Trong bài viết đăng trên tạp chí War Is Boring hôm 21/5, tác giả Kyle
Mizokami tự tin Mỹ có đủ hỏa lực để loại bỏ hệ thống tiền đồn của Tàu
Cộng trên Biển Đông chỉ trong vài giờ.
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan lớp Ohio, Hải quân Mỹ tại cảng Busan, Hàn Quốc (ảnh tư liệu)
Theo
ông Mizokami, năm vừa qua Tàu cộng đã có những thái độ "rất bất thường"
trên Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh đã và đang xây dựng trái phép đảo nhân
tạo trên các bãi đá ngầm với mục đích đặt căn cứ quân sự, trong đó có
sân bay.
Nhà
phân tích này ví hệ thống tiền đồn trên các đảo nhân tạo do Tàu cộng
xây dựng như một "sợi xích" kết nối với Bắc Kinh, với đầy đủ trang thiết
bị từ radar dò tìm hay máy bay chiến đấu đến vệ tinh theo dõi và tàu
ngầm bảo vệ.
Trong
trường hợp chiến sự nổ ra, "sợi xích" này sẽ đóng vai trò xác định vị
trí các tàu nước ngoài, đặc biệt là những chiến hạm lớn như hàng không
mẫu hạm, và nếu cần thiết có thể đánh chìm. Tuy nhiên, theo ông
Mizokami, hệ thống tiền đồn này của Bắc Kinh "mỏng manh dễ vỡ" hơn nhiều
so với một hàng không mẫu hạm di động.
Kyle Mizokami Chuyên gia an ninh quốc phòng châu á.
Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của Trung Quốc sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.
Ông
Mizokami lấy ví dụ về căn cứ do Tàu cộng chiếm đóng và xây dựng trái
phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền Việt Nam). Do
vị trí chiến lược giữa Biển Đông, đây cũng chính là căn cứ quân sự tối
tân nhất của Bắc Kinh.
Năm
2011, Tàu cộng xác định Đá Chữ Thập là "trung tâm chỉ huy chính". Kể từ
đó, tiền đồn này được đầu tư phát triển thành một căn cứ quân sự đích
thực. Đến nay, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập đã có thể lắp đặt đường
băng dài 3km, đủ để "chứa chấp" gần như bất kỳ loại máy bay nào của quân
đội Trung Quốc.
Theo ông Mizokami, Tàu cộng có hai lý do để mở rộng căn cứ quân sự như vậy.
Thứ
nhất, Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông,
nhưng Quân đội Giải phóng Nhân dân Tàu Cộng (PLA) rõ ràng không thể có
đủ nguồn lực cũng như vị trí địa lý thuận lợi để tuần tra trên toàn bộ
không gian đó.
Thứ
hai, Tàu cộng lại muốn tăng diện tích đảo nhân tạo để chứa được máy bay
không người lái, phương tiện có thể giúp Bắc Kinh tuần tra mà không
phải huy động nhiều sức người.
"Không ăn thua"
Theo
ông Mizokami, tuy hệ thống tiền đồn này rất hữu dụng với Tàu cộng trong
việc tuần tra thời bình, nhưng trong trường hợp xảy ra giao tranh với
quân đội Mỹ, "sợi xích" của Bắc Kinh sẽ không phát huy mấy tác dụng.
Cựu Giám đốc CIA Mỹ Michael Morell |
Vấn
đề lớn nhất của các đảo đá nhân tạo đó là chúng không thể di chuyển như
các hàng không mẫu hạm. Tọa độ cố định của các "mắt xích" này khiến
việc công kích trở nên rất dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại vũ khí cự
ly dài phát triển.
Một
ví dụ, theo ông Mizokami, là việc tàu USS Michigan thuộc hạm đội Thái
Bình Dương của Mỹ hoàn toàn có khả năng phá hủy căn cứ quân sự của Tàu
công trên Đá Chữ Thập chỉ trong vài phút.
"Một
đợt tấn công với 10 hỏa tiển hành trình Tomahawk-D là đủ để tiêu diệt
hết máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho xăng dầu, và kho vũ khí trên Đá
Chữ Thập. Trong khi đó tàu USS Michigan đang mang theo tới 154 hỏa tiễn
hành trình Tomahawk" – ông Mizokami cho biết thêm.
Hỏa tiễn hành trình Tomahawk
Chuyên
gia này cũng nói thêm, Tàu cộng có thể sử dụng hệ thống đối không
HongQing-9 trên các đảo nhân tạo. Nhưng ông cho rằng một lực lượng đổ bộ
của Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận và vô hiệu hóa hệ
thống hỏa tiển này.
"Tóm
lại, những căn cứ quân sự này tuy rất quan trọng với Tàu cộng, nhưng
cũng có thể bị công kích tương đối dễ dàng. Trong thời chiến, "tuổi thọ"
của chúng có lẽ chỉ được tính bằng ngày, nếu không muốn nói là giờ"
-ông nhận định.
Tuy
nhiên, ở thời điểm tương đối "trời yên biển lặng" như hiện tại, ông
Mizokami cho rằng "sợi xích" của Tàu cộng vẫn tương đối hữu dụng trong
việc tuần tra trên Biển Đông.
"Những
tiền đồn cỡ nhỏ kiểu này sẽ tiếp tục là một phần không thể thiếu trong
chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng với công nghệ quân sự
phát triển như bây giờ, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không cho xây dựng
thêm nhiều ’mắt xích’ trong tương lai".
Ai sẽ thắng nếu xảy ra chiến tranh Tàu-Mỹ?
Những
minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Tàu cộng
phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ,
mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên tầm
với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm
một chiều.
Nói
trắng ra: một cuộc chiến Mỹ – Tàu cộng sẽ là địa ngục trần gian. Nhiều
khả năng Thế chiến thứ ba sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Nhiều
người đã tiên đoán như thế. Sẽ có hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ người,
chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt
với tình trạng nền kinh tế toàn cầu bị sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà
thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thể giới xảy ra
xung đột vũ trang.
Nhưng
may mắn là, cũng có thể tương lai đen tối ấy sẽ không bao giờ xảy ra.
Nói vậy không có nghĩa là thế giới có thể hoàn toàn an tâm. Bởi vì những
nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn bên trong mối quan hệ căng
thẳng giữa Tàu cộng và Hoa Kỳ. Bỏ qua những vấn đề gây nhức nhối hiện
tại như ISIS, Ukraine, Syria hay bất cứ điều gì đang trở thành tâm điểm
hiện nay. Mối quan hệ giữa Mỹ và Tàu cộng mới là mối quan tâm lớn nhất
của thời đại này. Vậy bằng cách nào mà Tàu cộng có thể trở thành mối đe
doạ đối với Mỹ và các lực lượng đồng minh?
Nhờ
vào quãng thời gian đầu tư qui mô lớn kéo dài suốt hơn 20 năm qua, quân
đội Tàu cộng đã không còn là một quân đội hạng ba yếu ớt mà đã trở
thành bộ máy quân sự mạnh thứ hai trên hành tinh này. Và với trọng tâm
là các hệ thống vũ khí quân sự hiện đại, Tàu cộng dường như đang phát
triển những công cụ chiến tranh cần thiết để chuẩn bị cho cuộc chiến
(nếu có) với Mỹ. Có thể nói phương châm hiện nay của Bắc Kinh: chuẩn bị
kỹ lưỡng mọi thứ.
Bài
viết này sẽ xem xét những thách thức mà Tàu cộng sẽ đối mặt khi chống
lại Hoa Kỳ nếu xung đột thực sự xảy ra. Trong khi Bắc Kinh chắc chắn đã
có những thứ cần thiết để "nói chuyện" với Washington khi chiến tranh nổ
ra, những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt cũng không phải là ít.
Quân đội nhân dân Trung Hoa sẽ phải đối mặt trực diện với lực lượng quân
sự mạnh hàng đầu của hành tinh này – hay một số người còn gọi là đầu
máy chiến đấu nguy hiểm nhất mọi thời đại. Vậy những nhân tố nào sẽ giúp
cho Hoa Kỳ đánh bại Tàu cộng?
Những căn cứ nổi của Hoa Kỳ
Bắc
Kinh vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những loại vũ khí kỹ thuật cao mới.
Tàu cộng cũng sở hữu những hỏa tiễn diệt hàng không mẫu hạm – điều luôn
khiến nhiều người băn khoăn. Tàu cộng cũng đang cho xây dựng hàng không
mẫu hạm, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhiều loại hỏa tiễn hành
trình, hạt nhân và tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, hay máy bay không
người lái… Có thể nói Tàu cộng cũng đang sở hữu rất nhiều vũ khí hiện
đại, ít nhất là trên lý thuyết.
Nhưng
khi chiến tranh thực sự nổ ra, liệu Bắc Kinh có thể sử dụng hiệu quả
tất cả những vũ khí tối tân ấy? Làm thế nào để Bắc Kinh có thể đưa vào
hoạt động một lúc tất cả các trang thiết bị trong tình huống thật? Chắc
chắn Bắc Kinh đang phát triển quân đội theo tầm cỡ thế giới, nhưng những
người lính của nó liệu có thể điều hành tất cả các thiết bị thành thạo?
Bắc Kinh có thể huấn luyện binh lính của họ một cách hiệu quả hay
không? Câu trả lời là: bạn có thể nắm trong tay một lực lượng quân đội
hùng mạnh nhất thế giới, nhưng nếu bạn không biết cách điều khiển nó thì
tất cả chỉ là một mớ hỗn độn, tạp quân mà thôi.
Theo Ian Easton, một chuyên gia của dự án Project 2049, một nhánh của The Diplomat, nhận định:
"Vai
trò của phần mềm ‘software’ (huấn luyện quân sự và sự sẵn sàng của quân
đội) là rất quan trọng. Trong một cuộc tập trận mùa hè vào năm 2012,
một đơn vị chiến lược của quân đội Tàu cộng đã bị căng thẳng cao độ vì
gặp phải khó khăn khi đối phó với các đầu đạn trong một hầm ngầm phức
tạp. Họ đã phải dùng thời gian trong cuộc tập trận 15 ngày chiến tranh
mô phỏng để chiếu phim và tổ chức hát karaoke cho các binh sĩ. Trên thực
tế, đến ngày thứ chín của cuộc tập trận, một đoàn nghệ thuật dân tộc đã
được đưa vào trong một cơ sở kín khác để giúp những người lính đang nhớ
nhà giải toả tâm trạng."
Easton tiếp tục:
"Trong
khi những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một nỗ lực tuyên
truyền to lớn của Tàu cộng, nhằm mục đích thuyết phục thế giới rằng Tàu
cộng đang nắm giữ một lực lượng quân sự hùng mạnh mà thế giới cần phải
kính phục, thế giới đôi khi quên mất rằng Trung Quốc thậm chí còn không
có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội nhân dân Trung Hoa – không giống
như quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, hay các đối thủ nặng
ký khác trong khu vực – thực chất không phải là một lực lượng chiến đấu
chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó chỉ là một tay sai, một cánh vũ trang của
Đảng Cộng sản Tàu cộng CCP. Thật vậy, tất cả các sĩ quan của quân đội
Trung Hoa đều là thành viên của CCP và tất cả các đơn vị từ nhỏ đến lớn
đều có một quan chức chính trị được bổ nhiệm vào để kiểm soát, giữ cho
quân đội luôn ‘đi theo đường lối của đảng’. Vì vậy, tất cả các quyết
định quan trọng trong quân đội đều được đưa ra bởi đảng Cộng sản – vốn
thống trị bởi các cán bộ chính trị, chứ không phải là các chuyên gia
quân sự."
Vậy,
trong những tình huống khẩn cấp, cần phải có những phản ứng nhanh chóng
để đưa ra các quyết định kịp thời khi mà những quả bom bắt đầu rơi ở
Tàu cộng, Bắc Kinh có thể phản ứng kịp hay không? Nếu cho rằng trường
hợp cuộc tập trận năm 2012 được nêu trên chỉ là một trường hợp cá biệt,
thì nhân tố quân đội Tàu cộng chỉ là tay sai của đảng Cộng sản cầm quyền
thực sự đóng một vai trò then chốt.
Không
có cách nào tốt hơn để một quân đội hiện đại đạt đến mức độ nguy hiểm
trong chiến đấu bằng cách ‘cùng nhau chiến đấu’. Chia sẻ thông tin tình
báo và phối hợp các lực lượng của mình (không quân, hải quân…) là cách
tốt nhất để chiến đấu chống lại những mục tiêu quân sự khó nhằn. Đó là
điều mà quân đội Hoa Kỳ và nhiều cường quốc khác đang tiêu tốn rất nhiều
thời gian, năng lượng và tài nguyên vào để phát triển.
Tàu
cộng cũng đang hướng tới một mục tiêu như vậy. Nhưng cũng có nhiều ý
kiến nghi ngờ về khả năng tham chiến của quân đội Tàu cộng. Trong một
báo cáo mới đây của RAND Corporation – một viện nghiên cứu chính sách
bất vụ lợi – có tựa đề "Hiện đại hoá quân sự của quân đội Tàu cộng không
đầy đủ", các tác giả đã chỉ ra một số điểm nghi ngờ quan trọng khi nói
đến khả năng phối hợp tham chiến của quân đội Tàu cộng:
"Nhiều
nhà chiến lược Tàu cộng đã xác định rằng việc quân đội nước này không
có khả năng tiến hành các hoạt động tích hợp ở mức độ mong muốn chính là
khó khăn lớn nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi nó muốn triển khai
sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới. Chính các chuyên gia quân sự của
Tàu cộng cũng phải thừa nhận rằng giữa quân đội Tàu cộng và các nước
khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, vẫn còn có một khoảng cách khá xa."
Khi
nói đến công nghệ quân sự, đi đầu và sáng tạo luôn là chìa khoá quan
trọng. Hoa Kỳ có vẻ như luôn nắm giữ vị trí đi đầu trong việc sáng tạo
các kỹ nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi được đặt ra trong dài hạn đối với
Tàu cộng: liệu quân đội nước này có thể bắt kịp xu hướng trong trò chơi
công nghệ này hay không? Đây có lẽ là một khó khăn to lớn khác đối với
Tàu cộng trong thời gian dài 10 – 20 năm trong tương lai. Chúng ta đều
biết Tàu cộng có một hồ sơ quy mô về khả năng theo dõi, sao chép, ăn cắp
hay nói một cách lịch sự là ‘mượn’ các thiết kế của nhiều hệ thống
chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, những bản sao sẽ không bao
giờ hoàn hảo được như bản chính. Thậm chí, sử dụng một bản thiết kế sao
chép đôi khi còn khó nhằn hơn là tự mình thiết kế. Chỉ cần một sơ sẩy
trong quá trình sao chép cũng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc bị bại trận
trên chiến trường. Trong những thập niên tiếp theo, Bắc Kinh sẽ cần phải
trau dồi và phát triển nhiều hơn nữa các nhân tài để có thể đọc được
các bản thiết kế tinh vi của các hệ thống quân sự phức tạp mà Tàu cộng
sao chép được từ các lực lượng quân sự khác. Tàu cộng cũng sẽ cần phải
liên tục cập nhật những kỹ thuật mới để duy trì và cải thiện các trang
thiết bị đẳng cấp thế giới mà nó đã mượn hay ăn cắp thiết kế. Thời gian
sẽ cho cả thế giới thấy được liệu Tàu cộng có phải là một mối họa hay
không.
Các
tốt nhất để làm tốt đẹp bất cứ một việc gì chính là phải thực hành nó
thường xuyên, nguyên tắc này cũng áp dụng cho quân sự. Hiển nhiên là
quân đội Tàu cộng có thể tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào mà nó muốn,
nhưng giành được chiến thắng hay không lại là một chuyện khác. Chỉ trừ
khi một lực lượng đã có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, ngoài ra lực
lượng đó sẽ chỉ mãi trong giai đoạn học tập. Trên thực tế, Bắc Kinh đã
không tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến quy mô lớn nào từ sau cuộc
chiến kéo dài gần một tháng với Việt Nam vào năm 1979.
Những
kinh nghiệm từ một cuộc xung đột hơn ba mươi lăm năm trước không thể áp
dụng thành công vào một cuộc chiến đầy vũ khí tối tân với Hoa Kỳ. Thiếu
hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ là một rào cản lớn đối với Tàu
cộng. Đối với Bắc Kinh, Washington đã trở thành một lão làng trong chiến
tranh khi liên tục tham chiến ở nhiều chiến trường trên thế giới. Những
cuộc chiến mới mà quân đội Mỹ tham gia trong vài thập niên gần đây đã
mang lại những cơ hội cho quân đội nước này thử nghiệm các thiết bị quân
sự mới, những chiến thuật mới. Sửa chữa những gì chưa phù hợp và điều
chỉnh chiến thuật cho tương lai. Những minh chứng trên đây không chỉ để
chỉ ra những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt trong ngắn hạn hay dài
hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra
một quân đội ngang ngửa hoặc trên cơ so với Hoa Kỳ không phải là điều dễ
dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Không chắc chắn rằng Tàu
cộng không thể làm điều đó, vì thực tế Bắc Kinh có thể gây nên những
thiệt hại đáng kinh ngạc đối với lực lượng Mỹ và đồng minh trong một
cuộc chiến. Thậm chí Bắc Kinh còn có thể giành được chiến thắng nếu nó
gặp được điều kiện thuận lợi.
Nhưng
trước mắt, trong trò chơi chạy đua vũ trang thì rõ ràng Hoa Kỳ vẫn đang
dẫn đầu. Bắc Kinh có thể nhận sự thạm bại nặng nề ngay trong cuộc so
găng quân sự với Hoa Kỳ!
Nếu Mỹ không cứng rắn, TC sẽ làm tình hình Biển Đông tồi tệ
Tình hình Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột giữa Tàu cộng và một bên khác là một nguy cơ hiển hiện.
Chuyên
gia Gregory Poling từ Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại
Washington đã trao đổi với Dân trí điều này trước việc Mỹ cho biết đang
xem xét việc đưa tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Tàu cộng
đang bồi đắp ở Biển Đông. Theo đó Gregory Poling cho rằng, Tàu cộng đã
tuyên bố nước này không định lập ADIZ ở Biển Đông, nhưng trên thực tế
Bắc Kinh có thể làm thế bất kỳ lúc nào. "Rõ ràng là, việc tăng cường
tuần tra và các khả năng ngăn chặn – có thể được hỗ trợ bởi một đường
băng ở bãi Chữ Thập và có thể cả tại bãi Xu Bi – cũng như việc tăng
cường radar và các khả năng nhận thức chủ quyền hàng hải khác có thể
giúp Trung Quốc áp đặt ADIZ ở Biển Đông", Gregory Poling nói.
Chuyên
gia này cho rằng Bắc Kinh từng cố gắng đưa các vật liệu xây dựng tới
cụm Hồ Tràm (thuộc quần đảo Trường Sa) vào năm 2012. Hành động đó có thể
đánh dấu sự leo thang căng thẳng và có nguy cơ làm tổn hại nghiêm trọng
vẻ bề ngoài mà Tàu cộng cố gắng thể hiện là nước này đang đàm phán một
cách có trách nhiệm về việc thực thi DOC và thiết lập Bộ quy tắc ứng xử
trên Biển Đông (COC).
Thực
thể cần được theo dõi chặt chẽ là bãi Én Đất. Hiện chưa nước nào thực
sự kiểm soát bãi đá này. Theo đó Gregory Poling cho biết Mỹ đang cân
nhắc điều tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Trung Quốc đang
bồi đắp ở Biển Đông. Một hoạt động như vậy không phải là sự phô trương
lực lượng quân sự và cũng không vi phạm luật pháp hay các quy định quốc
tế. Mỹ thực hiện hàng chục hoạt động tự do hàng hải như vậy khắp thế
giới mỗi năm, trong đó có các vùng biển mà Tàu cộng, Indonesia,
Malaysia, Philippines và Việt cộng tuyên bố chủ quyền. Rõ ràng là nếu
Tàu cộng xem một hoạt động hợp pháp như vậy là gây hấn thì khi đó xung
đột có thể xảy ra.
Tình
hình tại Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột
giữa Tàu cộng và một bên khác là điều có thể xảy ra. Nếu Mỹ không bắt
đầu tìm kiếm mạnh mẽ hơn các biện pháp nhằm hối thúc Bắc Kinh làm rõ các
tuyên bố hàng hải và hành xử với tư cách là một bên có trách nhiệm đối
với các tranh chấp, khi đó tình hình sẽ tiếp tục tồi tệ thêm", chuyên
gia Gregory Poling cảnh giác.
Úc không ngồi im
Không
riêng gì Mỹ, mới đây The Epoch Times đưa tin, Úc có thể điều máy bay
quân sự và tàu chiến đến Biển Đông cùng Mỹ thách thức tuyên bố chủ quyền
phi pháp của Tàu cộng.
Việc
đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Biển Đông đang được Peter Jennings, Chủ
tịch Ban Cố vấn chính phủ của Thủ tướng Úc khuyến cáo. Khuyến nghị từ
Jennings phản ánh một chiến lược chiến tranh với Tàu cộng đã từng được
đặt ra trong một chương bí mật trong bạch thư quốc phòng Úc năm 2009.
Chi tiết này được tiết lộ năm 2012 trong cuốn sách của nhà báo Úc David
Uren.
Ngay
từ trong kế hoạch 2009 Jennings đã đưa ra là Úc điều động máy bay quân
sự và tàu chiến đến Biển Đông nhằm ngăn Tàu cộng kiểm soát tuyến hàng
hải quan trọng này.
Theo
Jennings, Mỹ sẽ phải đâm thủng những tuyên bố áp đặt vùng nhận diện
phòng không của Tàu cộng bằng việc điều tàu chiến, máy bay đi qua nó và
Úc cần phải làm theo. Mới đây hãng Reuters cũng cho biết, Nhật Bản có
thể tham gia cùng Mỹ tuần tra tại Biển Đông nhằm đáp ứng lại thách thức
trong khu vực khi Tàu cộng quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nguồn: Vượt Tường Lửa
__._,_.___
No comments:
Post a Comment