn hoá, Báo chí và Chính trị,
Phương Bích, Hoàng Vi, và Phương Lan
Blogger Phương Bích và Hiền Giang trao Tuyên bố 258
cho đại diện ĐSQ Đức - ông Felix Schwarz và Jonas Koll
Ông Felix Schwarz và blogger Hư Vô - Đào Trang Loan
Ông Felix Schwarz và blogger Nguyễn Hoàng Vi
Các nhân viên ĐSQ Đức đã tận tình cho xe đưa các bạn từ ĐSQ về tận Nhà hát lớn
Ngày mai, blogger Việt Nam gặp Đại sứ quán Đức
Nếu không có gì thay đổi, vào sáng mai, thứ tư, ngày 28 tháng 8 năm 2013, một số thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ có cuộc gặp với Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội.
Mục đích của cuộc gặp là trao Tuyên bố 258 của Mạng lưới và thảo luận về tình hình nhân quyền, chính trị-xã hội Việt Nam thời gian qua.
Cũng
như Thụy Điển, CHLB Đức có quan hệ hữu nghị lâu năm với Việt Nam.
Tháng 10/2011, Thủ tướng Angela Markel đến Việt Nam trong chặng dừng đầu
tiên của chuyến công du châu Á, đã ký với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bản
Tuyên bố chung Hà Nội, nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước lên đối tác
chiến lược.
Và
cũng giống như Thụy Điển, trong những năm gần đây, Chính phủ Đức dành
nhiều quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Mới đây nhất, Đức, với
tư cách thành viên, đã cùng Liên minh Tự do Trực tuyến ra Tuyên bố chung
chỉ trích Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
và thông tin trên mạng của Việt Nam. Liên minh này là một nhóm liên khu
vực gồm 21 chính phủ hợp tác để đẩy mạnh tự do Internet trên toàn thế
giới. (*)
Được
biết, Đại sứ quán Đức tỏ ra rất quan tâm đến Tuyên bố 258 của Mạng lưới
Blogger Việt Nam – vốn được coi như hành động tập thể đầu tiên của các
blogger Việt Nam nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Nguồn Mạng lưới Blogger Việt nam
Tuyên bố chung của Liên minh Tự do Trực tuyến về Nghị định 72 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đức là thành viên của Liên minh tự do trực tuyến.
Tuyên bố chung của Liên minh Tự do Trực tuyến về Nghị định 72 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Liên minh Tự do Trực tuyến quan ngại sâu sắc về Nghị định 72 mới công bố của Việt Nam, theo đó sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập và sử dụng Internet ở Việt Nam khi nghị định có hiệu lực ngày 1 tháng 9. Ví dụ, Nghị định 72 hạn chế luồng thông tin trực tuyến và giới hạn việc chia sẻ một số loại tin tức và ngôn luận khác. Nghị định 72 dường như không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết của họ đối với Tuyên ngôn Nhân quyền.
Nghị định 72 có nguy cơ làm tổn hại đến nền kinh tế của Việt Nam với việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp ở Việt Nam, hạn chế sự đổi mới, và làm chùn bước đầu tư nước ngoài. Mạng Internet cởi mở và tự do là điều thiết yếu đối với một nền kinh tế hiện đại, vận hành hoàn chỉnh; các văn bản luật hạn chế sự công khai và tự do như Nghị định 72 tước khỏi các nhà sáng tạo và các doanh nghiệp các công cụ cần và đủ để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Liên minh Tự do Trực tuyến lưu ý rằng nghị quyết 20/8, được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua vào tháng 7 năm 2012, khẳng định rằng nhân quyền được áp dụng cả trên mạng cũng như trong cuộc sống thực. Liên minh Tự do Trực tuyến kêu gọi Chính phủ Việt Nam sửa đổi Nghị định 72 để văn bản này thúc đẩy khả năng thực thi quyền con người của các cá nhân, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận.
Liên minh Tự do Trực tuyến là một nhóm liên khu vực gồm 21 chính phủ hợp tác để đẩy mạnh tự do Internet trên toàn thế giới. Liên minh mang lại một diễn đàn để các chính phủ cùng chí hướng phối hợp các nỗ lực và làm việc với xã hội dân sự và khu vực tư nhân để hỗ trợ cho khả năng thực hiện quyền con người và các quyền tự do trực tuyến cơ bản của các cá nhân.
Liên minh Tự do Trực tuyến được thành lập tại một cuộc họp do Chính phủ Hà Lan tổ chức vào năm 2011, và liên minh đã tổ chức thêm các cuộc họp ở các nước chủ nhà là Kenya vào năm 2012 và Tunisia trong năm 2013. Chính phủ Estonia, Chủ tịch Liên minh, sẽ tổ chức các hội nghị tiếp theo vào mùa xuân năm 2014.
Tuyên bố chung của Liên minh Tự do Trực tuyến về Nghị định 72 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Liên minh Tự do Trực tuyến quan ngại sâu sắc về Nghị định 72 mới công bố của Việt Nam, theo đó sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập và sử dụng Internet ở Việt Nam khi nghị định có hiệu lực ngày 1 tháng 9. Ví dụ, Nghị định 72 hạn chế luồng thông tin trực tuyến và giới hạn việc chia sẻ một số loại tin tức và ngôn luận khác. Nghị định 72 dường như không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết của họ đối với Tuyên ngôn Nhân quyền.
Nghị định 72 có nguy cơ làm tổn hại đến nền kinh tế của Việt Nam với việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp ở Việt Nam, hạn chế sự đổi mới, và làm chùn bước đầu tư nước ngoài. Mạng Internet cởi mở và tự do là điều thiết yếu đối với một nền kinh tế hiện đại, vận hành hoàn chỉnh; các văn bản luật hạn chế sự công khai và tự do như Nghị định 72 tước khỏi các nhà sáng tạo và các doanh nghiệp các công cụ cần và đủ để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Liên minh Tự do Trực tuyến lưu ý rằng nghị quyết 20/8, được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua vào tháng 7 năm 2012, khẳng định rằng nhân quyền được áp dụng cả trên mạng cũng như trong cuộc sống thực. Liên minh Tự do Trực tuyến kêu gọi Chính phủ Việt Nam sửa đổi Nghị định 72 để văn bản này thúc đẩy khả năng thực thi quyền con người của các cá nhân, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận.
Liên minh Tự do Trực tuyến là một nhóm liên khu vực gồm 21 chính phủ hợp tác để đẩy mạnh tự do Internet trên toàn thế giới. Liên minh mang lại một diễn đàn để các chính phủ cùng chí hướng phối hợp các nỗ lực và làm việc với xã hội dân sự và khu vực tư nhân để hỗ trợ cho khả năng thực hiện quyền con người và các quyền tự do trực tuyến cơ bản của các cá nhân.
Liên minh Tự do Trực tuyến được thành lập tại một cuộc họp do Chính phủ Hà Lan tổ chức vào năm 2011, và liên minh đã tổ chức thêm các cuộc họp ở các nước chủ nhà là Kenya vào năm 2012 và Tunisia trong năm 2013. Chính phủ Estonia, Chủ tịch Liên minh, sẽ tổ chức các hội nghị tiếp theo vào mùa xuân năm 2014.
No comments:
Post a Comment