Hỡi người Việt Nam, hãy đọc kỹ những chữ ghi trên tấm bảng này để biết Việt Nam ra sao và tương lai chúng ta và con cháu ta thế nào? Nếu đọc rồi và vẫn không hiểu ra thân phận của mình, nước mình, thì hãy đọc những lởi dẫn giải về tập đoàn Việt cộng của những nhà lãnh đạo thế giới hôm nay thì sẽ hiểu:
"Đảng Cộng sản Việt Nam ư? Họ kêu gọi Mỹ và các nước khác ủng hộ họ trong vấn đề biển đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Cộng; nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Cộng như một sứ giả chư hầu thời phong kiến." (Donald Trump.)
"Đảng Cộng sản Việt Nam ư? Họ kêu gọi Mỹ và các nước khác ủng hộ họ trong vấn đề biển đông và các vấn đề xung đột liên quan đến Trung Cộng; nhưng chính họ lại phục tùng, vâng lời Trung Cộng như một sứ giả chư hầu thời phong kiến." (Donald Trump.)
I. Những dấu ấn lịch sử:
Bất cứ ai là người Việt Nam, dẫu là thứ dân không có cơ hội đến trường học, cũng đã nghe qua dòng lịch sử mở nước và giữ nước của Việt Nam với những chứng tích trên sông Bạch Đằng: Nơi đây đã ba lần là mồ chôn quân Hán - Tống rồi Nguyên trong cuộc xâm lấn nước ta.
Lần thứ nhất, đại binh của Ngô Quyền chỉ với cọc nhọn đã dìm tan xác đoàn quân Nam Hán vào năm 938. Từ đây mở ra kỷ nguyên Độc Lập của nhà Việt Nam. Lần thứ hai, tuy không uy vũ như lần thứ nhất. Tuy nhiên vua quan nhà Nam dưới trướng Lê Đại Hành đã cho quân Tống biết thế nào là hậu quả tang thương của kẻ đi xâm lược vào năm 981. Lần thứ ba, dưới ngọn cớ của Đại Soái Trần Hưng Đạo vào năm 1288 với khoảng 4 vạn quân Nguyên đã bị sóng nước Bạch Đằng cuốn trôi. Phần những danh tướng của chúng như Ô mã Nhi, Phạm Nhàn, Phàn Tiếp… đều bị bắt sống.
Đến khi Quang Trung ra bắc, tuy Bạch Đằng không mang tính quyết chiến thắng của việc dẹp xâm lăng, nhưng nơi đây cũng chính là bến thuyền quan trọng để Quang Trung lên ngựa đem binh ra Bắc Hà vùi lấp quân Thanh và vua tôi kẻ bán nước Lê chiêu Thống ở Hạ Hồi, Đống Đa… để Tôn Sĩ Nghị quăng bỏ cả ấn tín mà chạy. Đó là những dấu chân của lịch sử. Và lòng người còn đây, lịch sử ấy chắc chắn sẽ phải được tái diễn trên phần đất này.
Ai cũng biết Non Nước như một dòng sông, sóng nước lúc yên lặng khi gió cuốn. Nhà Nam trải qua một thời yên vui lại đến lúc như phân ly. Lần này, vì những u mê của quan quân nhà Nguyễn mà Việt Nam bị rơi vào vòng nô lệ của thực dân Pháp. Tuy thế, sau những cuộc kháng chiến do các sỹ phu như Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Tri Phương… lãnh đạo, và đặc biệt, từ ảnh hưởng của Đệ nhị thế chiến và do sự hiện diện của quân đội Nhật ở Đông Dương, Pháp đã phải ra đi với tuyên ngôn Độc Lập của vua Bảo Đại vào ngày 11-3-1945.
Tiếc thay, giữa lúc niềm vui chưa trọn, Hồ Chí Minh đã rước Tàu vào dày xéo quê hương VN, chiến tranh lại tiếp tục xảy ra ở trên phần đất hình chữ S.
Kết qủa, cuộc phân chia Nam Bắc lần thứ hai lại mở ra với gần một triệu con người phải từ bỏ quê cha đất tổ, đưa con cháu vào nam. Nhưng chuyện vẫn chưa yên, bởi lẽ, trong lúc miền nam cố gầy dựng lại sức sống của dân tộc thì tại miền bắc, Hồ Chí Minh đã tắm máu nhân dân Việt Nam trong cuộc gọi là "cải cách ruộng đất" từ 1953-1956. Kết quả, ít nhất là có 172000 người Việt Nam bị chúng thảm sát và hàng trăm ngàn gia đình khác mất sản nghiệp. Rồi khi, máu loang chảy trên phần đất bắc chưa khô, Hồ chí Minh lại khua chiêng, đánh trống khai mở chiến tranh vào miền nam với súng đạn của giặc Tàu. Để rồi, trong suốt hai mươi năm sau, máu nhà Việt Nam loang chảy trên khắp non sông. Và ngày 30-4-1975 thảm họa ập đến, toàn cõi Việt Nam đã bị nhuộm đỏ dưới chiêu bài cộng sản của Hán bang,
Kết qủa, cuộc phân chia Nam Bắc lần thứ hai lại mở ra với gần một triệu con người phải từ bỏ quê cha đất tổ, đưa con cháu vào nam. Nhưng chuyện vẫn chưa yên, bởi lẽ, trong lúc miền nam cố gầy dựng lại sức sống của dân tộc thì tại miền bắc, Hồ Chí Minh đã tắm máu nhân dân Việt Nam trong cuộc gọi là "cải cách ruộng đất" từ 1953-1956. Kết quả, ít nhất là có 172000 người Việt Nam bị chúng thảm sát và hàng trăm ngàn gia đình khác mất sản nghiệp. Rồi khi, máu loang chảy trên phần đất bắc chưa khô, Hồ chí Minh lại khua chiêng, đánh trống khai mở chiến tranh vào miền nam với súng đạn của giặc Tàu. Để rồi, trong suốt hai mươi năm sau, máu nhà Việt Nam loang chảy trên khắp non sông. Và ngày 30-4-1975 thảm họa ập đến, toàn cõi Việt Nam đã bị nhuộm đỏ dưới chiêu bài cộng sản của Hán bang,
II. Những sự kiện ghi khắc trước ngày 30-4-1975.
1. Thời Việt Nam Cộng Hòa.
a. Đời sống và kinh tế.
Với những văn bản còn để lại, ai cũng thấy là từ sau 1954, ông Ngô Đình Diệm không hề công nhận những đặc quyền mà người Pháp đã ưu dành cho Hoa kiều tại miền nam. Trái lại, sau khi dã tạm ổn định an ninh trật tự trong nước, chính phủ này đã đặt trọng tâm về mặt kinh tế cho toàn dân. Ông đã đưa ra hai biện pháp:
- Kêu gọi người Hoa tham gia nhiều hơn vào lãnh vực kỹ nghệ,
- Buộc người Hoa phải gia nhập quốc tịch Việt Nam.
Dụ 42 ban hành ngày 29-8-56 nêu rõ: Mọi người sinh sống trên phần đất này phải có trách nhiệm dân sự và tự do cư trú như nhau. Từ đó, người Hoa phải Việt hóa tên họ như Trịnh, Quách, Lâm…
Kế đến dụ số 53 ngày 06-9-1956, cấm người ngoại quốc sinh sống tại Việt Nam làm các ngành nghề như: buôn bán thịt cá, chạp phô, than củi, nhiên liệu, tơ sợi, trung gian mua bán kim loại, lương thực, chuyên chở, lúa gạo… Những đạo luật này, nhìn bề ngoài thì có vẻ khắt khe với Hoa Kiều, nhưng thực tế là nhắm đến một quy định chung, tất cả đều phục vụ cho quyền lợi của đất nước.
b. Về biên cương lãnh hải, chủ quyền đất nước.
Ngày 6 tháng 9 năm 1951: Tại hội nghị San Francisco khi bàn về Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam là Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không có bất cứ lời phản kháng nào từ 51 phái đoàn tham dự. Tuy nhiên, cũng tại hội nghị này, đại biểu CS Liên Sô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đề nghị này đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận.
Đến năm 1954, Sau khi Pháp thất trận, Hiệp định Geneve đã quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời phân chia Nam Bắc. Các quần đảo nằm phía dưới vỹ tuyến 17 được giao cho chính quyền của miền Nam quản lý. Đến năm 1956, dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Pháp đã bị buộc phải rút toàn bộ binh lính ra khỏi khỏi Việt Nam.
Ngày 13 tháng 7 năm 1961: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định: "Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền điều hành của một ủy ban hành chánh".
2. Thời búa liềm, những dấu ấn nô lệ.
Trong khi miền nam có những người lính như Ngụy Văn Thà dùng chính máu xương của mình để bảo vệ Tổ Quốc khi phương bắc xâm lấn. Trái lại, ở ngoài bắc, Hồ Chí Minh đã phải cậy nhờ thế lực của Tàu cộng và tự đặt mình dưới sự lãnh đạo của La Qúy Ba, Trần Canh. Vào ngày, 14/10/1950, Hồ Chí Minh gửi thư cho Mao Trạch Đông xác định như sau: “Tôi cần nêu lên công lao đặc biệt của các tướng lãnh Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quý Ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Vi Quốc Thanh và các đồng chí cố vấn trong chiến dịch. Tóm lại, tôi cho rằng thắng lợi này là thắng lợi theo đường lối của chủ tịch Mao Trạch Đông”.
Hỏi xem, với những viên tướng thượng thừa này chỉ huy cuộc chiến thì vai vế của Võ Nguyên Giáp và tướng tá VC ra sao? Không cần nói, ai cũng biết tập đoàn nô lệ với những Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng rồi Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ… và các cấp ngành của chúng chỉ là những hạ cấp dưới sự điều khiển của Tàu. Đó là lý do giải thích tại sao, chúng kéo nhau ra đường nhảy múa, mừng rỡ khi Trung cộng chiếm được vùng đảo Hoàng Sa từ tay miền nam vào năm 1974.
Đó cũng là lý do cho thấy khi Trường Sa bị TC tấn công, Lê Đức Anh ra lệnh cấm nổ súng để Việt Nam mất đất và 64 chiến sỹ trên đảo đã bị quân Tàu chặt chém ra từng khúc! Tuy thế, đó chưa là điều bi thảm duy nhất. Bởi vì sau đó là Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, biển Tục Lãm… rồi rừng đầu nguồn, Tân Rai, Formosa và biết bao nhiêu cơ sở, bờ biển trên đất Việt Nam lần lượt được những kẻ theo Lê Chiêu Thống là Linh, Mười, Phiêu, Cầm… rồi đến những Dũng, Sang, Cầm, hoặc Trọng, Phúc, Ngân, Quang… lần lượt cúi đầu nhận đôi chút bổng lộc và dâng đất Việt để hầu tạ bắc phương.
Rồi nay lại đến Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc… Chừng nào đến Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tiên nhỉ? Câu trả lời bạn đã biết rồi đó. Không bao xa đâu, thời hạn của Hiệp Ước Thành Đô đã gần kề. Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc chẳng qua chỉ là chuyến mở đường mà thôi! Hỏi xem, người dân Việt Nam còn đường nào để sống ngoài cảnh làm nô lệ?
III. Định nghĩa về đặc khu.
Định nghĩa về Tô giới: Theo luật quốc tế, Tô giới là một phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng bị một thực thể khác (nước ngoài) quản lý. “Thực thể khác” này thường là một cường quốc thực dân hay một thế lực, tập đoàn, được cường quốc thực dân có chủ trương bá quyền hậu thuẫn dưới dạng các công ty mậu dịch.
1. Vũng Áng là “lãnh thổ” hay là “ tô giới” của Trung cộng?
Báo Tiền Phong (vc) ngày 17/6/2013 đăng bài “Đài Loan đang làm gì tại siêu dự án Formosa?”, trong đó viết: Sau khi Formosa đã tiến hành lễ khởi công xây dựng nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (tháng 12/2012) - một dự án thành phần quan trọng trong khu liên hợp có diện tích trên 3.300 ha, từ đó đến nay, khu vực này được cho là “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
Trong khi đó: theo báo (An ninh - Quốc phòng VC) – “Một khu công nghiệp nằm trên đất Việt Nam lại ngang nhiên xả nước thải thẳng ra biển khiến cá chết hàng loạt, ngư dân Việt Nam điêu đứng. Nghịch lý là đại diện cơ quan chức năng lại phát biểu rằng: “Đoàn công tác không vào kiểm tra tại KCN Vũng Ánh vì đây là KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn công tác không có thẩm quyền, chức năng kiểm tra tại khu vực này”. Chuyện gì đang xảy ra trên mảnh đất miền Trung? Điều ấy có nghĩa là gì?”
Dĩ nhiên chẳng ai buồn trả lời câu hỏi này. Đã thế, trước thông tin cá chết hàng loạt vì nước biển ô nhiễm nặng, đoàn công tác kiểm tra lại không thể vào KCN Vũng Áng để kiểm tra vì lý do: “KCN có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền” theo Phạm Khánh Ly, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, bộ NN&PTNT cho biết thêm “Chúng tôi vào làm việc với Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tư cách là cơ quan quản lý theo ngạch dọc. KCN Vũng Áng bao gồm nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng và KCN Formosa có yếu tố nước ngoài nên cần thành lập đoàn công tác liên ngành, có chỉ đạo của Thủ tướng thì mới tiến hành kiểm tra được”.
Đến đây, một câu hỏi được đặt ra là? Tại sao ngay trên lãnh thổ Việt Nam lại có cứ điểm nước ngoài “không thể xâm phạm” như thế? Và còn tồi tệ hơn thế, trên lãnh thổ Việt Nam hôm nay đã có những cửa hàng chỉ dành riêng cho người Trung Quốc, cấm người Việt. Đã thế, còn có những “làng Trung Quốc” mọc lên theo các dự án mà Trung cộng làm chủ. Ở đó, dĩ nhiên, các cơ quan chức năng của nhà nước Việt cộng “không có quyền” vào kiểm tra.
Với những thực tế này, hỏi xem, chủ quyền của đất nước ở đâu? Có nhiều người cho rằng, chính Hồ Chí Minh và tập đoàn cộng phỉ đã trao tay chủ quyền đất nước này cho Trung cộng bằng sách lược mở chiến tranh vào nam, diệt Việt chiếm đất cho Tàu. Bằng chứng:
2. Lực lượng tác chiến của Trung cộng tại Việt Nam?
Thứ năm, 23/07/2015, (Thời sự) - Thành phần nòng cốt trong “đội quân không tiếng súng” này gồm có: lực lượng tác chiến trên đất liền với mác “doanh nhân” và các công nhân viên xây đựng trong các nhà máy, cầu đường. Lực lượng hải quân trá hình ngư dân và đơn vị chế tạo vũ khí sinh học “hàng độc”. Với một kế hoạch chặt chẽ và kỹ thuật che giấu tài tình, đội quân này đang thầm lặng giết chết người dân Việt Nam, mang về hàng bao tải tiền củng cố cho sức mạnh Trung Quốc” Hỏi thật nhá, bạn có vui mừng khi trên đất nước Việt Nam ta có những đạo quân này làm chủ không? Nếu bạn muốn thì không nói làm gì, nhưng trường hợp không muốn thì hãy hỏi tập đoàn Trọng, Phúc, Ngân, Quang, cái lý do tại sao có sự hiện diện của chúng ở nơi đây?
3. Việt Nam đã nhận được những gì từ Trung và Việt cộng?
a. Chính trị: Với hệ thống bạo lực chính trị và nhà tù mà ai cũng đã rõ, thiết tưởng không cần viết lại nơi đây.
b. Kinh tế: Nay người Việt Nam nếu không tỉnh mắt, thính tai thì sẽ rất dễ dàng để mua nhầm Gạo nhựa Trung Quốc. Lý do, con buôn sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của Việt Nam chở sang Trung cộng. Liền sau đó, “gạo nhựa” của Tàu đã tràn vào Việt Nam. Kế đến, trên thị trường ở Việt Nam ngày nay nhan nhản các loại hàng hóa từ Trung cộng như Sữa độc Melamine và các loại lục phủ ngũ tạng của gia súc và gia cầm đã ung thối…
Xem ra việc ngộ độc thực phẩm mỗi ngày thêm kinh hoàng tại Việt Nam. Mỗi năm đã có hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung. Số hàng độc được thương lái Việt Nam chiếu cố nhiều nhất như tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề… Sau trứng gà, trứng vịt giả, nhiễm Melamine đến trái cây nhập lậu từ Trung Quốc. Có thề nói, tất cả trái cây nhập cảng từ Trung cộng đều có tẩm hóa chất bảo quản cao, đặc biệt những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường như là táo, cam, quýt, hồng, dưa hấu… đều có sẵn những mầm độc nhằm triệt hạ giống nòi Việt Nam.
c. Về văn hóa.
Có thể nói một cách mạch lạc, khách quan là nền văn hóa vô đạo, vô gia đình, phi luân lý của cộng sản đã được Hồ Chí Minh trải chiếu đem vào Việt Nam qua những bài viết cơ bản của Y là “Địa chủ ác ghê”, “Giấc ngủ mười năm”. Hay là “vừa đi đường vừa kể chuyện”. Từ đây, loại văn hóa vô đạo của Y đã tràn ngập Việt Nam qua những nét gian trá, tồi bại trong văn thơ của Tố Hữu rồi Xuân Diệu. Nó không chỉ giáo huấn các đảng viên Việt cộng biết cách thờ ngoại bang, bỏ quê hương Việt như: “bên kia bên giới là nhà, bên đây biên giới cũng là quê hương”. Nhưng còn chà đạp nền văn hóa đạo đức cơ bản của Việt Nam như: “thương cha thương mẹ, thương chồng, Thương mình thương một, thương ông thương mười”. Văn hóa của CS là thế, nên xã hội Việt Nam khó tránh được những tai ương, thảm cảnh.
Kết qủa, sau khi ca tụng những Mao, Mác, Lê, Hồ… chúng quay ra tính sổ với người Việt Nam, bất kể người đó là cha mẹ, anh em hay thân nhân… đều có tên trong tiếng rống gào vô luân vang trời đất:
“ai về Bố Hạ,
nhắn vợ chồng thằng Thu (thằng Thu là bố đẻ của Xuân Diệu)
rằng lũ chúng bay là lũ quốc thù…
lôi cổ bọn nó ra đây,
bắt qùy gục xuống, đoạ đày chết thôi.” ( Ngô Xuân Diệu)
Với những bài học này, dĩ nhiên, giòng máu phản bội gia đình và giống nòi ấy đã truyền đạt đến những côn trùng, lúc nhúc trong xã hội VC như Hoàng Chí Bảo, Bồi Hiền… ngoi lên. Thử hỏi:
IV. Việt Nam còn có ngày mai?
Trong bài “KHI NÀO THÌ ĐỔI VẬN?” tác giả Đỗ Ngà viết “Nếu một khối 10.000 kg đặt trên vai bạn, bạn sẽ bị nó đè chết. Nếu nó được đặt trên vai 1.000 người thì mỗi người sẽ cảm thấy khỏe re như con ngựa kéo xe vì mỗi người chỉ gánh 10 kg, rất nhẹ nhàng. Đấy là hình ảnh đơn giản về sự chia sẻ trách nhiệm, hoặc có thể gọi là sức mạnh số đông. Tại sao mỗi người lại không cùng lên tiếng cho một xã hội tốt đẹp? Vài người lên tiếng, CS nó đè bẹp. Nhưng triệu người lên tiếng xem? CS sẽ lùi bước. Nếu vài triệu người xuống đường, CS sẽ sụp.”
Bạn nghĩ sao? Nhìn tương quan lực lượng, Việt cộng có 4-5 triệu đoàn đảng viên với đủ mọi loại khí giới và luật lệ trong tay. Phần chúng ta chỉ là 90 triệu người dân không một tấc sắt. Chúng ta phải làm gì để có sự thay đổi? Theo tôi, chúng ta có chỉ dẫn khá chính xác như sau:
- Nếu có 100,000 người xuống đường như chúng ta đã từng làm. Chúng ta sẽ nhận lấy đau thương, một số người sẽ bị bắt, bị đánh đập và rồi bị quăng vào nhà tù. Việt cộng ngồi rung dùi, cười nhạo.
- Nếu có 1,000,000 người thì sao? Có thể sẽ còn những cuộc bắt bớ. Nhưng chúng bắt và đánh người bằng những đôi mắt trắng và bàn tay run rẩy.
- Nếu có 5 triệu người xuống đường cùng lúc tại 5 thành phố lớn thì thế nào?
Sẽ có ít nhất một nửa trong tổng số đoàn đảng viên Việt cộng và vợ con của họ sẽ bỏ việc, hay bước sang phần đất của những người tham gia biểu tình. Hầu hết mọi hệ thống sinh hoạt sẽ đình trệ. Những cái dùi cui và cái còng của cộng sản tự động rớt xuống đất. Không một kẻ nào dám đụng đến nữa. Các loa đài, loa mồm của VC tự nhiên á khẩu.
- Nếu có chừng 10,000,000 người xuống đường và kéo dài trong vài tuần thì sẽ ra sao?
Trên đường chỉ còn chúng ta ca hát cho ngày mới mà thôi. Tất cả các chốt đóng binh cũng như công cụ của nó đều đóng cửa, bỏ trống. Những tên côn đồ có chức, có quyền thì đã bỏ trốn bằng cách này hay cách khác trước khi chúng ta tập hợp được con số này. Từ đây, Chính quyền sẽ thuộc về tay nhân dân. Đất nước này sẽ thuộc về chúng ta và con cháu chúng ta. Như thế, nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta sau khi xé bò lá cờ búa liềm của giặc Hồ là phải toàn tâm để bảo vệ biên cương của đất nước, bảo vệ tài sản công cũng như của tư. Hơn thế, tuyệt đối bảo vệ sinh mạng và tài của người dân. Rồi cùng nhau đưa đất nước vào con đường Dân Chủ, ở đó mọi người cùng chung tay vào việc xây dựng và bảo vệ cuộc sống trong Tự Do, Độc Lập, Công Lý và Hòa Bình. Tất cả vì phúc lợi của toàn dân và vì tương lai của đất nước. Thật vậy, nếu chúng ta cùng đồng lòng cùng đi. Bài toán này không xa thực tế.
Hỡi người Việt Nam, trên đây là toàn cảnh bức tranh Việt Nam hôm nay. Hãy hỏi xem, với vận nước điêu linh như thế chúng ta có nên đứng dậy mà đi diệt trừ tập đoàn cộng sản để cứu nước hay không? Hay mãi nằm yên và chờ bọn nô lệ cho giặc Tàu ngồi trên nhỏ cho ta và con cháu ta miếng cơm hẩm mà sống lây lất qua ngày?
Thưa đồng bào, câu trả lời của chúng ta hôm nay là tương lai của cả dân tộc này trong ngày mai. Nếu không hành động là chính ta chấp nhận làm nô lệ, làm thân vong quốc ngay trên đất nước của mình.
No comments:
Post a Comment