Thursday, July 12, 2018

Cách mạng dân chủ chỉ mới bắt đầu tại Việt Nam

Phương Thảo dịch (VNTB) – Nguồn: Atimes
“Có thể giam cầm một nhà cách mạng, nhưng không thể giam cầm cuộc cách mạng.” – Huey Newton, nhà hoạt động và cách mạng cộng sản người Mỹ.
***

Vào ngày 7 tháng 6, một nhóm khoảng 300 thường dân Việt Nam tại thành phố Phan Rí – Bình Thuận đã có cuộc biểu tình đầu tiên chống lại dự thảo luật đặc khu. Trước đây, họ đã gặp rắc rối với một dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc đang hoạt động, và phản đối nhiều khoản đầu tư tương tự của Trung Quốc.
Hai ngày sau đó, hàng chục nghìn công nhân tại công ty giày dép Pouyuen Khu công nghiệp Tân Tạo, thành phố Hồ Chí Minh, đã đình công chống lại dự thảo luật đặc khu.
Ngày hôm sau, vào ngày 10 tháng 6, nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở các thành phố khác trong cả nước, bao gồm thủ đô Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Bình Dương, Đồng Nai, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Kiên Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo dự luật đầy tranh cãi này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được thuê đất đặc khu lên đến 99 năm. Những người biểu tình lo ngại rằng các đặc khu sẽ bị chi phối và kiểm soát bởi các nhà đầu tư Trung Quốc như các khu tự quản, nhượng chủ quyền cho người hàng xóm khổng lồ phía bắc.
Nhiều người mang các áp phích chống Trung Quốc, bao gồm cả những người nói “Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày” và “Cho Trung quốc thuê đất là bán nước cho kẻ thù Việt Nam” và “Trung Quốc cút khỏi Việt Nam”, những người biểu tình mang cờ của Mỹ và những khẩu hiệu chống cộng sản như “Đả đảo cộng sản” và “Đả đảo kẻ bán nước”.
Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018. Ảnh: AFP
Những người biểu tình không chỉ phản đối luật dự luật đặc khu, mà cả luật an ninh mạng yêu cầu các công ty công nghệ lưu trữ dữ liệu của người dùng ở Việt Nam, trao dữ liệu cho chính quyền Việt Nam khi có yêu cầu và kiểm duyệt mọi nội dung gây tranh cãi.
Theo phóng viên không biên giới, luật này tương tự với luật đàn áp của Trung Quốc đã có hiệu lực cách đây một năm. Luật Anh ninh mạng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 6 mà không có bất kỳ thay đổi nào và sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mục tiêu chính của luật an ninh mạng là bảo vệ Đảng.
Cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh là lớn nhất, với hàng chục ngàn người tham gia; giống như các cuộc biểu tình ở hầu hết các thành phố khác, nói chung là ôn hòa. Cuộc biểu tình ở tỉnh Bình Thuận đã bắt đầu một cách ôn hòa nhưng trở nên bạo lực khi cảnh sát bắt đầu đánh đập đám đông, bắt giữ những người biểu tình và lôi kéo họ đi.
Những người biểu tình trở nên bạo loạn, ném đá và bom xăng cũng như đốt cháy một số xe cảnh sát, một đồn cảnh sát và một số tòa nhà văn phòng chính quyền địa phương.
Sau khi các cuộc biểu tình kết thúc, cảnh sát đã bắt và đánh đập tàn nhẫn hàng trăm người biểu tình. Trong một số trường hợp, các bệnh viện công đã yêu cầu những người biểu tình bị thương phải ký một giấy tuyên bố rằng họ bị thương do một tai nạn, nếu không bệnh viện sẽ từ chối điều trị.
Các video clip được đăng trên YouTube và hình ảnh được lưu truyền trên mạng xã hội cho thấy nhiều người bình thường từ mọi tầng lớp xã hội đã tham gia vào các cuộc biểu tình: già và trẻ, nam và nữ, công nhân, nông dân, chuyên gia, nghệ sĩ, trí thức và thậm chí cả các nhà lãnh đạo tôn giáo. Hầu hết những người biểu tình ở Bình Thuận là ngư dân và người dân địa phương.
Những cuộc biểu tình này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ từ công chúng. Thật vậy, các cuộc biểu tình này hoàn toàn khác với các cuộc biểu tình Thiên An Môn Bắc Kinh, Trung Quốc cách đây 29 năm, khi hầu hết những người biểu tình là sinh viên và giáo viên.
Điều này cho thấy chế độ cộng sản của Việt Nam đã mất đi sự ủng hộ của phần lớn dân số 95 triệu người, ngoại trừ những người trong ăn lương chính phủ, bao gồm năm triệu đảng viên Đảng Cộng sản.

   Điều này có nghĩa là hầu hết những cuộc biểu tình lớn được tổ chức mà không có bất kỳ lãnh đạo bất đồng chính kiến nào. 
    Lý do khá đơn giản: khoảng 200 trong số những nhà hoạt động và ủng hộ dân chủ nổi tiếng nhất của Việt nam hiện đang ở trong tù. Những người khác đã bị cảnh sát mặc đồng phục ngăn không cho ra khỏi, một số nhà thậm chí bị chính quyền khoá trái từ bên ngoài.
Tuy nhiên, luật đặc khu, luật an ninh mạng và sự e ngại Trung Quốc đã đoàn kết mọi người chống lại chính phủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ngày càng có nhiều người Việt Nam xem các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo Đảng là kẻ bán nước, đặc biệt là vì họ liên tục thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền và ngư dân của trước Trung Quốc ở Biển Đông.

Bè lũ bán nước
Họ cũng tin rằng chính phủ đã phản bội những người lính chiến đấu chống Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới năm 1979 và cuộc xâm lược của Trung Quốc vào đảo Gạc Ma năm 1988 bằng cách từ chối các cuộc tưởng niệm tử tế và loại bỏ một số từ chống lại Trung Quốc trên bia mộ. Cả hai hành động này được xem như là khấu đầu trước Bắc Kinh.

    Những cuộc biểu tình đã diễn ra một phần nhờ internet, Facebook, YouTube, Messenger và điện thoại di động và máy ảnh, những công cụ mà những người biểu tình sử dụng để liên lạc với nhau về địa điểm và thời điểm diễn ra cuộc biểu tình. Mọi người thậm chí có thể xem các cuộc biểu tình được trực tiếp chia sẻ trên YouTube.
Mặc dù có những nỗ lực kiểm duyệt tốt nhất, chính phủ đã không chặn nổi tin tức từ các hãng thông tấn quốc tế lớn và các mạng truyền thông xã hội địa phương.
Do đó, các nỗ lực của chính quyền nhằm giành lại quyền kiểm soát các kênh này thông qua luật an ninh mạng, mặc dù các quy định của luật này không tuân theo các cam kết của Việt Nam đối với Tổ chức Thương mại Thế giới và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA). Cả hai đều không yêu cầu các công ty nước ngoài mở văn phòng và trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.
Các cuộc biểu tình đã được cộng đồng người Việt Nam hoan nghênh rộng rãi, qua ở các cuộc biểu tình song song của người Việt ở nhiều nước, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Úc, Anh, Đức, Pháp, Ba Lan, Na Uy, Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines.
Thời gian được cho là chín muồi cho một cuộc cách mạng dân chủ ở Việt Nam. Trong nước, Đảng đã chia thành hai phần chính – không phải do sự khác biệt về ý thức hệ, mà là vì lợi ích của chính họ. Đảng đã phần lớn từ bỏ tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ khi áp dụng một hệ thống thị trường tự do vào năm 1986 dưới cái gọi là cải cách đổi mới. Tuy nhiên, cho đến bây giờ họ vẫn duy trì độc quyền quyền lực chính trị.
Bộ máy chính trị của Việt Nam đã không còn hữu ích, trở nên nặng nề và tốn kém hơn với hy vọng rằng là sẽ bảo vệ được Đảng.
Cựu Bí thư Đảng Lê Khả Phiêu tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trước kỳ họp thứ sáu của Ủy ban Trung ương lần thứ 12 vào tháng 10/2017 rằng “phải cách mạng bộ máy chính trị, không có đường lùi. Bộ máy đã trì trệ, chưa nói đến con người. Không ít người toàn ngồi chơi không..”

   Chính phủ hiện chi khoảng 82,1% ngân sách quốc gia để trả lương cho các quan chức chính phủ, quân đội, cảnh sát, 205 tướng lĩnh an công ninh và năm triệu đảng viên. 17,9% còn lại được dành cho đầu tư phát triển.
Với rất nhiều người ăn lương chính phủ, phần lương khiêm tốn của họ không đủ sống. Nhiều người phải tìm cách khác kiếm thêm tiền để tồn tại. Đó là lý do tại sao tham nhũng tràn lan: bởi Việt Nam là một hệ thống độc đảng không có báo chí tự do và không có phân quyền giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp, điều đó cho thấy là không thể kiểm soát được tham nhũng.
Với các khoản đầu tư của Trung Quốc đang gia tăng, các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã quen với việc cúi đầu trước can thiệp của Trung Quốc trong các vấn đề nội bộ. Thật vậy, họ dường như tránh đối đầu với Trung Quốc bằng mọi giá, nhưng vẫn không thể làm hài lòng Bắc Kinh. Ví dụ Năm 1988, Việt Nam đã mất 64 binh sĩ mà không đánh trả trong cuộc giao tranh ở đảo Gạc Ma.
Năm 2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào lãnh hải Việt Nam, cách Đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý. Sau khi đưa được tàu ra để chặn giàn khoan của Trung Quốc, Việt Nam đã yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp đỡ nhưng không có quốc gia nào – kể cả Mỹ, Nhật Bản hay Ấn Độ – đến bảo vệ Việt Nam. Họ chỉ thúc giục cả hai bên phải tự kiềm chế và giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa.
Hiện nay, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc dường như háo hức giúp Việt Nam phát triển kinh tế, quốc phòng và tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Tuy nhiên, các hồ sơ nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam đã hạn chế các mối quan hệ sâu sắc hơn vào thời điểm quan trọng của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.
Những cuộc cách mạng gần đây ở châu Á và Trung Đông, gồm cả mùa xuân Ả Rập, được nảy sinh từ những tình huống tương tự hiện nay ở Việt Nam. Mặc dù không có tổ chức và không có sự phối hợp ngay từ đầu, cuộc cách mạng dân chủ của Việt Nam có bước tiến không thể nhầm lẫn theo một cách trật tự, mạnh mẽ và ái quốc.
“Nếu đói nghèo là nguyên nhân tạo ra cách mạng, thì lúc nào cũng có cách mạng,” nhà lý luận cách mạng Nga và Marxist Leon Trotsky đã từng nói. Trong khi đói nghèo có thể không phải là yếu tố mạnh nhất đằng sau các cuộc cách mạng mà là bất công xã hội và tham nhũng thường xuyên. Hiện có sự phân cách lớn giữa giàu và nghèo ở trong hầu hết các huyện, tỉnh thành Việt Nam.
Người nghèo thường là những người bất lực; những người giàu là các quan chức chính phủ, các đảng viên cấp cao và thân nhân của họ, những người không lâu trước đây đã tuyên bố họ thuộc về giai cấp vô sản. 
 
 Người dân Việt Nam ủng hộ những người cộng sản đánh thắng ngoại xâm, nhưng họ sẵn sàng tiến về phía trước.
Nhiều người Việt Nam bây giờ tin rằng một cuộc cách mạng thực sự mong chờ lâu nay chỉ mới bắt đầu.
 

No comments:

Post a Comment