Friday, May 23, 2014

Việt Nam đối đầu Trung Quốc: Người thuyền trưởng đã chìm theo tàu của mình

- Người sĩ quan hải quân Việt Nam trẻ, Trung tá Ngụy Văn Thà, đã khai hỏa vào chiến hạm Tàu Cộng. Chỉ có cỗ máy cuối cùng trên hộ tống hạm Nhật Tảo của ông còn làm việc và ông không thể để tránh khỏi cuộc bắn trả tàn khốc. Khi ba chiến hạm Việt Nam khác đã thoát khỏi quần đảo Hoàng Sa, thủy thủ đoàn của ông trên chiến hạm Nhật Tảo được lệnh bỏ tàu. Thuyền trưởng Ngụy Văn Thà đã ở lại trên tàu, và với con tàu của mình, chìm xuống đáy Biển Đông.

   Đó là chuyện 40 năm trước, vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, khi Việt Nam đã tự vệ chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, một trong rất nhiều nỗ lực vô vọng trước và sau đó.


Hôm nay, gương anh hùng của người thuyền trưởng sống mãi đối với nhiều người Việt Nam, tỷ như nguời cựu chiến binh 74 tuổi đã nói với Thông tấn xã Pháp Agence France Presse tại Hà Nội: "Chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ đất nước chúng tôi."

Ông nói trong sự trỗi dậy của các cuộc biểu tình đầy bạo lực chống lại các công ty Tàu Cộng đang hoạt động tại Việt Nam, với các nhà máy bị đốt cháy. Tàu Cộng đã đặt một giàn khoan dầu khổng lồ, trị giá hàng tỷ đô la gần quần đảo Hoàng Sa nhưng cũng trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, khởi động cuộc đối đầu mới nhất nổ ra ở Á Châu, hoặc như báo Wall Street Journal đã viết: "Lại một tuần nữa, một bước đi nữa trong việc chinh phục Biển Đông theo phương pháp của Tàu Cộng." 

Hạm đội Việt Nam xung quanh giàn khoan đó đã đụng độ một lực lượng hạm đội Tàu Cộng sử dụng vòi rồng và đâm vào tàu Việt Nam. Kết quả là một sự giằng co, sau đó là một cuộc phản ứng chết người chống lại các công ty Tàu Cộng, rồi lời kêu gọi giúp đỡ từ thủ tướng Việt Nam, và một sự thay đổi thái độ của các quốc gia Đông Nam Á trước đây sẵn sàng bỏ qua hoặc chấp nhận chủ nghĩa bành trướng của Tàu Cộng.

Việc đặt giàn khoan khổng lồ Tàu Cộng, sau chuyến đi của Tổng thống Barack Obama đến Á Châu là một thách thức đối với sự xoay trục của Hoa Kỳ sang châu Á, trong việc tăng cường cho các đồng minh Nhật Bản và Phi Luật Tân. Nhưng Việt Nam không có hiệp ước quân sự với Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, có điều nghịch lý, đó là Việt Nam, với một chính phủ liên minh với Tàu Cộng và phụ thuộc vào sự buôn bán với Tàu Cộng, đã có lịch sử từ xa xưa chống lại sự xâm lược khi các lãnh chúa Tàu Cộng nhiều lần đô hộ Việt Nam. Các cuộc tranh chấp đã dẫn đến các trận hải chiến và chiến tranh biên giới.

Trong khi Việt Nam và Phi Luật Tân phản đối Tàu Cộng ở Biển Đông Việt Nam, và Nhật Bản cương quyết bảo vệ quần đảo Senkaku của mình ở Biển Đông nước Tàu, Hoa Kỳ và phần lớn thế giới lại vẫn chấp nhận "sự trỗi dậy hòa bình" của Tàu Cộng.

Tuy nhiên, đang có những dấu hiệu của sự thay đổi. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích mạnh mẽ hành động "khiêu khích" của Tàu Cộng. Khi quan chức quân sự cao cấp hàng thứ ba của Tàu Cộng, tướng Fang Fenghui, đến thăm Washington và nói rằng Trung Quốc sẽ không "để mất một tấc đất", và đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã khuấy động vấn đề, Tổng tham mưu Liên Quân, Tướng Martin Dempsey, đã trả lời: "Chúng tôi sẽ đáp trả những mối đe dọa."

Tàu Cộng đề nghị những điều tẻ nhạt trong mối liên hệ hòa bình, khi yêu cầu các nước láng giềng Đông Nam Á gặp gỡ và thảo luận về vấn đề này. Tàu Cộng sẽ không tuân theo thỏa thuận của nó với ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) đó là không chiếm đất, cũng sẽ không đồng ý với trọng tài tại Tòa án thế giới, khởi kiện bởi Phi Luật Tân, khi nói trên thực tế rằng: "Chúng tôi lớn và các anh nhỏ, vậy các anh phải gặp gỡ với chúng tôi mà thôi."

Chủ tịch của Tàu Cộng, Tập Cận Bình, khi phát biểu trong một hội nghị quốc tế ở Thượng Hải, đã mô tả chính sách của ông một cách ngắn gọn : "Ai cố thổi tắt ngọn đèn dầu của nguời khác sẽ bị cháy râu."

Tàu Cộng đã từ bỏ "nụ cười ngoại giao" của nó chỉ một vài năm trước đây, và bây giờ nó ép các nước láng giềng và chiếm đất đai của họ . Điều này gây khó hiểu cho thế giới. Những lý do nội địa được nghi ngờ là thủ phạm, rằng chính quyền cộng sản Tàu Cộng đang cố gắng duy trì sự kiểm soát một quốc gia lớn, bằng cách chuyển sự chú ý khỏi các vấn đề trong nước, đồng thời khuấy động tình cảm dân tộc.

Tham nhũng vẫn là điểm đặc thù trong giới lãnh đạo Tàu Cộng, bao gồm cả giới quân sự. Tăng trưởng kinh tế Tàu Cộng đã chậm lại. Có sự quan tâm gia tăng về vấn đề bong bóng nhà ở và xây dựng, với các tòa nhà trống trơn trong thành phố. Ở phương Tây, người Duy Ngô Nhĩ ly khai sử dụng bạo lực chống lại chính quyền địa phương người Hán. Dân làng trên khắp nước Tàu Cộng phản đối phát triển nhà cửa trên đất nông nghiệp.

Nếu Tàu Cộng có ý định giảm bớt mối quan tâm trong nước bằng cách gia tăng quân sự và quyền bá chủ ở miền Biển Đông Việt Nam và Biển Đông Tàu Cộng, nó có lẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi cuộc đối đầu được dàn dựng trở nên vuột ra khỏi tầm tay.

Ngoài khơi Việt Nam, đội tàu lượn quanh của Tàu Cộng và chiến hạm của Việt Nam hiện nay còn nguy hiểm hơn cuộc biểu tình có tính ngoại giao của Phi Luật Tân phản đối Tàu Cộng chiếm giữ các đảo và bãi cát ngầm.

Tàu Cộng tiếp tục khiêu khích trong khi đổ lỗi cho những người bảo vệ đất đai của họ. Tới một điểm nào đó, sẽ có sự đáp trả. Thí dụ như Việt Nam mày râu nhẵn nhụi ắt không phải lo lắng về chuyện cháy râu.

Bản gốc: T. Dean Reed

Dịch bởi:



_________________________________


Vietnam vs. China: The Captain Who Went Down With His Ship

T. Dean Reed The young Vietnamese naval officer, Lt. Commander Nguy Van Tha, opened fire on the Chinese warships. Only the last engine on his corvette, the Nhat Tao, was working and he was unable to avoid devastating return fire. As three other Vietnamese ships escaped the Paracel Islands, his crew on the Nhat Tao was ordered to abandon ship. The captain, Nguy Van Tha, stayed aboard and his ship sank to the bottom of the South China Sea.

That was 40 years ago, on January 19, 1974, when Vietnam defended against Chinese encroachment in the Paracels, one of many vain efforts before and since.

Today, the captain's heroism lives on for many Vietnamese people such as the 74-year-old war veteran who told Agence France Presse in Hanoi: "We are ready to die to protect our nation."

He spoke in the wake of violent demonstrations against Chinese companies operating in Vietnam, with factories burned. China had placed a massive, billion-dollar oil rig near the Paracels but well within Vietnam's exclusive economic zone and continental shelf, igniting the latest explosive confrontation in Asia, or, as the Wall Street Journal wrote: "Another week, another step in China's methodical conquest of the South China Sea."

Vietnam's fleet of ships surrounding the rig was met by a force of Chinese vessels using water cannons and ramming the Vietnamese. The result was a standoff, then a deadly response against the Chinese companies, a call for help from Vietnam's prime minister, and a shift by other Southeast Asian nations previously willing to ignore or accept China's expansionism.

The stationing of the giant rig by China, following President Barack Obama's trip to Asia is a challenge to the U.S. pivot to Asia, which strengthens allies Japan and the Philippines. Vietnam has no defense agreement with the U.S.

Yet, paradoxically, it is Vietnam, with a Communist government allied with China and dependent on Chinese trade, that historically has answered aggression from early history when Chinese warlords controlled much of Vietnam. The disputes have led to sea battles and border wars.

While Vietnam and the Philippines oppose the Chinese in the South China Sea and Japan firmly defends its Senkaku Islands in the East China Sea, the U.S. and much of the world still accept China's "peaceful rise."

There are signs of change, however. The State Department chastised China's "provocative" actions. When China's third-ranking military official, Gen. Fang Fenghui, visited Washington and said China will not "lose an inch," blaming the U.S. for stirring up problems, Joint Chiefs of Staff Chairman Gen. Martin Dempsey answered: "We will respond to threats."

China offers platitudes on peaceful relations, asking Southeast Asian neighbors to meet and discuss problems. China won't comply with its agreement with ASEAN, the Association of South East Asian Nations, not to seize lands, nor will it agree to arbitration in the World Court sought by the Philippines, saying in effect: "We are big and you are small, and you must meet with us alone."

China's president, Xi Jinping, addressing an international conference in Shanghai, described his policy succinctly: "One who tries to blow other's oil lamp will get beard on fire."

China has abandoned its "smile diplomacy" of only a few years ago and now presses its neighbors and occupies their lands. This puzzles the world. Domestic reasons are suspected, with China's Communist government trying to maintain control of a huge nation by diverting attention from problems and stirring nationalist sentiment.

Corruption remains endemic in the Chinese leadership, including its military. The soaring Chinese economy has slowed. Concerns grow about housing and construction bubbles, with empty buildings in cities. In the West, Uighur separatists use violence against the Chinese Han local governments. Villagers across China protest development on agricultural lands.

If China's intent is to alleviate domestic concerns by increased militancy and hegemony in the South China and East China Seas, it may be only a matter of time before a staged confrontation gets out of hand.

Off Vietnam, the circling fleets of Chinese vessels and Vietnamese warships are now more dangerous than the Philippines' diplomatic protests against Chinese seizure of islands and shoals.

China continues to provoke while blaming those who defend their lands. At some point, there will be response. The clean-shaven Vietnamese, for example, aren't worried about beards on fire.



No comments:

Post a Comment