Khi viết về Hồ Chí Minh, các tác giả Việt Nam và ngoại quốc thường bị
sập bẫy (bị lừa) của Cộng sản Quốc tế và Cục Tình báo Hoa Nam là đồng
hóa Hồ Chí Minh (1942), một người Tầu với Nguyễn Tất Thành (1911), về
sau đổi tên là Nguyễn Ái Quốc (1914), một người Việt Nam.
Theo tài liệu của cộng sản Việt Nam thì Hồ Chí Minh xuất hiện từ năm
1942 đến năm 1969, chết vì bệnh tim, còn Nguyễn Tất Thành xuất hiện năm
1911, sau đổi tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện từ năm 1914 đến năm 1932. Như
vậy Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao năm 1932 (Tình báo
KGB xác định Nguyễn Ái Quốc (Нгуен Ай Куок), đã qua đời năm 1932, tại
nhà tù Hương Cảng, hưởng dương 40 tuổi (1892-1932), hài cốt được chôn
cất tại nghĩa trang Kuntsevo, Moscow).
Và mười năm sau, Hồ Chí Minh mới xuất hiện (1942) và chết vì bệnh tim năm 1969.
Có thể nào: một người trẻ 40 tuổi bị bệnh lao nặng, ho ra máu, (lúc đó
chưa phát minh ra trụ sinh để chữa bệnh lao) mà về già 79 tuổi lại chết
vì bệnh tim chăng?
Trong Hồ Chí Minh Toàn tập là bút tích của mình, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Tôi là một người Trung quốc chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc" (Thư gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế Cộng sản).
Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, trang 8-9.
Trong thư Từ Trung Quốc, Số 1, vào vai một nữ đảng viên Quốc Dân đảng, tên Loo Shing Yan, Hồ Chí Minh viết: "Các đồng chí biết rằng, nước tôi, Trung quốc, bị kềm kẹp tàn nhẫn..."
Nguồn Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, trang 6-7.
Với bút danh Trần Thắng Lợi trong bài Đảng ta, Hồ Chí Minh Toàn tập, trang 1015-1016, Hồ Chí Minh viết: "Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi,..." chứng tỏ Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc là hai người khác nhau.
Nguồn: Hồ Chí Minh Toàn tập, trang 1015-1016.
Nhiều bạn đọc thắc mắc: không thấy lá đơn xin học Trường Thuộc địa thuộc
Chính phủ bảo hộ Pháp của Nguyễn Tất Thành in trong Hồ Chí Minh Toàn
tập? Xin thưa vì Nguyễn Tất Thành (về sau lấy tên Nguyễn Ái Quốc) không
phải là Hồ Chí Minh!
Trong Bảo tàng Hồ Chí Minh, tiểu sử Hồ Chí Minh được ghi như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn
Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.
Đây là lối viết áp đặt ngay từ tiền đề: Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung,
Nguyễn Tất Thành và là Nguyễn Ái Quốc mặc dù trong Hồ Chí Minh Toàn
tập, Tập 2, trang 8-9, chính Hồ Chí Minh xác nhận; "Tôi là một người Trung quốc chứ không phải là một người An nam và tên tôi là Lý Thụy chứ không phải là Nguyễn Ái Quốc".
Một chứng cớ nữa chứng tỏ Hồ Chí Minh không có liên hệ máu thịt gì với
dòng họ Nguyễn Sinh ở Kim liên, Nam đàn, Nghệ an, Việt nam.
"121. Chí Minh, 1950.
Ngày 9 tháng 11, 1950 khi nghe tin người anh là Nguyễn Sinh Khiêm
mất, Hồ Chí Minh viết một điện thư chia buồn dòng họ Nguyễn Sinh. Cuối
điện thư, ký tên Chí Minh."
Nguồn: Những bí danh và bút danh Hồ Chí Minh
Nếu Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Cung/Nguyễn Tất Thành/Nguyễn Ái Quốc, khi
được tin ông anh cả Nguyễn Sinh Khiêm mất thì theo phong tục Việt nam,
Nguyễn Sinh Cung/Hồ Chí Minh phải về quê ở xã Kim Liên, huyện Nam đàn,
tỉnh Nghệ an để chịu tang ông anh cả chứ sao lại gửi điện chia buồn với
dòng họ Nguyễn Sinh? Điều đó chứng tỏ Hồ Chí Minh chỉ mượn tạm cái tên
Nguyễn Sinh Cung chứ không có liên hệ máu mủ gì với ông anh trưởng
Nguyễn Sinh Khiêm cả.Thật thế, "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra"!
No comments:
Post a Comment