Tuesday, February 11, 2014

KỶ NIỆM CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC HÔM NAY…

     Nhân ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa lịch sử, chúng ta những người Việt Nam yêu nước đều mong mỏi một người anh hùng áo vải đứng lên làm lịch sử cứu dân cứu nước ra khỏi vòng nước lửa tang thương. Hoàn cảnh Việt Nam ngày nay có rất nhiều điểm tương đồng với thời Trịnh Nguyễn phân tranh:

1. HẬU QỦA CỦA MỘT CUỘC CHIẾN PHI NGHĨA:
Hậu qủa của cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt “Trịnh-Nguyễn phân tranh” khiến nhân dân còn ôm mối hận qua phân chia đôi đất nước bởi tham vọng của các tập đoàn thống trị. Dòng sông Gianh ngày xưa chính là dòng sông Bến Hải ngày nay khi Hồ Chí Minh đã phản bội kháng chiến để vâng lệnh quan thầy Bắc Kinh ký hiệp định Genève chia đôi đất nước với thực dân Pháp trong lúc cao trào kháng chiến đang tiến dần đến thành cộng. Sau khi Mao Trạch Đông tuyên bố “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả Lào, Cao Miên, miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore. Việt Nam là bàn đạp tiến xuống phiá Nam, chúng ta phải chiếm cho được…” thì ngày 20 tháng 12 năm 1960, Hà Nội nhận chỉ thị của Bắc Kinh thành lập cái gọi là “Mặt Trận Giải phóng Miền Nam” mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược, khiến người dân Việt Nam cả 2 miền Nam Bắc lâm vào cảnh cốt nhục tương tàn, lầm than khổ ải:
“ Đây sông Gianh đây biên cương thống khổ
Đây sa trường, đây nấm mộ Trời Nam
Đây dòng sông hồn dân Việt thác oan

Đây cổ mộ xương tàn xưa chất đống…
Sông còn đây, hận phân ly nòi giống,
Nước còn đây cơn ác mộng tương tàn
Sông còn đây, dòng máu Việt còn loang
Bao thế kỷ chưa tan niềm uất hận!!!”
Hậu qủa là hàng triệu người dân vô tội miền Bắc đã phải hy sinh cho tham vọng bành trướng của Cộng sản, tập đoàn Việt gian CS bất nhân hại dân bán nước đang thống trị bóc lột dân lành, đưa nhân dân vào cảnh khốn cùng chưa từng có trong lịch sử.

2. MỘT CHẾ ĐỘ THỐI NÁT THAM NHŨNG:
Chế độ Cộng sản bây giờ cũng không khác gì thời Trịnh Nguyễn mà cỏn gấp trăm lần. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tập đoàn lãnh đảo Trịnh Nguyễn đã huy động nhân lực, vật lực và tài lực cho chiến tranh, vắt cạn sức dân cho một cuộc chiến tương tàn. Bắt dân phải nai lưng đóng thuế kể cả mạng sống, tập đoàn lãnh đạo còn mặc tình bóc lột vơ vét để làm giàu trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của quần chúng nhân dân. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã phải lên tiếng phê phán: “Từ quan to xuống dưới quan nhỏ nhà cửa chạm trổ trướng vóc màn the, đồ dung toàn bằng đồng bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ Đàn gỗ Trắc, yên ngựa dây cương đều nạm vàng ngọc, áo quần là lượt, nệm hoa chiếu mây, lấy sự phú quí để khoa trương lẫn nhau. Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, vô cùng hoang phí…”. Sách sử xưa chép về tên gian thần Trương Phúc Loan không khác gì những tên tư bản đỏ, cường hào đỏ ngày nay: “ Trương Phúc Loan xưng là Quốc Phó để thâu tóm quyền bính trong tay để chuyên quyền bạo ngược, hãm hại những trung thần chống đối y, mặc sức bóc lột vơ vét làm giàu trên xương máu của nhân dân. Loan là người tham của… nhà cửa chất đầy vàng bạc, châu báu, gấm vóc, của báu chất đầy nhà… Sau mỗi mùa mưa lụt, Loan đem vàng bạc châu báu ra phơi, ánh sánh phản chiếu sang lòa cả một góc sân…”. Ngày nay thi trong khi đa số người dân đang sống trong cảnh túng thiếu làm lụng vất vả để chạy ăn 2 bữa thì giai cấp mới cầm quyền, những tư bản đỏ với tài sản kếch xù hàng triệu, hàng tỉ đô la đang sống phè phỡn trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của quần chúng nhân dân. Tập đoàn Việt gian CS làm giàu bất chính, tha hồ bỏ túi tiền thuế của nhân dân từ những xí nghiệp quốc doanh như vụ Vinashine thất thoát hàng tỉ đô la, tham nhũng hối lộ tràn lan từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, không đâu không có. Không một đảng viên lãnh đạo nào không có tài sản hàng triệu đô la, mua vàng dự trữ, chuyển tiền ra nước ngoài, đầu tư kinh doanh, mua nhà cửa chuẩn bị tháo chạy khi nhân dân đứng lên giành lại quyền sống làm người.

3. NHÂN DÂN NGHÈO KHỔ CÙNG CỰC:
Chế độ chuyên quyền ban hành chính sách tô thuế nặng nề và phiền phức, cường hào ác bá chiếm đoạt đất đai của nhân dân, người dân không có đất đai canh tác mà có canh tác thì mùa màng thất thu, không đủ tiền đóng thuế đành phải bỏ cả quê hương, vườn ruộng để phiêu tán đi các nơi làm công sống độ nhật qua ngày… Số dân bỏ lên các tỉnh, thị trấn kiếm cơm ngày càng lên cao cũng như cả triệu dân oan, dân nông thôn ngày nay phải vào Nam, ra Hà Nội, lên Sài Gòn sống đời dân “Nhâp cư” không hộ khẩu, không tài sản ngoài chiếc xe đạp cọc cạch, manh chiếu tấm ny lông làm nhà nơi góc phố, bên bãi rác, trong nghĩa trang ngày nay … Hình ảnh một ông cụ 103 tuổi phải đạp xích lô kiếm cơm, một bà cụ 63 tuổi trong số mấy trăm người xếp hàng chờ “BÁN MÁU” sáng một một Tết để nuôi thân đã nói lên tất cả sự cùng cực khốn khổ của người dân trong “Địa ngục Trần gian” hôm nay.
Trong khi đó, giai cấp mới Cán bộ cộng sản nhân danh đại diện cho giai cấp công nhân nông dân đã vơ vét tài sản, bóc lột nhân dân còn hơn thời thực dân Pháp trở thành giai cấp tư bản đỏ với những tài sản kếch xù hàng tỷ, hàng trăm triệu đô la. Nền tảng đạo đức băng hoại trầm trọng, Xã hội ngày càng bất công, hố cách biệt giữa kẻ giàu người nghèo càng ngày càng chênh lệch một trời một vực. Thảm trạng này được chính những người Cộng sản đau đớn thú nhận: “Cơ chế hiện nay tạo kẽ hở cho tham nhũng vơ vét tiền của của nhà nước… Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là tiền dù số tiền bị mất lên đến hằng trăm tỷ, mà cái lớn nhất bị mất là đạo đức. Chúng ta hiện sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với nhau để sống. Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức, mà cái đạo đức đó rất mất đạo đức” (Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội CSVNtrả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên). Tướng Trần Độ nguyên phó chủ tịch Quốc hội CS cũng phải thốt lên: “ chế độ CS xây dựng nên một xã hội nhiều bất công, nhiều tệ nạn, một chính quyền phản dân chủ, chuyên chế, một chế độ độc đảng và toàn trị, nhiều thói xấu giống như và tệ hơn là trong chế độ cũ…Nếu nhà tù Pháp thời xưa mà giống nhà tù cộng sản bây giờ thì chúng tôi chết lâu rồi …".
Cũng như dân ta thời Trịnh Nguyễn, ngày nay người dân Việt Nam đang khốn khổ trầm luân, làm quần quật từ sáng đến tối, làm đầu tắt mặt tối không đủ tiền nuôi con ăn học lại còn chịu cảnh áp bức bất công, đối diện với bọn cường quyền đỏ ngang nhiên tước đoạt đất đai nhà cửa khiếng hàng triệu dân oan chịu cảnh màn trời chiếu đất, không chốn dung thân. Trong nước thì bị tước đoạt mọi quyền tự do căn bản còn tệ hại hơn thời phong kiến, thời thực dân, bị bắt bớ giam cầm tùy tiện, bị đánh đập vô cớ đến chết, công an tha hồ đánh đập bắn bỏ dân lành còn hơn giặc kiêu binh “Phủ Chúa” ngày xưa. Để thực hiện chuyên chính vô sản, tập đoàn Việt gian CS đã phát động cuộc đấu tố dã man nhất nhân loại mà Ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, nguyên Đại Sứ Cộng Sản Hà Nội tại Liên Sô, ghi lại tính tàn độc và lưu manh của Đảng Cộng Sản trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956, chôn sống 5 ngàn đồng bào nạn nhân vô tội tết Mậu Thân 1968: "Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược. Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong CCRĐ vẫn chưa xác định được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại"

4. BỌN VIỆT GIAN “RƯỚC VOI VỀ GIẦY MẢ TỔ, CÕNG RẮN VỀ CẮN GÀ NHÀ”
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, trong Nam thì Nguyễn Ánh chạy sang Xiêm (Thái Lan) cầu cứu, vua Xiêm phái Chiêu Tăng và Chiêu Sương, Chiêu Thùy Biên đem 5 vạn quân tiến đánh Rạch Giá. Cuối năm 1784, quân Xiêm và quân Nguyễn đã chiếm được phần lớn đất đai Gia Định. Được tin cấp báo, danh tướng Nguyễn Huệ tức tốc hành quân vào Nam. Biết rõ quân Xiêm đang chuẩn bị đánh Mỹ Tho, Nguyễn Huệ cho chuẩn bị một trận địa mai phục trên khúc sông dài 6 km từ Rạch Gầm đến Xoài Mút. Rạng sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785, quân Tây Sơn tấn công quân Xiêm rồi giả thua nhử giặc đuổi theo. Quân Xiêm thừa thắng tiến sâu vào trận địa mai phục. Nguyễn Huệ ra lệnh cho 2 đạo thủy binh từ 2 đầu nhất loạt tiến công chặn đầu và khóa đuôi, nhốt quân Xiêm trong trận địa mai phục. Đúng lúc đó, hiệu lệnh tổng tiến công ban ra, hàng loạt pháo binh từ hai bờ sông bắn vào thuyền địch tới tấp. Quân bộ từ trên bờ bắn xuống, chiến thuyền giặc tan tành, quân Xiêm chết ngập cả dòng sông. Chiến thắng lịch sử Rạch Gầm Xoài Mút đã đập tan ý đồ can thiệp của quân Xiêm xâm lược. Chỉ trong vòng một ngày đêm, 5 vạn quân Xiêm và quân Nguyễn bị đạo quân Tây Sơn tinh nhuệ thiện chiến tiêu diệt gọn, Nguyễn Ánh theo tàn quân Xiêm chạy về Thái lan…
Sau khi đánh tan quân Xiêm xâm lược, danh tướng Nguyễn Huệ cho người về báo tin thắng trận cho Nguyễn Nhạc, để Nguyễn Lữ ở lại giữ Thuận Hoá rồi dẫn đại quân tiến ra Bắc theo 2 đường thủy bộ… Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim chép: “ Vua Lê Chiêu Thống và bà Hoàng Thái Hậu đi sang kêu cứu bên Tàu. Vua nhà Thanh nhân lấy dịp ấy mượn tiếg cứu nhà Lê, đề lấy nước Nam, bèn sai binh tướng sang giữ thành Thăng Long. Bấy giờ, cứ theo tờ mật dụ của vua nhà Thanh thì nước Nam ta, bề ngoài tuy chưa mất hẳn, nhưng kỳ thật đã lọt vào tay người Tàu rồi…”.
Tình hình Việt Nam ngày nay chẳng khác gì thời Trịnh Nguyễn, bên ngoài trên danh nghĩa thì vẫn là một quốc gia ra vẻ độc lập có chủ quyền nhưng trong thực tế thì tập đoàn Việt gian bán nước, những tên Thái thú xác Việt hồn Tàu đã dâng nộp đất nước từ lâu. Năm 1958, Phạm văn Đồng ký công hàm bán Hoàng Sa rồi chỉ thị cho Viện sử học viết sử theo “Nghị quyết của đảng” kéo lùi niên đại lập quốc Văn Lang đúng như sử quan triều Thanh Tiền Hy Tộ sứa đổi, phủ nhận đất đai lãnh thổ Văn Lang xưa ở trung nguyên Trung Quốc mà tiền nhân bao đời dựng nước, hy sinh xương máu biết bao thế hệ Việt Nam. Việc sửa đổi lịch sử này của tập đoàn Việt gian CS để hợp thức hoá sự xâm lược của Tàu Hán xưa và Trung Cộng ngày nay. Năm 1999 ký hiệp định nhường đất, năm 2000 ký hiệp ước dâng biển … Lịch sử quả là một sự tái diễn, trên danh nghĩa vẫn là một quốc gia nhưng trong thực tế đã là một bang của Trung Quốc với những tên thái thú thời đại, một hình thức nô dịch kiểu mới với “một chế độ CS Tàu không có Thứ sử, Thái Thú Tàu” mà thôi.

5. ĐẤT NƯỚC CẦN MỘT QUANG TRUNG THỜI ĐẠI CỨU DÂN CỨU NƯỚC:
Hoàn cảnh nhân dân và đất nước Việt Nam cùng với nhân dân hôm nay còn tệ hại thê thảm gấp trăm lần thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Lịch sử lại tái diễn một lần nữa với thù trong giặc ngoài. 
Kẻ nội thù mà dân gian thường gọi là “Thù trong” chính là tập đoàn tay sai cõng rắn cắn gà nhà ngày xưa là Lê Chiêu Thống thì nay là tập đoàn Việt gian bán nước từ Hồ Chí Minh, Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẫn, Đỗ Mười, Lê Khả hiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng …
 Hơn bao giờ hết, đất nước đang cần một Quang Trung” của thời đại. Chưa bao giờ lịch sử Việt lại trải qua một giai đoạn bi thảm như hiện nay. Bộ mặt thật hại dân bán nước của tập đoàn Việt gian Cộng sản phơi bày trắng trợn. Tập đoàn Việt gian đã lợi dụng lòng yêu nước của toàn dân để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản, đưa dân tộc vào vòng nô dịch đói khổ chưa từng thấy trong lịch sử. Tội ác do tập đoàn Việt gian CS gây ra “Trời không dung, đất chẳng tha. Thần người đều căm hận, Trời đất chẳng dung tha”…
Từ bản “Huyết Lệ Ca Việt Nam Tôi Đâu?” của nhạc sĩ trẻ yêu nước Việt Khang tới “Huyết Lệ Thư: Đảng CSVN đi, chết đi đảng CSVN” của Anh Thư Nguyễn thị Phương Uyên, Giới trẻ yêu nước đã nói “Không” với chủ nghĩa CS… Hình ảnh 4 thanh niên Pháp Luân Công yêu nước với tấm bích chương kết án “Tà Đạo CS”, Hồ Chí Minh: Tội đồ của Dân tộc” giương cao ngay tại quãng trường Ba Đình, cột giây vào cổ Lê Nin kéo xuống … Rồi cuộc biểu tình đầu năm 2014 tại Sài Gòn thể hiện lòng dân phản đối sự thống trị của tập đoàn Việt gian bất nhân hại dân bán nước, tất cả là khúc nhạc dạo đầu cho một trang sử mới.
Lòng dân lòng quân muôn người như một, sự căm hận phẫn uất đến tột cùng. Bài học lịch sử sẽ tái diễn trong thời gian trước mắt, bất cứ lúc nào. Đất nước sẽ sản sinh ra hàng triệu Quang Trung Thời đại và sẽ có một Valessa Việt Nam, một Góc Ba Chốp, Một En- xin Việt Nam khi một số đảng viên CS giác ngộ đứng về phiá nhân dân cùng với một số tướng Tá trong quân đội nhân dân đứng lên làm lịch sử.
 Nhân dân Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại sẽ hân hoan chào đón những người anh hùng dân tộc, vì dân vì nước này.
Hỡi những người con ưu tú của Tổ Quốc Việt Nam, các bạn còn chờ gì nữa. Hãy đứng lên cùng với toàn dân chuyển đổi lịch sử. Các bạn sẽ được nhân dân vui mừng đón chào như nhân dân Việt Nam thế kỷ 18 đã chào đón người anh hùng Áo Vải đất Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn đáp ứng đúng nguyện vọng bức thiết của nhân dân là đạp đổ bạo quyền tham nhũng thối nát, tiêu diệt những tên Việt gian bán nước hại dân lành. “Quân Tây Sơn đi đến đâu cũng trừng trị bọn xã trưởng Chủ tịch xã gian ác, các tên quan thu thuế sách nhiễu nhân dân, đốt hết các giấy tờ sổ sách và tuyên bố bãi bỏ mọi thứ thuế. Dưới mắt nhân dân, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn là một phong trào cách mạng xã hội đúng như giáo sĩ Diego de Jumilia đã nhận xét “ Họ tấn công và tước vũ khí các viên quan do nhà nước sai vào thu thuế, họ thu lấy tất cả giấy tờ của viên quan này và đem đốt ở nơi công cộng. Họ giết những chủ tịch xã gian ác, lấy hết những giấy tờ công và đem đốt trước mặt nhân dân. Họ muốn thực hiện công lý trong xã hội và giải cứu nhân dân khỏi ách chuyên chế của vua quan. Họ lấy của cải của bọn quan lại và bọn nhà giàu phân phát cho người nghèo nên người ta gọi họi là những người nhân đức đối với người nghèo…”

Nhân dân Việt Nam đang quằn quại rên xiết…
Tổ quốc Việt Nam đang lâm nguy …
Sơn hà đang nguy biến:
- Không còn khốn khó thương đau nào hơn thống khổ hôm nay!!!
- Không còn nhục nhã hờn căm nào bằng ô nhục căm hờn hôm nay khi nhìn giặc Tàu – Cộng ngang nhiên chiếm đoạt đất đai, biển đảo của chúng ta!!!
- Chúng ta không còn gì nữa để mất …
- Chúng ta không thể để thế hệ con cháu chúng ta phải hy sinh mất mát thương đau như chúng ta bây giờ…
   Đã đến lúc thanh niên, sinh viên, học sinh tương lai của đất nước, chúng ta phải nhất loạt xuống đường biểu tình ôn hòa nhưng cương quyết, chúng ta đồng loạt bãi trường, không hợp tác với chính quyền để đấu tranh giành lại quyền làm chủ của nhân dân.
Đã đến lúc chúng ta, toàn dân Việt Nam muôn người như một phải đứng lên tranh đấu giành lại những gì đã mất trước, dẹp bỏ kẻ nội thù Việt gian bán nước để cùng với đồng bào Hải ngoại chống giặc ngoại xâm Tàu Cộng. 
   Lịch sử đã chứng minh, một khi dẹp bỏ nội thù thì toàn dân Việt quyết tâm một lòng đánh cho quân Tàu Hán xâm lược tan tành không còn manh giáp.
Đã đến lúc, toàn thể anh em quân đội và cả những người đang phục vụ trong đội ngũ công an CS, Hãy sớm thức tỉnh để nhận rõ bộ mặt thật hại dân bán nước của tập đoàn Việt gian lãnh đạo, đừng nghe theo lệnh của bọn Thái Thú xác Việt hồn Tàu đàn áp nhân dân mà hãy quay mũi súng vào tập đoàn lãnh đạo Cộng sản đang ăn trên ngồi chốc, đang ăn chơi trác táng trên mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân.
Các anh hãy theo gương quân đội công an Liên Sô, quân đội công an Đông Âu, quân đội công An Tunisie và Ai Cập để đứng về phía nhân dân trước khi đã quá muộn…
Giành lại chính quyền về tay nhân dân, Dân chủ tự do là xu thế của thời đại.
Ngọn lữa cách mạng đã bùng lên ở Tunisie, Ai Cập và sẽ lan tới Việt Nam, Miến Điện, Trung Quốc trong nay mai nên bọn lãnh đạo chóp bu của tập đoàn Việt gian bán nước đã lấy tiền tham nhũng đổ xô đi mua vàng, dollars để sẵn sàng tháo chạy khi toàn dân toàn quân nhất tề nổi dậy bất cứ lúc nào …
Các anh hãy xứng đáng là những đứa con yêu của tổ quốc: “Trung với nước hiếu với dân”.
Các anh hãy đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết, hãy vì hạnh phúc của 87 triệu đồng bào trong đó có gia đình, con cháu của anh em mà quyết tâm dẹp bỏ kẻ nội thù.
Nhân dân sẽ chào đón các anh như những Anh Hùng dân tộc sau cuộc cách mạng lịch sử này.
Nếu các anh vì quyền lợi riêng tư, vì những đặc quyền đặc lợi do đảng CS ban phát mà chống lại nhân dân thì khi chế độ xụp đổ, các anh sẽ nhận lãnh những hậu quả không thể lường được do phản ứng hờn căm uất hận của nhân dân đã chịu đựng từ bấy lâu nay.
Toàn quân toàn dân hãy đứng lên giành lại quyền làm chủ của nhân dân để chuyển đổi lịch sử, đón mừng mùa xuân dân tộc trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta trong năm Giáp Ngọ 2014 này.
Chúng ta phải tự quyết định số phận của chúng ta và vận mệnh của đất nước chúng ta.
ĐẠI NGHĨA PHẢI THẮNG HUNG TÀN
CHÍ NHÂN PHẢI THAY CƯỜNG BẠO!
Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn …
Dân Tộc Việt Nam Bất Diệt …
Việt Nam Muôn Năm !!!
PHẠM TRẦN ANH
Khai bút Đầu Xuân
QUANG TRUNG HOÀNG ĐẾ
ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
Với bản chất cố hữu của “Đại Hán xâm lược” nên triều Thanh nhân cớ Lê Chiêu Thống cầu cứu, Càn long vội vã điều động binh mã 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Qúy Châu gồm 29 vạn quân lính và dân phu. Tổng Đốc lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị được cử làm 
Tổng chỉ huy 4 đạo quân xâm lược tiến vào nước ta theo 4 đường:
1. Đạo quân thứ nhất theo đường Lạng Sơn tiến xuống Thăng Long do Tôn Sĩ Nghị Tổng chỉ huy và Đề Đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy.
2. Đạo quân thứ hai do Sầm Nghi Đống chỉ huy theo đường Cao Bằng tiến xuống Thăng Long.
3. Đạo quân thứ ba do Đề Đốc Ô Đại Kinh theo đường Tuyên Quang tiến xuống Sơn Tây.
4. Đạo quân thứ tư theo đường Quảng Ninh tiến xuống Hải Dương.
Tháng 11 năm 1788, 29 vạn quân Thanh ồ ạt vượt biên giới ồ ạt tìến vào nước ta.(1) Tướng Tây Sơn Phan Khải Đức chống cự không nổi phải đầu hàng. Phan văn Lân chỉ huy 1 ngàn tinh binh liều chết chặn bước tiến của giặc cũng bị thất bại. Trước tình hình đó, Ngô văn Sở cùng Ngô Thì Nhậm quyết định rút lui về Tam Điệp trấn giữ vị trí trọng yếu này để bảo toàn lực lượng và chờ đại quân của Nguyễn Huệ kéo ra sẽ tổng phản công quân giặc. Ngày 17 tháng 12 năm 1788, đạo quân chủ lực của Tôn Sĩ Nghị tiến vào chiếm đóng Thăng Long như chỗ không người. Quân Thanh đóng quân theo thế liên hoàn để dễ dàng tiếp ứng cho nhau, tạo thành một vòng đai bảo vệ cho đại bản doanh ở cung Tây Long bên bờ sông Hồng. Sầm Nghi Đống đóng quân ở Khương Thượng, gò Đống Đa Hà Nội bây giờ. Ô Đại Kinh đóng quân ở Sơn Tây, lập nhiều đồn lũy liên tiếp nhau ở Thanh Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi, Ngọc Hồi và Văn Điển.
Quân Thanh tiến chiếm Thăng Long không tốn một mũi tên một viên đạn nên nảy sinh lòng kiêu căng tự mãn. Lê Chiêu Thống thì ngày ngày sang chầu chực bên dinh Tôn Sĩ Nghị, dâng hết cao lương này đến mỹ vị nọ, nem công chả phượng, rượu thịt ê hề. Để cung ứng nhu cầu không bao giờ đủ cho quân Thanh, tên vua bán nước cầu vinh này phải ra sức đốc thúc quân lương, các châu huyện kêu trời vì không cung ứng nổi. Mấy năm trước nhân dân bị mất mùa nên thóc gạo không đủ ăn, năm nay lại đói kém hơn nữa, thế mà Chiêu Thống lại chia quan đi các nơi hạch sách đốc thúc vơ vét tài sản cuối cùng của người dân đến nỗi “ Nhiều nơi dân nghèo phải van xin khóc lóc mà dâng nộp, bao nhiêu lương thực tiền bạc thu được của dân đều đem dâng nộp hết cho bọn giặc …”. Nhân dân ta thán, nhà nhà uất hận … Ngay cả Thái hậu và các trung thần của nhà Lê cũng phải “Kêu trời khi thấy họa diệt vong đến nơi rồi. Lịch sử nước Nam ta từ khi có đế vương đến giờ chưa thấy bao giờ có tên vua luồn cúi đê hèn như thế !!!”.
Tiến chiếm Thăng Long một cách dễ dàng khiến Tôn Sĩ Nghị giương giương tự đắc huênh hoang tuyên bố : “Giặc còn gầy, ta hãy nuôi cho béo, để cho chúng tự đem mình đến nạp mạng cho ta …”. Thế nhưng, những bài học đầy xương máu của lịch sử buộc Tôn Sĩ Nghị ngoài miệng nói huênh hoang nhưng trong lòng lo sợ nên y phải án binh bất động để nghe ngóng tình hình chưa dám manh động. Hơn nữa ngày tết cận kề nên bọn tướng sĩ giặc lo vui chơi hưởng thụ, quân lính giặc nhân cơ hội này tha hồ cướp bóc hãm hiếp phụ nữ ban ngày ban mặt giữa chốn kinh thành …
Ngày 22 tháng 12 năm 1788 tức ngày 25 tháng chạp tết Kỷ Dậu, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn lập đàn “Tế cáo Trời đất” ở phía Nam núi Ngự Bình kinh đô Phú Xuân, lên ngôi Hoàng đế “ Giương cao ngọn cờ đại nghĩa, thuận lòng trời hợp ý dân” để làm lễ xuất quân đại phá quân Thanh xâm lược. Sách sử chép rằng “Quân đi đến đâu, các bậc phụ lão bày hương án bên đường còn thanh niên trai tráng khắp nơi đổ về náo nức tòng quân. Quân đến Nghệ An, chỉ trong mấy ngày mà quân số lên đến hơn mười vạn người …”. Danh sĩ Nguyễn Thiếp đất Nghệ An đã về ở ẩn nhưng hết lòng ủng hộ người anh hùng dân tộc chống quân Thanh xâm lược. Trước khí thế của toàn quân toàn dân, danh sĩ đã tiên đoán: “ Nếu đánh gấp thì không qúa 10 ngày, còn nếu trì hoãn một chút thì khó lòng mà đoán được …”.
Ngày 15 tháng 1 năm 1789, hai đạo quân của Ngô văn Sở và Ngô Thì Nhậm đã hội quân với đại quân tại phòng tuyến Tam Điệp để chuẩn bị cho chiến dịch tổng tiến công thần tốc quét sạch quân thù ra khỏi đất nước. Chiến dịch “ Tổng tiến công thần tốc” đã được hoạch định với 5 đạo quân tạo thành 5 mũi tiến công đồng loạt các doanh trại, đồn lũy giặc để bẻ gãy thế liên hoàn không cho chúng có thì giờ tiếp cứu lẫn nhau. Ngày 29 tháng chạp, Hoàng Đế Quang Trung tổ chức mở tiệc khao quân cho quân sĩ ăn tết trước để rạng sáng 30 tết xuất quân thần tốc, bất ngờ, quyết chiến quyết thắng.
Đêm 29 tết, toàn quân làm lễ “Thệ sư” giữa núi rừng u linh vang lên lời hịch xuất quân của Quang Trung Hoàng Đế:
Đánh cho được để đen răng
Đánh cho được để dài tóc
Đánh cho xe giặc tan tành,
Đánh cho quân thù tơi tả…
Đánh cho sách sử lưu danh
Việt Nam Anh Hùng Muôn Thuở…”.
Hoàng đế Quang Trung cùng toàn thể quân sĩ thề quyết tâm giết giặc để mồng 7 tết sẽ vào thành Thăng Long làm lễ “Hạ Nêu” mừng chiến thắng. “Hỡi ba quân tướng sĩ, các ngươi nhớ xem lời ta nói có đúng không?” Đại danh tướng, Hoàng đế Quang Trung vừa dứt lời, toàn quân hô dạ vang trời như sấm rền, rung động cả núi rừng … Tiếng trống lệnh xuất quân dồn dập, toàn quân ai nấy náo nức trong lòng, dồn dập tiến bước trong màn đêm lạnh lẽo của núi rừng Tam Điệp chập chùng …
Tảng sáng 30 tết, đại quân đã vượt sông Gián Khẩu tức sông Đáy tấn công các cứ điểm tiền tiêu của giặc. Lần lượt Gián Khẩu, Thanh Quyết rồi Nhật Tảo bị tiêu diệt gọn, không một tên giặc nào chạy thoát. Chiến dịch hành quân thần tốc, bất ngờ bốn hướng tập kích đồng bộ khiến quân giặc bị tiêu diệt gọn không kịp tháo chạy.
Đúng nửa đêm mồng 3 tết, quân ta đã bao vây đồn Hà Hồi ở Thường Tín Hà Tây cách Thăng Long chưa đầy 20 cây số. Quân giặc đang say sưa ngủ thì từ 4 phiá, tiếng loa gọi hàng vang như sấm dậy, tiếng trống thúc quân dồn dập, quân ta hàng hàng lớp lớp hô vang “ xung phong, xung phong” khiến quân giặc thất kinh hồn vía lên mây chỉ kịp quì xuống đầu hàng, một số hoảng hốt chống cự bị giết tại trận. Đêm mồng 4 tết, cánh quân “Kỵ” của Đô Đốc Đông bất ngờ tập kích vào cứ điểm Đống Đa của giặc. Trong đêm tối, những con rồng lửa từ trên trời đổ ập xuống đầu quân giặc, chúng chưa kịp phản ứng gì thì quân ta đã tràn ngập cứ điểm. Quân giặc hốt hoảng tháo chạy tán loạn, dẫm đạp lên nhau mà chết tạo thành từng gò đống chồng chất xác giặc nên dân gian gọi tên nơi này là gò Đống Đa. Tướng giặc Sầm Nghi Đống cùng đường phải treo cổ lên cành Đa tự vẫn. Cửa ngõ Tây Nam thành đã mở toang cho đoàn kỵ binh tiến như vũ bão vào Thăng Long.
Cùng lúc đó, đại quân do Hoàng Đế Quang Trung đích thân chỉ huy ào ạt tấn công Ngọc Hồi, một cứ điểm quân sự trọng yếu của giặc. Cứ điểm Ngọc Hồi được xây cất công phu kiên cố và có quân số đông nhất do Phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy để bảo vệ cho đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị. Trong tiếng hò reo, quân ta nhất loạt xung phong, đoàn voi chiến hung hãn xông trận. Hứa Thế Hanh tung đoàn kỵ binh thiện chiến nhất ra ngăn chặn nhưng bị các xạ thủ ngồi trên lưng voi nã từng loạt pháo vào đoàn kỵ binh giặc khiến người ngựa tan thây, hàng ngũ giặc náo loạn, đội hình giặc tan vỡ tức thì, quân giặc hoảng loạn quay đầu dẫm đạp lên nhau chạy vào trong thành tử thủ.
Hàng loạt đạn pháo từ trong thành bắn ra nhưng quân ta vẫn tiến công như vũ bão. Đoàn voi chiến chia thành 2 cánh mở đường cho đội xung kích xông lên. Sáu trăm chiến sĩ cảm tử chia thành 20 toán, cứ 10 người dao ngắn dắt bên hông khiêng một tấm mộc lớn ghép bằng nhiều tấm ván, bên ngoài bện rơm ướt thành một lớp dày, phía sau tấm ván là 20 chiến sĩ được trang bị “Hỏa hổ”, “Hỏa cầu lưu hoàng” và súng “Điểu Thương” lớp lớp tiến lên, tạo thành một bức tường thành di động từ từ áp sát chân thành. Đại bác, cung nỏ, hỏa mù của giặc bắn ra tới tấp … “ khói tỏa mù trời nhưng vẫn không cản được đoàn quân cảm tử. Khi áp sát chân thành lũy, các chiến sĩ xung kích nhất loạt bỏ tấm mộc xuống rồi rút dao xông vào chém giết quân gìặc. Kèn thúc quân, tiếng trống trận Tây Sơn vang lên như sấm dồn chớp giật, hàng hàng lớp lớp quân ta ào ạt xông lên như vũ bão. Tuyến phòng thủ của giặc bị quân ta chọc thủng, quân giặc la hét hoảng loạn tháo chạy tán loạn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết giặc thù, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối …”.
Trận chiến khốc liệt xảy ra từ sáng sớm đến buổi trưa mồng 5 tết, cứ điểm cuối cùng của quân Thanh bị diệt gọn. Tướng giặc Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thanh bị giết tại trận. Tàn quân tháo chạy vào mũi đột kích của Đô Đốc Bảo, quân ta dồn giặc vào vùng Đầm Mực giết chết hàng vạn tên. Sách sử chép “Mờ sáng ngày mồng 5 tết,Tôn Sĩ Nghị còn đang hoảng hốt khi được tin Đống Đa thất thủ, Sầm Nghi Đống tự vận. Nghị chưa kịp hoàn hồn thì lại nhận được tin cấp báo đồn Ngọc Hồi bị tấn công tan tành. Sợ qúa, Tôn Sĩ Nghị không kịp mặc áo giáp vội nhảy lên mình ngựa chưa kịp thắng yên cương rồi phóng như bay về cầu phao chạy thẳng lên hướng Bắc. Thấy Tướng Tổng chỉ huy bỏ chạy, các tướng sĩ thi nhau tháo chạy như ong vỡ tổ … tràn ngập cầu phao, dẫm đạp lên nhau chết vô số kể. Để thoát thân và sợ bị truy đuổi Tôn Sĩ Nghị đã ra lệnh chặt đứt cầu phao, quân Thanh rơi xuống sông chết vô số kể. Tàn quân Thanh chạy đến Phượng Nhân thì lại lọt vào ổ phục kích của Đô Đốc Lộc chờ sẵn xông ra tiêu diệt không một tên nào sống sót…”.
Trưa mồng 5 tết Kỷ Dậu 1789, Hoàng đế Quang Trung ngồi trên lưng voi, chiến bào ướt đẫm mồ hôi, đen xạm khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào kinh thành trong tiếng reo hò hoan mừng khôn xiết của già trẻ lớn bé thành Thăng Long. Hai dãy bàn “Hương án” được các bô lão bày dọc hai bên đường nghinh đón Đại đế Quang Trung và đoàn quân bách chiến bách thắng Tây Sơn. Ngày mồng 7 tết, Đại đế Quang Trung tổ chức lễ ăn mừng chiến thắng vào đúng lễ Hạ Nêu như đã hứa với ba quân theo truyền thống của Việt tộc. Tổng kết chiến dịch diễn ra chưa đầy 5 ngày, đại danh tướng Nguyễn Huệ đã đánh tan tành 29 vạn quân Thanh xâm lược, một kỳ tích có một không hai của thiên tài quân sự lỗi lạc không những của Việt Nam mà cả trong quân sử của thế giới nữa.
Đại đế Quang Trung không những là một thiên tài quân sự, bách chiến bách thắng” mà còn là một nhà chiến lược đại tài ấp ủ hoài bão thu hồi lãnh thổ xa xưa của Việt tộc. Sau khi dùng kế sách ngoại giao mềm mỏng để có thời gian củng cố quốc phòng, xây dựng một đội quân chủ lực thiện chiến. Hoàng Đế Quang Trung không chấp nhận cống người bằng vàng, cái nợ Liễu Thăng bị chém bay đầu từ thời vua Lê. Vua Thanh Càn Long phải nhượng bộ, trong bài thơ tặng vua Quang Trung, Càn Long tỏ ý hổ thẹn về việc các triều vua trước bắt Việt Nam cống “người vàng”. Sau đó, Hoàng Đế Quang Trung lại ra lệnh cho Ngô Thời Nhiệm làm biểu gửi Tổng Đốc Lưỡng Quảng đòi lại 7 châu thuộc Hưng Hóa của nước ta. Khi thấy triều Thanh làm ngơ chưa chịu giao trả, Quang Trung tức giận nói với các tướng lãnh “Được rồi, cứ thư thả cho ta vài năm nữa, ta nuôi vững uy lực, đầy đủ nhuệ khí thì có gì mà sợ chúng …”.
Đầu năm 1792, Hoàng Đế Quang Trung cử Đại tướng Vũ văn Dũng cầm đầu Sứ bộ sang triều Thanh để cầu hôn công chúa con gái Càn Long, đồng thời đưa biểu đòi lại đất Lưỡng Quảng gồm 2 tỉnh Quảng Đông (tên cũ là Việt Đông) và Quảng Tây (Việt Tây) cho Việt tộc. Nhận được biểu tâu, viên Tổng đốc Lưỡng Quảng lo sợ nhưng vẫn phải tâu lên Càn Long. Theo gia phả họ Vũ thì Vũ văn Dũng đã bệ kiến Càn Long và vua Càn Long đã giao cho bộ Lễ nghiên cứu việc gả công chúa cho Quang Trung và đồng ý cho đất tỉnh Quảng Tây làm của hồi môn. Sự việc mới tiến triển đến đó thì Hoàng Đế Quang Trung đột ngột băng hà. Việc cử một võ tướng cầm đầu sứ bộ sang cầu hôn để nắm vững đường đi nước bước, địa hình chiến lược để mai mốt sẽ tiến đánh Trung Quốc, đồng thời để Càn Long thấy rõ quyết tâm đòi lại đất xưa của Việt tộc. Việc cầu hôn chỉ là cái cớ để chọc giận Càn Long, nếu Càn Long từ chối không giao trả Lưỡng Quảng thì Hoàng Đế sẽ lấy cớ xuất quân đánh chiếm lại Lưỡng Quảng mà thôi. Vua Thanh Càn Long hẳn cũng hiểu rõ ý định của Quang Trung nhưng cũng biết khả năng quân sự của Quang Trung nên đành chấp nhận gả công chúa và trả lại tỉnh Quảng Tây rồi tính sau.
  Thế nhưng bất hạnh thay cho dân tộc, thù trong chưa dẹp, mộng lớn chưa thành thì người anh hung dân tộc, viên danh tướng chưa một lần thất bại đã đột ngột qua đời ở tuổi bốn mươi vào tháng 9 năm 1792 để lại sự mất mát lớn lao cho cả dân tộc Việt.

PHẠM TRẦN ANH

No comments:

Post a Comment