Monday, October 1, 2018

PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG "NGỦ GẬT" TỪ GÓC ĐỘ "THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ".

42788033_1794645983918220_1077959692338069504_n

    














    Vừa qua hiện tượng "ngủ gục" của Nguyễn Nam Dương tại phiên thảo luận của Hội đồng LHQ gây xôn xao báo chí thế giới và cộng đồng mạng Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà tôi đã có 4 STT về chuyện này. Và tôi cũng đoán biết rằng báo chí trong nước sẽ đưa ra 2 luận điểm quan trọng để phản biện. Đó là chênh lệch múi giờ và các chính trị gia thế giới cũng ngủ gục trong các cuộc họp.

Một số bạn giật STT cho rằng chuyện ngủ không quan trọng, ruồi bu; Việt Nam còn nhiều chuyện quan trọng hơn. Tôi sẽ phân tích cho các bạn thấy nó không đơn giản chỉ là trạng thái sinh học, nó phản ánh thể chế chính trị của một đất nước.
Các bạn đã tố cáo việc dùng phép ngụy biện để lật mặt nạ chuyện này, tôi không nhắc lại nữa chỉ bổ sung những vấn đề mà các bạn chưa thấy.
Thứ nhất chuyện ngủ của quan chức Việt Nam không chỉ ở trong ngành ngoại giao mà còn ở trong 2 ngành quan trọng nhất là "lập pháp" và "tư pháp". Vậy thì dùng luận điểm lệch múi giờ là phi lý vì các quan chức ở trong nước không bị lệch múi giờ vẫn ngủ như thường. Một quan chức ngoại giao phải xem việc di chuyển giữa các múi giờ là điều bình thường, nếu thấy không bình thường thì phải chọn khách sạn mà ngủ hoặc ngủ ngoài xe sẽ không ai nói gì. Một vấn đề nữa là hầu hết các nước trên thế giới đến Mỹ họp cũng lệch múi giờ chứ không chỉ Việt Nam. Do đó luận điểm này không thuyết phục.
Thứ hai, so sánh với các lãnh đạo thế giới khác cũng "ngủ gục" là khiên cưỡng. Bởi họ chỉ lim dim mắt trong trạng thái không chủ đích vì không thắng được trạng thái sinh học chứ không ngủ một cách mê man, li bì như các ông nghị, thẩm phán, quan chức ngoại giao Việt Nam. Nhưng họ vẫn bị dư luận nước họ chỉ trích tơi bời. Trong trường hợp Việt Nam tại LHQ, báo chí thế giới đã nhấn mạnh là ngủ "trong suốt" phiên thảo luận chứ không phải trong giờ giải lao. Thảo luận là gì? Là nghe diễn giả nói và bàn thảo với nhau về cách thức giữ gìn hòa bình thế giới. Anh đang muốn ứng cử vào Hội đồng BALHQ không thường trực và từ đó có thể làm chủ tịch HĐ này một tháng mà anh đến để ngủ, chẳng thèm nghe người ta nói và cũng chẳng quan tâm thảo luận thì ai dám bỏ phiếu cho anh?
Như vậy cái sự ngủ này đã vượt qua cái việc không chiến thắng bản thân mà nó xuất phát từ một cơ chế. Đó là cơ chế sản sinh ra bởi chế độ độc tài. Cơ chế xem thường dân.
Tại sao tôi nói rằng trong chế độ độc tài cơ quan dư thừa nhất là quốc hội và nghề nghiệp dư thừa nhất là luật sư? Chính trạng thái ngủ của các ông nghị và thẩm phán đã trả lời cho câu hỏi đó của tôi. Nếu đại biểu mà do dân bầu thật sự như các nước dân chủ thì chẳng ông nào dám ngủ cả. Vì để giành được một cái ghế trong quốc hội ở cả 2 viện rất gian nan. Ứng viên phải giữ gìn tư cách, phải có tài hùng biện để thuyết phục cử tri, phải chiến thắng đối thủ của đảng đối lập vì chính trường như chiến trường. Cho kẹo cũng chẳng ông nào dám ngủ khi đài truyền hình quốc gia tường thuật trực tiếp như thế? Lần sau dân sẽ cạch mặt không bỏ phiếu nữa và đảng sẽ lôi ông ngủ gật này ra trị tội. Thế nhưng ĐBQH ta vì sao chẳng ngán? Vì ghế là do đảng quyết hoặc được mua với giá 1,5 triệu USD chứ đâu phải do dân bầu? Ngán thằng Tây nào mà không ngủ? Chủ tịch quốc hội phê bình thì trả lại tiền đi, hoặc cũng có thể viện cớ là ngày nọ giờ kia bà cũng ngủ gật thì nói gì tôi?
     Tại sao trong các nước có pháp trị chỉ một động thái không nghiêm túc trong phiên tòa là bị ghép vào tội khinh miệt tòa án và có thể bị phạt tù. Nhưng Việt Nam thì thẩm phán ngủ vô tư? Ngủ vì xem luật sư không ra gì. Lời bào chữa, chứng cứ luật sư đưa ra chả quan trọng. Quan trọng là số tiền chạy án có thuyết phục được thẩm phán hay không mà thôi. Vậy thì khi thể chế chính trị vừa đá bóng vừa thổi còi thì tội gì không ngủ sau một chầu nhậu li bì. Đến khi tuyên án mặc người nhà bị án oan ném dép kêu oan, quan trọng là số tiền chạy án đã được chia có nằm gọn trong túi hay không mà thôi.
     Vậy thì bạn nào nói chuyện ngủ này không quan trọng là đã lầm. Chuyện ngủ này đã đưa ra trước toàn thế giới sự thối nát của thế chế chính trị tại Việt Nam, những oan khuất mà người dân Việt Nam phải gánh chịu. Và nó cũng phản ánh luôn sự bất lực không kiểm soát được chính quyền của người dân Việt Nam.
Bởi một lẽ đơn giản là anh đang muốn giữ gìn hòa bình thế giới mà anh chẳng thèm quan tâm thì sá gì thân phận người dân Việt Nam.
 Sắp tới đây sau khi báo chí thế giới đưa tin rùm beng nước nào còn bỏ phiếu cho Việt Nam trúng cử vào làm thành viên không thường trực tại HĐBA LHQ thì dứt khoát nước đó phải là nước có thể chế chính trị độc tài.

FB. Dương Hoài Linh

No comments:

Post a Comment