Tường An - thông tín viên RFA tại Pháp
2014-02-06
Ngày 5 tháng 2 vừa qua, tại Place des Nations, trước trụ sở Hội
Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ((LHQ) ở Geneva, Thuỵ Sĩ đã có hàng trăm
người đến từ các quốc gia khác nhau tụ tập chung quanh chiếc ghế ba
chân, biểu tượng của Nhân Quyền bị chà đạp để biểu tình, phản đối nhà
cầm quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp nhân quyền trong khi bên trong trụ sở
LHQ diễn ra cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát về Nhân quyền mà Việt Nam
là một trong những quốc gia tham gia.
Khoảng 10 giờ sáng, hơn 100 người Khmers Krom thuộc Khmers Kampuchea-Krom Federation cũng như một số người Tây Tạng cũng đã biểu tình để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, phá huỷ văn hoá của họ, anh Lý Hoàng, một người Khmer Krom đang định cư tại Hà Lan cho biết lý do anh đến Geneva :
« Tôi đến đây hôm nay là vì tôi muốn đòi lại những gì mà Việt Nam đã làm cho những người KhmerKrom sống ở đất nước. Họ đã bắt những vị sư vào tù vì lý do những vị sư này muốn mở lớp học . Họ đàn áp người Khmer Krom vì lý do mở lớp hoc và vì lý do tôn giáo »
Đến khoảng 12 giờ trưa đoàn biểu tình của Việt Nam do Liên Hội người Việt Tị Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức kết hợp với Cộng đồng Pháp, Đức, Bỉ, Hoà Lan tổ chức bắt đầu. Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh, phó chủ tịch Liên Hội người Việt Tị nạn CHLB Đức cho biết mục đích của cuộc biểu tình liên Âu này :
«Theo chương trình kiểm điểm định kỳ ở đây thì trong khi phái đoàn Việt Cộng cũng như một số đồng bào ở trong kia thì người Việt tị nạn của chúng ta ở ngoài này sẽ biểu tình để yểm trợ những người ở trong đó cũng như là để lên tiếng nói những vi phạm Nhân quyền của cộng sản Việt Nam»
Từ California, nhạc sĩ Trúc Hồ cũng đã đến Geneva từ vài ngày trước để tham gia buổi hội thảo về đề tài « Trách nhiệm của VIỆT NAM trong vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ » do một số tổ chức Nhân quyền tổ chức vào trưa ngày 4/2 và tối hôm đó cũng đã có một đêm văn nghê tưởng niệm ca nhạc sĩ Việt Dzũng.
Nhạc sĩ Trúc Hồ kể lại những sinh hoạt chung quanh ngày báo cáo Nhân quyền cũng như chia sẻ cảm nhận của anh trong một ngày mưa tầm tã :
«Ngày đầu tiên là lobby trong LHQ cũng như gặp một số phái đoànLHQ để vận động cho tự do Tôn giáo cũng như là vận động cho nhạc sĩ Việt Khang cũng như em Đỗ thị Minh Hạnh và những tù nhân lương tâm còn bị giam giữ trong nước. Tối hôm qua thì có đêm tưởng niệm Việt Dzũng, có chị Nguyệt Ánh, có anh Nam Lộc, có chị Lâm Thuý Vân, Trịnh Hội.
Và ngày hôm nay thì lúc 2 giờ thì sẽ vào trong để dự điều trần UPR. Và bây giờ thì Trúc Hồ có mặt ở đây với tất cả đồng bào biểu tình trước trụ sở LHQ. Từ khách sạn Trúc Hồ đi bộ đến đây cũng khoảng 10 phút, trời mưa tầm tả, ướt hết cả người nhưng Trúc Hồ rất ư là vui vì nó làm mình nhớ lại một chút gì của Sài Gòn»
Trước đó, ngày 27-28 tháng 1 Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại Âu châu cũng đã đạo đạt thỉnh nguyện thư đến Cao uỷ Nhân quyền LHQ cũng như phái bộ các nước và hiệp thông cầu nguyện trước trụ sở Hội đồng LHQ. Ngày 4/2, hai cuộc hội thảo về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam cũng được tổ chức tại phòng số XXIV và phòng XXV tại trụ sở LHQ. Đỉnh điểm là ngày 5/2 hơn 200 người Việt, Khmer Krom, Tây tạng đã đến từ Pháp, Đức, Hoà Lan, Hoa Kỳ v.v...đã có mặt tại quảng trường des Nations, phía trước trụ sở Nhân quyền LHQ với thật nhiều cờ và biểu ngữ tố cáo Việt Nam đàn áp Nhân Quyền.
Sống tại Geneva, cách quảng trường desNations không bao xa, chị Đinh Kim Chi cũng đã tham gia hầu hết các sinh hoạt Nhân quyền trong những ngày qua. Chị nói :
«Ngày hôm qua là để tưởng niệm Việt Dzũng, cũng như hôm nay biểu tình ở đây, tôi nghĩ rằng mình cũng là người Việt Nam thif phải nên bảo vệ cho đất nước quê hương mình và những người đang bị giam giữ không cos quyền tự do cũng như không có Nhân quyền , tôi tham dự là vì lý do đó»
Chị Thy Nga, đến từ thành phố Wiesbaden, Đức quốc chia sẽ :
«Hôm nay là lần đầu tiên tôi đến Geneve, tôi nhất định phải có mặt ở đây ngày hôm nay, vì khi Việt Nam được vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì cũng là dịp mà Việt Nam phải điều trần trước Quốc hội thì sự căm phẩn của chúng tôi là tại sao các nước lại bầu Việt Nam vào Hội đồng LHQ trong khi Việt Nam vi phạm Nhân quyền ? Sau khi họ được vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì họ lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập rất nhiều các tuổi trẻ đứng lên đòi Nhân quyền cho Việt Nam. Ai đó đã nói rằng Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng giống như moojt tên chuyên môn đi đốt nhà mà lại được nhận vào sở cứu hoả»
Mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ thị Minh Hạnh, bị kết án 7 năm tù, bà Ngọc Minh cũng có mặt trong cuộc biểu tình cho biết mục đích của bà khi đi khắp nơi để lên tiếng cho con mình cũng như các tù nhân lương tâm khác :
«Tôi rất là hy vọng , may mắn là vừa qua tôi được điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ và các dân biểu Hoa kỳ cũng thấu hiểu được tâm trạng của tôi cũng như là các tù nhân lương tâm tại Việt Nam cũng nhu là họ sẽ cố gắng để can thiệp với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam giải phóng cho con tôi và các tù nhân lương tâm , đồng thời tôi cũng được Bộ ngoại giao cho tôi một cuộc họp có các luật sư của Freedom Now. Trong cuộc họp đó họ hứa hẹn sẽ giúp đỡ cho Đỗ thị Minh Hạnh cũng như các tù nhân lương tâm và tôi đặt nhiều hy vọng vào các dân biểu Hoa kỳ cũng như chính phủ Hoa Kỳ cũng như hôm nay tôi đặt toàn bộ hy vọng vào bà con ở đây đã đấu tranh cho Nhân quyền cũng như là các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Tôi rất là hy vọng !»
Đặc biệt có nhiều người rất trẻ, sanh ra và lớn lên tại hải ngoại cũng tham gia biểu tình, thẹn thùng với số vốn tiếng Việt ít ỏi, cô Hồng Ân, 24 tuổi đến từ Paris cho biết tại sao cô đến đây :
«Cháu đến đây ủng hộ những người ở Việt Nam không được tự do, không được quyền lên tiếng. Cháu lên tiếng dùm những người ở Việt Nam mà họ không được quyền lên tiếng»
Bên cạnh những mái đầu xanh , cũng có những mái đầu đã bạc, cầm cờ đứng dưới cơn mưa tầm tả, trong cái rét run người, cụ Trần Ngọc Đức, 74 tuổi đến từ Pháp muốn hâm nóng lại tinh thần yêu nước của giới trẻ :
«Bác đến để đòi Nhân quyền và Tự do cho Việt Nam cũng như là nung nấu lại tinh thần của giới trẻ để tiếp nối con đường của ông cha và đồng thời kêu gọi Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam»
Tiếng người biểu tình hoà cũng tiếng gió, tiếng mưa, nhạc sĩ Trúc Hồ tìm thấy cái ấm của tình người và người giữa cái lạnh của mùa đông Âu châu :
«Mặc dù trời rất lạnh, mưa tầm tã, nhưng khí thế người Việt chúng ta, như chị thấy : «Việt Nam muôn năm, Tự do cho Việt Nam , Nhân quyền cho Việt Nam, chúng ta có cờ của VNCH, coi như là tinh thần của người Việt Nam mình rất cao làm cho Trúc Hồ cảm thây ấm cúng và mình hoà với dòng người»
Vào lúc 2 giờ trưa, một phái đoàn khoảng 35 người gồm người Việt ở hải ngoại cũng như quốc nội vào bên trong trụ sở Nhân quyền LHQ để tham dự phiên họp định kỳ thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ báo cáo tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam trong 4 năm qua.
Cuộc biểu tình vẫn tiếp tục với tiếng ca của ca sĩ Nguyệt Ánh, tiếng đoàn người biểu tình vẫn vang vang đến quá 3 giờ chiều mới chấm dứt. Trước khi ra về, mọi người quây quần bên tô mì gói nóng, những ổ bánh mì, những tô cơm tình nghĩa được chia nhau trong cái lạnh mùa đông của núi rừng Thuỵ Sĩ.
Khoảng 10 giờ sáng, hơn 100 người Khmers Krom thuộc Khmers Kampuchea-Krom Federation cũng như một số người Tây Tạng cũng đã biểu tình để phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo, phá huỷ văn hoá của họ, anh Lý Hoàng, một người Khmer Krom đang định cư tại Hà Lan cho biết lý do anh đến Geneva :
« Tôi đến đây hôm nay là vì tôi muốn đòi lại những gì mà Việt Nam đã làm cho những người KhmerKrom sống ở đất nước. Họ đã bắt những vị sư vào tù vì lý do những vị sư này muốn mở lớp học . Họ đàn áp người Khmer Krom vì lý do mở lớp hoc và vì lý do tôn giáo »
Đến khoảng 12 giờ trưa đoàn biểu tình của Việt Nam do Liên Hội người Việt Tị Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức kết hợp với Cộng đồng Pháp, Đức, Bỉ, Hoà Lan tổ chức bắt đầu. Anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh, phó chủ tịch Liên Hội người Việt Tị nạn CHLB Đức cho biết mục đích của cuộc biểu tình liên Âu này :
«Theo chương trình kiểm điểm định kỳ ở đây thì trong khi phái đoàn Việt Cộng cũng như một số đồng bào ở trong kia thì người Việt tị nạn của chúng ta ở ngoài này sẽ biểu tình để yểm trợ những người ở trong đó cũng như là để lên tiếng nói những vi phạm Nhân quyền của cộng sản Việt Nam»
Từ California, nhạc sĩ Trúc Hồ cũng đã đến Geneva từ vài ngày trước để tham gia buổi hội thảo về đề tài « Trách nhiệm của VIỆT NAM trong vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ » do một số tổ chức Nhân quyền tổ chức vào trưa ngày 4/2 và tối hôm đó cũng đã có một đêm văn nghê tưởng niệm ca nhạc sĩ Việt Dzũng.
Nhạc sĩ Trúc Hồ kể lại những sinh hoạt chung quanh ngày báo cáo Nhân quyền cũng như chia sẻ cảm nhận của anh trong một ngày mưa tầm tã :
«Ngày đầu tiên là lobby trong LHQ cũng như gặp một số phái đoànLHQ để vận động cho tự do Tôn giáo cũng như là vận động cho nhạc sĩ Việt Khang cũng như em Đỗ thị Minh Hạnh và những tù nhân lương tâm còn bị giam giữ trong nước. Tối hôm qua thì có đêm tưởng niệm Việt Dzũng, có chị Nguyệt Ánh, có anh Nam Lộc, có chị Lâm Thuý Vân, Trịnh Hội.
Và ngày hôm nay thì lúc 2 giờ thì sẽ vào trong để dự điều trần UPR. Và bây giờ thì Trúc Hồ có mặt ở đây với tất cả đồng bào biểu tình trước trụ sở LHQ. Từ khách sạn Trúc Hồ đi bộ đến đây cũng khoảng 10 phút, trời mưa tầm tả, ướt hết cả người nhưng Trúc Hồ rất ư là vui vì nó làm mình nhớ lại một chút gì của Sài Gòn»
Trước đó, ngày 27-28 tháng 1 Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tại Âu châu cũng đã đạo đạt thỉnh nguyện thư đến Cao uỷ Nhân quyền LHQ cũng như phái bộ các nước và hiệp thông cầu nguyện trước trụ sở Hội đồng LHQ. Ngày 4/2, hai cuộc hội thảo về tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam cũng được tổ chức tại phòng số XXIV và phòng XXV tại trụ sở LHQ. Đỉnh điểm là ngày 5/2 hơn 200 người Việt, Khmer Krom, Tây tạng đã đến từ Pháp, Đức, Hoà Lan, Hoa Kỳ v.v...đã có mặt tại quảng trường des Nations, phía trước trụ sở Nhân quyền LHQ với thật nhiều cờ và biểu ngữ tố cáo Việt Nam đàn áp Nhân Quyền.
Sống tại Geneva, cách quảng trường desNations không bao xa, chị Đinh Kim Chi cũng đã tham gia hầu hết các sinh hoạt Nhân quyền trong những ngày qua. Chị nói :
«Ngày hôm qua là để tưởng niệm Việt Dzũng, cũng như hôm nay biểu tình ở đây, tôi nghĩ rằng mình cũng là người Việt Nam thif phải nên bảo vệ cho đất nước quê hương mình và những người đang bị giam giữ không cos quyền tự do cũng như không có Nhân quyền , tôi tham dự là vì lý do đó»
Chị Thy Nga, đến từ thành phố Wiesbaden, Đức quốc chia sẽ :
«Hôm nay là lần đầu tiên tôi đến Geneve, tôi nhất định phải có mặt ở đây ngày hôm nay, vì khi Việt Nam được vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì cũng là dịp mà Việt Nam phải điều trần trước Quốc hội thì sự căm phẩn của chúng tôi là tại sao các nước lại bầu Việt Nam vào Hội đồng LHQ trong khi Việt Nam vi phạm Nhân quyền ? Sau khi họ được vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì họ lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập rất nhiều các tuổi trẻ đứng lên đòi Nhân quyền cho Việt Nam. Ai đó đã nói rằng Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ cũng giống như moojt tên chuyên môn đi đốt nhà mà lại được nhận vào sở cứu hoả»
Mẹ của nhà hoạt động công đoàn Đỗ thị Minh Hạnh, bị kết án 7 năm tù, bà Ngọc Minh cũng có mặt trong cuộc biểu tình cho biết mục đích của bà khi đi khắp nơi để lên tiếng cho con mình cũng như các tù nhân lương tâm khác :
«Tôi rất là hy vọng , may mắn là vừa qua tôi được điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ và các dân biểu Hoa kỳ cũng thấu hiểu được tâm trạng của tôi cũng như là các tù nhân lương tâm tại Việt Nam cũng nhu là họ sẽ cố gắng để can thiệp với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam giải phóng cho con tôi và các tù nhân lương tâm , đồng thời tôi cũng được Bộ ngoại giao cho tôi một cuộc họp có các luật sư của Freedom Now. Trong cuộc họp đó họ hứa hẹn sẽ giúp đỡ cho Đỗ thị Minh Hạnh cũng như các tù nhân lương tâm và tôi đặt nhiều hy vọng vào các dân biểu Hoa kỳ cũng như chính phủ Hoa Kỳ cũng như hôm nay tôi đặt toàn bộ hy vọng vào bà con ở đây đã đấu tranh cho Nhân quyền cũng như là các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Tôi rất là hy vọng !»
Đặc biệt có nhiều người rất trẻ, sanh ra và lớn lên tại hải ngoại cũng tham gia biểu tình, thẹn thùng với số vốn tiếng Việt ít ỏi, cô Hồng Ân, 24 tuổi đến từ Paris cho biết tại sao cô đến đây :
«Cháu đến đây ủng hộ những người ở Việt Nam không được tự do, không được quyền lên tiếng. Cháu lên tiếng dùm những người ở Việt Nam mà họ không được quyền lên tiếng»
Bên cạnh những mái đầu xanh , cũng có những mái đầu đã bạc, cầm cờ đứng dưới cơn mưa tầm tả, trong cái rét run người, cụ Trần Ngọc Đức, 74 tuổi đến từ Pháp muốn hâm nóng lại tinh thần yêu nước của giới trẻ :
«Bác đến để đòi Nhân quyền và Tự do cho Việt Nam cũng như là nung nấu lại tinh thần của giới trẻ để tiếp nối con đường của ông cha và đồng thời kêu gọi Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam»
Tiếng người biểu tình hoà cũng tiếng gió, tiếng mưa, nhạc sĩ Trúc Hồ tìm thấy cái ấm của tình người và người giữa cái lạnh của mùa đông Âu châu :
«Mặc dù trời rất lạnh, mưa tầm tã, nhưng khí thế người Việt chúng ta, như chị thấy : «Việt Nam muôn năm, Tự do cho Việt Nam , Nhân quyền cho Việt Nam, chúng ta có cờ của VNCH, coi như là tinh thần của người Việt Nam mình rất cao làm cho Trúc Hồ cảm thây ấm cúng và mình hoà với dòng người»
Vào lúc 2 giờ trưa, một phái đoàn khoảng 35 người gồm người Việt ở hải ngoại cũng như quốc nội vào bên trong trụ sở Nhân quyền LHQ để tham dự phiên họp định kỳ thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sẽ báo cáo tình trạng Nhân quyền tại Việt Nam trong 4 năm qua.
Cuộc biểu tình vẫn tiếp tục với tiếng ca của ca sĩ Nguyệt Ánh, tiếng đoàn người biểu tình vẫn vang vang đến quá 3 giờ chiều mới chấm dứt. Trước khi ra về, mọi người quây quần bên tô mì gói nóng, những ổ bánh mì, những tô cơm tình nghĩa được chia nhau trong cái lạnh mùa đông của núi rừng Thuỵ Sĩ.
No comments:
Post a Comment