.Trần Mạnh Trác1/28/2014
|
|
|
Trong
hai tháng bạo loạn có máu đổ cuả cuộc biểu tình chống chính phủ ở
Ukraine, đã có một hàng rào được dựng lên giữa những lực lượng cảnh sát
dữ tợn và một đám dân biểu tình cũng không kém hung hăng.
Hàng
rào này không phải làm bằng sắt, cũng không là những chướng ngại bằng
cát gỗ hay bằng lửa, nhưng làm bằng những con người mỏng dòn với hai bàn
tay trắng, cầm cuốn sách thánh kinh, mặc áo chùng thâm, vai đeo dải
khăn lễ. Đó là những linh mục cuả Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp
Ukraine, là Giáo Hội lớn nhất trong số các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ
Đông Phương. Sự hiện diện cuả họ đã ngăn cản nhiều cuộc bạo động phát
xuất từ đám dân chúng nổi giận, và ít ra đã một lần chấm dứt một cuộc nổ
súng tấn công từ phiá cảnh sát.
Giữa cơn khói lửa, hình ảnh cuả
họ nổi bật và tương phản sâu sắc với những hàng lá chắn màu bạc và mũ
sắt cuả đội hình cảnh sát, và cũng nổi bật một cách bi thảm trước một
đoàn người biểu tình ô hợp ăn mặc rách rưới tả tơi.
Mỗi sáng sớm
tinh sương, với cái lạnh dưới không độ cuả mùa Đông Ukraine, các linh
mục này đã xuất hiện và cất lên những bài thánh vịnh, trang trọng và nhẹ
nhàng...để rồi không lâu sau đó, bị lấn át đi bởi những chiếc loa phóng
thanh cuả những khẩu hiệu chống chính quyền kịch liệt, cuả những bài
phát biểu kêu gọi 'cách mạng.'
|
Nhắc
lại, vào cuối năm 1991 Ukraine trở thành một quốc gia độc lập tách rời
khỏi Liên Bang Xô Viết. Tuy thế những người Nga (¼ dân số), là những di
dân được Liên Xô đưa tới để chiếm đất và để kềm hãm sự nổi dậy cuả dân
điạ phương, vẫn tiếp tục nắm giữ những chức vụ quan trọng trong guồng
máy chính quyền và kinh tế.
Cuộc 'cách mạng' đã bắt đầu khi Tổng
thống Viktor Yanukovych bất ngờ chấm dứt giai đoạn cuối cùng cuả cuộc
đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu và muốn đưa đất nước Ukraine trở lại quỹ
đạo của Mạc Tư Khoa.
Người dân Ukraine muốn đoạn tuyệt với Nga và
hội nhập vào Liên Hiệp Châu Âu, đã tổ chức những cuộc biểu tình khổng
lồ tại quảng trường Maidan Nezalezhnosti. Ngày nay cuộc 'cách mạng' đó
đã lan rộng ra không những ở phần phía Tây là nơi có đa số dân Ukraine,
mà còn lây qua miền Đông là nơi dân Nga chiếm đa số và từng là thành trì
cho các chính quyền thân Nga.
Các linh mục đã tới đây để cử hành thánh lễ cho hàng vạn người đang tham dự các cuộc biểu tình.
"Tôi
ở đây để xoa dịu bạo lực. Tất cả đoàn Chiên của tôi đang ở đây hết",
một linh mục với dáng mệt mỏi, với một cây thánh giá lớn đeo trên cổ,
nói với The Guardian cuả Anh Quốc như thế.
Chủ chăn là người sống giữa đàn chiên, và theo như Đức Thánh Cha Phanxicô thì họ phải có muì cuả đàn chiên cuả họ.
|
Những
thánh lễ đã gây ảnh hưởng rất lớn trong dân chúng, kể cả những người
không phải là tín hữu Công Giáo. Vì thế, bộ trưởng tôn giáo cuả Ukraine
là ông Mykhailo Moshkola đã tức giận phát biểu rằng “Các linh mục không
có quyền cử hành thánh lễ tại các cuộc biểu tình. Thái độ xem thường
luật pháp một cách có hệ thống này cần phải bị trừng trị”.
Và ông ta gửi thư đe dọa rút giấy phép hoạt động và đặt Giáo Hội Công Giáo ra ngoài vòng pháp luật.
Tuy
nhiên, Đức Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, nhà lãnh đạo cao cấp nhất
của Giáo Hội Công Giáo đã trả lời thẳng thừng với ông ta:
“Mặc
dù Giáo Hội không làm chính trị, nhưng Giáo Hội không thể khoanh tay
đứng nhìn khi các tín hữu yêu cầu được chăm sóc tinh thần. Giáo Hội của
chúng tôi luôn luôn đứng về phía sự thật bất chấp tất cả các mối đe dọa
và sẽ làm như vậy vì đó là sứ mệnh đã được Chúa Cứu Thế trao phó. Chúng
tôi nghĩ rằng thời áp bức đã trôi qua, nhưng lá thư này khiến chúng tôi
đâm ra nghi ngờ. Chúng tôi không xấu hổ về sự hiện diện của chúng tôi
tại quảng trường Maidan và sẽ tiếp tục ở lại đó"
Không thể bắt
nạt được Giáo Hội, tổng thống Viktor Yanukovych đành tuyên bố "chúng
ta cần phải du di các yêu cầu pháp luật để bảo đảm rằng các tín hữu có
cơ hội cầu nguyện bất cứ nơi nào họ muốn."
|
Và
như thế, các linh mục đã trở thành một yếu tố xoa dịu và an ủi. Họ cung
cấp nơi trú ẩn cho những người biểu tình bị cảnh sát đánh đuổi. Họ cũng
đàm phán để cứu thoát các cảnh sát bị đám đông vây khốn.
Các
linh mục cũng lặng lẽ cung cấp một ví dụ cho xã hội xao động bên ngoài
về việc hợp tác với nhau trong bối cảnh căng thẳng. Tại Ukraine có bốn
Giáo Hội, gồm ba phái Chính thống giáo và một phái Công Giáo, các Giáo
Hội cạnh tranh ảnh hưởng với nhau, tuy thế, trong những ngày này, mọi
giáo sĩ cuả tất cả bốn Giáo Hội đều có mặt tại các cuộc biểu tình.
"Bây
giờ, đặc biệt là ở Ukraine, chúng ta có thể thấy rằng các nhà thờ và
các tổ chức tôn giáo có thể khác nhau ở một số điểm, nhưng như mọi
người, chúng tôi đều là con người, " theo lời Cha Ivan, Công Giáo, nói
với AP.
"Thiên Chúa nói:" Phúc cho ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ
được Nước Trời . " Đó là lý do tại sao tất cả các Giáo Hội đều chống lại
sự đối đầu và đổ máu, " Cha Igor, cũng Công Giáo, nói thêm .
|
Hình
ảnh của những linh mục Ukraine làm cho chúng ta liên tưởng tới một hình
ảnh sáng ngời đã đoạt giải Báo Chí Thế Giới năm 1963. Vào năm 1962 ở
Venezuela có một nổi loạn gọi là El Porteñazo gây ra nhiều tử vong.
Trong cuộc binh lửa ấy, Cha Luis Padillo đã không quản ngại nguy hiểm,
đi vào giữa các lằn đạn để ban phép Xức Dầu lần chót cho những người tử
vong. Hình ảnh một anh lính bị thương đang ôm lấy Ngài đã làm xúc động
cả Thế Giới và làm rạng rở thiên chức cuả một linh mục.
Ngày hôm nay, những linh mục Ukraine đang tiếp tục cái truyền thống thánh thiêng đó.
|
|
No comments:
Post a Comment