Thông tin này vừa được tiết lộ trên The New York Times - một trong những tờ báo uy tín và lớn nhất thế giới.
Trong bài bình luận hôm 12/5/2014, nhà báo nổi tiếng Keith Bradsher nhận
đình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rơi vào bế tắc, mặc dù
hai nước đã có 14 cuộc giao thiệp liên quan đến việc giàn khoan HD981
hoạt động tại Biển Đông.
"Giới ngoại giao Bắc Kinh nói rằng họ biết rõ là chẳng hề có cuộc đàm phán thực chất nào giữa Trung Quốc và Việt Nam", New York Times cho biết.
Hầu hết các cuộc đàm phán giữa cơ quan ngoại giao hai nước không được
công bố nội dung chi tiết. Hoặc nếu có cũng chỉ mang tính độc thoại nhằm
mục đích tuyên truyền và định hướng.
Theo New York Times, tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã bị chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình từ chối gặp mặt trước lời đề nghị đàm phán về
giàn khoan 981:
"Nguồn tin đề nghị không nêu tên từ một nhà ngoại giao cao cấp của
Trung Quốc nói rằng, người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam đã đề nghị
được sang thăm Bắc Kinh để nói chuyện với chủ tịch Tập Cận Bình, tuy
nhiên lời đề nghị này đã bị từ chối."
Nguồn tin không cho biết đề nghị sang Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước hay một chuyến thăm bí mật, theo kiểu 'đi đêm' nhằm thỏa hiệp.
Trong quá khứ, các cuộc đàm phán giữa hai đảng cộng sản về vấn đề chủ
quyền và lãnh thổ diễn ra trên đất Trung Quốc đều dẫn đến hậu quả gây
nhiều bất lợi cho Việt Nam. Bài học từ Hội nghị Thành Đô hay những bê
bối của cựu TBT Lê Khả Phiêu đến nay vẫn còn để lại di họa khủng khiếp
cho Dân tộc,
Trước đó, hôm 8/5/2014, trong phát biểu khai mạc hội nghị trung ương 9 của đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng không hề đả động đến sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan 981 cùng tàu chiến hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tại điểm nóng Hoàng Sa, giàn khoan khổng lồ 981 với sự hộ tống của 80 chiến hạm Trung Quốc cùng nhiều tốp máy bay quân sự hung hãn tấn công tàu chấp pháp Việt Nam, mở màn cuộc xâm lăng nhằm chiếm trọn Biển Đông. Tình hình đang hết sức cấp bách, nguy cơ chiến tranh cận kề.
Trong khi đó, một bầu không khí bình yên giả tạo bao trùm hội nghị TW9, nơi có hơn 200 ủy viên trung ương đảng căng thẳng mật bàn công tác lấy phiếu tín nhiệm và chia chác ghế trong 2 năm tới.
Nguồn tin không cho biết đề nghị sang Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước hay một chuyến thăm bí mật, theo kiểu 'đi đêm' nhằm thỏa hiệp.
Trước đó, hôm 8/5/2014, trong phát biểu khai mạc hội nghị trung ương 9 của đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng không hề đả động đến sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan 981 cùng tàu chiến hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Tại điểm nóng Hoàng Sa, giàn khoan khổng lồ 981 với sự hộ tống của 80 chiến hạm Trung Quốc cùng nhiều tốp máy bay quân sự hung hãn tấn công tàu chấp pháp Việt Nam, mở màn cuộc xâm lăng nhằm chiếm trọn Biển Đông. Tình hình đang hết sức cấp bách, nguy cơ chiến tranh cận kề.
Trong khi đó, một bầu không khí bình yên giả tạo bao trùm hội nghị TW9, nơi có hơn 200 ủy viên trung ương đảng căng thẳng mật bàn công tác lấy phiếu tín nhiệm và chia chác ghế trong 2 năm tới.
Rốt cuộc, bạn vàng 4 tốt mà đảng cộng sản đã trở cờ, dù ông Nguyễn Phú
Trọng đã nhu nhược đến mức xin qua Bắc Kinh yết kiến nhưng Tập Cận Bình
vẫn không thèm tiếp. Thử hỏi khi biến cố xảy ra, ông Tổng Trọng và các
chóp bu đảng còn nơi nào để tháo chạy?
CTV Danlambao danlambaovn.blogspot.com
CTV Danlambao danlambaovn.blogspot.com
No comments:
Post a Comment