Tuesday, November 10, 2015

Myanmar 25 năm và CSVN - 70 năm: Bầu cử

  Sau 25 năm sống dưới chế độ độc tài, hôm nay ngày 8.11 khoảng 30 triệu cử tri Myanmar bắt đầu đi “bỏ phiếu tự do” để lựa chọn những người mà họ tin tưởng từ hàng ngàn ứng viên quốc hội và hội đồng khu vực. Sau đó, tổng thống và 2 phó tổng thống sẽ do quốc hội bầu ra. (Dân Việt Oline) (1).

Chỉ cần thay cụm từ quốc gia Myanmar bằng cụm từ nước Việt Nam và con số 25 bằng 70 năm thì đó là giấc mơ 2/3 thế kỷ chưa thấy được của 90 triệu người dân Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà trang tin này tô đậm dòng chữ: “bỏ phiếu tự do”…
    Giống như vậy, trang báo Hanoimoi của Thành ủy CS Hà Nội cũng chạy tít: “8-11-2015 trở thành ngày trọng đại với người dân Myanmar khi khoảng 32 triệu cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử được cho là tự do, công bằng chưa từng có trong lịch sử ở quốc gia này” (2) 

Không chỉ chưa từng có tại Myanmar, mà 70 năm chưa bao giờ thấy bầu cử tự do dân chủ như vậy tại CHXH/CN/VN.

- 32 triệu cử tri trong 52 triệu dân - Hơn 6.000 ứng cử viên tranh cử vào 664 ghế của nghị viện. (25% số ghế đã dành sẵn cho phe quân sự thân đảng cầm quyền USDP). 92 đảng chính trị, trong đó gồm 60 đảng “sắc tộc” - 48.000 điểm bỏ phiếu ở 1.163 đơn vị bầu cử, 330 đơn vị sẽ bầu hạ viện liên bang (440 ghế), 168 đơn vị bầu thượng viện liên bang (224 ghế), 636 đơn vị bầu nghị viện bang hoặc cấp vùng và 29 đơn vị bầu nghị viện bang hoặc khu vực của các sắc tộc.

- 10.500 quan sát viên độc lập trong nước và nước ngoài gồm 1.118 đại diện các cơ quan giám sát bầu cử, ngoại giao quốc tế và 9.406 quan sát viên địa phương + 290 phóng viên đến từ 45 tổ chức truyền thông quốc tế. (1)

“Chiến thắng hay thất bại, điều này không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta chiến thắng đó như thế nào” (Bà Aung San Suu Kyi) (3)

Một câu nói mà ánh hào quang lấp lánh như biểu tượng Nobel Hòa bình của vị nữ chính khách xứ chùa vàng này - Một câu nói quí giá nhất, xứng đáng nhất dùng để tẩm liệm cho mọi quan chức CSVN vào cuối đời theo quan tài xuống huyệt mộ. 

Một câu nói mà ngay từ bây giờ TBT/CSVN Nguyễn Phú Trọng và nhất là ông Nguyễn Thiện Nhân CT/MTTQ/VN (cánh tay nối dài của đảng chuyên tổ chức sắp xếp mọi cuộc bầu cử của Nhân Dân) cần phải tâm niệm gối đầu nằm trước thềm cuộc bầu cử các cấp của Việt Nam vào năm sau (2016) để thấm nhuần chân lý: “Chiến thắng hay thất bại, điều này không quan trọng. Quan trọng là chiến thắng đó như thế nào” (Aung San Suu Kyi) …

Chiến thắng qua quyền ứng “cử” tự do và “bầu” chọn dân chủ được tất cả mọi người kể cả quốc tế nhìn nhận là công bằng quang minh chính đại mới quan trọng chứ không phải chiến thắng bằng: “đảng dành quyền cắt cử - bắt dân phải bỏ phiếu bầu và MTTQ quán triệt ai phải trúng cử”.(!?)

Nhưng quan trọng hơn hết, để nói lên sự chính danh của bầu cử dân chủ tự do - Myanmar dù thua kém Việt Nam về mọi mặt nhưng vẫn chấp nhận 10.500 quan sát viên độc lập trong nước và nước ngoài gồm 1.118 đại diện các cơ quan giám sát bầu cử, ngoại giao quốc tế và 9.406 quan sát viên địa phương + 290 phóng viên đến từ 45 tổ chức truyền thông quốc tế…

Thì Việt Nam trong bầu cử phải bằng hoặc có nhiều hơn thế mới xứng đáng là ở vị trí phát triển cao hơn Myanmar trong khối Asean. Bởi có là quốc gia XHCN hay tư bản đa nguyên thì “nhân quyền” (tất cả quyền của mọi con người) trong tuyên ngôn nhân quyền LHQ qui định đều thống nhất như nhau trong đó có quyền ứng cử và bầu cử tự do mà không bị ai can thiệp với bất cứ lý do gì.


Rất khác với HCM được “nhà nước đảng ta” lăng xê đủ mọi cách, mọi kiểu Chính Phủ Myanmar không có ấn hành bất cứ sách báo nào để phổ biến ca ngợi tôn vinh cá nhân bà Aung San Suu Kyi dù bà là một (Nobel Hòa bình) Nhưng trong trái tim đa số người dân Myanmar - Aung San Suu Kyi chính là nữ thần của dân chủ tự do.

Tin mới nhất chiều ngày 9/11/2015 - Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) thắng tất cả 12 ghế quốc hội đầu tiên tại Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, hãng Reuters dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Tin Aye chiều ngày (9/11) thông báo các ứng cử viên đảng (NLD) của bà Suu Kyi giành được tới 90 phần trăm số phiếu tại thành phố đông dân này. (VnExpress.net) 

Theo hãng tin Reuter, đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) cầm quyền Myanmar chiều ngày 9/11, đã thừa nhận thất bại trước đảng đối lập của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc tổng tuyển cử lần này “Chúng tôi đã thất bại”, ông Htay Oo, chủ tịch đảng USDP (được quân đội hậu thuẫn) thừa nhận trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters một ngày sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong 25 năm diễn ra vào chủ nhật 8/11. Ủy ban bầu cử vẫn chưa công bố kết quả nhưng đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi cho biết theo kết quả ban đầu từ một số điểm bầu cử chủ chốt, đảng NLD đã giành chiến thắng áp đảo. 

Trước đó, ông Win Htein, người phát ngôn của đảng NLD cho biết, đảng của bà Suu Kyi giành tới 65% số phiếu tại bang Mon và Kayin. Năm bang khác của Myanmar vẫn chưa có kết quả, ông nói thêm. Cho đến lúc cuối giờ chiều giờ Yangon, kết quả từ 12 hạt cử tri báo về cho thấy NLD thắng ở tất cả 12 bang (BBC). Đánh giá về cuộc tổng tuyển cử Myanmar, Trưởng đoàn quan sát viên của Liên minh Châu Âu, ông Alexander Graf Lambsdoff cho biết, không có sai phạm gì trong quá trình diễn ra cuộc bầu cử - 

“Tôi rất xúc động với cuộc bầu cử này, Chúng tôi có thể chọn đảng nào mà chúng tôi tin sẽ mang lại sự thay đổi cho đất nước. Đó là điều khiến tôi rất vui mừng”. Một cử tri ở Yangon trả lời với phóng viên AFP.

Còn quá sớm để dự đoán hậu bầu cử, bởi như căn bệnh phổ biến hàng đầu tại quốc gia này “bệnh nhân sốt rét Myanmar” vẫn còn đó những đột biến nóng lạnh chính trị tái phát bất thường, tuy nhiên nhờ những cải cách dân chủ triệt để, các nước phương Tây đã từng bước dỡ bỏ các lệnh cấm vận kinh tế hiện tại với mức tăng trưởng GDP có thể lên tới 10% trong năm nay Myanmar được coi là một “ngôi sao” tăng trưởng ở khu vực Châu Á (vneconomy.vn) một sự tăng trưởng rất khó đạt cách mười năm trước khi dưới chế độ độc tài không thể phát triển thu hút đầu tư và bầu cử tự do đa đảng với người dân Myanmar còn là điều xa xỉ.

10/11/2015


____________________________________

Chú thích:


 

No comments:

Post a Comment