Phan Văn Khải là một trong những tội đồ của dân tộc, trong suốt thời
gian làm thủ tướng và cả trước đây đã có nhiều tội ác với nhân dân. Đem
những tội ác đó ra trước ánh sáng cũng là một điều cần thiết cho công
cuộc đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam. Xin sơ qua để thấy lý lịch của
Phan Văn Khải từ phần văn kiện và tài liệu của báo đảng (1):
I. Con người Phan Văn Khải:
Bí danh: Sáu Khải
Ngày sinh: 25-12-1933
Quê quán: Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Ngày tham cách mạng: 1947
Ngày vào Đảng: 15-7-1959
Ngày chính thức: 15-7-1960
Trình độ học vấn: Chuyên môn: Đại học
kinh tế quốc dân Liên Xô; Lý luận chính trị: Trường Đảng cao cấp Nguyễn
Ái Quốc; Ngoại ngữ: Nga văn
Tóm tắt quá trình công tác
Từ 1947 đến 1954: Tham gia Đội thiếu
nhi xã, Ủy viên Ban Chấp hành thiếu nhi huyện Hóc Môn, Công tác văn thư
Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định.
Từ 10/1954: Tập kết ra Bắc.
Từ 1955 đến 1965: tham gia công tác
giảm tô, cải cách ruộng đất, học văn hóa ở trường bổ túc công nông Trung
ương và học Đại học kinh tế quốc dân Matxcơva Liên Xô.
Từ 6/1965 đến 1971: Phó phòng, Trưởng phòng của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Từ 1972 đến 1975: Cán bộ nghiên cứu
kinh tế miền Nam, 1973 vào chiến trường B2, 1974 ra Hà Nội làm Vụ phó Vụ
Kế hoạch chi viện, Ủy ban Thống nhất.
Từ 1976 đến 1980: Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Kế hoạch thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy viên, Ủy viên thường vụ Thành
ủy, Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh
Từ 1981 đến 1984: Phó Bí thư Thành ủy,
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Tại Đại
hội V (3/1982) của Đảng được bầu làm Ủy viên dự khuyết và tại Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 (1984) được bầu làm Ủy viên chính
thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ 1985 đến 3/1989: Phó Bí thư Thành
ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Tại Đại hội VI
(12/1986) được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Từ 4/1989 đến 8/1991: Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Từ 1991: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng; Phó Thủ tướng Chính phủ. Tại Đại hội VII (6/1991) và Đại hội
VIII (6/1996) được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp
hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Từ 9/1997 đến 7/2006: Được Quốc hội
khóa X và khóa XI bầu làm Thủ tướng Chính phủ. Tại Đại hội IX (4/2001)
của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành
Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.”
Đọc qua tiểu sử của Phan Văn Khải chúng ta thấy điều gì? Đó là một cán
bộ cộng sản từ nhỏ đến lớn đều rất trung thành với chủ nghĩa cướp và
bán. Chức vụ cao nhất mà Khải làm chính là thủ tướng nhà cầm quyền cộng
sản Việt Nam.
Con trai Khải là Phan Tấn Hoàn, tự là Hoàn Ty, cũng là trùm Mafia
ở Việt Nam. Hắn nhập cảng lậu nhiều tàu, chứa đầy xe ô tô cũ vào nước
ta, rồi bán sang Trung Cộng. Hoàn Ty làm chủ khách sạn Hoàng Gia và
Planet ở Sài Gòn và Hà Nội. Ăn chơi sa đọa, cờ bạc, buôn lậu, cầm đầu
một băng đảng gồm con ông cháu cha. Năm 1995, vì tranh giành địa bàn
buôn lậu, nên Hoàn Ty bắn chết Phạm Văn Hưng, là công an, con của Phạm Thế Duyệt. Nội vụ được cho chìm xuồng. Ngoài ra Khải nổi tiếng là người thích chửi tục “Đỗ Mười” ngay ở đầu câu nói.
Phan Văn Khải (giũa) vận dụng nghị quyết 36 của Võ Văn Kiệt chia rẽ
đồng bào Việt Nam thông qua vụ chiêu dụ tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ (trái).
II. Bán nước:
Ngày 25/12/200, Trần Đức Lương đến Bắc Kinh cùng Giang Trạch Dân
ký Hiệp Ước cắt 11.362 km2 trên vịnh Bắc bộ cho Trung cộng, là hành
động cắt biển bán cho Trung cộng để lấy 2.000.000.000 Usd, để về chia
chác cho Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải... để đổi lấy những cái gật của Khải, Kiệt v.v...
Sau vụ bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho
biết thì không ai biết được ai trong Bộ chính trị đã ký tên trong vụ
bán nước này, Bộ chính trị cộng sản đã dấu nhẹm chuyện này và BÍ MẬT ĐÃ
được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC NHƯ SAU:
1) Lê Khả Phiêu bị Trung cộng gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân
(Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sinh
được một bé gái. Phiêu không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều
lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng
thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu Phiêu không hợp tác. Và buộc Lê Khả
Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.
2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do Tang
Jiaxuan và tình báo Trung cộng sang Việt Nam, họ gặp kín Lê Khả Phiêu
bàn thêm về vấn đề hiến đất.
3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên
sang Trung cộng và Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc
hiến thêm đất. Trung cộng nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn
Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều mỹ nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn
nhậu cùng Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan.
4) Bộ Trưởng Trung cộng Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn
gặp Bộ Trưởng cộng sản VN tại Thailand khi Tang Jiaxuan viếng thăm nước
này. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ
phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang Thailand gặp Bộ Trưởng
Ngoại giao TC tại khách sạn Shangri-La Hotel Bangkok phía sau phòng
Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ
đòi cộng sản Việt Nam hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn
50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi Việt Nam cắt 24, 000 sq Km vùng
biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.
5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị cộng sản VN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng.
Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9
năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về
Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Lý Bằng cho Khải biết là hai tay
Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi.
Lý Bằng cho biết Nông Đức Mạnh phải được cử làm Tổng Bí Thư sau
khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung cộng “đòi nợ cũ”, Khải
trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với Lý Bằng là sẽ
xem lại sự việc. Sau đó Lý Bằng bắt Khải ngồi chờ, nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp Giang Trạch Dân và cho Zhu Rongji hù dọa Khải nói: “Trung
Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, nếu không nghe lời
TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị “chích thuốc”. Khải cúi đầu và
run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nữa Giang Trạch Dân
nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh chứ không nhắc tới
tên người khác trong Quốc Hội cộng sản VN. Khải không được khoản đãi như
một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh không nghe lời đàn anh...”.
6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao cộng sản Lê Công Phụng được Trần Đức Lương âm thầm phái đến Trung Quốc gặp quan chức tình báo của Trung cộng là Hoàng Di
- cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung cộng. Di nói tiếng Việt
rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt (tỉnh
Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho Bộ chính trị cộng sản VN, Lê
Công Phụng cho biết lúc đầu Hoàng Di vẫn khăng khăng đòi chia 50/50 với
Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt “Beibu Bay” đòi lấy luôn đảo Bạch
Long Vĩ sau đó Phụng, được Bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng
biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam. Kết
quả cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16, 000 Km2
vùng vịnh cho Trung cộng.
7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, Trần Đức Lương từ Hà Nội qua Bắc
Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân
Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung cộng. Trần Đức Lương và
Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất
chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Bản hiến
chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng cs
Trung Cộng trả cho số tiền là 2 tỉ USD được chuyển cho các quan chức
cộng sản chi nhau.
8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận
vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho
Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16, 000 km2 vùng vịnh Beibu của
Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn Trung cộng về số tiền này...
Sau cuộc gặp này thì Khải, Kiệt v.v... đã đồng ý với quyết định bán đất
cho Trung cộng vì có phần chia chác trong số tiền này. Lý Bằng nhắc lại
chuyện Trung cộng đã bán vũ khí và hỗ trợ cho cộng sản VN trong thời
gian chiến tranh và số nợ trên Trung cộng dùng để trao đổi mua lại vùng
đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng... Sau đó
Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji,
Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ USD sẽ được
giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.
9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc bộ của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ USD.
Ký kết bán nước của cộng sản
Điểm qua các mốc này cho thấy Khải cũng là một tên hèn khi không chịu
phản đối khi qua Trung cộng. Đồng thời khi về nước và biết có tiền chia
chác nên đã ngậm miệng ăn tiền. Nói cách khác cũng là bán nước. Nhưng để
nhìn rõ những sự kiện này hơn xin mời bạn đọc chú ý những sự kiện sau
đây liên quan đến Khải.
Thứ nhất, Khải còn là một thủ tướng hèn và bán nước khi không dám lên tiếng với Phó chủ tịch QH Trung Cộng là Cố Tú Liên
khi sang Việt Nam, về vấn đề tàu chiến Trung Cộng xả súng giết hại 8
ngư dân Việt Nam, rồi còn vu cáo ngư dân Việt Nam là ăn cướp.
Tiếp theo đó đài BBC, phóng viên của AP ở Hà Nội đề nghị Bộ Ngoại Giao
cộng sản khẳng định thông tin nói rằng, tàu Sea Bee bị tàu hải quân
Trung Quốc đang tập trận bắn, làm 23 thủy thủ trên tàu mất tích. Nhưng
phía cộng sản đã lặng im và cho rằng chỉ là một tai nạn thông thường.
Chúng ta nên nhớ tàu Sea Bee được xem như tàu lớn, có trọng tải 6500
tấn, không thể dễ dàng chìm được nhanh chóng mà không có bất cứ một cuộc
điện đàm kêu cứu nào, ngoài tín hiệu cấp cứu tự động. Điều này chứng
minh cho việc Sea Bee đã bị trúng pháo hoặc ngư lôi của hải quân Trung
Cộng, tuy nhiên, với vai trò thủ tướng thì Khải đã chỉ đạo cho vụ việc
này rơi vào quên lãng.
Thông tin về vụ tàu Sea Bee xem tại bản tin của BBC (2).
Thậm chí khi gặp Cổ Tú Liên thì Khải vẫn còn nịnh bợ Trung cộng: “Ngày
13/1, trong buổi tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Cố Tú Liên,
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Trung Quốc sang Việt Nam tham dự APPF, thủ
tướng cho rằng hai bên cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác, trên cơ sở
phương châm 16 chữ và 4 tốt mà các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước đã
đề ra...” (3)
Thứ hai, khi Ôn Gia Bảo đến Việt Nam, Khải vẫn xun xoe bợ đỡ được báo chí lề đảng loan tin:
“Ngày 7-10, tại Văn phòng Chính phủ,
Thủ tướng Phan Văn Khải đã hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Trong không
khí hữu nghị, chân thành và cởi mở, hai bên đã điểm lại tình hình mọi
mặt của quan hệ hai nước trong thời gian qua, nhất là từ sau chuyến thăm
chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 5-2004; trao
đổi về các biện pháp thực hiện có hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo
cấp cao hai nước nhằm đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển theo
phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt….
Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định Việt
Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện
với Trung Quốc, coi đây là chính sách nhất quán, cơ bản và lâu dài…
Hai bên nhất trí cho rằng kể từ cuộc
gặp tháng 5-2004 đến nay, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước duy trì đà
phát triển mạnh mẽ và ổn định. Hai bên đã đạt được nhiều nhận thức chung
quan trọng, tạo điều kiện cho quan hệ hai nước có bước phát triển mới
tích cực; nhấn mạnh duy trì truyền thống gặp gỡ cấp cao là nhân tố đặc
biệt quan trọng đối với việc xây dựng và củng cố sự tin cậy, tạo cơ sở
cho quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lâu dài theo phương
châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,
hướng tới tương lai” và tinh thần bốn tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt,
đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Hai bên đánh giá cao ý nghĩa việc ký
được các Hiệp định biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ,
khẳng định cùng phối hợp và hợp tác chặt chẽ để thực hiện tốt các Hiệp
định nói trên cũng như Biên bản cuộc gặp đặc biệt giữa Thứ trưởng Ngoại
giao hai nước ngày 8-8-2004 và các thỏa thuận hữu quan khác nhằm xây
dựng biên giới Việt - Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn
định lâu dài, cùng phát triển. Hai bên khẳng định triệt để tuân thủ
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa các nước
thành viên ASEAN và Trung Quốc...” (4)
Đây cũng là một trong những bằng chứng cho thấy sự bán nước và hèn kém của Phan Văn Khải trước giặc Tàu.
Chủ tịch Trung cộng Giang Trạch Dân và Phan Văn Khải trong thời gian
Đoàn Đại biểu Việt Nam do TBT Đảng CSVN Đỗ Mười đang thăm
Trung cộng ngày 20-10-1998 tại Điếu Ngư Đài (Bắc Kinh).
Trước đó, theo thông tin của đảng thì “Từ
ngày 19 đến ngày 23-10-1998: Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải thăm
chính thức Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã hội đàm với
Thủ tướng Phan Văn Khải. Hai bên đã ký Hiệp ước tương trợ tư pháp về dân
sự và hình sự, Hiệp định mậu dịch biên giới và Điều ước lãnh sự giữa
hai nước.” (5)
Thứ ba, nhóm Mạnh, Lương, An và Khải cũng từng bỏ qua ý
kiến của ngay cả các vị cộng sản kỳ cựu trong việc ký hiệp định bán đất
cho Trung cộng. Nhưng vì có tiền bỏ túi thì Khải cũng đồng ý cũng như
các tên bán nước khác. Đây là bức thư của một người cộng sản kỳ cựu đến
từ Hải Phòng để thấy bộ mặt bán nước của Khải (6):
“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đề nghị Quốc Hội không thông qua hiệp định biên giới Việt Trung
Kính gửi:
- Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh,
- Chủ tịch Nước Trần Đức Lương,
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An,
- Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải,
Tháng 2 năm 2001, trong bản góp ý với
Dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội IX, tôi đã có kiến nghị lên Đại
hội Đảng, Chính phủ, Quốc hội không thông qua Hiệp định biên giới Việt
Trung, vì đây là một Hiệp định mà phía Việt Nam nhượng bộ quá nhiều.
Theo tôi, đó là một sai lầm lớn của Đảng và Chính phủ mà dân tộc ta chưa
triều đại nào chịu nhượng bộ nhiều như thế. Cuối năm nay, Quốc hội sẽ
họp, sau khi suy nghĩ và trao đổi với một số các vị lão thành cách mạng
trong Câu lạc bộ Bạch Đằng, tôi trân trọng đề nghị ông Nguyễn Văn An -
Chủ tịch Quốc hội mới được bầu - đưa vấn đề này ra trước Quốc hội, yêu
cầu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao điều trần nói rõ nội dung số cây số vuông đã
nhượng cho Trung Quốc so với Hiệp định Pháp - Thanh và nguyên nhân đi
tới ký kết.
Suốt 4000 năm lịch sử kể cả thời Bắc
thuộc cho đến hơn 1000 năm độc lập tự chủ, nhiều triều đại phong kiến
lúc yếu cũng chưa bao giờ nhượng cho phong kiến Phương Bắc một tấc đất,
một hòn đảo, cùng lắm chỉ cống nạp thiên triều ít ngà voi châu báu; lúc
mạnh như thời Lý Nhân Tông đã đòi vua Tống phải hoàn trả ta 2 động, 8
huyện ở biên giới do bọn đầu mục thổ dân dâng cho nhà Tống. Vua Tống đã
phải trả lại. Thế mà ngày nay, theo Hiệp định biên giới Việt Trung mới
đây ta đã nhượng bộ cho Trung Quốc hàng trăm cây số vuông đất liền và
hàng ngàn cây số vuông ở Vịnh Bắc Bộ (so với Hiệp định Pháp - Thanh đã
ký cuối thế kỷ XIX).
Qua lời thông báo của một vị lãnh đạo
của thành phố Hải Phòng tại CLB Bạch Đằng tháng 2/2001 thì Vịnh Bắc Bộ
chia đôi ta được 53%, Trung Quốc 47%. Sao kỳ lạ thế? Vịnh Bắc Bộ (Golfe
du Tonkin) là của Việt Nam cơ mà! Tôi không rõ sứ thần Trung Quốc đã
khôn khéo thế nào, dùng lời ngon ngọt ra sao mà đã làm mềm lòng sứ thần
Việt Nam, thò tay vào ký Hiệp định trước tháng 12/2000. Có điều kỳ lạ là
Trung Quốc đề ra kế sách ký Hiệp định biên giới Việt - Trung và sát
nhập Đài Loan vào Trung Quốc trước thiên niên kỷ mới. Ta là một nước độc
lập có chủ quyền, có cơ sở pháp lý đầy đủ lại vui vẻ làm theo, còn Đài
Loan là đất đai của Trung Quốc họ lại không tuân theo ý đồ đó. Có người
giải thích rằng: ta không ký không được. Phải chăng ta sợ Trung Quốc
mang quân sang đánh ta? Trung Quốc là nước lớn nhưng không phải dễ dàng
uy hiếp được ta. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh trong 10 thế kỷ vừa qua,
Phương Bắc đã 10 lần mang quân sang xâm lược nước ta, nhưng cả 10 lần
phong kiến Phương Bắc đều thất bại thảm hại. Kể cả trận mới đây nhất,
tháng 2/1979, cộng sản Trung Quốc đã mang quân đánh nước ta, định dạy
cho Việt Nam một bài học, trái lại họ đã học được bài thất bại cay đắng.
Thực ra lúc này Trung Quốc rất cần ổn định để phát triển kinh tế, họ
chỉ dọa được những người nhát gan yếu bóng vía, chứ làm sao dọa được dân
tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất. Nếu ta không ký mà họ đem quân đánh
ta, cả thế giới sẽ ủng hộ ta và nhân dân ta triệu người như một đoàn kết
sẽ đứng lên cầm vũ khí quét sạch quân thù. Nói thế thôi, chứ Trung Quốc
không dại gì đem quân gây chiến với Việt Nam. Tiếc thay, cả người cho ý
kiến lẫn người đi ký đã không nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Họ quên mất
rằng biết bao sứ thần Đại Việt qua nhiều triều đại đã làm cho phong kiến
Phương Bắc phải kính nể, khâm phục. Thậm chí có sứ thần không chịu
khuất phục đã bị phong kiến Phương Bắc chém đầu, gây một vết nhơ cho
lịch sử đối ngoại của Bắc Triều, càng làm rạng danh đất nước Việt Nam.
Nghe nói trong hội đàm, Trung Quốc đã
nêu lên: trước đây nhà Thanh yếu, Pháp mạnh nên mới có Hiệp định như
vậy; tại sao đoàn ta không có ai biết nói: mạnh yếu trước kia chưa rõ,
bây giờ Trung Quốc là nước lớn, Việt Nam là nước nhỏ, có phải vì thế mà
Trung Quốc ép buộc Việt Nam phải nhân nhượng? Đã là anh em, là đồng chí
"như môi với răng", sao lại nỡ lấn đất chiếm đảo của Việt Nam? Lẽ ra:
Nghĩa tình hữu nghị từng xây dựng Tôn trọng biên thùy nước mới an. Không
phải tự nhiên ông Giang Trạch Dân gợi ý Đại hội Đảng ta nên tiếp tục để
đồng chí Lê Khả Phiêu là Tổng Bí thư. Dân tộc ta có một nền văn hiến
sáng ngời, trung dũng tuyệt vời. Đảng ta, dân tộc ta đã làm cuộc Cách
mạng Tháng 8-1945 vĩ đại, sau đó đã đánh thắng 2 đế quốc hung bạo nhất
của thời đại, mà lại chịu để cho Trung Quốc ép ký một hiệp định bất bình
đẳng như vậy sao?
Tôi đề nghị ông Nguyễn Văn An với chức
danh Chủ tịch Quốc hội thay mặt Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất
của đất nước - kiên quyết không thông qua Hiệp định biên giới Việt -
Trung, cả trên đất liền và trên biển, đảm bảo quyền lợi cho Tổ quốc và
danh dự cho dân tộc. Các ông biết rõ hơn ai hết: chỉ có một Hiệp định
thương mại Việt - Mỹ ký đã hơn một năm nay, Hạ viện Mỹ đã thông qua,
Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua, thế mà hai viện còn phải ngồi chờ Tổng
thống duyệt Hiệp định mới có hiệu lực. Hiệp định biên giới Việt - Trung
còn quan trọng hơn nhiều, sao không đưa ra Quốc hội bàn mà đã vội ký
kết? Bây giờ tuy có muộn nhưng Quốc hội nghe điều trần rồi kiên quyết
không thông qua và báo cho Trung Quốc biết, thì sự không thông qua ấy
vẫn có giá trị. Trong khi chờ đợi hai bên gặp lại, yêu cầu Trung Quốc cứ
coi Hiệp định Pháp - Thanh còn nguyên giá trị. Đất này công sức của cha
ông Khai phá ngàn năm giống Lạc Hồng Xương máu bao đời mới có được. Xin
đừng để thẹn với non sông.
Nhân đây, tôi cũng đề nghị với Quốc hội
và Chính phủ: từ nay về sau tất cả các Hiệp định quan trọng có liên
quan đến lợi ích Tổ quốc đều phải theo nguyên tắc: được Quốc hội bàn và
thông qua mới có giá trị. Ví dụ: Hiệp định chiến tranh và hòa bình, Hiệp
định biên giới và trên biển đa phương và song phương, Hiệp định kinh tế
quan trọng giữa hai Chính phủ v.v...
Tôi tin tưởng Quốc hội Chính phủ sẽ làm
được việc này. Nhân dân Việt Nam sẵn sàng đoàn kết xung quanh Quốc hội,
Chính phủ và Đảng để đòi Trung Quốc phải công nhận Hiệp định Pháp -
Thanh đồng thời trả lại cho Việt Nam các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Xin gửi lời chào kính trọng.
Đỗ Việt Sơn, 78 tuổi đời, 54 tuổi đảng.
Hội viên CLB Bạch Đằng.
D-C: 26/14-125 Tô Hiệu Hải Phòng D-T: 031.739039”
Thứ tư, theo Phan Văn Khải kể lại việc đàm phán với Trung cộng: “Thác
Bản Giốc mình không thể nào lấy hết... Bãi Tục Lãm họ có ý đồ lấn thật.
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Cố vấn Đỗ Mười cũng phải đấu với Trung Quốc
trên tình hữu hảo mới được như vậy. Tôi, ông Vũ Khoan và ông Lê Khả
Phiêu đã đấu tranh rất căng thẳng nhưng đôi bên cũng phải có nhân
nhượng, chẳng thà mình có một phân định sau này còn có cơ sở để đấu
tranh”. Qua đây cho thấy chính Khải và Phiêu đã xác nhận hành
động bán nước của mình. Tại sao lãnh thổ của Việt Nam lại phải nhân
nhượng? Và việc để mất thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm mà Khải kể chính là
hành động bán nước không thể chối cãi.
Thứ năm, ngày 16-5-1984, sau mười tám ngày dùng một lực
lượng lớn tấn công, Trung cộng đã chiếm và chốt giữ hai mươi chín điểm
dọc biên giới Việt Nam, trong đó có điểm cao 1509. Hàng ngàn người lính
Việt Nam đã hy sinh trong các đợt phản công lấy lại hai mươi cao điểm ở
Thanh Thủy, Vị Xuyên bị Trung cộng chiếm đóng từ năm 1984. Nghĩa trang
Vị Xuyên, Hà Giang, có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt
sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới, đa số hy sinh trong giai
đoạn 1984 - 1985, có người hy sinh năm 1988 khi tái chiếm điểm cao 1509.
Giai đoạn 1984 - 1985, theo ông Nguyễn Thanh Loan, người trông coi nghĩa trang: “Cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau”. Theo Đại tá Phó chỉ huy trưởng Biên phòng Hà Giang Hoàng Đình Xuất: “Từ
khi chiếm được điểm cao 1509, Trung Quốc cho xây dựng trên đỉnh một
pháo đài quân sự. Ở phía bên kia, Trung Quốc xây được đường xe hơi lên
tận đỉnh trong khi bên mình dốc, hiểm trở. Theo nguyên tắc mà hai bên
thống nhất, đường biên giới đi qua đỉnh, cắt đôi pháo đài mà Trung Quốc
xây dựng trên cao điểm này, nhưng khi hoạch định biên giới, phía Trung
Quốc cho rằng, đây là một khu vực có ý nghĩa thiêng liêng nên họ xin
được giữ lại toàn bộ pháo đài để làm du lịch. Đau xót là các nhà lãnh
đạo của chúng ta đã đồng ý. Phần Việt Nam nhượng Trung Quốc ở đây tuy
chỉ có 0, 77 hecta nhưng, 1509 là một vị trí chiến lược. Từ trên pháo
đài ấy có thể nhìn thấy từng chiếc ô tô ở thị xã Hà Giang”.
Tuy không bình luận trực tiếp trường hợp điểm cao 1509, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm giải thích:
“Tôi nghĩ, các anh ấy cũng biết (ý ám chỉ Đỗ Mười, Khải và Phiêu),
nhượng một tấc đất là có tội, nhưng với một nước lớn như Trung Quốc thì
tranh chấp phải được giải quyết để có được một biên giới hòa bình. Trước
đó không ngày nào là không có khiêu khích”. Qua đây cho thấy rõ ràng Cầm thừa nhận Khải, Phiêu... đã nhượng đất cho Trung cộng.
III. Bàn tay nhuốm máu:
Từ năm 1997, Phan Văn Khải nắm chức thủ tướng cộng sản thì ông ta chưa
làm được gì cho quê hương chúng ta. Việt Nam vẫn chưa vẫn chưa có sinh
hoạt chính trị tự do, vẫn chưa có tự do tôn giáo, vẫn chưa có tự do báo
chí, và vẫn còn giữ chính sách hộ khẩu... Ngược lại quá khứ chúng ta sẽ
thấy bàn tay của Khải nhuốm máu đồng bào từ khá lâu.
Thứ nhất, bạn đọc chú ý đến tiểu sử của Phan Văn Khải.
Phan Văn Khải sinh ngày 25 tháng 12 năm 1933 tại Quận Củ Chi, ngoại ô
Sài Gòn. Mới 14 tuổi Khải đã tham gia "Cách Mạng", 22 tuổi thì gia nhập
Phong Trào Cải Cách Ruộng Đất. Đôi bàn tay của Khải đã nhuốm máu của rất
nhiều đồng bào vô tội trong cuộc đấu tố dã man nhất lịch sử Việt Nam.
Mời bạn đọc coi lại “Những sự thật không thể chối bỏ - Phần 5 và 6”
để thấy những con số kinh hoàng trong đó có Phan Văn Khải gây ra. Chính
vì thánh tích ác ôn nhuốm máu đồng bào trong CCRĐ mà Khải được đi học
Liên Xô. Đánh giá việc này một tài liệu của Nga khi Khải lên làm thủ
tướng có viết “Trong cải cách ruộng đất
và chấn chỉnh hàng ngũ sau khi cách mạng vô sản ở Việt Nam thành công
thì ông (ám chỉ Khải) có công rất lớn mặc dù sau này cuộc cải cách bị
đánh giá là đẫm máu”. (7)
Thứ hai, trong suốt thời kỳ nắm chức thủ tướng thì Phan
Văn Khải cũng cho bắt giam các nhà đấu tranh trong nước như BS Phạm Hồng
Sơn, LS Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn, mục sư Nguyễn Hồng Quang, BS
Nguyễn Đan Quế, GS Trần Khuê, Hòa thượng Thích Huyền Quang, Hòa thượng
Thích Quảng Độ v.v... Như vậy việc Khải tàn ác và chống lại dân chủ là
không thể chối cãi trong vai trò đứng đầu chính phủ của mình. Như vậy
Khải, vi phạm vào Điều 19 của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền mà cộng sản đã ký với Liên Hiệp Quốc.
Phan Văn Khải và đồng chí X
Thứ ba, bạn của tác giả Lê Nhân là anh Phan Thiệu Cơ, cháu đích tôn của cụ Phan Bội Châu kể
rằng ông nội của anh là cụ Phan bị quy lên thành phần địa chủ, quan lại
phong kiến nên nhà cửa của Phan Bội Châu ở Nam Đàn Nghệ An và sách vở
di cảo của cụ bị đảng cộng sản phần thì tịch thu, phần thì đốt sạch. Cụ
Phan một anh hùng dân tộc vĩ đại nhất thế kỷ XX đã bị Hồ Chí Minh bán
đứng cho Pháp (Xem “Những sự thật không thể chối bỏ - Phần 8”).
Khi cụ chết rồi vẫn bị đội cải cách ruộng đất sai làm hình nộm giống y
người thật đem ra giữa chợ đấu tố, lấy cứt trát vào mặt hình nộm cụ
Phan. Và tác giả Lê Nhân là người bạn học của Khải đã viết bức thư chửi
tội ác và sự ngu dốt của Khải với đại ý: “Thủ tướng Phan Văn Khải cũng
không phân biệt được đâu là chuyện chăn gối, đâu là chuyện quốc gia
chính phủ trị dân, nên sỗ sàng đưa vấn đề con cu ra ví với dân.”
Nguyên văn của nó như sau: (8)
“Kính gửi Ông Phan Văn Khải, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thưa anh Khải
Lê Nhân viết lá thư ngỏ này gửi anh vì
tôi chẳng sợ ai cười chê bảo cái thằng Lê Nhân cóc nhái, thứ cua cáy,
rơm rạ xó bếp ở đâu chui ra, thấy người sang bắt quàng làm họ, thật
chẳng còn ra làm sao! Một người dân ngu khu đen như Nhân tôi, đôi khi
ngồi vắt tay lên trán, nhớ lời Bác Hồ dạy:- "Cán bộ là đầy tớ của nhân
dân", mà bật cười khanh khách vì sự hài hước trong chế độ ta không biết
đến đâu là giới hạn, tự nhiên thấy mình oai ngất trời:- hóa ra mình là
ông chủ của chúng nó, ông chủ của cái đám đảng cộng sản, nhà nước và
chính phủ cộng sản đang cầm quyền kia, mà sao mình cứ nơm nớp sợ đám đầy
tớ bắt nạt, thậm chí sợ bọn đầy tớ đến bắt ông chủ nhốt vào tù cho mục
xương luôn? Còn các anh, từ anh tổng bí thư, anh chủ tịch nước, anh thủ
tướng chế độ hiện hành, thảy đều là nô bộc, là ô-sin cho Lê Nhân, ô sin
của 80 triệu đồng bào ngoài đảng hihihi!
Với tinh thần ấy của Bác Hồ, Lê Nhân viết thư cho anh Khải với 3 tư cách:
- ông công dân viết thư cho nguyên thủ quốc gia
- ông chủ viết thư sai đầy tớ
- ông bạn cũ viết thư cho ông bạn cũ ngày xưa…
Thưa anh Phan Văn Khải, tôi cũng chẳng
dám trách rằng anh đã quên cái thằng Lê Nhân cùng tuổi với anh, cùng học
một lớp chính trị Mác-xít do thầy chúng ta là giáo sư tiến sĩ viện
trưởng Viện Mác-Lênin Hoàng Minh Chính từng dạy dỗ chúng ta hết lòng, để
rồi sau đó, tôi với nghề gõ đầu trẻ môn triết học Mác-xít, lại dạy các
anh Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Phú Trọng (sẽ có thư ngỏ gửi hai anh học
trò hàm thượng thư đương triều đang ngấp nghé thế tử này sau).
Người (tức GS.TS triết học Hoàng Minh
Chính) mà cách đây ngót 50 năm trước, đã cứu anh Khải thoát khỏi vụ khai
trừ đảng, nên anh thề sẽ suốt đời mang ơn ông Chính, người mà anh cho
là có công ngang với ơn sinh thành của cha mẹ, thề trong đời sẽ tìm cơ
hội để báo ân, đền đáp công ơn trời bể của GS.TS Hoàng Minh Chính đối
với anh.
Bây giờ, là một nguyên thủ quốc gia,
chắc anh Khải bận vô cùng, hơi đâu nhớ tới ân nghĩa cũ; anh quên là quên
cả nước chứ cứ gì quên cái thằng Lê Nhân, quên cái ông thầy cũ Hoàng
Minh Chính hiện đang bị lính của anh bốc cứt ném vào mặt hôm 1-12-2005
ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội huy hoàng của đế chế cộng sản?
Tôi xin nhắc để anh nhớ, tôi là Lê
Nhân, biệt hiệu trong lớp anh em gọi là " Nhân ngôn luận” (có ý chửi tôi
ăn nói nham hiểm, lời nói ác như vị thuốc độc nhân ngôn giết người).
Còn anh Phan Văn Khải có biệt danh cả lớp đặt cho là “Khải đờ mờ” (vì
anh có tật khi nói hay chêm tiếng đệm hai chữ viết tắt của tên ông Đỗ
Mười: Đ.M. mà những anh em người gốc nông dân Nam Bộ tập kết thường mắc
phải). Năm ấy, anh Khải được nhà trường cấp bằng khen vì thành tích rất
lớn là bỏ được hai tiếng “đù má " chêm vào trước bất cứ câu gì khi anh
nói; nên hôm anh Sáu Thọ (Lê Đức Thọ) đến dự lễ khai mạc khóa chính trị
Mác-Lê cao cấp do thầy Hoàng Minh Chính giảng, anh được vinh dự đảng ủy
nhà trường phân công lên hô chào cờ. Có lẽ vì anh Phan Văn Khải xúc động
quá, khi lần đầu được gặp anh Sáu Thọ, thần hồn nát thần tính, giữa
không khí cực thịnh, cực nghiêm trang của tôn giáo Mác-Lê, trên có đảng
kỳ, kèm chân dung 5 lãnh tụ vĩ đại: Mác, Lê Nin, Stalin ở giữa, hai bên
là Bác Hồ và Bác Mao, dưới nữa là cờ đỏ sao vàng, dưới nữa là anh Sáu
Thọ. Thế mà giữa ba quân ngất trời thiêng liêng ấy, anh Phan Văn Khải
đứng cực nghiêm, hô chào cờ bằng giọng Củ Chi Nam Bộ, hệt như Trương Phi
hét trước cầu Trường Bản; anh Khải hô (hét) cực vang, cực to, cực
nhanh, rằng:
“Đù má nghiêm! Chào cờ, chào!"
Cả hàng quân ngót trăm người tí nữa ngã
đùng ra đất, vội đưa tay bụm miệng, vừa bịt mồm vừa hát quốc ca, nên âm
vang hùng tráng của bài "Tiến quân ca" nghe như tiếng ếch nhái ho, như
thể chó vừa ăn vụng bột vừa hát (sủa), khiến có vài tên ngã lăn đùng ra
như trúng gió vì sặc cười, phải khiêng đi cấp cứu ngay. Tuy vậy, buổi
chào cờ vẫn hoàn tất một cách ngượng chín mặt, ai cũng ước đất nứt ra lỗ
nẻ để chui tọt vào cho đỡ xấu hổ. Sau buổi chào cờ có một không hai ấy,
anh Sáu Thọ vẫn bình tĩnh huấn thị chừng 5 phút, thay vì theo thông lệ,
anh phải dạy dỗ cả tiếng đồng hồ; vị lãnh tụ này mặt vẫn tỉnh bơ, làm
như không hề có chuyện cái thằng phá thối Phan Văn Khải vừa hô chào cờ
bằng câu chửi thề đù má kinh thiên động địa; đây có lẽ là lần bất ngờ và
bực mình nhất trong cuộc đời làm cách mạng vô cùng vẻ vang của anh Sáu.
Sau này, anh Phan Văn Khải tâm sự với
Lê Nhân rằng: "Hô chào cờ mà vẫn chêm tiếng đù má vào theo thói quen,
chắc tao sẽ phải tử hình mất!". Nhưng GS.TS Hoàng Minh Chính đã chạy lên
chạy xuống cứu anh Phan Văn Khải thoát khỏi tội đi tù vì xúc phạm đảng
thì ít mà xúc phạm anh Sáu Thọ là linh hồn của đảng thì nhiều. Thầy
Chính còn cứu anh thoát khỏi cái án khai trừ đảng. Nếu không có thầy
Hoàng Minh Chính xả thân cứu giúp, liệu đến nay anh Khải có lên được
đỉnh của quyền lực là chức Thủ tướng chính phủ hay không?
Thế mà, lạ lùng thay, thủ tướng Phan
Văn Khải đã lấy oán báo ân, đã cùng với Bộ Chánh trị đảng sai lâu la,
lưu manh đến đánh đập cụ Chính, mang cà chua, trứng thối cùng cứt trộn
mắm tôm ném vào người cụ già 86 tuổi Hoàng Minh Chính và vợ con, nhà cửa
của cụ Chính trưa ngày 1-12-2005, xúc phạm vô cùng tận người thầy ngày
xưa mà anh cho là đã có công lớn cứu anh, ngang công ơn sinh thành ba
má, thì hỏi còn trời đất gì nữa hay không?
Chuyện tày trời làm ơn cứu Phan Văn
Khải ngày xưa thoát khỏi vụ án "đù má" chào cờ Lê Nhân vừa thuật lại
trên, dù ai có cậy miệng thầy Hoàng Minh Chính, thầy cũng không nói ra
đâu; vì nói ra, khoe ra lối ứng xử trả ơn thầy học cũ bằng cách sai
thuộc hạ ném cứt vào mặt thầy mình kiểu này của anh Phan Văn Khải, thầy
Chính sẽ cho là đại sỉ nhục; rằng anh dạy dỗ thế đếch nào mà học trò của
anh khi làm đến chức Thủ tướng, nó lại thành ra cái thằng bất nhơn, đểu
giả, tiểu nhân, đại phản nghịch như thế? Giờ đây, nhận mình có một anh
học trò như anh Phan Văn Khải, thầy Hoàng Minh Chính thà chết còn hơn.
Thoắt mấy chục năm sau, Lê Nhân thấy
anh Khải xuất hiện trên tivi: khởi đầu là phó chủ tịch, rồi chủ tịch
TP.HCM, leo dần lên chức vụ phó thủ tướng, rồi thủ tướng chính phủ nhà
nước cộng sản. Mỗi lần nhìn thấy anh trên màn hình, tôi có ý hơi lo lo: -
lỡ mà khi anh đang huấn thị đồng bào, sơ ý, nổi hứng dân Củ Chi ăn tục
nói phét lên, theo vô thức tuôn ào ào ra miệng cái tiếng đệm Đ.M., cứ
như cái thuở chào cờ ngày xưa mà vô tư đù má đồng bào, đù má các đồng
chí, đù má quốc dân, thì sẽ gây họa lớn, đồng bào chắc sẽ vỡ tim mà chết
cỡ vài ba chục triệu vì cú sốc văn hóa quá sức bất ngờ này chăng?
Có lẽ, chính vì lường trước khả năng
tình cảm vô bờ của ông thủ tướng chánh phủ đương nhiệm, một người nông
dân thuần phác Nam Bộ quen chăn trâu, câu cá, đơm lờ, đánh giậm hơn là
việc làm vương, làm tướng, mà khi anh qua Mỹ gặp tổng thống Mỹ W.Bush
vừa qua, Bộ Chánh trị đảng sợ anh nổi hứng chào cờ, lại chả tuôn ra từ
vô thức, tuôn từ trong gan ruột cái tiếng đệm bình dân thân thương quê
kiểng kia; rằng: - đù má ngài W.Bush, rằng tôi thay mặt đù má đảng nhà
nước chính phủ Việt Nam, đù má gởi lời thăm hỏi tới ngài và gia quyến,
có mà Mỹ nó điên lên, chơi bom hạt nhân xuống lăng Bác vỡ cha cái "mặt
trời chân lý", tiêu mẹ nó cái "mặt trời trong lăng rất đỏ” thì lấy gì
làm vật linh, làm tô-tem mà lễ bái, lừa đảo nhân dân? Cho nên, Bộ chánh
trị đã soạn sẵn cho anh bài diễn văn đáp từ tổng thống W.Bush, gồm chỉ
mấy từ đơn giản xã giao, chào hỏi, chúc mừng, cảm kích mà một trẻ chăn
trâu cũng biết nói vo, không cần phải soạn trước như đảng sợ anh văng đù
má bất tử mà soạn sẵn lời đáp từ ngài W.Bush cho anh.
Cả thế giới qua truyền hình, đã thấy
ngài W.Bush oai phong, tươi tắn, đường bệ, sang trọng, lịch lãm, quý
phái thơm như mít trước một ngài Phan Văn Khải dúm dó, mặt đâm lê, co
ro, hèn kém, quê mùa, mặc cảm tự ti, ngồi tội nghiệp hai tay run quá
nhét đại vào háng. Đến độ ngài W.Bush phải thò hết cỡ cánh tay phải sang
tận đùi ngài Khải theo kiểu thò tay vào hang sâu bắt rắn, mới lôi được
bàn tay của thủ tướng Việt Nam như con chim trốn tuyết ra mà bắt cái
rụp, thương thay!
Cả thế giới đã nhìn thấy ngài Khải thò
tay vào túi áo, lấy ra miếng giấy bé bằng cái lá đa, hai tay bê miếng
giấy như bê hòn đá nặng, đưa sát lên mắt ấp a ấp úng đọc lời đáp từ tổng
thống Mỹ, trông thê thảm và âm lịch không sao chịu được. Suốt chuyến đi
thăm Mỹ, qua ống kính truyền hình, nhiếp ảnh, thủ tướng Việt Nam hiện
lên chân dung toàn diện của đảng cộng sản là một kẻ nhà quê ra tỉnh, một
gã ăn mày đi xin tiền, lúc thì văng: - “đù má đuổi nó ra ngay!" khi có
hai vị ký giả một nam một nữ của người Việt di tản lọt vào nơi họp báo
chất vấn và tố cáo tội ác
cộng sản, lúc thì với bàn tay vuốt lên mu bàn chân mang giày của bức
tượng ngài Havard, như có ý xin được đánh giày cho quý ngài từng lập ra
trường đại học danh giá nhất thế giới tọa lạc ở Boston... khiến nhân dân
cả nước ngượng chết đi được.
Chỉ nhìn vào chuyến đi Mỹ của anh,
người ta có thể nhận ra chân dung văn hóa của đảng cộng sản Việt Nam là
thứ văn hóa diệt trí thức, văn hóa bần cố nông con cái tố cha, vợ tố
chồng, học trò trả ơn thầy bắt cách bốc cứt ném vào mặt thầy, thứ văn
hóa lừa đảo, lấy việc lừa dân từ A đến Z làm sự nghiệp, làm cần câu
cơm...
Anh Phan Văn Khải ơi, giờ đây, cả nước
cứ nhìn vào thằng con trai của anh, thằng Hoàn Ty từng bắn chết con trai
ông Phạm Thế Duyệt khi hai đứa giành gái khi cùng đánh bạc, mà nó vẫn
nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, không ai dám động vào cái lông chân của
nó, thì thiên hạ có thể biết người cha làm thủ tướng của hắn là quân tử
hay tiểu nhân, bản chất là loại người nào. Khổng Tử xưa dạy người quân
tử phải:- "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ", lấy nhân, nghĩa,
lễ, trí tín làm đầu. Phật dạy dân ta từ bi hỷ xả cả mấy ngàn năm. Đạo
Công giáo dạy kính Chúa yêu người. Thế mà Bác Hồ của anh và các anh sau
khi dùng bạo lực cướp được đất nước, bèn coi tam giáo đồng nguyên Phật
Khổng Lão (cả Chúa sau này) là phản động, nên sai đập nát đình chùa miếu
mạo, đập nát các nhà thờ Thiên Chúa giáo thời cải cách ruộng đất.
Bạn của Lê Nhân là anh Phan Thiệu Cơ,
cháu đích tôn của cụ Phan Bội Châu kể rằng ông nội của anh là cụ Phan bị
quy lên thành phần địa chủ, quan lại phong kiến nên nhà cửa của Phan
Bội Châu ở Nam Đàn Nghệ An và sách vở di cảo của cụ bị đảng cộng sản
phần thì tịch thu, phần thì đốt sạch. Cụ Phan một anh hùng dân tộc vĩ
đại nhất thế kỷ XX chết rồi vẫn bị đội cải cách ruộng đất sai làm hình
nộm giống y người thật đem ra giữa chợ đấu tố, lấy cứt trát vào mặt hình
nộm cụ Phan. Chính vì chuyện này, giúp Lê Nhân tin vào việc ngày xưa ở
Trung Quốc (thời Quốc Dân đảng), Hồ Chí Minh đã bán đứng Phan Bội Châu
cho mật thám Pháp để lấy tiền, trong khi ngoài mặt, Hồ luôn coi cụ Phan
như cha, làm ai cũng khen là ông Hồ hiếu đễ. Chao ôi, cái văn hóa lấy
cứt ném vào, trát vào mặt cha chú, đã có từ độ Bác Hồ, chứ đâu phải
chuyện anh Điềm và anh Khải mới sáng tạo ra lối hại cụ Hoàng Minh Chính
bằng cách lấy cứt trộn mắm tôm ném vào mặt cụ như trưa ngày 1-12-2005
vừa qua đảng cộng sản đã làm?
Giết oan hàng vạn người trong cải cách
ruộng đất, đẩy hàng triệu người vào chỗ chết suốt 30 năm nồi da xáo
thịt, làm hơn mười lăm triệu người Việt Nam chết oan, ngoài Hồ Chí Minh
vĩ đại ra, ai, những ai là người phải chịu trách nhiệm đây?.............
Viết đến đây, Lê Nhân chợt thấy rùng
mình mà ghê thay luật nhân quả ở đời, làm ác thì sẽ bị quả báo, lưới
trời lồng lộng, từ con tép đến Bác Hồ cũng không thể ăn gian, không thể
thoát khỏi thiên la địa võng của luật vay trả đã từng ứng nghiệm vào cái
xác không hồn của Bác Hồ đang bị đứa con đại bất hiếu là ĐCSVN hành hạ
bằng trò lừa hiếu hỉ làm ngược hoàn toàn di chúc Bác! Xin các ông Lê Đức
Anh, Đỗ Mười và giàn thế tử Phan Diễn, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Phú
Trọng… hãy nhìn gương nhỡn tiền của Hồ Chí Minh đang treo trước mắt các
vị mà bơn bớt gian ác, mà nghĩ lại xem có nên đi cùng đường với dân tộc,
với nhân dân, với trào lưu đa nguyên đa đảng là nhu cầu thời đại, kẻo
các vị chết rồi xác lại có thể bị treo ngoài cửa thành cho dân đến xem,
cho quạ diều đến mổ thì động mồ động mả di hại cả ngàn năn sau con cháu
đấy!.........
Xin quý vị xá cho cách nói tục tĩu của
anh Khải, vì anh ít học (anh Khải và Lê Nhân đều ít học, lớp chống Pháp
ta và lớp các anh đàn em như Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Nguyễn Văn
An… đều là dân học bổ túc, học chuyên tu tại chức... nên dân gian mới
bảo:- "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức" toàn là dân học giả bằng
thật!). Anh Khải chắc không biết rằng cái câu:- "Trên bảo dưới không
nghe!" dùng để chỉ việc phòng the, chuyện bất lực của đàn ông, rằng rất
muốn làm tình với con mẹ đĩ mà con cu bảo mãi vẫn cứ không nghe, vẫn chỉ
sáu giờ, quyết không bao giờ lên được 9 giờ chứ đừng nói gì chuyện nhất
dương chỉ 12 giờ. Vả lại, nhiều khi thủ tướng Phan Văn Khải cũng không
phân biệt được đâu là chuyện chăn gối, đâu là chuyện quốc gia chính phủ
trị dân, nên sỗ sàng đưa vấn đề con cu ra ví với dân, ví với thuộc cấp
thì quả tình cũng không lấy gì làm lạ!
Thưa anh Phan Văn Khải, người xưa đã
dạy: - “Thượng bất chính, hạ tắc loạn!”; kẻ cầm quyền trong chế độ cộng
sản theo Bác Hồ luôn làm gương xấu, làm toàn việc gian ác, lừa đảo thì
làm sao các vị BẢO mà DÂN nó thèm nghe! Chẳng qua, do quý vị ĐCSVN tàn
ác quá, mấy chục năm làm dân nhược, quên mất bản tính phản ứng của con
giun:- “Xéo mãi cũng quằn!”.
Dân sợ quá, sống như con cá dưới ao tù thiếu dưỡng khí, lúc nào cũng
trồi lên mặt nước cho công an hộ khẩu dễ kiểm kê mà ngáp ngáp cầm hơi!
Hà Nội 5-12-2005
Kính thư,
Le Nhân”.
Qua bức thư chúng ta thấy điều gì? Đó là bức thư tố cáo bàn tay vấy máu
của Khải với nhân dân trong CCRĐ. Ngoài ra là nêu lên vụ án và tội ác
con trai Khải. Và đặc biệt nói đến việc Khải để đàn em đàn áp ông Hoàng
Minh Chính- một người đấu tranh dân chủ ôn Hòa. Qua đây có thể thấy được
bàn tay của Khải cũng không kém phần bạo tàn với nhân dân.
IV. Bất tài:
Phan Văn Khải trong kỳ họp Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam từ 6-13/1/04 đã thú nhận trước cử tọa: “... VN cần 20 năm nữa mới theo theo kịp Thái Lan...”.
Tuy nói như vậy nhưng cái mà Khải làm trong suốt thời kỳ của mình là
gì? Đó chính là tham nhũng tràn lan không kém gì thời kỳ của đồng chí X
hiện nay. Để chứng minh điều này chúng ta hãy để ý những tài liệu sau
đây.
Thứ nhất, ngày 25-7-2001, thủ tướng Phan Văn Khải có quyết
định phê duyệt "Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn
2001-2005" (đề án 112). Tính đến ngày 30-12-2005, vốn đầu tư từ ngân
sách trung ương cấp cho đề án là 685 tỉ đồng, trong đó Ban Đề án 112 đã
chi hơn 277.97 tỉ đồng (hơn 18 triệu Mỹ kim, theo tỉ giá hối đoái vào
thời gian đó.)
Theo báo Người Lao Động ngày 20/1/2009, sau 16 tháng điều tra vụ tham
nhũng trong ban điều hành đề án "tin học hóa quản lý hành chính nhà
nước”, cơ quan điều tra Bộ Công an cộng sản đã đề nghị truy tố 20 bị
can, trong đó có 1 viên chức hàng thứ trưởng tên là Vũ Đình Thuần, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ CSVN (thời kỳ Phan Văn Khải làm thủ tướng), trưởng ban điều hành đề án 112 (tin học hóa quản lý hành chính nhà nước 2001-2005), và Lương Cao Sơn,
thư ký ban điều hành Đề án 112, cùng bị truy tố về 2 tội danh "tham ô
tài sản" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Vũ Đình Thuần |
Theo điều tra của công an cộng sản, Lương Cao Sơn với tư cách là thư ký
"đề án 112" đã "tư vấn" cho các doanh nghiệp đường đi nước bước và trình
Vũ Đình Thuần ký duyệt các quyết định để kiếm tiền hoa hồng. Cụ thể,
Lương Cao Sơn đã trực tiếp thiết kế tới 7 đường dây cho các vụ làm ăn
này. Vụ đầu tiên là mua sắm nhu liệu bản quyền với Công ty Phần mềm ISA
do Nguyễn Thúy Hà làm tổng giám đốc. Bỏ qua hết các thủ tục mời thầu
theo quy định, ngày 11-10-2004, Sơn đề nghị Vũ Đình Thuần quyết định
công nhận Công ty ISA trúng thầu với giá trị nhu liệu bản quyền của hãng
Microsoft và IBM trị giá hơn 9.1 tỉ đồng (hơn 600, 000 Mỹ kim). Trong
vụ này, Hà đã đưa cho Sơn 360 triệu đồng để chia cho Vũ Đình Thuần 200
triệu đồng, bà Phạm Thị Ngọc, kế toán trưởng Ban Đề án
112, 80 triệu đồng, còn lại là phần Sơn. Kết quả điều tra thật bất ngờ,
nguồn gốc nhu liệu ISA giao cho ban "đề án 112 "lại chính là bà Hà mua
của chồng mình là Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn hệ thống thông tin, với giá chỉ có 5.8 tỉ đồng.
Báo Người Lao Động ghi nhận rằng cơ quan điều tra đã khám phá nhiều
"mánh" làm ăn của Lương Cao Sơn với một ban giám đốc nhà xuất bản Tư
pháp do Nguyễn Đức Giao làm giám đốc. Thông qua sự môi giới của Hoàng Đăng Bảo, thư ký của Vũ Đình Thuần, trong thời gian từ tháng 3-2004 đến tháng 6-2006, Nguyễn Đức Giao
đã ký với Vũ Đình Thuần 28 hợp đồng in ấn giáo trình, tài liệu với giá
trị hơn 3, 8 tỉ đồng. Do nhà xuất bản Tư pháp không có chức năng in,
không có nhà in, để có giáo trình, tài liệu giao cho bên A, nên Nguyễn
Đức Giao ký hợp đồng giao cho 7 công ty in khác để rút ra 667 triệu đồng
tiền chênh lệch. Số tiền này Giao đã chuyển lại cho Hoàng Đăng Bảo 409
triệu đồng.
Trong số can phạm có Lương Cao Phong, giám đốc Trung tâm Thẩm định và Tư vấn thông tin thuộc Công ty Tin học xây dựng và là em ruột Lương Cao Sơn, đã môi giới cho Phạm Văn Hạc, giám đốc Công ty Tin học xây dựng,
thực hiện tổng cộng 15 hợp đồng kinh tế và một giao dịch trực tiếp,
tổng giá trị hơn 1.68 tỉ đồng. Trong đó có 7 hợp đồng đào tạo tin học
trị giá 817 triệu đồng và 8 hợp đồng dịch vụ trị giá hơn 864 triệu đồng.
Cơ quan điều tra làm rõ, bằng uy của anh trai, Lương Cao Phong nhận của
Công ty Tin học xây dựng tới hơn 316 triệu đồng, trong đó tiền môi giới
là 113 triệu đồng.
Cũng theo báo NLĐ, qua nhiều thủ đoạn khác nhau, Nguyễn Thị Phương Hoa
đã rút được hơn 1 tỉ đồng. Sau khi chi lại cho Ban Đề án 112 hơn 717
triệu đồng, còn hơn 277, 8 triệu đồng, ngoài việc chia cho các phòng
ban, bị can Trần Tấn Ngô và Nguyễn Thị Minh Thiệu, tổng giám đốc và phó
tổng giám đốc công ty được chia 17 triệu đồng/người...
Theo báo chí cộng sản thì còn nhiều bị can cùng Vũ Đình Thuần trong vụ này đó là: “Cùng
bị khởi tố điều tra trong vụ việc liên quan đến nguyên Phó Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ Vũ Đình Thuần còn có 7 bị can khác bao gồm: ông
Lương Cao Sơn, cán bộ Văn phòng Chính phủ, Thư ký Ban chỉ đạo điều hành
Đề án 112; ông Hoàng Đăng Bảo, chuyên viên Vụ Hành chính của Văn phòng
Chính phủ; ông Nguyễn Đức Giao, Giám đốc NXB Tư pháp (Bộ Tư pháp); ông
Bùi Duy Hồng, Phó phòng Kế hoạch NXB Tư pháp; bà Nguyễn Thị Phương Hoa,
Phó Tổng giám đốc; bà Nguyễn Thị Minh Thiệu, Phó Tổng giám đốc và bà Ngô
Thị Nhâm, Phó phòng Kinh doanh Tổng công ty Phát hành sách.” (8)
Vai trò của Phan Văn Khải ở đây thế nào? Khải là Thủ tướng và trong thời gian Khải còn đương nhiệm đã là người ký duyệt dự án
này. Đồng thời Khải đã để yên cho dự án cấp quốc gia này có thể ung
dung tham nhũng ngay trước mũi Khải là điều không tưởng. Có chăng Khải
vì tham nhũng và bất tài nên để cho đàn em mặc sức tham nhũng.
Bình luận về vấn đề này RFA có bài viết: “Vụ án Vũ Đình Thuần ảnh hưởng đến T.T. Phan Văn Khải?”. Bài viết là cuộc phỏng vấn L.s - T.s Cù Huy Hà Vũ có đoạn như sau: (9)
“Mặc Lâm: Đó là những người liên quan
trực tiếp đến vụ án. Riêng những người không được nêu tên nhưng có liên
quan gián tiếp như nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải là thủ trưởng của ông
Thuần và cũng là người theo dõi dự án 112 thì vai trò của ông như thế
nào, thưa Luật Sư?
TS Cù Huy Hà Vũ: Những người có trách
nhiệm gián tiếp, chẳng hạn như nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải thì tôi
cho rằng là ông Phan Văn Khải cũng phải chịu trách nhiệm.
Mặc Lâm: Thưa, Luật Sư vừa nói là ông
Khải cũng phải chịu trách nhiệm, tuy nhiên thực tế thì từ xưa đến nay
chưa có một lãnh đạo cao cấp nào chịu liên đới trách nhiệm về những việc
làm sai trái của nhân viên thuộc cấp, như vậy thì lần này có sự đột phá
mới mẻ và là một trường hợp cá biệt hay không?
TS Cù Huy Hà Vũ: Nhà nước Việt Nam từ
lâu nay và ngay cả dưới thời ông Phan Văn Khải cũng kêu gọi và quy định
là cơ quan nhà nước nào mà để xảy ra tham nhũng thì người đứng đầu phải
chịu trách nhiệm.
Vậy trong trường hợp này là vụ án tham
nhũng xảy ra ngay tại Văn Phòng Chính Phủ, tức là dưới sự điều hành trực
tiếp của ông Phan Văn Khải thì rõ ràng nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải
phải chịu trách nhiệm về vụ án tham nhũng này. Không thể nói là không có
trách nhiệm một chút gì!
Nhưng cái chuyện tòa án Việt Nam cho
tới bây giờ vẫn chưa có thông lệ là đối với thủ tướng hay là những nhân
vật cao cấp cỡ Bộ Chính Trị có liên quan thì mời ra tòa với tư cách hoặc
là nhân chứng, hoặc là có quyền lợi, hoặc là có nghĩa vụ liên quan, thì
trong trường hợp này, theo tôi, Thủ Tướng Phan Văn Khải cần được tòa
mời vớí tư cách hoặc là nhân chứng, hoặc là người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan bởi vì trong trường hợp này có liên quan tới trách nhiệm
của Thủ Tướng Phan Văn Khải.”
Cũng liên quan đến vai trò của Phan Văn Khải, xin chú ý điểm này. Đầu
tiên Khải ký quyết định cho Vũ Đình Thuần làm chủ nhiệm đề án 112 (9). Sau này trong bản kết luận điều tra sơ khởi ngày 10/9/2008 của công an cộng sản có đoạn tại mục 3/ khoản 4 như sau: “Cần
xét đến trách nhiệm trong việc đề bạt cán bộ cũng như quản lý dự án 112
của nguyên thủ tướng Phan Văn Khải. Chuyển Viện KSNDTC xem xét trách
nhiệm liên đới”. Nhưng cho đến khi bản kết luận điều tra ngày 20/1/2009 thì lại mất hẳn đoạn này.
Chỉ cần nói đến trách nhiệm của người đứng đầu chính phủ và việc mập mờ
trong kết luận vụ án có thể thấy Phan Văn Khải có vai trò rất lớn trong
vụ Vũ Đình Thuần tham nhũng. Việc quan chức cộng sản bao che cho nhau
cũng là chuyện thường. Tuy nhiên qua đó có thể thấy được bộ mặt thật của
Phan Văn Khải.
Sáu Khải đi thăm Lào Cai
Thứ hai, sau đây là bức thư của một cán bộ cộng sản kỳ cựu
tố cáo sự bất tài và tham nhũng của thời kỳ Phan Văn Khải. Đó là minh
chứng rõ nét cho một nhân vật vô dụng và có bàn tay nhúng chàm tham
nhũng như Khải (10):
“KHỞI KIỆN ông Phan Văn Khải, đứng đầu
Hành pháp hai nhiệm kỳ liên tục đến nay, 2006, ông phải nghỉ mà để lại
một guồng máy cầm quyền vận hành bởi những “người công chức” thương dân
thì ít mà hành dân thì nhiều.
Kính gởi: - Tòa án Lương Tri Tối cao.
Đồng kính gởi:
- Những ai quan tâm, xây dựng chế độ pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Các chiến sĩ trên Mặt trận Thông tin Đại chúng
- Tòa án Nhân dân Tối cao
- Viện kiểm sát Nhân dân tối cao
- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 11
- Bộ chính trị và Ban Bí thư Đảng CSVN khóa 10
Tôi tên Thiều Thị Tạo, SN 1950,
CMND 020.162.003, cấp ngày 18/06/1997 tại Tp. HCM, đảng viên từ 1968,
lúc 18 tuổi, là Đội Vũ trang Tuyên truyền F.100 Ban Binh vận Trung ương
cục hoạt đông Khu Sài Gòn – Gia Định, sau GP 1975, công tác khoa học về
tội ác chiến tranh rồi chuyên nghiên cứu di truyền học, rồi đa dạng sinh
học, rồi cân bằng sinh thái, nghiên cứu viên 10/10, hưu trí từ tháng
8/2005, thường trú số 44, đường 11, Khu phố 4, phường An PHú, Quận 2,
[số nhà cũ 513C, ấp An Bình, xã An Phú, huyện Thủ Đức] – Sài Gòn.
Liên lạc ĐT: 7444220 – Email: taomado@hcm.vnn.vn
Để góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích và quyền hợp pháp của công dân.
Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
Tôi khởi kiện ông Phạm Văn Khải, Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam nội dung:
Ông Phạm Văn Khải sắp nghỉ làm Thủ
tướng, cho nên, buộc lòng tôi phải cấp tốc khởi kiện Thủ tướng Phan Văn
Khải vì bộ máy cầm quyền của ông được vận hành bởi những “người công
chức”, mà nếu, “vì Dân” thì khó làm việc được, thì bị vô hiệu hóa, khó
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân lao động, mà nhiều công chức vô
cảm, vô tư (*), thiếu tầm, thu vén cá nhân thì lại dễ dàng kéo bè, kéo
đảng, dễ dàng lên lương, lên chức, tham ô, hủ hóa, hại Dân, hại Nước.
Trong điều kiện “Tam quyền phân lập
thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN”, bộ máy hành pháp của Thủ
tướng là mạnh nhất vì nắm tiền, tiền do Dân làm ra, không phải tiền của
Nhà Cầm quyền làm ra, tại sao Quý vị Cầm quyền tùy tiện xài tiền, tùy
tiện mượn nợ trong nước, ngoài nước khỏi công khai cho Dân biết, Dân
bàn, Dân kiểm tra? Ai trả nợ? Thủ tướng và gia đình có làm nghề nghiệp
gì đóng góp cho kinh tế nước nhà không? cụ thể là làm được gì. Thủ tướng
có kiểm kê tài sản nhà mình trước khi nhận nhiệm vụ và sắp tới, ông
Phan Văn Khải hết làm thủ tướng, theo nguyên tắc dân chủ, có kiểm kê
công khai trước toàn dân hay không? Tại Thủ tướng duy trì bọn công chứ
tham ô từ khi đương chức đến khi về hưu, mỗi người được cấp 5 nhà, 7
đất? Xe lớn? Xe con? Cổ phần, tài sản công biến thành của tư nhân: Trải
qua hai nhiệm kỳ làm Nguyên thủ Quốc gia, Thủ tướng Phan Văn Khải để lại
gia tài khổng lồ cho xã hội Việt Nam, đó là hiện thực: Cướp ngày là
quan. Có bao nhiêu phần trăm công chức của Thủ tướng là Quan cướp ngày?
Và có bao nhiêu công chức đang lãnh lương Nhà nước mà tự do hủ hóa như
cá độ, đá gà, đánh bạc, buôn lậu, hút chích, bồ nhí, điếm già, v.v…
hưởng thụ gấp triệu triệu, tỷ tỷ tiền lương. Thủ tướng có biết đám Quan
công chức đó xài tiền của Ai không? Nhà Cầm Quyền cần làm rõ công Ai
nuôi Ai? Công chức phải ghi rõ chữ to và phát thanh liên tục ở nơi công
sở cho Dân ngu cu đen phải giác ngộ Quyền lợi và Nghĩa vụ công dân. Đã
thành thói quen cái gì dân làm được từ hột gạo, con cá đến bãi phân. Dân
cứ phải đầu môi chót lưỡi câu thiều: “Nhờ ơn Đảng, nhờ ơn Chính phủ”.
Nay đến thời tiền gia nhập WTO, Nhà cầm quyền còn phải chứng minh có ai
rửa tiền cho ai không?. Một khi những khẩu hiệu mang tính hù doạ dân
lành như: “Có dịch! Có vi-rút! Phải cấm nuôi con này, phải chuyễn nuôi
con khác! Phải giết con này để cứu con kia! Phải chống dịch! Phải
vắc-xin! Phải phun! Phải xịt! Phải khẩu trang! Phải v.v…” phát ra từ cấp
cầm quyền, thì dân lành khốn đốn mất tiền, mất vốn, mất sinh kế, có khi
mất cả mạng, còn giới tài phiệt kinh doanh vắc xin, thuốc men, thiết
bị, con giống v.v… thì tha hồ hốt bạc. Vấn đề này tôi có đóng góp xây
dựng Đại hội Đảng CSVN khóa 10 vì dư luận về ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch
Tp HCM là thiếu đức và thiếu cả tài, ngoài thiếu hiểu biết dịch, đại
dịch, còn vướng vào Đất đai, lãnh vực phát sinh nhiều tham nhũng, còn
cấu kết với bà Võ Thị Thắng, Tổng cục trưởng Du lịch VN, vay tiền nước
ngoài, phá rừng ngập mặn Cần Giờ, mở rộng con đường Rừng Sác, từ 2 làn
xe lên 6 làn xe, hình thành một xa lộ thênh thang, không biết phục vụ
cho ai? giữa Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ, dân cư thưa thớt?! Khu Dự
trữ Sinh quyển này được MAB và UNESCO công nhận lần đầu tiên ở Việt Nam
từ năm 2000. Bất chấp dư luận chê trách Quản lý nhà nước ở Tp. HCM, ông
chủ tịch Lê Thanh Hải được vào Bộ Chính trị. Thủ tướng Phan Văn Khải há
chẳng có trách nhiệm gì trong việc đề bạt cán bộ cầm quyền cao cấp mà bị
tố cáo, thưa kiện quá nhiều?
Cứ mỗi lần, có một vụ thưa kiện nát
nước ở các cấp không xong, Thủ tướng lập Tổ Công tác Chính phủ để thanh
tra, Tổ thanh tra quậy cặn cáo nổi lên, ai là người gạn đục khơi trong –
không có - xử đập dập theo kiểu cứt trâu để lâu hóa bùn – Ai chịu? –
Dân không bằng lòng thì Thủ tướng phải chịu trách nhiệm. Từ khi Đất đai
(vấn đề cốt từ của cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ) trở thành hàng hóa
thì bộ máy cầm quyền của Thủ Tướng đã không làm gì được ngoài việc thao
túng cho lớp cường hào ác bá mới áp bức, bóc lột nhân dân, đẩy nhân dân
vào con đường cùng.
Không biết rồi sẽ xảy ra đổ máu và bạo loạn ngày nào!!?
Bởi Thủ tướng Phan Văn Khải sắp rời ghế
Nguyên thủ Quốc gia mà không có trách nhiệm gì về lòng tin của Dân đối
với Nhà cầm quyền do ĐCSVN lãnh đạo, đau đớn thay, đang bị lung lay tận
gốc rễ, (mà Thủ tướng và bộ máy vẫn cứ điềm nhiên tọa thị, không chút
xót xa cho bao máu xương, bao tuổi trẻ lớp lớp trải đường cho vị trí cầm
quyền của Đảng], trên nguyên tắc: “công chức chỉ được làm những gì luật
pháp cho phép còn dân thì được làm tất cả những gì luật pháp không
cấm”, tôi phải khởi kiện ông Phan Văn Khải, Thủ tướng nước CHXH CNVN
trước Tòa án Lương Tri Tối cao thông qua Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân ngày
bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Nhà Rồng Quận 4, Sài Gòn.
Hôm nay, ngày 5 tháng 6 năm 2006, (ngày
Tp làm lễ sự kiện bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Nhà Rồng) với
tư cách công nhân của nước CHXH tôi xin gởi Đơn KHỞI KIỆN ông Phan Văn
Khải, đứng đầu Hành pháp hai nhiệm kỳ liên tục đến nay, 2006, ông phải
nghỉ mà để lại một guồng máy cầm quyền vận hành bởi những “ người công
chức” thương dân thì ít mà hành dân thì nhiều. (Người dân cay đắng lắm
thay!).
Rất mong được sự quan tâm giải quyết
của quý vị nhận đơn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Luật pháp
về tính trung thực của lòng tôi về sự Khởi kiện và tôi sẵn sang cung cấp
nhân chứng khi có yêu cầu.
Nguyên đơn
(Đã Ký)
Thiều Thị Tạo
513C (Số Mới 44 - đường 11)
Khu Phố 4 - Phường An Phú - Quận 2 – Sài Gòn
Tel: 84 – 08 – 7444220”.
Thứ ba, nhắc đến sự bất tài của Phan Văn Khải còn phải nhắc vụ PMU 18.
Đây là một trong số các vấn để nổi bật nhất trong thời kỳ Khải làm thủ
tướng chính là vụ PMU-18, là một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng
trong Bộ Giao thông Vận tải đầu năm 2006. Vụ này đã gây xôn xao dư luận
tại Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển
chính thức (ODA) cho Việt Nam, đã khiến Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
Đào Đình Bình phải từ chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị
bắt giam… vai trò của Khải trong vụ án này là không thể tránh khỏi vì
khi làm thủ tướng thì ông ta đã ở đâu để cho bê bối ngay trong cơ quan
bộ? Có lẽ chỉ có Khải là biết rõ nhất.
V. Kết luận:
Với bản chất xuất phát từ một kẻ dính máu nhân dân từ trong CCRĐ thì
Phan Văn Khải đã đi trọn con đường quan lộ cộng sản của mình kèm với độc
tài, tham nhũng, bán nước và bất tài. Chính vì vậy chúng ta cần phải
xem xét tội trạng của Khải để sau này khi Việt Nam có độc lập và dân chủ
thực sự sẽ xét hỏi đến những tên như Khải. Chúng ta không hề mong đợi
sự trả thù đẫm máu như cộng sản. Nhưng công lý phải được thực thi nghiêm
minh với những kẻ bán nước hại dân như Phan Văn Khải.
28/09/2013
http://danlambaovn.blogspot.com
___________________________________________
___________________________________________
Chú thích:
(7) (Trích báo cáo về thủ tướng Phan Văn Khải của cơ quan an ninh đối ngoại Liên Bang Nga ngày 13/10/1997)
No comments:
Post a Comment