"Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân,… lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”. (điều 4 hiến pháp Việt cộng 2013)
Đây có lẽ là một điều khoản quan trọng nhất trong bản văn gọi là Hiến Pháp của nhà nước Việt cộng. Bởi lẽ, mọi cấp quyền nhớn nhỏ của họ, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì họ cũng đều đọc lại cái đoạn viết ngắn ngủi này để mà giáo huấn nhau. Nay, đến ngày mà họ gọi là ngày quốc khánh, trong khi toàn dân Việt lại gọi đó là ngày Việt Minh cướp chính quyền, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem, Hồ Chí Minh cũng gọi là Hồ Quang có những đặc điểm nào mà đảng và nhà nước Việt cộng luôn coi là tâm điểm trong việc đào tạo và giáo dục cán bộ của họ.
I. Hồ Chí Minh là ai?
Trước khi đi vào bài học cơ bản do Hồ để lại cho đoàn đảng viên Việt cộng, thiết tưởng chúng ta cũng nên thoáng qua đôi dòng về phần tiểu sử chính thức của Y.
Theo bản lý lịch chính thức do nhà nước Việt cộng cũng như Trung cộng công bố thì Thiếu tá Hồ Chí Minh có tên là Huguang (Hồ Quang) là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, tùng sự tại Bát lộ quân của tướng Chu Đức vào cuối năm 1939. Phần hồ sơ quân bạ được Quân Ủy Trung Ương Trung cộng, chính thức công bố như sau “Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Hồ Chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939, Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài – Quảng Đông – Thiếu tá – tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员—38岁-广东-少校 -毕业于岭南大学-中学教师。会外语和国语. Với bản lý lịch này, thiếu tá Hồ Chí Minh (Huguang) là người mang quốc tịch nào?
Ai cũng biết, trong 3/4 thế kỷ qua, hầu như tổ chức cộng sản Việt Nam chưa bao giờ ngừng kêu gọi các đoàn đảng viên và cả công chúng lẫn thiếu nhi phải “học tập theo gương bác Hồ”. Tuy thế, có điều rất lạ là nhà nước này không đưa ra những tấm gương cụ thể, hay cách làm người của Hồ Chí Minh để cho các đoàn đảng viên theo gương. Nay nhân dịp kỷ niệm ngày Việt Minh cướp chính quyền (19-8-1945) nhân cuộc biểu tình của quân dân Hà Nội ủng hộ tân thủ tướng Trần Trọng Kim, tôi đành bỏ chút thời giờ để tìm xét xem những tấm gương ấy là gương nào mà nhà nước CSVN luôn luôn kêu gọi các đoàn đảng viên của họ phải noi theo trong suốt ¾ thế kỷ qua.
II. Những tấm gương và tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh:
1. Lúc chưa thành danh:
Cuộc đời của Hồ Chí Minh, theo nhà nước Việt cộng vẻ thêm chân thì Y đã gặp rất nhiều bước cay đắng. Khi cha được làm quan triều Nguyễn, nhờ vị thế này mà Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung được nhập học trường Quốc Học ở Huế.) Niềm vui chưa tày gang, bố là Nguyễn Sinh Sắc (cũng gọi là Huy) vì nghiện rượu, gặp lúc quá chén đã đánh chết người. Kết quả luận tội. Một là Nguyễn Sinh Sắc phải nhận 100 roi đòn và phải đổi đi nơi khác. Hai là bị biếm (bị đuổi khỏi quan trường). Ôi thân phận của một ông quan mà bị nọc ra đánh 100 hèo thì còn gì là đời. Cực chẳng đã, lúc tỉnh rượu, Nguyễn Sinh Sắc đành chịu biếm chức quan thay cho 100 roi đòn phạt.
Phần Nguyễn Sinh Cung, vừa vào lớp sáu, miếng ăn chưa thể tự túc đã bị đuổi học vì tham gia vào những cuộc biểu tình bạo động. Ngửa lên, vua quan chẳng ai thương. Cung đành thất thểu đi tìm kế sống qua ngày. Việc đầu tiên là xin được chân phụ giáo, tập thể dục thể thao cho học sinh ở trường Dục Thanh, Phan Thiết. Có lẽ, công việc này cũng bữa no bữa đói. Đã thế, chỉ mấy hôm sau cả nhà trường, từ học trò lớn nhất đến em nhỏ nhất đều to nhỏ với nhau là bố của Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Sinh Huy đánh chết người trong lúc say rượu nên đã bị biếm chức quan. Từ đó, học sinh trường Dục Thanh đã sớm bịt mũi khi nhìn Nguyễn Tất Thành. Cực chẳng đã, Thành bỏ trường rồi vào Sài Gòn và đi kiếm cơm ăn dưới tàu Pháp với chân phụ bếp.
Khi Y sang đến Pháp, Cụ Phan Chu Trinh thấy động lòng thương, vì cụ có biết bố của Nguyễn Tất Thành, nên đã cố gắng giúp đỡ và dìu dắt Y vào cuộc sống lương thiện. Y đã có thời gian, ngoài việc làm riêng để kiếm sống, đã được cụ Phan Chu Trinh rồi Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Thế Truyền trong “Hội những người An Nam Yêu Nước” giúp đỡ bằng cách cho giữ nhà và đem thư đi liên lạc với các nơi. Tưởng là Thành sẽ trở nên người hữu dụng nên các nhà trí thức trên đã sẵn lòng giúp đỡ. Hơn thế còn hướng dẫn và tập cho Y vào đường tranh đấu.
Ai ngờ, căn nhà có nếp. Khi được tổ chức sai đem bản văn soạn sẵn của Hội gửi đến hội nghị ở Versailles. Bất ngờ Y được CS Pháp chiếu cố trong hội nghị. Y đã tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Trong khi “yêu sách của nhân dân An Nam còn gọi là Thỉnh nguyện thư của dân tộc Annam, (Revendications du peuple annamite) là bản yêu sách được gửi ngày 18 tháng 6 năm 1919, của Hội những người An Nam yêu nước,(do Phan Chu Trinh lãnh đạo) gồm tám điểm được viết bằng tiếng Pháp, được ký bằng cái tên chung là Nguyễn Ái Quốc và gửi tới Hội Nghị Hòa Bình Versailles. (Wikipedia). Bản yêu sách này tôi đã ghi lại trong bài Đứng Dậy Mà Đi.
Sau chuyện này cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Thế Truyền… chỉ biết lắc đầu trước hành động bá đạo, vô liêm của Thành. Riêng Thành, sau cuộc đánh cắp này, không bao giờ còn dám trở lại để gặp mặt những vị trên kia nữa. Từ đây, Y bước hẳn sang con đường khác. Thành đi theo cộng sản để bán nước, hại dân.
2. Thời hoạt động:
a. Gương quất ngựa truy phong!
Khi ra hoạt động, ai cũng biết rõ Hồ đã qua tay những người đàn bà như: Tăng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Minh Khai, Vera Vasilieva, Đỗ Thị Lạc, Nông Thị Trưng, Nông Thị Xuân… Tất cả những người này đều bị bỏ rơi hay đã bị Hồ Chí Minh hành quyết, trừ khử, không để lại dấu vết! Tệ hơn, những chính kẻ được cho là con ruột của Hồ Quang (Mạnh, Trung) hiện nay vẫn còn sống, cũng không dám có nửa lời lên tiếng minh oan cho cá nhân hay cho người mẹ ruột của mình. Bởi lẽ, tập đoàn VC, xưa kia là Duẩn, Đồng, Chinh, Giáp rồi Mười, Phát, Thọ, Linh, Phiêu, Kiệt, Mạnh rồi Dũng, Sang… đến Trọng, Quang, Phúc Ngân… hoặc bất cứ một tên đoàn, đảng viên hạng bét ở xóm làng, góc phố đều ca tụng “bác” là người sống độc thân, cả đời chỉ lo cho nước” khiến, Mạnh, Trung thành con rơi vô thừa nhận!
b. Trộm cắp mọi nơi, mọi cách.
Cho đến nay đã có 174 tên gọi, bí danh và bút danh được nhà nước Việt cộng công bố là của Hồ Chí Minh trong đó có tên Tống Văn Sơ. Sơ mang hộ chiếu “Số B.98 Có giá trị 6 tháng” cấp năm 1930 ghi rõ: “Tống Văn Sơ, 31 tuổi, công dân nước Cộng hòa Trung Hoa đến Xiêm để kinh doanh được đi lại tự do” (phòng sưu tầm bảo tàng Hồ Chí Minh). Với bản lý lịch chính thức này do nhà nước Việt cộng in ấn thì xem ra Tống Văn Sơ không thể là Nguyễn Tất Thành (sinh 1890?). Như thế thì Sơ là ai và Hồ sinh năm nào, 1890 hay 1899, rồi Y là Việt hay Hoa? Theo cách tính ngày tháng, nếu sinh năm 1899 thì tương đồng với lý lịch của Hồ Quang trong bát lộ Quân. Theo tuổi, Sơ có thể là Hồ Quang, nhưng không thể là Nguyễn Tất Thành.
Ngoài ra, còn có đến 30 cái tên gọi, bút danh khác đang được “viện bảo tàng Hồ Chí Minh” ngâm cứu để chính thức gán ghép cho Y. Tuy nhiên, việc đúng sai thì không ai có thể kiểm chứng. Bởi lẽ, tác giả có khi là những người đã chết, hay đã bị giết thì không khả dĩ chứng minh cái tên kia là của mình. Từ đó, những cái tên vô thừa nhận này đều được thêm mắm muối vào và cho là của Hồ Chí Minh. Phận “cục tác” (gà mái) Hoàng Chí Bảo còn khoa ngôn cho rằng, “bác của Y” thành thạo đến 26 thứ tiếng. (Hồ Chí Minh lừa đảo ở Paris như thế nào?) Đàn Chim Việt, 7/5/18.
Tuy nhiên “Vừa đi đường vừa kể chuyện của Trần dân Tiên” lại là khúc xương khó gặm. Cho đến nay việc ỡm ờ để cho người ngoài hiểu là của Hồ. Nhưng thực tế là VC không dám chính thức ghi nhận. Bởi lẽ, họ sợ Tàu ô một ngày nào đó nổi giận công bố ra tác giả thật thì bể hết nồi niêu của đám Việt cộng ở bắc bộ phủ. Đó là lý do giải thích tại sao, tập đoàn CS/BV đã phải thay nhau cúi đầu trước Tàu cộng trong mọi cách, mọi cảnh, rồi thay nhau đi chầu như cơm bữa! Cũng có thể vì lý do này mà Hiệp ước Thành Đô ra đời chăng?
Chuyện là thế, nhưng phải nói ngay là, tài… của Hồ Chí Minh ở trên đời này không có mấy tay. Bời lẽ, người ta thường chỉ dám ăn cắp, ăn cướp khi ở ngoài đời thôi. Khi đã bị bắt vào tù, thì dẫu là “quan, cán” cũng phải… chừa, không mấy ai dám hành nghề trong lúc ngồi tù. Tuy nhiên, bác của Việt cộng là Hồ Chí Minh lại khác người. Ở ngoài chỉ có một nghề, vào tù cũng không thể bỏ. Kết quả, lần ra tay này bỗng trở thành tác giả của tập thơ nhớn “Ngục Trung Nhật Ký”, viết bằng tiếng… Tàu cao cấp! Chỉ tiếc, tập thơ này tác giả lại ca tụng những công việc lớn của người Hoa yêu nước Tàu, nó chẳng có một chút nào dính dáng tới chuyện người Việt Nam yêu nước Việt, ngoài trừ vài ba từ Việt Nam như chuyện khách qua đường, nhưng vẫn biến thành thơ yêu nước của bác Hồ người nước Việt! Lý do, kẻ vì quen tay nghề nên có vào tù cũng không thể chừa, phận kẻ hầu ở ngoài chỉ biết thổi ống đu đủ!
3. Khi làm lãnh đạo.
a. Gương cướp của giết người.
Phải thành thật mà nói rằng, lúc trước thì Hồ Chí Minh cũng chỉ ăn cắp ăn trộm vặt như dẫn ở trên, chưa ai nghe đến chuyện Y cướp của giết người. Nhưng sau khi phải chạy thục mạng khỏi thành Hà Nội, phần thì đói, phần thì sợ không còn ai nghe biết tới tên, nên Hồ Chí Minh đã mở ra chiến dịch cướp của giết người rất bài bản dưới chiêu bài “cải cách ruộng đất”. Kết quả, từ 1953-1956 đã có ít nhất là 172000 trưởng gia đình đã bị Hồ Chí Minh và phe đảng của Y giết hại và cướp lấy toàn bộ tài sản của gia đình họ. Nhờ học sách lược cướp của này mà cán cộng hôm nay khấm khá. Không một kẻ nào từ cái nhúm gọi là Trung ương cho đến cấp quận, huyện lệnh lại không có số tài sản lớn gấp mười, thậm chí gấp hàng trăm lần bà Nguyễn thị Năm xưa! Nhưng tài là không một tên nào bị đấu tố, bị treo cổ!
Phận dân đen thì trắng mắt bảo nhau: “Con ơi nhớ lấy lời cha; Cướp đêm là trộm cướp ngày là Cán”. Bạn nhìn xem, từ toà Khâm Sứ ở Hà Nội, rồi Đồng Tâm, Đồng Chiêm, đến Tam Tòa, Cồn Dầu…. và nay là Thủ Thiêm, đều bị cướp giữa ban ngày. Điểm mặt toàn là quan cán nhớn VC đã thuộc nằm lòng kinh sách và phương cách cướp của giết người của Hồ chí Minh truyền lại. Theo đó, tất cả các cấp từ trung ương xuống địa phương đều thuộc lòng phương ngôn của đảng: Không trộm cướp bất thành đoàn đảng viên Việt cộng. Tuy nhiên, những kẻ đi sau này tay nghề xem ra còn trổi vượt hơn Hồ chí Minh nhiều. Bởi lẽ, nhà cửa là chuyện nhỏ, vợ to, con bé và tiền cướp được đều đem gởi trong các tài khoản ở các nước tư bản hết. Nếu trời cho Hồ sống lại… vài phút thì chắc chắn việc duy nhất Y có thể làm là quỳ phủ phục xuống mà bái lạy các cấp quan cán CS hôm nay. Bởi lẽ, bác trộm mười, cán cộng cướp hàng trăm, hàng nghìn!
b. Gương bán nước.
Ngay từ trong chiến tranh, dưới sự điều khiển của Tàu cộng, Hồ Chí Minh đã chủ trương: “Phải đánh miền nam đến người cuối cùng cũng đánh”. Nhưng đám Việt cộng ngu đần qúa, nghe nói tưởng là khẩu hiệu cho thêm hăng hái, không một kẻ nào trong số đó biết đặt lại một câu hỏi là. Nếu người Việt Nam theo Hồ có Mao và đánh đến người cuối cùng cũng đánh thì đất nước này sẽ thuộc về tay ai? Mỹ hay là Tàu?
Trả lời, chưa đến người cuối cùng, nhưng ngay khi vào được Hà Nội, vào năm 1958 Hồ Chí Minh đã lệnh cho Phạm Văn Đồng ký giao Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cho Tàu cộng! Và ngày nay, hầu như không một nơi nào trên đất nước này, từ cao nguyên miền thượng du cho đến đồng bằng, hay thành thị, bờ biển… không một nơi nào thiếu dinh thự, chợ búa, trường học, cơ sở của quan quân Tàu. Thậm chí nhiều nơi ngay cán hạng nhất ở trung ương của Việt cộng cũng không được phép bước đến! Hỏi xem, với chủ trương mở chiến tranh trên toàn cõi Việt Nam để giết người Việt Nam và đưa Tàu Ô sang làm chủ trên mảnh đất này thì Hồ Chí Minh là ai đây? Là Tàu hay Lê Chiêu Thống?
Rồi nay, luật đặc khu chưa duyệt, nhưng Vân Đồn, bắc Vân Phong, Phú Quốc xem ra đã là của Tàu trong 99 năm tới. Hỏi xem, người dân Việt Nam biết tìm sống nơi nao khi Việt cộng lấy gương Hồ chí Minh làm chủ đạo của họ? Ta sẽ đua nhau làm nô lệ ngay trên mảnh đất của cha ông mình ư?
III. Đường nào cho người Việt Nam thấy ngày mai?
Cuộc chiến nam bắc của Hoa Kỳ đã diễn ra trong vòng bốn năm từ 12/4/1861 đến 09/5/1865 ( phát súng cuối cùng nổ vào ngày 22-6-1865). Một bên là Abraham Lincoln, Ulysses S. Grant… Một bên là Jefferson Davis, Robert E. Lee… Kết qủa, phía bắc tử trận 140,414. Phía nam là 72, 534. Miền bắc chiến thắng, Hoa Kỳ bảo toàn lãnh thổ, không một chia cắt. Sau chiến tranh, không một người lính nào từ quan tới quân miền nam phải đi học tập cải tạo. Hoa Kỳ mở ra một chương mới và thành lãnh đạo của thế giới Tự Do.
Trong khi đó, cuộc chiến Bắc/ Nam của Việt Nam tạm có kết qủa như sau: Theo tài liệu thống kê của Cục chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng (BV) thì về phía miền bắc (CS), “bên thắng cuộc” có 1.146.250 bị chết và khoảng 600.000 thương binh. Và hơn 100,000 khác còn mất tích.
Trong khi đó phía miền Nam và Hoa Kỳ như sau: Khoảng 58,200 tử trận và chết vì lý do khác. Khoảng 304.000 bị thương nặng, nhẹ và 1.948 mất tích. Phía VNCH có 310.000 tử trận hoặc mất tích và khoảng 1.170.000 bị thương (Wiki)
Ngay sau chiến tranh, ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp uý, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.306 người trong các đảng phái.
Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ lâu dài sau ngày 30/4/1975 là hơn 200.000. Đến năm 1980 thì Việt cộng xác nhận có hơn 26.000 người vẫn còn trong trại giam. Tuy nhiên, một số quan sát viên ngoại quốc ước tính con số này là khoảng từ 100.000 đến 300.000. Trong khi đó, ước tính của Hoa Kỳ cho rằng có khoảng 165.000 người đã chết trong các trại giam của Việt cộng trong thời chiến và sau này. (các con số được lấy từ các bài viết trong wiki).
Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ lâu dài sau ngày 30/4/1975 là hơn 200.000. Đến năm 1980 thì Việt cộng xác nhận có hơn 26.000 người vẫn còn trong trại giam. Tuy nhiên, một số quan sát viên ngoại quốc ước tính con số này là khoảng từ 100.000 đến 300.000. Trong khi đó, ước tính của Hoa Kỳ cho rằng có khoảng 165.000 người đã chết trong các trại giam của Việt cộng trong thời chiến và sau này. (các con số được lấy từ các bài viết trong wiki).
Chiến tranh và bạo lực của chiến tranh là thế. Đến khi hết chiến tranh điều làm cho dân tộc này khốn cùng hơn là ở nơi đó không có Tự Do, mất Độc Lập không Công Lý, nói chi đến Hạnh Phúc, nhưng ở đó có một hệ thống cộng sản chuyên chế theo hệ của Tàu cộng. Tuy nhiên, việc chuyên chế ấy còn là chuyện nhỏ, theo như những bước chân của người đi và hình bóng trước mắt thì nơi ấy, CSVN chỉ là cái công cụ của Tàu trên phần đất này mà thôi. Bởi vì nó còn đang chờ đợi cái kết cuộc của Hiệp Ước Thành Đô do Tàu cộng bảo quản vào năm 2020. Chuyện ấy ra sao, nay chưa rõ câu trả lời. Có điều, cửa ngõ Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã khai mở cho Tàu với quyền quản trị là 99 năm. Từ đây đi vào đất liền với trăm năm xem ra cũng gần!
Như thế, người Việt Nam yêu tổ quốc của mình còn đường nào để đi?
Xem ra câu trả lời chỉ nằm trong hai trường hợp sau:
Xem ra câu trả lời chỉ nằm trong hai trường hợp sau:
1. Cứ đắp chiếu mà ngủ, chờ Hồ chí Minh và Việt cộng dẫn đường vào làm nô lệ cho Tàu.
2. Đứng dậy mà làm người Quang Trung. Triệt cộng chém Tàu mà làm chủ lấy đất nước của mình.
Ngoài ra không còn một cách nào khác.
No comments:
Post a Comment