Chói lọi của "Hồ" đem quân Hán nhuộm đỏ Việt Nam
Ngày 10 tháng 1 năm 1950. Tại biên giới xuất hiện một nhân vật Hán có tên Trương Tín Dật (张信逸)
bí danh Trương Văn Dật, quân hàm Thiếu Tướng, bí thư kiêm tư lệnh Quảng
Tây, thi hành lệnh Trung Cộng (CPC). Chức vụ cuối cùng của họ Trương,
Ủy viên Bộ chính trị Trung ương đảng và nhà nước Trung Cộng (CPC).
Nhiệm vụ hiện tại của một "thông minh" (tình báo) họ Trương, vào Việt
Nam liên lạc những địa chỉ đã định trước, và sau đó họ Trương phối trí
công tác bí mật, chia ra làm hai hướng xuất phát. Nhóm một, gồm các b/d
Niệm phụ trách điện đài, Phạm Văn Khoa, Ngô Vi Thiện (bí danh), Lê Phát,
Lâm Kính. Nhóm hai, gồm Hồ Chí Minh, Bác sĩ riêng của Hồ có b/d Chánh,
cần vụ của Hồ có b/d Nhất, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Thế Tài và Lý Thủy
Thọ.
Cả hai nhóm tiếp nhận, tận tụy thi hành lệnh của Quân ủy Trung ương đảng
Cộng sản Trung Quốc (CPC). Nhiệm vụ của họ không liên quan đến những
đơn vị hành quân hay đặc nhiệm.
Người được chọn cần kinh nghiệm chiến đấu những năm 1948, đã từng tham
gia chiến dịch phát động khẩu hiệu "Chuyển mạnh từ cầm cự sang tổng phản
công" (去强烈抵制和反击总) từ phía bên kia Việt Bắc, chiến dịch gây cảm hứng cho
những thành phần người Việt "ba rọi" hăng hái đem thân trao cho Hán,
tạo cơ hội cho những người cộng sản tại bưng biền phấn khởi. Và năm
1949, các đơn vị quân cộng sản miền Bắc được lệnh chuẩn bị cho những
chiến dịch Thu Đông như thường lệ mỗi năm. Cho đến nay cuộc chiến phức
tạp đã bước qua năm thứ tư, tình hình trên chiến trường lúc nào cũng sôi
động. Trong khi đó, Bắc Kinh triệu hồi Hồ Chí Minh, giao lại chiến
trường cho những Cố vấn Trung Cộng chỉ huy, Giáp và Đồng có nhiệm vụ tử
thủ chiến khu bên trong lãnh thổ Việt Nam, quân giải phóng Trung Quốc
ứng chiến vòng ngoài, đóng quân bên kia biên giới tại khu tự trị Choong.
Một đoàn quân khác 20.000 chiến binh, trợ chiến đang di chuyển bọc hậu,
đã vượt sông Trường Giang Nam Hạ, tiến vào bám sát nách biên giới Việt
Nam.
Trương Tín Dật (张信逸)
được tình báo Việt Hoa Nam cung cấp toàn bộ tài liệu về tình hình quân
sự, quân số, vũ khí, khả năng chiến đấu của Việt Minh và quân Pháp trong
phạm vi toàn quốc, đối chiếu phù hợp tài liệu của Bộ Tổng tham mưu Hồ
Chí Minh. Công tác bố trí bí mật, một đoàn cán bộ cao cấp của Trung ương
đảng cộng cản Việt Nam đi từ Việt Bắc lên biên giới qua Trung Quốc và
điểm cuối đến Bắc Kinh. Nhóm một, nhận chỉ thị đem theo một cái võng,
chăn bông và đòn cáng, điều này làm những thành viên trong nhóm hơi thắc
mắc, tưởng chừng đi đón Hồ Tùng Mậu người cao niên nhất trong Trung
ương đảng đã từng hoạt động lâu năm bên Trung Quốc. [1]
Cuộc hành trình khởi hành từ Bắc Cạn, Cao Bằng, Trương Tín Dật luôn nhắc
nhở 2 nhóm phải giữ tuyệt đối bí mật, mỗi ngày di chuyển 30 kilo mét,
đạp mọi trở ngại băng cồn lở đất, từng chặng đường đều có cán bộ tỉnh ủy
viên dẫn đường, khi nghỉ chọn nhà đồng bào cơ sở tin cậy của đảng hay
có gốc cán bộ cách mạng địa phương, khi đoàn đến, gia đình của chủ nhà
tạm lánh, trong nhà để sẵn đầy đủ gạo, thực phẩm, đoàn tự nấu ăn lấy.
Trong đêm đoàn tạm trú không tiếp xúc với bất cứ ai, kể cả tỉnh ủy viên
dẫn đường, tỉnh ủy viên phải ở nhà khác, gần đâu đó, khi cần nhóm sẽ chủ
động tìm đến.
Thuở ấy Pháp còn chiếm thị xã Cao Bằng, kiểm soát đường số 4, cho nên
Trương Tín Dật phải mở hành trình len qua núi Lam Sơn. Trung Cộng có đặt
một Công binh xưởng "Lê Tố" trên đỉnh núi tại Thủy Khẩu, huyện Long
Châu tỉnh Cao Bằng (nay thuộc tỉnh Quảng Tây) đường đi sang qua đất
Trung Quốc thuận tiện hơn và rất gần.
Vừa sang biên giới Trung Quốc, Trương Tín Dật liên lạc với cán bộ của
chính quyền nhân dân giải phóng, riêng Lâm Kính có tên khai sinh Lâm Cẩm
Như, gốc Hán cũng liên lạc được với gia đình, vốn cơ sở cách mạng Trung
Cộng. Trước khi xuất phát từ căn cứ Việt Bắc, Bộ Tài chính, giao cho
mỗi người mang theo 7 thoi vàng, gặp việc cấp bách làm lộ phí. Nhờ quan
hệ của Lâm Kính chưa dùng đến vàng, trong khi chờ nhóm thứ hai tại nhà
khách của huyện Long Châu, cả nhóm được ăn cơm trưa thoải mái.
Hồ Chí Minh đi Tàu cầu viện
Nhóm một, tạm nghỉ ngơi tại Long Châu vài ngày không hiểu lý do nào dừng
chân ở đây, sáng hôm sau Trương Tín Dật cho biết: "Nhóm hai, đã đến nơi
an toàn, hiện ở tại địa điểm bí mật, tất cả theo tôi".
Được biết nhóm hai, cũng phải băng rừng lội suối, đạp chông gai, đường
rừng núi Lạng Sơn cheo leo nguy hiểm, vất vả lắm gian khổ mới đến nơi an
toàn, đặc biệt nhóm hai có đại đội Trung đoàn 174, chính Trung đoàn
Trưởng Nguyễn Thế Tài trực tiếp chỉ huy, bảo vệ suốt hành trình, và Cục
Quân báo thuộc Bộ Tổng tham mưu Việt Minh cử Lý Thủy Thọ, một tình báo
Hoa Nam hoạt động lâu năm tại Việt Nam, phối hợp với Trương Tín Dật. Lạ
thay chỉ có vài người biết lão già bịt mặt là ai, đang nằm trên võng
cáng, từ Việt Bắc đến Quảng Tây, suốt hánh trình ông ta ít xuống võng
chỉ khi cần, cho nên thay phiên nhau cáng, ăn uống trên võng như người
bệnh, và không nói chuyện, những người trong nhóm tưởng rằng lão bệnh
nhân đang chờ ngày chết.
Từ trái: Lê Phát, b/d Niệm, Hồ Chí Minh nằm trên võng,
b/d Nhất, Phạm Văn Khoa. Nguồn: Bạch Di, bản quyền Huỳnh Tâm.
Vừa vào đất Trung Quốc, Lý Thủy Thọ liên lạc với đại quân Trung Quốc, và
nhờ họ điện về Bắc Kinh. Mao Trạch Đông trả lời: "Vui mừng tiếp đón
phái đoàn của Trung ương Việt Minh". Trương Tín Dật dẫn nhóm một vào
thẳng trụ sở có lính giải phóng Trung Quốc gác ở ngoài cửa, đi lần đến
một toà nhà, vào tới trong căn phòng thấy có Trần Đăng Ninh sử lý thường
vụ Trung ương Đảng, từ đầu kháng chiến được Hồ giao giải quyết đẹp các
việc quan trọng nhất như vụ gián điệp H122, vụ vua Mèo ở Hà Giang và các
vụ Lang Đạo tỉnh Hòa Bình. Phạm Văn Khoa bí thư riêng của Trần Đăng
Ninh và Trương Tín Dật giới thiệu một quân nhân Trung Quốc, ngưới tầm
thước, nhanh nhẹn, cao lớn:
- Đây là Phó sư trưởng Tạ Lương Anh, được Mao chủ tịch cử đón đoàn của Trương Tín Dật từ Bắc Cạn, Cao Bằng đến Long Châu.
Tại cột mốc biên giới Trực Tây (TQ-VN) bên trái cán bộ Giải Phóng Quân Trung Quốc đi đón phái đoàn. Phó sư trưởng Tạ Lương Anh nhận lệnh của Mao, đón tiếp Hồ Chí Minh, lo ăn ở, từ khi đến cũng như khi về lại biên giới Việt-Trung. Nguồn: ĐV, bản quyền Huỳnh Tâm.
Lúc này trong phòng gồm có Niệm, Nhất, Bác sĩ Chánh, Ngô Vi Thiện, Phạm
Văn Khoa, Lê Phát, Lý Thủy Thọ, Nguyễn Thế Tài, Trương Tín Dật, Hồ Chí
Minh, và Tạ Lương Anh. Ông ta luôn miệng cười đểu (狡), (theo lời của họ
Trương). Bởi thấy một ông già đang ngồi trên giường gỗ, tay cằm điếu
thuốc lá thơm, hút như kẻ nghiện, từ đầu đến mặt vẫn còn trùm khăn như
đang bệnh sốt rét rừng.
Ngày 18/1/1950. Ảnh chụp trước một
Hương công sở thôn tại huyện Long Châu Nam Ninh (Quảng Tây). Từ trái qua
phải: B/d Niệm phụ trách điện đài riêng của Hồ, bí danh Nhất (sĩ quan
chuyên lo cần vụ hàng ngày của "Hồ"), Bác sĩ Chánh, Ngô Vi Thiện (bí
danh), Tạ Lương Anh, Phạm Văn Khoa, Hồ Chí Minh với chiếc khăn len đen,
trùm từ đầu đến cổ, chỉ để hở mặt, gián sắc như kẻ trộm thua cuộc đêm
dài mệt mỏi, và Lê Phát. Nguồn: ĐV, bản quyền Huỳnh Tâm.
Công việc đầu tiên Trương Tín Dật thông báo cho hai nhóm hợp thành một
đoàn, bây giờ mọi người trong đoàn mới biết "Hồ" đi Tàu cầu viện. "Hồ"
vẫn đội khăn len trùm đầu kéo xuống cổ, chưa ai biết đến bao lâu chiếc
khăn quàng len hết tác dụng, càng không biết bí mật bên trong. "Hồ" mặc
bộ quần áo kaki, kiểu Tôn Trung Sơn, bên ngoài khoác chiếc áo bông đen,
lúc này, đôi khi chịu khó xuống võng đi bộ.
"Hồ" thường trao đổi với b/d Chánh, bác sĩ riêng về tình hình sức khoẻ,
b/d Nhất sĩ quan chuyên lo cần vụ hàng ngày cho "Hồ", và b/d Niệm phụ
trách điện đài. "Hồ" rất tin tưởng những người trong đoàn đã được chọn
từ tình báo Hoa Nam. Tuy nhiên vẫn phải che mặt bởi trong chuyến hồi
hương cố quốc còn nhiều phức tạp và bí ẩn bên trong.
Lắm lúc Trương Tín Dật cử các ông Lâm Kính, Ngô Vi Thiện và Niêm, phụ
trách cơ yếu điện đài tiền trạm, khi đoàn đến nhà khách của huyện, nhận
được một thông báo: Tất cả cùng ở chung một nhà, từ đây họ với tư cách
đoàn "tùy tùng". Trần Đăng Ninh làm Trưởng đoàn, Lâm Kính, Phạm Văn Khoa
lo việc tiếp xúc bên ngoài. Những tùy tùng, ăn ở riêng một phòng đối
diện phòng của "Hồ". Mỗi bữa ăn của đoàn tự đến nhà ăn tập thể, còn Hồ
ăn cơm riêng do cần vụ Nhất lo tất cả, mỗi khi di chuyển, cần vụ Nhất
đưa cho Hồ một ba lô nhỏ mang trên vai như mọi tùy tùng khác, khó ai có
thể nhận ra Hồ, thực sự Hồ cố tình để lộ thân phận trước sự bảo vệ của
mạng lưới Hoa Nam, bí mật đó chỉ che đậy được người dân bản xứ.
Hồ Chí Minh và Trần Đăng Ninh xem bố
cáo của Giải Phóng Quân Trung Quốc mới dán trên tường, trong khi chờ đợi
ăn cơm trưa. Nguồn: ĐV, bản quyền Huỳnh Tâm.
Suốt hành trình Hồ giao tiếp bằng ngôn ngữ Hán âm giọng Hẹ. Sau buổi tiệc chiều hôm đó, Trương Tín Dật vào phòng hỏi Hồ:
- Tạ Lương Anh đề nghị, sáng mai chúng ta lên đường sớm, từ 5 giờ cho
mát. Nghỉ ăn trưa ở dọc đường. Có thế mới đến Nam Ninh sớm, thấy thế
nào?.
Hồ cười đáp: Trưởng đoàn lấy quyết định, ư sao mà hỏi tôi làm gì? Mọi người tiếp tục ăn cơm.
Hôm sau đoàn đi rất sớm, có thêm một đại đội lính giải phóng Trung Cộng
bảo vệ, lúc này Hồ bỏ lại võng cáng sau lưng, di chuyển bằng bốn xe tải,
hai xe đi đầu, hai xe đi cuối. Tạ Lương Anh đi một xe Jeep nhỏ sau xe
lính, nhóm Trương Tín Dật đi "đại xa" có hai băng ghế dọc theo thành xe,
phía giữa rộng, cần vụ Nhất chọn một chỗ, kê nệm bông ép, gối cao để Hồ
nằm êm ngủ ấm. Trước khi ra xe, Hồ cẩn thận kiểm tra lại chiếc mũ len,
kéo xuống che kín mặt, đeo ba lô trên vai rồi đi ra xe.
Trong buổi ăn ở trưa ở dọc đường, bên
trái: Lâm Kính, Hồ Chí Minh. bên phải: Trần Đăng Ninh đội mũ cối, Phạm
Văn Khoa, còn lại những cán bộ tỉnh ủy viên Trung Quốc. Nguồn: ĐV, bản
quyền Huỳnh Tâm.
Trưa hôm sau, Tạ Lương Anh cho dừng lại ở một Hương công sở bên đường để
nghỉ ngơi và ăn cơm trưa. Ông cho bố trí cảnh giác, một số khác thu xếp
phía trong nhà và dọn cơm cho đoàn. Trong khi chờ đợi, Hồ và Trần Đăng
Ninh đọc các thông báo dán trên tường của chính quyền Trung Cộng nói về
những quy định tại vùng mới giải phóng. Buổi ăn trước Hương công sở, Hồ
vẫn đội mũ len kín đầu, chỉ hở mặt, lần này Hồ giả nông dân chân đi đất,
những ai chú ý cũng nhận ra được, dáng một kẻ lưu manh hơn là người làm
cách mạng, bởi trên tay cầm điếu thuốc thơm, hút bốc khói phì phào.
Tạ Lương Anh cùng ăn với đoàn, Hồ tình nghi để ý thấy Tạ Lương Anh lắng
nghe từng lời nói của những thành viên trong đoàn, hình như hiểu được
tiếng Việt. Đôi lúc ông nói với Lâm Kính bằng tiếng Quang Thoại, chêm
vào vài tiếng Việt, giọng Nam Bộ. Lâm Kính và Trần Đăng Ninh có cùng
nhận xét, nghi ngờ Tạ Lương Anh tình báo của Tưởng Giới Thạch nằm vùng
trong "thông minh Hoa Nam". Ăn xong, nghỉ ngơi một chút, đoàn xe lại
tiếp hành trình.
Trong buổi tiệc chiêu đãi đầu tiên tại
Nam Kinh ngày 21 tháng 1 năm 1950. Hồ không còn phủ đầu bịt mặt nữa,
công bố: "Từ nay tôi sẽ thay đổi lịch sử Việt Nam". bên trái: Tạ Lương
Anh, bên phải: Trần Đăng Ninh, đối diện Hồ là Trương Tín Dật (张信逸),
bí thư kiêm tư lệnh Quảng Tây sau này là thành viên trong bộ chính trị
nhà nước Trung Cộng, những người còn lại cán bộ cao cấp của tỉnh Quảng
Tây. Nguồn: ĐV, bản quyền Huỳnh Tâm.
Tại thành phố Nam Ninh
Bỗng một lúc lâu, mọi người thấy Tạ Lương Anh đến, theo sau một đoàn xe
du lịch kiểu Mỹ, còn mới bóng loáng, xe dừng lại, ông Tạ bước xuống xe,
tay làm hiệu cho đoàn xe dừng lại, ông đi về phía phái đoàn. Trần Đăng
Ninh tiến về phía trước ông Tạ, hai người nói chuyện với nhau một lúc,
Ninh trở về, lúc này cả đoàn đã lên xe.
Tạ Lương Anh nói với Hồ:
- Tôi liên lạc với các đồng chí ở tỉnh Quảng Tây và Quân khu Hoa Nam,
tất cả đều biết có Hồ chủ tịch đi trong đoàn này nên họ đến đây chào
Chủ tịch".
Mấy tháng sau, một tờ báo xuất bản tại Hồng Kông loan tin ngắn: "Hồ Chí Minh sắp sang làm chủ tịch tỉnh Quảng Tây"
(胡志明总统即将广西省). Bài báo đã nói rõ từng ngày Hồ đến Nam Ninh. Đúng sự thực
diễn biến chính trị, chỉ có điều bản tin đưa chậm vài tháng.
Báo Hồng Kông loan tin không sai, tin đó do tình báo chính trị Hồng Kông cung cấp: "Mao
Trạch Đông muốn thay đổi nhân sự vào vị trí chiến lược Quốc tế cộng
sản, bằng sự chọn lựa đưa Hồ Chí Minh về nhậm chức tỉnh ủy Quảng Tây. Hồ
Tập Chương nhậm chức chủ tịch Việt Nam và Hồ Tùng Mậu nhậm chức đảng
cộng sản Đông Dương" (毛泽东想改变人员在国际共产胡志明选择就职委员会广西的战略地位. 首届湖分会主席何东茂越南和印度支那就职).
Tạ Lương Anh đưa Hồ và đoàn tùy tùng về Trung tam Giao Tế Xứ của tỉnh,
vào một phòng rộng, có ghế kê sát tường, giữa phòng là một bàn đầy hoa
quả, bánh trái và nước. Hồ kéo mọi người ngồi một góc riêng chăm chú nói
chuyện với Trần Đăng Ninh, còn Lâm Kính đứng nói chuyện với Tạ Lương
Anh cùng vài cán bộ Trung Quốc. Từ xa vọng lại lời nói của Hồ bằng tiếng
Hán:
- 现在, 我的家 (Bây giờ đã về nhà của ta rồi).
Đoàn tùy tùng lên lầu, mỗi người được phân phối phòng riêng. Nửa giờ
sau, Trương Tín Dật đến, Hồ ôm hôn ông, nói chuyện thân mật. Hồ đã biết
ông từ trước là Tư lệnh Tân tứ quân, hoạt động ở Hoa Nam. Lúc này, Hồ
đồng ý tiếp một số lãnh đạo của quân khu Hoa Nam và tỉnh ủy Quảng Tây để
bàn công tác, căn cứ vào tình hình địa phương, trong lúc chờ đợi viện
trợ to lớn và nhiều mặt hơn từ Bắc Kinh, trước mắt, quân khu và tỉnh ủy
có thể giúp ngay cho phía Việt Nam nếu cần. Hôm sau, Hồ gặp Trần Đăng
Ninh, Lâm Kính và Phạm Văn Khoa, họp suốt cả ngày để bàn việc chuyến đi
cầu viện.
Trần Đăng Ninh, Hồ Chí Minh, Lâm Kính,
Phạm Văn Khoa, đọc những báo cáo của Bắc Kinh và bàn luận kế hoạch cầu
viện. Nguồn: ĐV, bản quyền Huỳnh Tâm.
Sáng ngày 20 tháng 1 năm 1950. Trong khi chờ ăn sáng, báo hàng ngày
(Thời báo) đưa đến, Hồ lướt qua tờ báo nói: "Có tin hay, các chú lại cả
đây "Bác" đọc cho nghe". Mọi người đến đông đủ, Hồ lật vào trang trong
tại cột đầu có tít lớn, dịch: "Chính phủ Liên Xô và Trung Quốc chính thức đặt quan hệ với Việt Nam".
Hôm sau, Hồ bí mật gặp tướng Trần Canh, mà Hồ đã quen biết từ trước, Ông
ta sắp đi Vân Nam cho nên chụp chung với Hồ một tấm ảnh kỷ niệm. Hồ làm
một bài thơ tặng Trần Canh:
"Khi xưa gặp chú một thanh niên
Nay chú cầm quân giữ soái quyến
Trăm vạn hùng binh theo lệnh chú
Giữ gìn cách mạng cõi điền biên".
Tướng Trần Canh, chuẩn bị đi chiến
trường Vân Nam, chụp ảnh kỷ niệm vì đã quen biết nhau từ trước, sau này
Trần Canh làm phó tổng tham mưu trưởng GPQTQ. Nguồn: ĐV, bản quyền Huỳnh
Tâm.
Tạ Lương Anh kể lại gia thế để Hồ và đoàn tùy tùng an tâm: Tôi còn một
mẹ già sống tại Chợ Lớn Sài Gòn miền Nam Việt Nam, năm 1938 lúc còn trẻ,
nghe nói đến Vạn Lý trường chinh, tôi mê quá, nên trốn lên một chiếc
tàu đi Thượng Hải. Từ đó tôi tìm đường vào Diên An, tham gia Hồng quân
Trung Quốc và lên được tới Sư trưởng. Khi có tin phái đoàn của Trung
ương đảng Việt Nam sang, trên cử tôi đi đón. Nay tôi chúc phái đoàn của
Hồ, hy vọng chuyến đi cầu viện thành công. Sau này là Trung tướng Tạ
Lương Anh, cụm trưởng tình báo Hoa Nam tại Chợ Lớn miền Nam Việt Nam.
Hôm sau, phái đoàn được phát mỗi người một bộ quân phục Giải phóng Trung
Quốc. Hồ không còn đội mũ len như trước nữa, ngày mai cả đoàn đi bằng
phương tiện quân xa, từ Nam Ninh đến Liễu Châu, từ đó khởi hành bằng tàu
hoả đến Bắc Kinh.
Mao Trạch Đông bí mật lập Hồ làm chiến lược Việt Nam
Ngày 01 tháng 10 năm 1949. Bắc Kinh công bố: Cộng hòa Nhân dân Trung
Quốc. Đồng thời củng cố tình hình Cộng sản ở Việt Nam và Đông Dương bởi
lãnh đạo Hồ Chí Minh, vào thời điểm này tuy Mao Trạch Đông chưa hẳn tiếp
nhận HCM làm một đệ tử lý tưởng, bởi đại đa số người Việt không thiện
cảm với Hồ. Phải chờ sau khi thành lập nhà nước Trung Cộng, Mao mới để
mắt nhiều hơn vào Việt Nam, phần lớn, trong đó có vị trí chiến lược, và
vùng lãnh thổ có nhiều cơ sở tài sản khác tại Việt Nam, vẫn còn nằm
trong tay của quân đội Pháp, tại biên giới Trung-Việt Nam cũng còn do
quân đội Pháp hoàn toàn kiểm soát.
Cộng hòa Dân chủ Việt Nam của đảng Hồ, và các cơ quan, lãnh đạo quân sự
chỉ có thể hoạt động trong phạm vi bí mật, từ Hà Nội đến vùng núi rừng
sâu miền Bắc Việt Nam, cho nên cần có sự lãnh đạo cuộc kháng chiến chống
Pháp trong nhân dân Việt Nam. Tại thời điểm này, cộng đồng Quốc tế
không có một sự công nhận nào đối với quốc gia có tên nước Cộng hòa Dân
chủ Việt Nam, cũng không phải bất kỳ tổ chức Quốc tế nào để lòng đến
thiết lập liên lạc với Việt Minh. Cũng như một số phương tiện truyền
thông phương Tây đã tuyên bố:
"Sự lãnh đạo của Cộng hòa Hồ là một "bóng ma" của nước Trung Cộng". Vì
vậy, khi Việt Nam không có vị thế Quốc tế, cũng không nhận được bất kỳ
viện trợ nào.
Dù rằng, Trung Cộng đã chiến thắng tại đại lục Trung Hoa, nhưng không
phải là chiến thắng tất cả, vì vậy Mao Trạch Đông đẩy mạnh chiến tranh
chống Pháp ngoài tiền tuyến (Việt Nam), Mao lãnh đạo cả bóng cộng sản
Hồ, thất nhiên Hồ được Mao khuyến khích cướp lân bang. Mao lấy quyết
định cho phép Hồ nối vào đường dây điện "đỏ", phục vụ chiến tranh, Hồ
còn yêu cầu Trung Quốc viện trợ nhiều hơn nữa và vô hạn.
Năm trước vào tháng 9 năm 1949. Hồ Chí Minh lấy quyết định cử Lý Bích Sơn (李碧山) tức Lý Ban (李班), đại diện đảng Cộng sản Đông Dương làm Ngoại trưởng tại Trung Quốc. Nguyễn Đức Thụy (阮德瑞)
làm giám đốc ngoại giao của Ủy ban Đông Dương và Đảng Cộng sản Việt
Nam, Hoàng Văn Hoan vẫn giữ đại sứ của nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam
tại Bắc Kinh. Hồ Chí Minh (胡志明) cử những cán bộ tình báo Hoa Nam làm tay
chân của mình, đã từng ở Trung Quốc, nay thay mặt Hồ tại Bắc Kinh.
Trung Cộng lấy quyết định thôi thúc Hồ thực hiện chiến tranh chống Pháp.
Theo kế hoạch của Mao, vận dụng và tạo điều kiệt pháp lý cho Hồ được
phép nhận vũ khí, đạn dược, y tế, và tài chính của Trung Quốc, nếu viện
trợ tự nhiên, thì chuyện nhiều ít không thành vấn đề, miễn người dân
Trung Hoa đáp ứng phong trào Quốc tế cộng sản anh em.[2]
Mao Trạch Đông bí mật thành lập đường dây điện nóng, tạo điều kiện cho
Hồ Chí Minh chuyển đến tận tay những nhà lãnh đạo Trung Quốc và Thú rừng
số 5 tại Việt Nam. Hồ Chí Minh viết tay những bức mật thư gửi Chu Ân
Lai (周恩来) và Đặng Dĩnh Siêu (邓颖超)
yêu cầu cho phép Hồ thanh toán bằng phần lãnh thổ biên giới ở phía Bắc
Cao Bằng giáp Quảng Tây. Để duy trì bí mật thư này, đầu bức thư bút danh
Hồ Chí Minh sử dụng ngôn ngữ Hoa Nam gọi nhau bằng "Ân-Dĩnh ca"-恩哥颖.
Hồ gửi mật thư cho Ân-Dĩnh ca (恩哥颖), tên của Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu).
Nội dung mật thư của Hồ Chí Minh xin
thanh toán nợ chiến tranh bằng cách chi trả đổi đất lãnh thổ biên giới ở
phía Bắc Cao Bằng. Nguồn: Hoa Nam.
Tháng 11 năm 1949. Hồ Chí Minh ủy nhiệm Lý Bích Sơn (李碧山), Nguyễn Đức Thụy (阮德瑞)
đến Bắc Kinh, qua bức mật thư gửi cho Lưu Thiếu Kỳ, nội dung chuyển tải
các yêu cầu viện trợ quân sự cho Việt Nam, hỗ trợ chính trị và xin công
nhận ngoại giao của Trung Quốc theo thư bí mật.
Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh liên kết xây dựng Quốc tế Cộng sản qua
đường dây điện "đỏ". Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) cũng bắt đầu
nghiên cứu và tham vấn với hai đại diện của các thiết lập quan hệ ngoại
giao, và các vấn đề có liên quan hỗ trợ cho nhau nhiều hơn.
Ngày 28 tháng 12 năm 1949. Quân Ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), gọi Hồ
Chí Minh cho biết: "Đồng ý, thành lập ngay lập tức khắc các quan hệ
ngoại giao giữa Trung Quốc và Việt Nam", nhưng muốn đạt được điều này
Trung Cộng đưa ra khuyến nghị: "Trung ương đảng Trung Cộng, đề nghị chọn
tên nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hồ
Chí Minh, có thế mới phù hợp tên nước Cộng hòa Dân chủ Trung Quốc, về
phía Việt Nam phải lập tức đưa ra một công bố công khai, và tuyên bố
bằng phương tiện phát thanh hay truyền thông quốc gia. Việt Nam sẵn sàng
thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc".
Hồ Chí Minh bí mật viết thư gửi cho Đặng Dĩnh Siêu:
− Đại ca, tỷ vĩ nhân, những năm qua em luôn luôn bỏ lỡ cơ hội, và đến
nay có quá nhiều nhớ đến đại ca, và nay đệ muốn để hết tâm trí về tình
riêng. Nhờ người anh vĩ đại thay mặt cho sự phát triển cuộc cách mạng
tại Việt Nam, hy vọng đại ca chúc mừng sự nghiệp của tôi", "ắt chuyến
kinh doanh này trong những năm tháng gần đây nhất định khá tốt, hy vọng
từ đây có nhiều cơ hội để giành chiến thắng và chiến đấu hơn nữa, tôi
xin gửi đến đại huynh tỷ lòng chân thành và hy vọng sự giúp đỡ của dại
vĩ nhân". Bức mật thư chữ ký cuối cùng, sử dụng bút danh Hồ Chí Minh
trong chiến tranh chống Nhật Bản tại Trung Quốc, tôi sử dụng bút danh
"Hồ Quang" (胡光).
Bức thư bí mật của Hồ Chí Minh gửi Chu
Ân Lai qua trung gian Đặng Dĩnh Siêu. Nội dung viết rất rõ "ắt chuyến
kinh doanh này trong những năm tháng gần đây nhất định khá tốt, hy vọng
từ đây có nhiều cơ hội để giành chiến thắng và chiến đấu hơn nữa. Ký tên
"Hồ Quang" (胡光)". Nguồn: Hoa Nam.
Sau khi nhận được của Trung ương (CPC) Telegraph, vào ngày 14 tháng 1
năm 1950. Hồ Chí Minh ban hành tuyên bố với các chính phủ trên thế giới:
"Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam là chính phủ hợp pháp duy
nhất của tất cả người dân Việt Nam với lợi ích chung của nhân dân, Chính
phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại
giao với bất kỳ chính phủ và sẵn sàng hợp tác trong một bình đẳng phù
hợp và tôn trọng lẫn nhau đối với chủ quyền quốc gia và cơ sở lãnh thổ,
để tìm kiếm sự phòng thủ chung của hòa bình và dân chủ thế giới".
Ngày hôm sau, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, Hoàng Minh
Giám (黄明鉴), viết thư gửi Thủ tướng Chu Ân Lai Bộ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc, tuyên bố rằng "Công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân Dân do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo nước Trung Quốc". Tiếp theo cùng ngày Trung Quốc tuyên bố "Quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Cộng hoà Nhân dân Việt Nam với chính phủ và trao đổi đại sứ."
Hồ Chí Minh thực hiện đúng lời hướng dẫn của Mao,
chọn thể thức ngoại giao để giải quyết một ca mổ ướp xác Việt Nam.
Nguồn: Hoa Nam.
Vào ngày 18, Chu Ân Lai gửi đến Hoàng Minh Giám văn thư hồi đáp ngoại giao:
"Cộng hòa nhân dân Trung ương của Chính phủ nhân dân Trung Quốc và
Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ
ngoại giao và đại sứ trao đổi, quan hệ ngoại giao giữa hai nước nhằm
củng cố và tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước".
Và bày tỏ sẵn sàng công nhận Trung Quốc sau khi thiết lập quan hệ ngoại
giao với Việt Nam, Liên Xô, Bắc Triều Tiên và Đông Âu, Trung Âu tất cả
các chính phủ dân chủ nhân dân cũng đã được công nhận Cộng hòa Dân chủ
Việt Nam. Cho đến nay, Cộng hòa Dân chủ Việt Nam cuối cùng đã thoát khỏi
bản thân của "ma Trung Quốc" không còn diệt vong đất nước, trong môi
trường Quốc tế mới và bối cảnh Quốc tế đã mở ra một cuộc đấu tranh chống
Pháp mới.
Đối với Trung Cộng ngoại giao cũng là
một phương thức cướp lân bang, tuy nhiên có cấp giấy chứng nhận qua hình
thức ngoại giao, trò chơi đểu của Mao-Hồ công nhận lẫn nhau để có hình
thức Quốc tế. Nguồn: Hoa Nam.
Tại Bắc Kinh, Hồ nhận được báo tin của Hoa Nam từ trong nước gửi ra, vừa
tung ra khẩu hiệu "Một triệu lần dân chủ hơn chế độ tư bản" làm đẹp cho
đảng và chế độ. Người trí thức tưng bừng đoán nhận, hy vọng tương lai
không bao giờ có. Một bánh vẽ đại bịp quá tầm phóng pháo, từ đó lịch sử
dân tộc Việt Nam kéo dài đến nay đã 74 năm, vẫn chưa thấy xuất hiện một
lần "dân chủ" (1940-2014). Hồ thừa biết độc đảng cộng sản, cai trị bằng
bàn tay sắt thép không bao giờ cho dân tộc Việt Nam hưởng được một tí
mùi "dân chủ". Hồ Quang (La Liêu) nói: "đừng xôn xao cũng đừng hy vọng chỉ chuốc lấy đau khổ triền miên" (不要搅拌,不要指望仅仅要求慢性疼痛!).
No comments:
Post a Comment