Wednesday, March 25, 2015

Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 16)

Giải mật: Những ẩn số sau lưng của Hồ Chí Minh

  - Bối cảnh thực tế của Việt Minh, từ đầu những năm 1938 Trung Cộng đã thành lập một số mật khu Việt Bắc trong lãnh thổ Việt Nam, và Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng nối vào những con đường núi giao thông với cộng đồng dân tộc Choong. Hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, thời đó có một người Choong bí danh Khương Thượng quê Đông Lan, Quảng Tây thay mặt Trung Cộng đứng ra cung cấp vũ khí, quân nhu và quân lương, sau năm 1950 người ta biết đến chính Thượng tướng Vi Quốc Thanh là cố vấn của Hồ Chí Minh.
  Năm 1945 tên Hồ Chí Minh bỗng dưng xuất hiện. Năm 1954 Trung Công-Việt Cộng thiết lập quan hệ ngoại giao, Hồ Chí Minh âm thầm thăm Bắc Kinh. Đến đầu năm 1960 khối Cộng sản viện trợ cho Việt Minh trong suốt thời kỳ kháng chiến.

Nhiều tập tin thứ ba giải mã nội dung mật khu Việt Minh rất phong phú, các nhà nghiên cứu, cung cấp một nền tảng cho những người nghiên cứu về mối quan hệ Trung-Việt, độc giả chúng tôi có điều kiện muốn biết lịch sử này, tăng cường kiến ​​thức quốc tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa Trung Cộng-Việt Cộng.

Trung Cộng liên tục phái đặc nhiệm cố vấn và quân sự cho chế độ bù nhìn Hồ Chí Minh, viện trợ những thiết bị quân sự, và hầu hết gửi tinh hoa quân sự đến miền Bắc Việt Nam. Tại thời điểm này, Việt Minh hy vọng sẽ nhận được mọi ủng hộ mạnh mẽ của trên toàn thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa huynh đệ. Trung Cộng tuyên bố rằng "nhân dân Trung Quốc là hậu phương vững chắc của miền Bắc Việt Nam".

Từ năm 1961 đến năm 1974, những quân nhân Trung cộng đã từng chiến đấu trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam cho biết trung tâm tài liệu Quân ủy Trung ương Trung cộng (CPC) đã viện trợ cho Việt Cộng hơn 200 tỷ USD, cùng lúc viện trợ quy mô lớn trang thiết bị vũ khí quân sự miễn phí. Trung Cộng tìm mọi giải pháp tránh né không để Việt Nam thống nhất theo qui ước hòa bình, ngay từ đầu Trung Cộng đã lấy quyết định chính sách kích động hỗ trợ tích cực cho Việt Cộng theo đường lối nước đôi chỉ đứng không ngã. Sau mùa hè năm 1962, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông hai nhà lãnh đạo phân tích tình hình chung và đặc nhiệm cho Hồ Chí Minh xâm chiếm miền Nam Việt Nam, cho dù có gây ra tình hình nghiêm trọng Trung Quốc vẫn quyết định cung cấp thiết bị miễn phí và trang bị cho 230 Tiểu đoàn bộ binh đầy đủ quân dụng.

Trước Thiên An Môn với chân dung Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Nguyễn Hữu Thọ vận động nhân dân Trung Hoa ủng hộ Việt Nam đứng đầu phía trước chiến tranh. Nguồn: Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.

Năm sau, Mao Trạch Đông gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh: "Chúng tôi đang giúp đỡ lẫn nhau, bạn có thêm nhiều hy vọng đánh bại kẻ thù chung. tất nhiên bạn không thể mất chúng tôi, và chúng tôi không để mất tình anh em", (Ngã môn chi gian thị tương hỗ bang trợ, cộng đồng chiến thắng địch nhân, nhĩ môn bất hội đâu điệu ngã môn, ngã môn dã bất hội đâu điệu nhĩ môn).

Vào tháng 3, Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc La Thụy Khanh cùng phái đoàn quân sự đến Việt Nam, "phối hợp quân đội Trung-Việt lên kế hoạch hoạt động chung""chủ yếu Trung Cộng-Việt Cộng tìm một thỏa thuận cướp nước miền Nam Việt Nam trước khi nguồn cung cấp hậu cần đến nơi và kế hoạch hỗ trợ thiết bị quân sự thành hình".

Đầu năm 1964, những nhà lãnh đạo Trung Cộng, chú ý đến tình hình Việt Nam, thường xuyên gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Cộng. Mao Trạch Đông người đầu tiên chủ động đề xuất gửi tình nguyện quân tham chiến tại Việt Nam. Sau khi sự kiện Vịnh Bắc Bộ xảy ra, Trung cộng nỗ lực tăng cường chiến tranh tại Việt Nam. Ngày 13 tháng 8, Mao Trạch Đông gặp Lê Duẩn đề xuất sửa chữa lại hai sân bay lớn ở khu vực Vân Nam, Mông Tự chuẩn bị cho quá trình cất cánh của máy bay Air Force vào chiến đấu tại Việt Nam. Và cam kết tăng cường chuyển một bộ phận không quân đến Nam Ninh, một nửa Sư đoàn không quân Côn Minh, Tư Mao, hai máy bay chống pháo đến Nam Ninh, Côn Minh.

Việt Nam có vấn đề về chiến tranh qui ước, trong khi ấy nặng phần du kích, Bộ trưởng Quốc phòng Lâm Bưu (Lin Biao) dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Hà Nội, bắt đầu đàm phán thực hiện viện trợ quân sự theo phương thức mới giữa Trung Cộng và Việt Cộng. Tháng 12, Việt Cộng đã ký một thỏa thuận quân sự, một trong số đó Trung Cộng sẽ gửi 300.000 quân (năm Quân đoàn bộ binh và pháo binh) hành quân đến miền Bắc Việt Nam quân trang trộn lẫn với quân đội Việt Cộng nhưng đóng quân riêng biệt, có thể triển khai đến các vùng phía Nam đối đầu với quân đội VNCH. Trung Quốc chủ động mở rộng chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, bắt đầu cung cấp hỗ trợ miễn phí, nguồn cung cấp quân sự cho miền Nam Việt Nam theo quy mô lớn. Thống kê chưa đầy đủ vào 1962-1966 hỗ trợ của Trung Quốc đến miền Nam Việt Nam trên 270.000 hàng loạt các vũ khí khác nhau, hơn 540 ngàn đại pháo, đạn dược 200 triệu viên, hơn 90 triệu viên đạn pháo, thuốc nổ hơn 700 tấn, 200.000 bộ quân phục, 400 vạn mét vải và một số lượng lớn màn, giày dép, thực phẩm phi lương thực, giao thông vận tải và các thiết bị thông tin liên lạc.

Ngày 01 tháng 2 năm 1964 vào buổi tối, Mao Trạch Đông ở Trung Nam Hải điều hành nghiên cứu với Quân ủy Trung ương Việt Cộng Tổng Bí thư Lê Duẩn. Nhưng ngay cả những người bị Trung Cộng trị vẫn hồ nghi sẽ vô ơn, kích động biên giới giết chết và làm bị thương nhiều quân nhân biên phòng (BSF) của Trung Cộng, do một phần sự suy thoái quan hệ Trung-Việt. Nguồn: Tài liệu ảnh lưu: Huỳnh Tâm.

Trung Cộng cùng Việt Cộng đang tích cực chiến đấu, khi ấy Liên Xô chống Hoa Kỳ một cách thụ động. Việt Cộng tự nhận chính sách thống nhất bằng chiến tranh đổ máu không hạn chế càng nhiều càng tốt, giải pháp hòa bình bằng ngoại giao xem ra Trung Cộng không chấp nhận, trong khi ấy Việt Nam cần hỗ trợ kinh tế, viện trợ sản xuất thay vì quân sự.

Ngày 03 tháng 8 "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" vừa xảy ra, Liên Xô công bố một báo cáo tóm tắt "Pravda". Moscow có thái độ cho rằng địa lý khác nhau với Việt Nam nên rất hối tiếc là không thể viện trợ. Việt Cộng chìa tay ra cần xin khối đồng minh xã hội chủ nghĩa viện trợ trước mùa hè năm 1964, trên thực tế Trung Cộng muốn Liên Xô viện trợ vũ khí, trang thiết bị, thực phẩm, giao thông vận tải và những hỗ trợ khác cho miền Bắc và Mặt Trận Giải Phóng miền Nam Việt Nam phải chuyên chở qua đường sát Trung Cộng. Kết quả chính sách của Liên Xô, vào cuối năm 1964 mới được thực hiện cho Việt Nam, chủ yếu phụ thuộc vào tình hình viện trợ của Trung Cộng. Việt Nam và Liên Xô muốn cân bằng trọng lượng, nhưng những mối quan hệ thực sự đã nghiêng về phía Trung Cộng. Trung Cộng thừa biết Liên Xô muốn viện trợ cho Việt Nam phải qua ngõ trung gian của Trung Cộng.

Ngày 9 tháng 11 năm 1964, phái đoàn Phạm Văn Đồng viếng thăm Liên Xô, gặp ông Alexei Kosygin (Алексей Косыгин) Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ và thực phẩm. Liên Xô và Việt Nam có những cuộc đàm phán, đề nghị Liên Xô viện trợ kinh tế và quân sự nhiều hơn để đạt được một sự đồng thuận. Ngày 27 tháng 11 tuyên bố chung, lần đầu tiên Liên Xô cam kết cung cấp viện trợ cần thiết cho Việt Nam.

Đầu tháng 2 năm 1965 Alexei Kosygin viếng thăm Hà Nội, thảo luận vấn đề viện trợ với các nhà lãnh đạo Việt Cộng, Hồ Chí Minh đã ký một thỏa thuận về viện trợ và tăng cường khả năng phòng thủ cho Việt Nam. Tháng 4, Lê Duẩn dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Liên Xô. Sau khi đàm phán với Liên Xô, đã xác định được con số cụ thể viện trợ bổ sung, bao gồm kể cả viện trợ quân sự. Hà Nội đã được Liên Xô quan tâm cung cấp một số lượng lớn vũ khí phòng không. Theo ước tính của tình báo Mỹ, trong vòng một năm Liên Xô đã cung cấp thiết bị quân sự cho Việt Nam hơn 100 triệu đô la.

Kể từ đó cho đến năm 1968, Liên Xô đã viện trợ nhiều hơn đề nghị của Lê Duẩn, quân đội có phương tiện phát triển mạnh mẽ. Mặc dù tổng số tiền viện trợ của Liên Xô vào năm 1967 vẫn còn tụt lại phía sau của Trung Cộng, nhưng viện trợ quân sự, thiết bị vũ khí nhiều hơn so với Trung Cộng.

Năm 1968, Liên Xô viện trợ quân sự cho Việt Nam đã đạt mức 357 triệu rúp, Liên Xô bổ sung thêm cho chiến tranh Việt Nam tổng cộng 524 triệu rúp, khoản 2/3 sức mạnh quân sự. Ngoài ra, Liên Xô còn viện trợ cho Việt Cộng trên 50% vũ khí chiến lược, về số lượng vượt qua Trung Cộng. Cuộc đàm phán Việt Nam-Hoa Kỳ bắt đầu vào đầu năm 1969, cho thấy chiến tranh Việt Nam chuyển động vào cuộc ngoại giao. Liên Xô viện trợ quân sự cho Cộng sản Việt Nam, mặc dù tổng số lượng đã giảm, nhưng vẫn trên 200 triệu USD. Từ năm 1965 đến năm 1973, Liên Xô cung cấp tổng cộng 10 tỷ rúp viện trợ kinh tế cho Cộng sản Việt Nam và hơn 20 tỷ đô la viện trợ quân sự.

Brezhnev bổ sung viện trợ quân sự và kinh tế cho CSVN để tăng cường vị trí đòn bẩy lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, hiệu quả của nó đáng kể về quân số. Ngày 22 tháng 3 năm 1965, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng có cuộc họp với phái đoàn quân sự của Liên Xô, sau đó đi thăm các sư đoàn của quân đội Bắc Việt, về cơ bản Liên Xô đã trang bị vũ khí và thiết bị chiến đấu có chất lượng. Những trang thiết bị quân sự của Liên Xô quá mới và quá nhiều, trở ngại lớn cho phía Việt Cộng thiếu chuyên viên đào tạo hay hưởng dẫn sử dụng, cần thiết xây dựng một quân đội chính quy hiện đại, nhưng lại cung cấp các điều kiện dễ dãi và thừa thãi.

Trung Cộng vừa trực tiếp viện trợ và vừa từ chối khéo.

Việt Cộng đứng trước thế mạnh, Trung Cộng viện trợ ít hơn so với Liên Xô, nhưng ý tưởng cách mạng thế giới và tinh thần chủ nghĩa xã hội quốc tế của Hồ Chí Minh do Mao Trạch Đông sinh ra, cùng thời với các nhà lãnh đạo khác của Trung Cộng, thúc đẩy họ tiếp tục chú ý tới chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, cho nên Mao vận dụng mọi nỗ lực để viện trợ cho CSVN. Thật vậy, đối với CSVN, viện trợ của Trung Cộng là trực tiếp nhất và kịp thời nhất. Đến tháng 3 năm 1966, quân đội Trung Cộng hỗ trợ CSVN, bao gồm 2 Sư đoàn Pháo chống máy bay, tổng cộng là 13 triệu USD.

Tháng 8 năm 1966, phái đoàn chính phủ Việt Cộng xin gặp Mao Trạch Đông, ông ta tuyên bố: "Quân đội Giải phóng Nhân dân miền Nam Việt Nam thiếu áo mưa, không đủ lương thực, thuốc men, do thông tin tình báo báo cáo cho tôi biết". Ông xin chia sẻ trách nhiệm cá nhân đối với Quân đội giải phóng Nhân dân miền Nam Việt Nam, cung cấp viện trợ, tăng khẩu phần lương thực nén, thịt heo đóng hộp, cá muối, bột trứng, áo mưa, lưới chống muỗi và các thiết bị y tế. Sau đó Chu Ân Lai đề xuất: "Viện trợ cho Việt Nam là yêu cầu nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi, được xem thực hiện khẩn cấp, tích cực nghiêm trọng điều trị thương bệnh binh".

Đầu tháng tư năm 1965, Lê Duẩn gửi một phái đoàn chính phủ đến Trung Cộng đưa ra yêu cầu viện trợ cụ thể cho quân đội Việt Nam, và Việt Cộng-Trung Cộng ký kết, gửi quân đội hỗ trợ được Việt Cộng thỏa thuận, đầu tháng 6 Trung Cộng gửi thêm quân đội vào chiến trường miền Nam Việt Nam đến tháng 3 năm 1968 kết thúc, quân đội Trung Cộng đã thực sự trà trộn vào lực lượng phòng không của Việt Cộng, Bộ Đường sắt gửi lực lượng bảo vệ thi công, xây dựng đường bộ, tổng cộng 23 quân đoàn trên 32 triệu người, đóng quân biệt lập theo biên giới Việt, Campuchia và Lào, trong khi ấy miền Bắc dân số 25 triệu.

Năm 1964-1969, Trung Cộng kết toán viện trợ tiền mặt với trang thiết quân sự cho miền Bắc lẫn Mặt trận miền Nam Việt Nam hơn 180 triệu USD. 1965-1976 Trung Cộng cung cấp cho Việt Cộng, súng, đạn, pháo binh, tàu, xe tăng hạng trung và xe tăng lội nước, xe bọc thép, xe Công binh, máy bay, vật liệu nổ, động cơ có dây, radio, đồng phục, thuốc, trang thiết bị y tế, các mặt hàng quân sự khác và rất nhiều nhiên liệu khoảng 4,26 tỷ nhân dân tệ, có thể trang bị cho hơn 200 triệu người. Việt Cộng nhận được viện trợ các nước xã hội chủ nghĩa, Liên Xô bảo mật độc lập cho phía Việt Cộng. Liên hệ giữa Trung Cộng-Việt Cộng là một truyền thống chính trị có xu hướng chống lạnh, sau khi Trung-Xô phân chia mối quan hệ giữa hai bên, trở nên suy giảm trầm trọng đối với cấp nhà nước, ảnh hưởng qua tình trạng chiến tranh lạnh, trong lúc đó Trung Cộng-Việt Cộng có thái độ cùng chính sách không thay đổi và kinh tế đã diễn ra.

Sau năm 1969, Trung Cộng nhấn mạnh không phụ thuộc quá nhiều vào viện trợ quân sự cho Việt Nam, nên theo dõi chặt chẽ chính sách độc lập. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo CSVN nói rằng: "Có vẻ như bạn đang giàu có về nguồn lực con người, nguồn cung cấp vũ khí không phải là khó khăn, nhưng đồng thời Trung Cộng có một số vấn đề. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ xem xét làm thế nào để tốt hơn và sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực con người của riêng bạn".

1970-1972, giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, trong thời gian này mặc dù Liên Xô và Hoa Kỳ đã đảm bảo tiến độ "mịn" của những cuộc đàm phán hòa bình và viện trợ quân sự để giảm số lượng chiến tranh tại phía Nam Việt Nam, nhưng vẫn tái ký kết Hiệp định viện trợ mỗi lần 5 năm. 1969-1971, Moscow đã ký kết với Bắc Việt Nam 7 hiệp ước viện trợ và những thỏa thuận hợp tác kinh tế, hai trong số đó Việt Nam có khả năng tăng cường lực lượng quốc phòng và những thỏa thuận bổ sung đã ký vào năm 1971. Đến năm 1972, Liên Xô cung cấp tên lửa ED và viện trợ vũ khí quân sự mới cho Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Liên Xô không chỉ viện trợ vũ khí mà còn cả máy bay, tên lửa, xe tăng, vũ khí pháo binh và bộ binh, đạn dược, trang thiết bị hiện đại nhất, cung cấp xe vận chuyển, Công binh và những sản phẩm dầu mỏ, kim loại đen, kim loại màu, hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu bọ, hàng hóa, mà còn đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và hơn 10.000 sinh viên, đào tạo một số lượng lớn chuyên gia quân sự và các chuyên gia khác cho Việt Nam, giúp Việt Nam làm chủ các kỹ thuật chiến đấu hiện đại, phục hồi bị hư hại và nhà máy điện. Đáo hạn vào tháng 8 năm 1970, Liên Xô cung cấp các thiết bị cho hơn 90 doanh nghiệp, công nghiệp và các dự án khác cho Việt Nam, và giúp xây dựng một nửa cơ sở đào tạo chuyên viên quân sự. Liên Xô và Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức cuộc họp cấp cao, các nghiên cứu về sự hỗ trợ nhiều hơn nữa, đồng ý về tốc độ chính trị thông thường.

Trung Cộng tăng cường các nỗ lực viện trợ vật chất cho Việt Cộng.

Tháng 9 năm 1969, sau cái chết của Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam thân Trung Cộng thực sự rơi vào kiểm soát bởi lực lượng ủng hộ Liên Xô. Với tình trạng của quan hệ Trung-Xô trong giai đoạn này có những tế nhị không thể lường trước, các khu vực Indo-Trung Quốc về an ninh quốc gia của Trung Quốc rất quan trọng. Do đó, sự phát triển quan hệ Trung-Việt rất nhạy cảm hơn đối với Liên Xô, Trung Cộng hy vọng sẽ kéo dài thời gian bằng cách tăng cường chiến tranh Việt Nam, để ngăn chặn ảnh hưởng Việt Cộng kết hợp vào các lĩnh vực của Liên Xô. So với năm 1960, về sức mạnh của viện trợ vật chất tăng cường quá nhiều.

Tháng 9 năm 1970, các nhà lãnh đạo Việt Cộng gặp Chu Ân Lai, ông ta tuyên bố: "Về cơ bản phía Trung Quốc đáp ứng yêu cầu của bạn, sẽ viện trợ giúp bạn có sức mạnh lớn hơn". Mao Trạch Đông tìm ảnh hưởng mới, hướng dẫn các tỉnh Việt Nam đã nhận nguồn viện trợ của Trung Cộng, tặng riêng 2 triệu nhân dân tệ, có nơi tặng 5 triệu USD. Năm 1967, Bộ Ngoại thương Trung Cộng nhận thấy điều này, thúc giục Tổng công ty Xuất nhập khẩu, lao vào khai thác thị trường chiến tranh Việt Nam, với khẩu hiệu "chưa hết nợ chưa thanh toán hàng hóa", chủ ý quét một lần sạch tài chánh của nhà nước Việt Cộng.

1971-1973, Trung Cộng đã trở thành nước viện trợ lớn nhất cho Việt Nam, trong ba năm, tổng số tiền viện trợ Hiệp tương được ký kết gần 9 tỷ nhân dân tệ, đó là lần viện trợ nhiều nhất trong tổng số của 2 năm cuối cùng đã trải qua 20 năm.

Từ năm 1965 đến năm 1976, Trung Cộng sản xuất với quy mô lớn về vũ khí và trang thiết bị, sau khi phát triển thành công một số trang thiết bị mới, quân đội Trung Quốc vẫn chưa được trang bị để viện trợ ưu tiên cho Việt Nam. Khi được hỏi Việt Nam vượt quá viện trợ, ngay cả việc sử dụng thiết bị hàng tồn kho, và thậm chí triển khai nhiệm vụ viện trợ tối đa cho Việt Nam, khả năng sản xuất Nhân dân Trung Quốc có hạn phải cố gắng để đáp ứng nhu cầu. Trung Cộng viện trợ quân sự được xem như cho không, sau năm 1975 giảm dần viện trợ đến 1976 ngừng viện trợ. Trung Cộng viện trợ vật chất cho Việt Nam với giá trị 200 tỷ USD.

Trung Cộng hỗ trợ nhiều mặt cho miền Bắc Việt Nam.

Cuối tháng 3 năm 1963, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đến thăm Việt Nam, thảo luận với Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam. Lưu Thiếu Kỳ tuyên bố: "Nếu chiến tranh nổ ra, Trung Cộng sẽ là hậu phương lớn của Việt Nam". Đầu năm 1964, Trung Cộng bắt đầu lên kế hoạch để mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, sau "sự kiện Vịnh Bắc Bộ", hai miền Nam-Bắc Việt Nam leo thang chiến tranh.

Mao Trạch Đông đặt vấn đề với các nhà lãnh đạo của Việt Nam, ông có thể gửi quân đội đến Việt Nam bất cứ lúc nào, nếu cần thiết Mao thực hiện theo tình hình Triều Tiên, suốt 50 năm chiến tranh.

Thủ tướng Chu Ân Lai hội đàm với các nhà lãnh đạo của Miến Điện (Myanmar), ông tuyên bố rằng: "Nếu Hoa Kỳ chống lại một cuộc chiến tranh Việt Nam chúng tôi sẽ thực hiện theo phong cách Hàn Quốc, chúng tôi cần phải chuẩn bị sẵn sàng. Điều tốt nhất Trung Quốc luôn luôn đứng đầu viện trợ cho Bắc Việt Nam".

Tất cả, những nhà lãnh đạo Trung Cộng có một công thức chung, dựa trên thực tế của Việt Cộng muốn mở rộng vũ trang cho Giải phóng miền Nam Việt Nam và kêu gọi tấn công VNCH. Trong trường hợp này Trung Cộng có những lo ngại mới, muốn ngăn chặn trước mối đe dọa nghiêm trọng nếu Việt Nam sớm hòa bình, bởi Trung Cộng và miền Bắc Việt Nam như "môi hở răng lạnh", láng giềng gần gũi phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, điểm khởi đầu của viện trợ của Trung Cộng dựa trên các chính sách xâm lược của miền Nam Việt Nam.

Theo "World Expo", loan tải tiêu đề: "Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh trò chuyện chiến tranh thân mật".

Trích đoạn văn bản mật:

Đại diện Hội Chữ thập đỏ miền Bắc Việt Nam Nguyễn Minh Phương tuyên bố rằng "hầu hết những căn cứ của Việt Minh ở vùng núi Việt Bắc, cán bộ thiếu dinh dưỡng, xuất hiện những bệnh khác nhau, sốt rét, bệnh lao, tiêu hóa cũng như viêm khớp. Việt Minh khó khắn lắm mới thiết lập được một kế hoạch y tế hai năm (1964-1965), trong khi đó kiểm kê có một số loại thuốc và thiết bị không phù hợp với bệnh. Trung Cộng đề nghị những cán bộ Việt Minh có thể chất yếu kém, nhất là ưu tiên điều dưỡng trước một số cán bộ cấp cao, gửi đến Trung Cộng điều trị, luân chuyển thường xuyên, 30-50 người/năm, chủ yếu điều trị thần kinh, bệnh phổi và các bệnh đường ruột.

Việt Nam gửi cán bộ đến Trung Cộng để điều trị, những lá thư giới thiệu hiện lưu trữ tại đại sứ quán. Trung Cộng đào tạo chuyên ngành y tế và điều dưỡng, tiếp nhận mỗi năm từ 10-15 sinh viên. Bộ Y tế Trung Quốc thực hiện những hướng dẫn liên quan y tế. Đặc biệt bệnh phổi được sắp xếp điều trị tại Vân Nam. Bộ y tế Trung Quốc, gửi tặng miễn phí trang thiết bị y tế và thành lập những nhóm điều trị khẩn cấp.
 

No comments:

Post a Comment