Monday, January 12, 2015

Tuần hành khổng lồ phản đối các cuộc tấn công khủng bố ở Paris

Một cuộc tuần hành khổng lồ với sự tham dự của nhiều lãnh đạo thế giới diễn ra ở Paris nhằm phản đối các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Pháp khiến 17 người vô tội thiệt mạng.

  • Một cuộc tuần hành khổng lồ với sự tham dự của nhiều lãnh đạo thế giới diễn ra ở Paris nhằm phản đối các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước
  • Diễn biến chính:
    Khoảng 1,3 triệu người tuần hành ở Paris, nhằm thể hiện sự đoàn kết, phản

     đối khủng bố và tưởng niệm 17 nạn nhân vô tội thiệt mạng trong các vụ tấn

     công trong ba ngày liên tiếp ở Pháp từ 7/1 đến 9/1. Bộ Nội vụ Pháp cho biết

     đây là cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử Pháp.

    Tổng thống Pháp Hollande cùng 40 lãnh đạo thế giới, trong đó có thủ tướng

     Anh, thủ tướng Đức, nối vòng tay dẫn đầu đoàn tuần hành. Ông Hollande

     cho biết Paris ngày này trở thành thủ đô của thế giới.

    Ngoài Paris còn có các cuộc tuần hành khác ở khắp nước Pháp, châu Âu và 

    thế giới, từ Beirut cho tới Montreal.

    Cập nhật theo giờ Paris (GMT +1)
  •  
    19h15 icon
    25-6359-1421000915.jpg
    Khoảng 25,000 người tại thành phố Montreal ở Canada tuần hành thể hiện sự ủng hộ và tưởng nhớ nạn nhân trong các cuộc khủng bố ở Paris. Ảnh: AP
    Tổng thống Pháp Hollande, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tham dự một buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân tại tòa nhà Grand Synagogue, Paris.
  • 19h04 icon
    phap-8191-1421000828.jpg
    Ước tính hơn một triệu ngườ tham gia cuộc tuần hành ở Paris. Ảnh: RT.

    "Điều làm tôi ấn tượng nhất là việc thấy tất cả mọi người, từ da trắng, da đen đến người Arab, từ người lớn đến trẻ nhỏ tập trung tại Quảng trường Cộng hòa. Cờ Pháp bên cạnh cờ Thổ Nhĩ Kỳ và cờ của người Kurd. Tôi đảo quanh một vòng và nhận ra hai người Do Thái chính thống, vốn rất ít khi xuất hiện tại đây. Những lá cờ, phù hiệu, danh tính hay tuổi tác không còn quan trọng nữa, giây phút đặc biệt này đã nói lên rất nhiều về nước Pháp và những gì người Pháp đang cảm nhận", BBC dẫn lời Alison Culliford, phóng viên có mặt trong cuộc tuần hành viết trong một email.
    Lydia Vassallo, một người dự lễ tuần hành tại Paris, nói với kênh BBC rằng: "Chúng tôi không thể chỉ ngồi ở nhà và không làm gì cả. Tôi đã ở đây từ 2h chiều và dự định sẽ tham gia đến cùng. Tôi ở đây vì tôi không thể tin được những người  bình thường chỉ đang làm công việc của mình lại có thể bị giết vì những điều họ thực hiện để phục vụ cho nước Pháp và những người đang sống. Tôi mong cuộc tuần hành sẽ mang tới hy vọng cho người dân, phần nào an ủi gia đình các nạn nhân cũng như cho thế giới thấy rằng chúng ta cần đoàn kết để chống lại cái ác".
  • 18h53 icon
    Ngoại trưởng các nước châu Âu, Mỹ và Canada gặp mặt trước buổi lễ tuần hành và cùng đưa ra một tuyên bố chung. Họ cho biết các nhà cung cấp mạng cần hợp tác chặt chẽ hơn với chính phủ để hỗ trợ xóa bỏ những nội dung trực tuyến "nhằm mục đích kích động hận thù và khủng bố".
    Các ngoại trưởng cũng đặt ra yêu cầu phải giám sát chặt chẽ hơn những vùng biên giới bên ngoài Liên minh châu Âu (EU), đồng thời kêu gọi thay đổi các điều luật liên quan đến tự do chia sẻ thông tin và tiến hành các biện pháp kiểm tra hành khách.
  • 18h53 icon
    Tháp Eiffel rực sáng trong lễ tuần hành tưởng niệm các nhân khủng bố ở Paris:
  • 18h17 icon
    24-6945-1420997271.jpg
    Quang cảnh tại Đại lộ Voltaire. Trời bắt đầu tối nhưng hàng nghìn người vẫn chậm rãi tiến về điểm kết thúc của cuộc tuần hành tại Quảng trường Nation. Ảnh: BBC
    Một số xe cảnh sát tiến về Quảng trường Cộng hòa và nhận được rất nhiều tiếng vỗ tay hoan hô của người dân. Phóng viên  Luci Bonnor từ BBC cho biết trước đây cô chưa bao giờ nhìn thấy cảnh tượng tương tự thế này tại một cuộc tuần hành.
  • icon
    Lãnh đạo thế giới nối vòng tay dẫn đầu đoàn tuần hành:
  • 17h42 icon
    Quy mô của cuộc tuần hành ngày hôm nay "là chưa từng có", AFP dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Pháp nói đồng thời cho biết không thể đếm được có bao nhiêu người tham gia sự kiện. "Những người tuần hành phân tán trong một khu vực rộng lớn hơn nhiều lần dự kiến ban đầu", ông nói.
    23-3002-1420995625.jpg
    Cầu thủ hai đội bóng Lyon và Toulouse dành một phút mặc niệm trước một trận đầu thuộc giải Hạng nhất Pháp. Ảnh: AFP
  • Ngày 11/1
  • 17h28 icon
    "Tôi là người Nigeria. Tôi thấy như mình có một mối liên kết sâu sắc với chuỗi sự kiện đang diễn ra ở Paris. Tôi hiểu cái cảm giác bị tấn công bởi những kẻ chạy theo trào lưu tôn giáo, những kẻ coi thường mạng sống con người, không tôn trọng tự do ngôn luận là như thế nào. Tôi mong rằng người Pháp sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng lần này", BBC dẫn những lời viết trong email của một độc giả tên Kuzak Ahmed.
    20-5691-1420994329.jpg

    Đài phun nước tại Quảng trường Trafalgar ở London chuyển ba màu trắng,

     đỏ và xanh da trời, thể hiện sự đoàn kết hướng về nước Pháp. Ảnh: BBC

    21-9481-1420994654.jpg

    Đoàn tuần hành ở Bordeaux. Ảnh: AFP

    22-4655-1420994654.jpg
    Người dân Berlin, Đức tập trung tại Cổng Brandenburg với những tấm biển 

    hình cây bút chì ghi một câu nói của tiểu thuyết gia người Pháp Victor Hugo:

     "Tự do bắt đầu ở nơi sự ngu dốt kết thúc". Ảnh: AFP
  •  
    17h24 icon
    Tổng thống Pháp Hollande gặp mặt gia đình anh Ahmed Merabet, cảnh sát bị bắn chết bên ngoài văn phòng tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo, theo AFP.
  •  
    17h20 icon
    19-3876-1420993544.jpg
    Hàng nghìn người tham gia một cuộc tuần hành nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát Charlie Hebdo tập trung trước văn phòng thủ tướng Áo tại Vienna. Ảnh: EPA
    Giới chức Pháp ước tính 1,3 triệu người, trong đó có lãnh đạo của hơn 40 nước, tham gia cuộc tuần hành ở Paris. Đây được xem là cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử Cộng hòa Pháp.
    Theo AFP, ngoài Paris, ít nhất một triệu người đã tham gia vào các cuộc tuần hành trên khắp nước Pháp vào ngày hôm nay. Con số ở Bordeaux là khoảng 100.000.
  •  
    17h14 icon
    18-2242-1420993161.jpg
    Đám đông tại đại lộ Voltaire trở nên "cuồng nhiệt", thể hiện tình cảm đối với một thiện xạ thuộc lực lượng cảnh sát đang đứng gác trên mái nhà. Người này nghiêm chào đoàn người khi họ đi ngang qua. Ảnh: BBC
  •  
    17h00 icon
    12-2530-1420992604.jpg
    Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg xuất hiện trong đoàn tuần hành ở Quảng trường Trafalgar, London. Ảnh: BBC

    14-5117-1420992604.jpg
    Những người ủng hộ Charlie Hebdo  tại Oxford, Anh. Ảnh: BBC
  •  
    16h52 icon
    0-8672-1420993080.jpg
    Dòng người ở quanh Quảng trường Cộng hòa, Paris. Ảnh::AFP.
    Đám đông chậm rãi tiến về phía trước, vừa đi vừa hô vang những câu khẩu hiệu biểu thị sự ủng hộ đối với tạp chí Charlie Hebdo. Những người tham gia cũng mang theo nhiều biểu ngữ, hình ảnh thể hiện tình yêu và sự đồng lòng.
    Theo AFP, cuộc tuần hành thu hút khoảng 1,5 triệu người dân Paris tham gia.

    Một đoạn video vừa xuất hiện cho thấy người đàn ông từng bắt cóc con tin tại một siêu thị ở Paris thề trung thành với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS). 
  •  
    16h50 icon
    11-6447-1420991649.jpg
    Tổng thống Francois Hollande đang động viên, an ủi ông Patrick Pelloux, một trưởng chuyên mục  của tạp chí Charlie Hebdo, trong lúc tuần hành.Ảnh: Reuters.
  •  
    16h46 icon
    10-2637-1420991886.jpg
    Người dân đứng bên ngoài đại sứ quán Pháp tại thủ đô Berlin, Đức, giơ cao những cây bút, trước câu khẩu hiệu "Je suis Charlie" (Tôi là Charlie) nhằm tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ tấn công tòa báo Charlie Hebdo. Ảnh:  
    AFP
  • icon
    0-9424-1420991661.jpg
    Theo phóng viên Jim Sciutto của CNN, cuộc tuần hành ở Paris giống như buổi tang lễ của gia đình, chất chứa đầy buồn đau, nhưng cũng đầy sự đoàn kết và những khoảnh khắc an ủi như thế này. Trong ảnh là Tổng thống Pháp Hollande khi tiếp Thủ tướng Đức Angela Merkel tới tham dự buổi tuần hành. Ảnh: AP
  •  
    16h45 icon
    1-1310-1420992321.jpg
    Ảnh: Sky News.
    Lãnh đạo một số quốc gia tham dự đoàn tuần hành như Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron.
    Tờ Guardian cho biết các chính khách tham gia tuần hành còn có Thủ tướng Italy Matteo Renzi, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Tổng thống Rumania Klaus Iohannis, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, chủ tịch nghị viện châu Âu Martin Schulz, Chủ tịch Liên minh châu Âu Donal Tusk, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras, Thủ tướng Ireland Enda Kenny, Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopac, Thủ tướng Bỉ Charles Michel.
    Tham gia tuần hành có Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho, Thủ tướng Czech Bohuslav Sobotka, Thủ tướng Slovakia Robert Fico, Thủ tướng Latvia Laimdota Straujuma, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov, Thủ tướng Hungaria Viktor Orbán, Thủ tướng Croatia Zoran Milanović, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, Thủ tướng Malta Joseph Muscat.
    Danh sách tiếp tục với các thủ tướng của Slovenia, Thụy Điển, Phần Lan; các tổng thống Ukraine, Thụy Sĩ, Kosovo, Thủ tướng Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia, các ngoại trưởng Nga và Áo.
    Từ châu Phi, tới tham dự có các tổng thống Mali (quốc gia mà Pháp mới đưa quân đến chống khủng bố), Gabon, Niger, Benin, thủ tướng Tunisia, và ngoại trưởng Algeria.
    Mỹ cử Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder, Canada cử Bộ trưởng an ninh công cộng Steven Blaney tham gia cuộc tuần hành sẽ đi vào lịch sử này.
  • 16h40 icon
    Hoàng hậu Rania của Jordan cũng hòa chung tiếng nói phản đối cuộc tấn công nhằm vào tòa báo Charlie Hebdo. Trên trang Facebook cá nhân, bà viết: "Vấn đề ở đây không nằm ở Hồi giáo hay việc những người theo đạo Hồi bị xúc phạm bởi tạp chí Charlie Hebdo. Đó là về một nhóm những kẻ cực đoan luôn muốn giết hại dân thường với bất kỳ lý do nào và bằng mọi giá". Bà thêm rằng cuộc tấn công không đại diện cho Hồi giáo, "một tôn giáo hòa bình, khoan dung và tràn đầy lòng yêu thương con người".
  •  
    16h28 icon
    9-6952-1420990702.jpg
    Chính phủ Pháp đã huy động lực lượng an ninh đông đảo cho cuộc tuần hành lịch sử này. 2.000 nhân viên cảnh sát cùng hơn 1.000 binh sĩ, bao gồm cả những thiện xạ ưu tú đóng chốt trên các nóc nhà được điều động để đảm bảo an ninh cho cuộc tuần hành. Trên quảng trường và đường phố, các đội an ninh kiểm tra cống ngầm xem có chất nổ hay không. Cảnh sát hiện diện dày đặc ở các ga tàu điện ngầm và phố nơi đoàn tuần hành sẽ đi qua. Ảnh: Reuters
  • icon
    3-3737-1420991126.jpg
    Các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas...
    4-9459-1420991126.jpg
    ...và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong đoàn tuần hành. Ảnh: Reuters.
    0-9390-1420990634.jpg
    Những nhà báo và người bạn của Charlie Hebdo tham gia tuần hành  nhằm phản đối vụ thảm sát ở  tạp chí này hôm 7/1. Ảnh: RT.
  • 16h26 icon
    Đám đông vỗ tay vang dội khi đi qua Quảng trường Nation.
    "Chúng ta sẽ không để một nhóm tội phạm nhỏ thay đổi cuộc sống của chúng ta", cụ bà Fanny Appelbaum, 75 tuổi, người từng mất hai chị em gái và một anh trai trong trại tập trung của Đức Quốc xã, nói với Reuters. "Hôm nay, chúng ta là một". 
    8-2310-1420990298.jpg
    Đoàn người biểu tình ở Paris đi dọc theo Đại lộ Voltaire. Ảnh: BBC
  • icon
  • 16h02 icon
    Không khí tại cuộc tập hợp quần chúng ở Quảng trường Trafalgar ở thủ đô London nước Anh tuy buồn nhưng đầy thách thức với khủng bố, nhằm tưởng nhớ các nạn nhân tòa báo Charlie Hebdo.
    "Tôi phải có mặt ở đây hôm nay. Là một công dân nửa gốc Pháp nửa gốc Anh, tôi cảm thấy thật tuyệt vời khi chứng kiến tình đoàn kết từ nước Anh", Francois Thaury, 58 tuổi, người gốc Pháp nhưng đã sống ở London 15 năm cho biết.
  • 16h00 icon
    3-2580-1420989789.jpg
    Dòng người ở Quảng trường Cộng hòa, Paris. Ảnh: RT.
    Con số người tham gia tuần hành sẽ được công bố sau. Tuy nhiên, phóng viên của Al-Jazeera ước tính có tới 1 triệu người tham gia.
    0-8346-1420988997.jpg
    Cây bút chì, mang dòng chữ "Không sợ", một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất về  sự tự do ngôn luận trong  cuộc tuần hành ở Paris . Ảnh: BBC.
    Mohammad Moussaoui, người đứng đầu Liên đoàn các đền thờ Hồi giáo Pháp, kêu gọi người Hồi giáo Pháp tham gia vào cuộc tuần hành, cho rằng cuộc tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo, khiến 12 người thiệt mạng hôm 7/1, là cuộc tấn công "vào nước Pháp và người Pháp" và người Hồi giáo là một phần của cộng đồng này.

    Pháp huy động hàng chục nghìn nhân viên an ninh trước cuộc tuần hành quy mô lớn ước tính có sự tham gia của hàng triệu người và hiện diện của lãnh đạo nhiều nước.
  • 15h52 icon
    2-3685-1420988628.jpg
    Ảnh: AFP.
    Ở các thành phố khắp châu Âu cũng có nhiều cuộc xuống đường nhằm hưởng ứng cuộc tuần hành phản đối khủng bố ở Paris. Những người phụ nữ Hồi giáo trong ảnh xuống đường ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, lên án chủ nghĩa cực đoan.
  • 15h48 icon
    4-9122-1420988135.jpg
    Quang cảnh Quảng trường Cộng hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: BBC
  • 15h41 icon
    3-7509-1420987964.jpg
    Các chính trị gia và lãnh đạo Hồi giáo Pháp tham gia cuộc tuần hành. Ảnh: AFP
    Kênh truyền hình Al-Jazeera của Arab dành phần lớn bản tin sáng để nói về lễ tuần hành ở Paris. Kênh này tập trung vào sự hiện diện của các lãnh đạo đến từ hơn 50 quốc gia cũng như những lãnh đạo Hồi giáo ở Pháp tại sự kiện.
  • 15h37 icon
    0-5668-1420987279.jpg
    Ảnh: ​AP.
    Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng các nhà lãnh đạo khác trên khắp thế giới dẫn đầu cuộc tuần hành ở Paris.
  • 15h33 icon
    BBC dẫn lời một nhân viên an ninh cho biết dòng người muốn tham gia buổi lễ tuần hành vẫn tiếp tục được nối dài từ Quảng trường Cộng hòa tới nhà ga Gare du Nord, cách đó 3 km.
    Phóng viên Reuters tại quảng trường mô tả cảnh tượng dưới bầu trời trong xanh, hàng nghìn nguời đến tề tựu từ trước giờ chính thức rất lâu. Quảng trường Cộng hòa là điểm xuất phát của cuộc tuần hành. Những chữ cái cỡ lớn được đặt giữa quảng trường tạo thành dòng chữ "Pourquoi?" (Tại sao?). Suốt từ buổi đêm, một dòng chữ được thắp sáng trên Khải hoàn môn viết: "Paris est Charlie" (Paris là Charlie).
    "Tôi đến đây để cho thấy rằng những kẻ khủng bố không thể thắng - ngược lại, mọi người thuộc mọi tôn giáo đang ở đây, đoàn kết", Zakia Mouni, 34 tuổi, người Pháp gốc Maroc, nói trong khi quấn quanh mình một lá quốc kỳ Pháp.
    Loris Peres, 12 tuổi, đi cùng với mẹ và anh trai, nói: "Với cháu, đến đây cũng như để bày tỏ lòng tôn trọng với người thân, với người trong gia đình. Chúng cháu đã có buổi nói về việc này ở lớp".
  • 15h28 icon
    Hàng nghìn, hàng nghìn người, trong đó có trẻ em trong xe đẩy, người chống nạng, những gia đình, những cặp trẻ tuổi, mọi màu sắc tràn ngập Quảng trường Cộng hòa từ mọi con phố, xa ngút tầm mắt.
    Mọi người hô vang "Tự do!" và "Charlie", đôi lúc dừng lại để chụp ảnh những tấm áp phích tưởng nhớ nạn nhân vụ thảm sát. Người diễu hành còn trèo lên tượng Marianne ở trung tâm quảng trường, phóng viên BBC cho biết. 
  • 15h26 icon
    3-5429-1420986923.jpg
    40 nhà lãnh đạo thế .giới bắt đầu cuộc tuần hành ở Paris. Ảnh: BBC
    40 nhà lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu, Vua Jordan Abdullah II và Hoàng hậu Rania, Tổng thống Palestin Mahmoud Abbas, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tham gia cuộc tuần hành ở Paris. 
  • 15h03 icon
    80193471-pencil-afp-4434-1420986458.jpg
    Nhiều người dân mang  theo những chiếc bút chì khổng lồ cùng biểu ngữ, khẩu hiệu tham gia cuộc tuần hành tại Quảng trường Cộng hòa, tưởng nhớ nạn nhân vụ thảm sát tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: AFP
    Nicolas Henin, một nhà báo người Pháp từng bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo bắt và được thả tự do hồi tháng 4 năm ngoái cũng tham gia đoàn tuần hành. "Mỗi khi có ai đó muốn làm bạn tổn thương, cách duy nhất và hợp lý nhất để phản ứng lại là cho họ thấy ta mạnh mẽ hơn họ", BBC dẫn lời ông nói.
    Hàng nghìn người đang tuần hành tại Marseille, thành phố có đông cư dân người Hồi giáo nhất nước Pháp. Ông Samia Ghali, quận trưởng Quartiers Nord, cho biết người dân tuần hành trong trật tự và ôn hòa.
    Các cuộc tuần hành cũng như mạng xã hội đều bày tỏ tình đoàn kết với các nạn nhân. Tuy nhiên cũng có những tiếng nói trái ngược trên các mạng xã hội, khi một số người không đồng tình với việc lấy khẩu hiệu "Tôi là Charlie" như biểu tượng cho tự do ngôn luận tuyệt đối. Dù chiếm tỷ lệ rất ít, một số người có ý kiến khác với số đông này cho rằng họ khó mà ủng hộ việc tạp chí châm biếm tôn giáo.
  • 15h00 icon
    tuan-hanh-1-9606-1420984966.jpg
    Hàng trăm nghìn người đổ vềi Quảng trường Cộng hòa  Pháp chuẩn bị tham dự cuộc  tuần hành tưởng nhớ những nạn nhân trọng vụ thảm sát tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: BBC
    Cuộc tuần hành bắt đầu. Trong ngày hôm nay hàng nghìn người dân trên khắp thế giới liên tục tổ chức các lễ tuần hành nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát tại tòa báo Paris.
    Cuộc tuần hành là phản ứng của người Pháp và châu Âu trước cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất trong 9 năm qua ở một thành phố châu Âu do những kẻ cực đoan Hồi giáo tiến hành. Đối với nước Pháp, đây là vấn đề về tự do ngôn luận, tín ngưỡng và an ninh, và xa hơn nữa, vụ khủng bố cho thấy những vấn đề về an ninh cho các đô thị trước nguy cơ tấn công khủng bố.
    Phủ tổng thống Pháp trích lời của ông Francois Hollande nói với các bộ trưởng: "Ngày hôm nay, Paris là thủ đô của thế giới. Toàn đất nước chúng ta sẽ đứng lên và thể hiện những gì tốt đẹp nhất".
  • 14h54 icon
    1-3489-1420986361.jpg
    Hai tuyến đường tuần hành ở Paris. Đồ họa: BBC.
    Tổng thống Pháp Hollande rời điện Elysee để tới cuộc tuần hành.
  • http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tuan-hanh-khong-lo-phan-doi-cac-cuoc-tan-cong-khung-bo-o-paris-3132323.html
  • icon


    • (haingoaiphiemdam)icon

No comments:

Post a Comment