Tuesday, April 12, 2016

Đấu tố và Lời thề


Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-04-11
000_9H7LI
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một ứng cử viên độc lập vừa rời buổi hội nghị hiệp thương tại địa phương ở Hà Nội hôm 9/4/2016. 
 
AFP photo



Những phiên Đấu tố

Ngày 4/4 người ta đọc thấy trên trang mạng xã hội mang tên Vận động ứng cử Quốc hội 2016 một đơn thư gửi Văn phòng chính phủ, ủy ban thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng bầu cử quốc gia, và một số cơ quan khác. Tác giả của đơn thư này là các ứng cử viên độc lập cho kỳ bầu cử quốc hội sắp tới. Nội dung lá đơn này nói rằng các cuộc hội nghị hiệp thương ở nơi cư trú của các ứng cử viên đã biến thành những phiên đấu tố.
Blogger Lang Anh nhớ về những phiên đấu tố kinh hoàng thời cải cách ruộng đất, giai đoạn đầu tiên của sự áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên nước Việt Nam, và kéo dài cho đến tận ngày nay:

Văn hoá và các mối liên kết xã hội của Việt Nam cũng chưa bao giờ bị hủy diệt kinh khủng như dưới thời cải cách ruộng đất. Con tố cha, vợ tố chồng, đạo đức xã hội bị băm nát dưới sự thúc đẩy của chủ nghĩa cộng sản dã man và để lại những vết thương không thể hàn gắn đối với xã hội.
Và năm 2016, tại các phiên họp lấy ý kiến cử tri với các ứng viên Đại Biểu Quốc Hội tự ứng cử, tức là ngoài ý muốn và sắp xếp của Đảng, người ta lại thấy bóng ma của các cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất lảng vảng hiện về. Cái quá khứ ghê rợn không ai muốn nhắc đến ấy hoá ra vẫn tồn tại dai dẳng đến tận ngày nay và vẫn là một thứ vũ khí được Đảng cộng sản sử dụng cho mục đích kiểm soát xã hội của nó.
Trên trang mạng xã hội của tổ chức Con đường Việt nam, người ta đọc thấy lời kết án những phiên đấu tố đó:
Em không khác gì con cừu giữa bầy sói. Chúng tôi đứng ngoài cổng trường, chung quanh là lực lượng cảnh sát, an ninh mặc thường phục và dân phòng, đông gấp đôi số người đến ủng hộ em.
- Nhà báo Sương Quỳnh
Những tưởng hoạt động man dã rừng rú là cán bộ dùng dân đấu tố dân đã chết vùi cùng những bi thương của Nhân văn Giai phẩm và Cải cách Ruộng đất, ấy thế mà hôm nay đang sống lại ở xã hội Việt Nam đương đại.
Cảm ơn các ứng viên độc lập đã giúp khai quật lại cho công chúng thấy một loại hình hoạt động phản ánh bản chất nhược tiểu đáng chê cười của những người nắm quyền và những bất cập không thể chối cãi của luật Bầu cử hiện hành:
Các cơ quan đứng ra tổ chức bầu cử hoàn toàn không độc lập, và đơn thuần chỉ là cánh tay nối dài không hơn không kém của đảng cầm quyền.

   Sau một phiên đấu tố như vậy, ứng cử viên độc lập Nguyễn Trang Nhung tại Sài Gòn đã bật khóc. Nhà báo Đoan Trang viết về Trang Nhung:
Cô khóc vì uất ức. Vì nhiệt huyết, tình yêu và hy vọng mà cô mang theo trong tim, với hình ảnh bông hồng cài trên áo, đã bị chà đạp không thương tiếc bởi sự độc ác và ngu muội có chỉ đạo.
Một nhà báo khác là Sương Quỳnh mô tả buổi đấu tố đó:
Em không khác gì con cừu giữa bầy sói. Chúng tôi đứng ngoài cổng trường, chung quanh là lực lượng cảnh sát, an ninh mặc thường phục và dân phòng, đông gấp đôi số người đến ủng hộ em.
Quan sát thái độ ứng xử của nhà cầm quyền trước phong trào tự ứng cử, từ chuyện dùng báo chí để tấn công cho đến những phiên “đấu tố”, blogger Minh Văn đưa ra nhận xét:
    Đây là lần đầu tiên người ta thấy có nhiều ứng cử viên độc lập tham gia, với khoảng 162 người. Điều này khiến đảng Cộng Sản cầm quyền lúng túng, vì lâu nay họ vẫn quen với việc một mình thao túng quy trình bầu cử. Trước đây, kể cả những ứng cử viên được coi là “Độc lập”, cũng phải do “Mặt trận tổ quốc” sắp đặt và chấp thuận, có nghĩa là nằm trong vòng kiềm tỏa của Đảng. Lúng túng vì bây giờ họ phải học cách sống chung với người khác, chứ không phải là màn độc diễn như trước đây nữa. Họ buộc phải chấp nhận tiếng nói của người dân, vốn là đại diện cho những nhóm lợi ích chính đáng ngoài đảng.

  Nhưng những phiên đấu tố đó cũng không nằm ngoài dự đoán của các ứng cử viên độc lập vì nó đã từng xảy ra trong những kỳ bầu cử quốc hội trước đây. Một trong những người bị đấu tố là ứng cử viên Ngô Anh Tuấn viết trên trang Vận động ứng cử quốc hội rằng:
Vẫn xác định tinh thần ngay từ đầu là lần này khoá này mình ứng cử chỉ cốt lấy niềm tin dũng khí cho nhân dân và làm bàn đạp cho khoá tới nhưng những gì xảy ra hôm nay khiến niềm tin rơi rụng, con tim rớm máu. Sĩ diện của gã trai không cho mình rơi nước mắt nhưng nó sẽ chảy ngược vào trong thành những mạch máu căm hờn: căm hờn với cái xấu xa, bỉ ổi của con người, của cuộc đời…
Những lời thề
Trong khi các phiên đấu tố được mở ra ở tổ dân phố, hay ở phường, thì tại Hội trường Quốc hội diễn ra một chuyện chưa có tiền lệ của nước Việt Nam cộng sản, đó là Quốc hội sắp hết nhiệm kỳ bầu những người đứng đầu chính phủ mới chưa hình thành, và cho cả chính Quốc hội của nhiệm kỳ sắp tới, chưa có thành viên nào cả.
000_9A4AZ-400
Tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ nhậm chức trong một buổi lễ tại Quốc hội vào ngày 02 tháng 4 2016. AFP photo
    Một điều khác lạ nữa là những vị đứng đầu chính phủ và quốc hội được bầu ra lần này phải đọc lời thề trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp. Nhiều người nhận thấy rằng tên gọi đảng cộng sản trong các lời thề ấy được đặt ở phía sau, và đó là một điều mới.
Tuy nhiên blogger Người Buôn gió đặt câu hỏi là liệu lời thề đó có thành sự thật một khi mà quyền lợi của đảng cộng sản và quốc gia xung đột nhau? Bởi lẽ tất cả những người vừa giơ tay lên thề ở Hà Nội đều là thành viên của đảng cộng sản, và trong thời đại mới này, dường như lợi ích của đảng này không phải lúc nào cũng đồng nhất với Tổ quốc. 
  Người Buôn Gió châm biếm:
Lợi ích đất nước là tối cao nhất, điều thiên liêng nhất trong mỗi tâm khảm con người. Đến thời nay, đã bị đặt ngang bằng lợi ích của Đảng. Như thế đủ hiểu được rằng lợi ích của Đảng sẽ được chọn lựa hơn lợi ích dất nước. Vì tế nhị, e ngại dư luận nên đặt ngang bằng vậy thôi. Còn từ khi họ bước chân vào Đảng, lúc đó họ đã coi trọng lợi ích của Đảng chính là lợi ích của bản thân họ hơn lợi ích của nhân dân đất nước rồi.

Một người cựu tù chính trị là luật sư Lê Công Định nhận xét về lời thề của ông tân chủ tịch nước Trần Đại Quang, mà ông gọi là sắp đứng đầu một Nước-Đảng:

Đọc lời tuyên thệ của tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đến đoạn ông cam kết hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng giao phó, tôi mới ngộ ra rằng ông là Chủ tịch của "nước Đảng".
- Luật sư Lê Công Định
Đọc lời tuyên thệ của tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đến đoạn ông cam kết hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng giao phó, tôi mới ngộ ra rằng ông là Chủ tịch của "nước Đảng".
Tên của nước Đảng là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trong nước Đảng đó có hệ thống nhà nước cai trị và tầng lớp nhân dân bị trị.
Vì là nước Đảng, nên Đảng mới lãnh đạo xã hội, chi phối mọi đời sống vật chất và tinh thần của cả xã hội, toàn trị các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước, sử dụng quân đội và công an để bảo vệ Đảng, và tiêu xài tiền thuế của tầng lớp bị trị cho hoạt động và mục tiêu của Đảng.
Bởi lẽ trên, các giảng văn về môn luật hiến pháp cần được viết lại theo hướng tồn tại một nước Đảng, một loại siêu nhà nước có cơ cấu tổ chức như các nhà nước thông thường.

Chuyện gì đang xảy ra
Một cây bút người Việt ở nước ngoài là Lê Phan viết rằng có cái gì rất xấu đang xảy ra ở Việt Nam. Blogger, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy viết về phiên họp chưa có tiền lệ của Quốc hội khóa 13:


000_8T9SE-400
Ca sĩ Mai Khôi, một ứng cử viên độc lập cho kỳ bầu cử Quốc hội tháng 5/2016. AFP photo

    Quốc hội 13, bằng sự phục tùng vô điều kiện của mình, bằng việc từ bỏ chức trách của mình khi thực hiện vô điều kiện các đòi hỏi của BCT, đã vừa tạo ra tiền đề cho những khủng hoảng rất có thể sẽ xảy ra về sau ở bộ phận cao nhất của cơ quan quyền lực.

Nếu quả thật như vậy thì chúng ta sẽ phải cảm ơn vị (hoặc một số vị) đạo diễn tài ba, khôn khéo, đang lặng lẽ chuẩn bị cho những khủng hoảng sẽ dẫn tới chuyển biến mang tính lịch sử của chính trị Việt Nam.

Ở thời điểm này, một người quan sát từ xa như tôi không thể nào có câu trả lời cho những câu hỏi này. Chính trị Việt Nam quá mờ đục, nói theo ngôn ngữ của giới phân tích quốc tế, hoặc nói cách khác, chính trị Việt Nam thiếu hoàn toàn sự minh bạch. Đó là nguồn gốc của mọi tệ nạn trong xã hội, cũng có thể là nguồn gốc dẫn tới việc mất độc lập dân tộc và mất chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Và mọi thảm họa của dân tộc đều từ đó mà ra, đều từ sự thiếu minh bạch của hệ thống và của các hoạt động chính trị mà ra.
    Hoạt động chính trị đó đương nhiên thuộc về trách nhiệm của đảng cộng sản Việt Nam, người giữ quyền cai trị đất nước hơn nửa thế kỷ nay cùng với chủ thuyết cộng sản.
   Blogger Lang Anh nhận định về tác hại của chủ thuyết này:
"Có thể nói, chủ nghĩa cộng sản là thứ có sức tàn phá kinh khủng nhất đối với văn hoá của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Cũng chính nó là thứ có khả năng siêu hạng trong việc làm thoái hoá đạo đức con người. Hãy nhìn vào sự ích kỷ và man rợ đang lan tràn trong những đất nước như Trung Quốc hay Việt Nam để thấm thía sự thật cay đắng này. Những kẻ nắm nhiều quyền lực nhất, những kẻ rao giảng về đạo đức nhiều nhất thì đồng thời là những kẻ đê tiện và giả dối nhất."
   Đối mặt với tác hại của chủ nghĩa ấy, mong muốn ngăn chận những điều gì xấu đang diễn ra, tất cả những ứng cử viên độc lập mong rằng hành động của mình sẽ tác động vào dòng thay đổi theo chiều hướng tích cực của xã hội Việt Nam.
Tôi hy vọng trong một thời gian không xa, thì tôi sẽ khóc như những người dân Miến Điện đã khóc.
- Nguyễn Trang Nhung
Cô ca sĩ Lâm Ngân Mai, một ứng cử viên độc lập tại Sài Gòn, sau khi bị đấu tố, viết rằng có một ai đó đã bất chấp mọi thứ áp lực để bầu cho cô, và đó là một tia sáng le lói:
Blogger Luân Lê viết rằng" Thế giới thay đổi chắc chắn không phải bởi từ những người im lặng, mà thế giới này thay đổi là từ những người biết lên tiếng. Và thế giới cũng thay đổi từ những tư duy khác biệt, chứ không phải những thứ lặp lại theo một cách nghĩ và hành động như cũ."
   Những người dân nước Iceland ở Bắc Âu đã không im lặng khi thủ tướng của họ bị phanh phui dính vào một vụ bê bối, và tiếng nói của họ đã làm vị thủ tướng phải từ chức, blogger Nguyễn Lân Thắng kêu gọi:
   "Quan sát cuộc biểu tình đang dâng lên ở Iceland, tôi thèm thuồng nghĩ không biết đến lúc nào dân ta có thể phản kháng mạnh mẽ như vậy. Chỉ có một con đường mà thôi. Phải khai dân trí. Phải thức tỉnh người dân. Phải hướng dẫn họ tìm cách liên kết đấu tranh. Phải nói, phải viết, phải vạch trần tất cả sự thật cho dù có bị bỏ tù hãm hại. Mỗi người hãy dũng cảm bước ra khỏi bóng tối câm lặng để nói thật. Chúng ta không thể tiếp tục lừa dối nhau. Phải vạch mặt những tên cướp. Họ không thể bỏ tù tất cả chúng ta.   '

Còn Nguyễn Trang Nhung, người ứng cử viên độc lập đã bật khóc sau phiên đấu tố, hồi tâm hy vọng những giọt nước mắt của mình một này nào đó sẽ không là những giọt nước mắt tức tưởi, mà là hạnh phúc như những giọt nước mắt rơi trên xứ Miến Điện cách đây vài hôm:
Tôi hy vọng trong một thời gian không xa, thì tôi sẽ khóc như những người dân Miến Điện đã khóc.”
    Cuộc cải cách ở Miến Điện đã có phần đóng góp không nhỏ của những tướng lĩnh đã từng cầm quyền theo một chế độ độc tài. Nguyễn Lân Thắng kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam hãy Buông đao thành Phật... Xin các ông cứ tin như vậy, dù không thành Phật, nhưng buông đao các ông sẽ thành người tự do. Để chúng ta cùng xây dựng lại một thể chế công bằng, một xã hội tôn trọng con người, một đất nước tươi đẹp tự do.

No comments:

Post a Comment