Kính thưa ban tổ chức!
Kính thưa bà con, cô, bác, anh, chị, em có mặt trong hội trường hôm nay!
Thưa toàn thể các bạn đồng nghiệp yêu quý của tôi!
Trong 30 thứ tang mà đảng cộng sản giành cho dân tộc Việt Nam vào
ngày 30 tháng 4 năm 1975( từ vượt biển, ép dân đi kinh tế mới, đổi tiền,
đánh tư sản mại bản, xua người dân vào cái đũng chật hẹp của nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa “bao nhiều, cấp ít” v.v )…thì văn học cũng bị bức tử
không thương tiếc, trở thành niềm thương, nỗi nhớ, sự đau đớn, xót xa
cho những người hiểu biết, có lương tri thời đại, đặc biệt là có lương
tâm văn học.
Nếu coi xã hội Việt Nam là một cái vi tính khổng lồ, gồm hai phần
chính là “ổ cứng” và “ổ mềm”, thì phần “ổ cứng” bao gồm sông hồ, rừng
núi, biển đảo, tài sản, tài nguyên thiên nhiên v.v còn “ổ mềm” chính là
nền văn hóa của xã hội Việt Nam hiện tại.
Trong chiến tranh, bàn tay các đồng chí nhuốm máu đồng bào mình theo khẩu hiệu nằm lòng, sặc tanh mùi máu: “Cơm xào thịt giặc mới ngon. Canh chan máu thù thì lòng mới cam” nên
trong thời bình, bàn tay các đồng chí tiếp tục tàn sát đồng bào mình
qua các công cuộc , cướp bóc, bắt bớ, bán chác v.v Bán từ kho vũ khí
Long Bình đến thềm lục địa. cùng bao nhiêu tài sản thiên nhiên của đất
nước. Từ đất hiếm( chứa nhiều kim loại quý) cho Nhật Bản, dầu thô cho
Nga, rừng đầu nguồn, Bô xit Tây nguyên, vỉa than lớn nhỏ cho Tàu, bãi
biển cho Hồng Kông, nhà máy, cơ xưởng cho Đài Loan, Hàn Quốc v.v Chưa
kể bao nhiêu người nằm vật vờ trên sóng nước, trên con đường vượt biển.
Bao nhiêu sĩ quan Cộng Hòa chỉ còn là những nắm xương di động trên mặt
đất hoặc xương khô trong mả. Nhiều gia đình bằn bặt tin cha, anh,
chồng, khi tìm vào trại thăm nuôi, chỉ còn một cách duy nhất là thuê
người đào trộm mộ đem nắm xương khô cô quạnh về lại quê nhà. Nghĩa là từ
“cải tạo” thành cải táng, cải mả (Người chịu đựng được 3 tháng, người 1
năm, người 20 năm )… Hàng triệu người đã chết trong các trại tập trung
trá hình vì không chịu nổi sự bạo hành tàn tệ của bè lũ cán bộ, sự
khắc nghiệt của thời tiết nơi rừng sâu nước độc. Chính vì thế, dưới sự
cai trị nham hiểm bậc thầy của đảng cộng sản, tất cả những gì thuộc về
“ổ cứng” đều bị trầy vi xước vẩy, móp méo, biến dạng, thể hiện rõ nét
qua những điều chúng ta đã và đang nhìn thấy ở Việt Nam trong vòng 40
năm qua.
Bởi văn hóa là “phần mềm” trong cơ thể xã hội, nên cũng như “phần
cứng” trong chiếc vi tính khổng lồ gồm 90 triệu người( tạm coi là 90
triệu linh kiện), văn hóa cũng bị bầm dập, bóp nát. Giữa thời hội nhập
toàn cầu đầu 2015, Hà Nội từ một thành phố 4000 năm văn hiến trở thành
thành phố vô văn hóa. Cụ thể văn hóa giao tiếp không, văn hóa giao thông
không, văn hóa xã hội lại càng không, bởi trên môi người dân Hà Nội
nào, từ thằng bé 5 tuổi đến các ông già, bà cả 60, 70 cũng tươi roi rói
tiếng chửi, câu thề, nói lóng, nói trại. Giao thông hỗn độn chưa từng
thấy, tất cả tràn ra đường, tranh cướp nhau từng cen ti mét đất, hễ
người này sơ ý chạm vào xe người kia là có tiếng chửi: – “Đ.m mày,
thích rúc vào đít ông à?”. Còn nếu là phụ nữ thì tiếng chửi nanh nọc
hơn: -“Thằng mặt…” Ngay sau đó là một đám chen lấn xô đẩy, người ta sẵn
sàng quẳng xe xuống lề đường để xông vào cô gái kia, làm một việc vô
cùng vô văn hóa là tụt bằng được quần cô ta để chứng minh những lời cô
vừa nói xem mặt của người bị chửi, có giống“mặt dưới” của cô ta không?
Còn Sài Gòn, từ Hòn ngọc Viễn đông trong thời Việt Nam Cộng Hòa trở
thành điểm đen, đất dữ trong thời cộng sản, không những với người dân
trong quốc nội còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của Việt Kiều và du khách
nước ngoài với tỷ lệ tội phạm tăng vọt chưa từng thấy.
Những hình ảnh
mà 40 năm trước người dân Sài Gòn chưa từng phải chứng kiến thì hiện
tại nhan nhản trên đường phố. Nhiều cặp vợ chồng du khách, mặt nhợt
nhạt, miệng méo xệch, ngực đeo tấm biển: -“Tôi là người nước ngoài ,
bị kẻ cắp lấy toàn bộ tài sản, vật dụng, tiền bạc, giấy tờ…Xin chỉ đường
cho tôi tới đại sứ quán của nước tôi để xin cấp lại visa và ứng tạm
ít tiền về nước”.
Nhiều cháu bé buổi sáng còn chào ba mẹ đi học, mắt
long lanh, miệng mỉm cười mà đêm về đã thành cái xác không hồn vì bị ăn
cắp nội tạng từ tim, gan, thận v.v
Vì thời gian có hạn xin nói về nền văn học Miền Bắc sau 70 năm cai
trị của Đảng Cộng Sản, bởi ai cũng biết, văn học là một phần quan trọng
trong “ổ mềm” văn hóa nước nhà.
Ngay từ 1945 sau khi cướp được chính quyền từ tay nhân dân, đảng cộng
sản đã coi Văn Nghệ như một thứ công cụ chính trị để mị dân, trấn áp
người tài để bóp nghẹt tự do ngôn luận. Chính vì vectơ chuyển động của
đảng cộng sản về phía cái ác, cái xấu và cái dốt nên bốn tiêu chuẩn đặc
trưng của lãnh đạo cộng sản Việt Nam là: Nhất dốt, nhì tham, tam ngông tứ độc.
Tất cả các nhà văn nếu không chịu tuân theo các tiêu chuẩn này thì dù
tác phẩm có hay đến mấy cũng bị bóp nghẹt từ trong trứng.
Nhà văn, nghệ sĩ, thay vì sinh ra để phụng sự chân, thiện, mỹ, để nói
thật, tạo động lực cho xã hội phát triển cũng là tạo ra cho xã hội
loài người những di sản đẹp thì đảng bắt họ còng lưng, quỳ gối, uốn ba
tấc lưỡi để nói những điều dối trá, triệt tiêu chân lý, đến mức người
dân phải sửa thơ Phùng quán từ 60 năm trước để đau đớn thốt lên: “Đem
bục công an đặt giữa trái tim người. Tình cảm ngược xuôi theo luật côn
đồ đảng , bác”
Vụ án Nhân văn Giai phẩm năm 1957 thực sự là một cuộc cải cách chữ
nghĩa long trời lở đất. Thay vì các bần cố nông lên đấu tố địa chủ trong
cải cách ruộng đất rồi bắn chết họ thì cuộc cải cách chữ nghĩa còn để
lại di họa hàng trăm năm.
Nhà thơ Lê Đạt phải lao động cải tạo một ngày 2 khối đất, làm từ 6
giờ sáng đến hai giờ đêm, cả tháng trời không một giọt nước tắm, người
hôi hám như súc vật, chưa kể còn bị cấm cầm bút 30 năm. Nhà văn Nguyễn
Hữu Đang bị biệt giam 25 năm ở cổng trời Hà Giang, không hề biết tới
cuộc kháng chiến toàn diện, toàn dân do đảng cộng sản phát động trong
vòng 21 năm. Ra khỏi tù chỉ được lĩnh 8 kg gạo mỗi tháng, không nhà cửa,
không thực phẩm, không lương, phải ở nhờ trong trái bếp lợp rạ của khu
tập thể giáo viên, đặt một cái vại để xin nước vo gạo của cả khu, gạn
lấy nước đặc dưới đáy để quấy với nắm gạo thành cháo loãng thay cơm,
phải bắt cóc, ngóe, rắn thay thực phẩm. Khi nào chết cố bò ra vũng đất
nông cạnh búi tre thay mộ.
Khi bóng ma cộng sản gõ vào ngôi nhà nào thì điêu linh mở ra ở đó,
đặc biệt gõ vào cánh cửa của ngôi đền văn học thì điêu linh biết bao
nhiêu mà kể xiết. Sau 1975, hết chiến tranh văn học vẫn không được quyền
sống cho riêng mình mà vẫn phải gồng mình lên làm nhiệm vụ theo cây gậy
chỉ huy của Đảng: “Bắt câm mồm phải câm mồm, nếu kêu ca sẽ lìa hồn, văng thây”.
Một cây bút nghiệp dư tại hội văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình, một hôm
làm bài thơ tả cảnh nhà sàn của đồng bào dân tộc, tất cả đều chỉn chu,
mạch lạc, rõ ràng, chỉ câu kết của bài thơ: “Có hay đâu giá lạnh dưới chân sàn”
lập tức bị coi là ám chỉ, động chạm đến ngôi nhà sàn của lãnh tụ tôn
quý, thiêng liêng. Xúc phạm tới tình cảm cao đẹp của bác Hồ kính yêu với
đồng bào dân tộc. Lập tức bị đuổi việc, đuổi khỏi hội nhà văn Hòa Bình,
cắt hộ khẩu lên vùng kinh tế mới và chết mất xác nới rừng thiêng nước
độc vì thung thổ khí hậu qúa khắc nghiệt , chưa kể mảnh bom, mảnh đạn,
không hộ khẩu điện đường , trường học, trạm y tế, nước sạch v.v
Với số đông nhà văn ngoan ngoãn dễ bảo còn lại, đảng dùng giải thưởng
còm cõi nhuốm màu chính trị, bè phái để mua lương tâm họ, bắt họ phải
quên đi chính nghĩa rạng ngời của ông bà tiên tổ truyền lại từ bao đời.
Máu đổ một giây di họa đủ một đời, máu đổ suốt 21 năm trời ròng rã (
từ 1954-1975) thì di họa biết bao nhiêu mà kể xiết? Vậy mà đảng cứ
thích “quang vinh, muôn năm” bắt nhà văn phải cầm bút ca ngợi thành tích
ảo, chiến công ma, sự chỉ đạo mù quáng của đảng, chứ không được phép
nói đến di họa của chiến tranh, như trường hợp của tác giả. Ngày 27-7-
ngày thương binh liệt sĩ, còn gọi là “ngày bới xác, mò xương, đếm khăn tang và đong máu chiến hào” tôi viết một chùm ba bài: “Nước mắt chưa khô trên má mẹ hiền”. “Bão thổi không ngừng trong những vành tang trắng” và “Đêm đêm nhang cháy đỏ bàn thờ”. Lập tức bị “phơi mặt” trên truyền hình vì tội xúc phạm đến những tình cảm cao đẹp của nhà nước giành cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đồng thời bị treo bút 6 tháng, đi khỏi báo cựu chiến binh, tịch thu thẻ nhà báo, cho dù sau đó ký hợp đồng với báo khác vẫn không được cấp thẻ.
Nếu viết về nỗi niềm củi lửa, cháo rau trong thời bình, cấm nhắc
đến sự thiếu thốn của thời hậu chiến. Dù cả xã hội “run trong từng cọng
rau”, lương cán bộ chỉ đủ sống mười ngày. Cô giáo sáng vào trường bán cháo phổi, tối vào nhà hàng rẻ tiền bán thân, kiếm sống bằng sự sa đọa, suy đồi của lũ khách ăn đêm . Thầy giáo một buổi dạy, hai buổi đạp xích lô kiếm cơm v.v Chuyện
vỉa hè phải để lại vỉa hè, cấm được ngứa bút đưa lên mặt báo mà mang
tội “bôi bác xã hội”, “không tin tưởng vào sự lãnh đạo tuyệt đối sáng suốt, uy tín của đảng”.
Nhà văn đứng về phía nước mắt ,vạt áo của nhà văn đong đầy nỗi khổ của dân nước trong thời hậu chiến. Từ chỗ “ra ngõ gặp anh hùng” thành
“ra ngõ gặp ăn mày” vì “người người ra trận, nhà nhà ra trận”. “Thóc
không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Một tỉnh nhỏ như Thanh
Hóa, Thái Bình vẻn vẹn 1,5 triệu dân mà có 4 vạn 6 bộ đội và thanh niên
xung phong. Từ “kho cung cấp người trong chiến tranh” thành nghĩa trang
liệt sĩ khổng lồ trong thời bình. Nếu may mắn không bị “Tổ Quốc cắt
cơm, gia đình vắng vẻ”, thì cũng trở thành “Tổ quốc quên công gia đình đói khổ”…Thế mà phải im miệng, bẻ cong ngòi bút, coi nỗi khổ của dân, của mình là vùng cấm của đảng không được động đến vì “nhạy cảm”.
Từ nhạy cảm đến vô cảm chỉ cách một bước chân, từ vô cảm đến tội ác, khoảng cách còn ngắn hơn nữa, nên chúng ta hiểu vì sao sau 40 năm cầm quyền trên phạm vi cả nước, Nhờ “sự hy sinh to béo” của đảng, nước
ta lại có nhiều tội phạm đến thế? Ở Na Uy trung bình 100 nghìn người
dân mới có 6 tội phạm, ở Hà Lan, nhiều nhà tù bỏ trống, còn ở Việt Nam
đã xây tới 900 nhà tù lớn nhỏ (theo quy định 31 CP của chính phủ do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký): “Mỗi quận, huyện được phép xây mới một nhà tù”. Vậy mà hiện tại vẫn thiếu chỗ ở cho 26 nghìn tội phạm hình sự. Xã hội suy đồi, tha hóa, khiến nhà văn Ma Văn Kháng – một cây “đại bút” của nền văn học xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đau đớn thốt lên trong tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” từ 1989: “Xã hội loạn lạc đến mức mỗi gia đình phải có trách nhiệm đóng góp cho xã hội từ một đến hai đứa con…hư hỏng”. Nhà nào càng đông nhân khẩu, mức đóng góp càng lớn, thậm chí có nhà 7,8 người bị bắt cả chùm luôn vì người buôn ma túy, người hút hít, người lừa đảo, trộm cắp, cờ gian bạc lận hay đâm chém, giết người v.v
Một xã hội không có sự phản biện là một xã hội chết, xã hội Việt Nam
trong suốt 70 năm trị vì của đảng cộng sản thực sự đã chết lâm sàng vì
làm người mà không được cất lên tiếng nói trung thực của mình, không
được làm những việc mình muốn, ngược lại phải “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương con đầu đàn vĩ đại”.
Nhà văn cũng vậy, đẻ ra tác phẩm không theo đúng cách thức của Ban Tư
Tưởng Văn Hóa Trung Ương thì lập tức tác phẩm ấy sẽ bị đập chết bằng
cách cấm đoán, thu giấy phép, cấm xuất bản, cấm đăng ký bản quyền v.v.
Nếu trước đó đã chót “thai nghén”, không muốn đứa con tinh thần của mình
rơi vào “lề trái” , “vùng nhạy cảm” hoặc “phản động” phải lập tức …nạo
thai ngay lập tức
Lẽ ra theo đúng quy luật của sự sáng tạo: Tác phẩm rời nhà văn như
con thuyền rời bến, tìm về bờ bến xanh trong và neo đậu vào bến bờ tâm
cảm của người đọc, thì tác phẩm lại rơi vào vũng ao tù, nước đọng là
các nhà xuất bản, cục xuất bản, Ban văn hóa tư tưởng Trung Ương, phòng
PC25( chuyên phụ trách về văn hóa phản động) hoặc PC 35( cục phản gián)
của bộ công an, bị các lưỡi dao kiểm duyệt của các biên tập viên, giám
đốc, trưởng ban, trưởng phòng thẳng thừng cắt xén, trở thành nhợt nhạt,
vô hồn không sức sống.
Bình thường ở các nước dân chủ tự do, nhà văn bình đẳng với Chúa
trong việc sáng lập ngôn ngữ, thì ở Việt Nam, nhà văn buộc phải trở
thành những “con chiên ngoan đạo” của cả bầy đàn lãnh đạo vô học dốt
nát. Vì thế thay vì sinh ra để bảo vệ và phát triển văn hóa cũng như
văn học theo quy định của luật pháp thì nhà văn bị bịt miệng vì luật
rừng, luật chết quái gở độc địa, khai tử bao nhiêu đứa con trung thực,
khỏe mạnh, theo sự chỉ đạo áp đặt của đảng.
Cả một nền văn học bị bức tử trở thành xanh xao, còi cọc, suy dinh
dưỡng hoặc chết yểu trong bóng tối ngột ngạt, ám khí, ác độc của Đảng
Cộng Sản. Ngược lại, chỉ những tác phẩm nhảm nhí , thiếu chất lượng ,
làm tổn hại đến thẩm mỹ của công chúng, cũng như làm tầm thường nền văn
học nước nhà lại được phát triển ào ào như nấm độc sau mưa.
Một nền văn học chỉ toàn những kẻ vinh thân phì gia, vờ vịt, dối trá,
tự nguyện tiếp tay ca tụng cái ác, cái xấu cái dốt rồi ăn không nói có ,
bợ đỡ, xu nịnh thì đó là văn học gì? Nếu không phải là sự khốn nạn,
nhục nhã. Không ít tác giả nữ phải dùng “vốn tự có” của mình để làm ván
bắc cầu nhảy xa, cùng quan lớn thừa hưởng sự giàu sang phú quý trên máu
và nước mắt dân tộc. Hầu hết các tác giả nam phải quên nghèo khổ, bất
công, tham nhũng, nước mắt người già, trẻ thơ hay nỗi đau quặn thắt của
cha mẹ khi không có tiền cho con đến trường, phải đẩy con ra lề đường
kiếm sống. Quên luôn cả các vết thương lịch sử đau đớn làm bao
triệu người phải chết như “Cưỡng chiếm Miền Nam, đánh bắt các sĩ quan
Việt Nam Cộng Hòa, bài xích, chèn ép vợ con họ, đẩy cả vạn triệu người
lên khu kinh tế mới để chiếm nhà cửa ruộng vườn cho các quan lớn.
Quên
cả cuộc vượt biển kinh hoàng, làm chấn động toàn thế giới trong gần 3
thập kỷ từ giữa 70 đến 80, 90…
Bao nhiêu nhà văn sa đà vào việc mô tả tính dục rồi dùng phong bì
lót tay để sách được nhà xuất bản, hội nhà văn tổ chức những đợt tuyên
truyền quy mô, rầm rộ để nhận về những giải thưởng độc hại còm cõi như
“Giải thường Hồ Chí Minh”; “Giải văn học về đề tài công an nhân dân” ,
Giải “Quốc phòng toàn dân” v.v
Nói tóm lại, có cả một chủ trương ngầm để dung tục hóa văn chương
theo đúng vectơ chuyển động của đảng cộng sản, bốc thơm ca ngợi cái ác,
cái dốt, cái xấu, khiến những nhà văn có tài, có lương tâm văn học mất
chỗ đứng trong lòng độc giả, và văn học cũng tự đánh mất thiên chức của
mình là đánh thức lương tri và khai sáng cho độc giả. Tiếc rằng những
hành xử tinh vi và tàn độc này đã kéo dài 70 năm (với Miền Bắc) và 40
năm (với Miền Nam), biến hàng vạn nhà văn, nhà báo thành những kẻ “ăn
theo, nói leo” hệt những coi rối bị giật giây. Bao nhiêu tác phẩm đích
thực được các tác giả hoài thai trong đau đớn vật vã của tâm hồn, tình
cảm trí não mình, bị cắt, xẻo xử trảm từ trong trứng nước. Những cuộc
“nạo thai”, khai tử diễn ra hàng ngày, hàng giờ nơi đất nước mặt trời
lặn, trong góc tăm tối cuối cùng của Thế Giới, khiến 93 triệu người dân
thành một biển người dối trá. Dù nói ngược, nói xuôi, nói xưa nói nay ,
hay ám chỉ, vòng vo, cuối cùng cũng phải quay về giọng Đảng… Đó chính
là bóng đêm nô lệ của một nền văn học nhồi sọ, phục vụ cho các nghị
quyết, chính sách dốt nát, sai trái của Đảng. Cái xấu, cái ác, cái dốt
được lên ngôi, cái đạo lý trung thực, công bằng bị bóp chết. Thật không
còn gì để nói ngoài việc “thành kính phân ưu” với nền văn học nước nhà
dưới sự cai trị kéo dài của Đảng Cộng Sản .
Cuối cùng xin dành lại thời gian cho người kế tiếp.
Cám ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi được phát biểu chính
kiến, quan điểm của mình cũng như cám ơn toàn thể bà con, anh chị em đã
chú ý lắng nghe.
Santa Ana April 17-2015
Trần Khải Thanh Thủy
(Tác giả gửi đăng)
No comments:
Post a Comment