Đại sứ Việt Nam: Hà Nội phản đối liên minh quân sự trong khu vực
Đại sứ Phạm Sanh Châu (phải) trình quốc thư tại New Delhi. Vị đại sứ mới được bổ Nhiệm đến Ấn Độ nói Việt Nam không ủng hộ bất cứ liên minh quân sự nào trong khu vực. (SanhChau Pham's Facebook)
Việt Nam không ủng hộ ‘Bộ Tứ’ Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ – một hợp tác an ninh nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định cho khu vực – và phản đối bất cứ sự thành lập liên minh quân sự nào trong khi Trung Quốc tiếp tục gia tăng ảnh hưởng trong vùng.
Đại sứ mới của Việt Nam, Phạm Sanh Châu, được truyền thông Ấn Độ trích lời nói hôm 15/11 rằng Việt Nam hoan nghênh bất kỳ sáng kiến nào nhằm duy trì hòa bình, an ninh và tự do hàng hải cũng như hàng không trong khu vực.
Tuy nhiên vị đại sứ mới được bổ nhiệm tới New Delhi nói rằng “chúng tôi không muốn thấy bất cứ một liên minh quân sự nào được hình thành bởi vì chúng tôi tin là nó không có lợi cho môi trường an ninh trong khu vực.”
Tuyên bố của ông Châu được đưa ra trong bối cảnh các quan chức của Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ gặp gỡ bên lề một hội nghị thượng đỉnh tại Singapore hôm 15/11.
‘Bộ Tứ’ này, xuất hiện từ năm 2004 dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush, có tầm nhìn chiến thuật rộng lớn của Mỹ để quảng bá cho “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, theo lời Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói với các phóng viên hôm 13/11.
Chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” lần đầu được chính thức giới thiệu bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một phát biểu của ông tại Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ở Đà Nẵng hồi tháng 11 năm ngoái.
Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 14/11 khẳng định coi ‘Bộ Tứ’ là “kết cấu quan trọng được thiết kế cho khu vực” để phát triển hợp tác về kinh tế, quân sự và chiến thuật.
Được hỏi liệu Việt Nam có ủng hộ liên minh bốn cường quốc này không, Đại sứ Châu nói: “Nếu bất kỳ nước nào muốn bè phái, sử dụng vũ lực hoặc tìm cách dùng vũ lực, thì điều đó đi ngược lại với quan điểm của Việt Nam," theo Times of India.
Ông Châu đưa ra bình luận trên chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind bắt đầu chuyến công du tới Việt Nam, dự kiến vào ngày 18/11, vẫn theo nhật báo tiếng Anh của Ấn Độ.
Tháng 11 năm ngoái ‘Bộ Tứ’ Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ họp lần thứ 3, sau nhiều năm gián đoạn, nhằm phát triển một chiến lược mới để giữ cho hải lộ trọng yếu trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không bị ảnh hưởng bởi một thế lực nào.
Theo các nhà quan sát, hành động này được coi là một nỗ lực nhằm kiềm chế sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Việt Nam là một trong những nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong khi Việt Nam hiểu được những thế yếu của mình đối với Trung Quốc nhưng các lãnh đạo của họ tiếp tục đi nước đôi về chiếc ô an ninh của Mỹ trong khu vực. (Phương Nguyễn, Viện nghiên cứu CSIS)
Trung Quốc trong những năm gần đây tăng cường việc bồi đắp các đảo nhân tạo và quân sự hóa vùng Biển Đông bất chấp những phản đối của cộng đồng quốc tế.
Năm 2014, Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền của Việt Nam và trong hơn 1 năm trở lại đây được cho là đã ép Hà Nội ngừng hai dự án khoan thăm dò dầu khí trên Biển Đông.
Trong khi Việt Nam hiểu được những thế yếu của mình đối với Trung Quốc nhưng các lãnh đạo của họ tiếp tục đi nước đôi về chiếc ô an ninh của Mỹ trong khu vực, theo nhận định của nhà nghiên cứu Phương Nguyễn của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS ở Washington DC với East Asia Forum.
Điều này được thể hiện trong chính sách ‘3-không’ của Việt Nam: không liên minh quân sự, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, và không liên minh với bất kỳ nước nào để chống lại nước khác.
“Chúng tôi sẽ không tham gia bất kỳ liên minh nào nhằm chống lại bất kỳ nước thứ 3 nào,” Đại sứ Châu được The Hindu trích lời nói hôm 15/11.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định lập trường nhất quán này của Hà Nội tại các cuộc họp báo trước đây.**
Vì rằng, liên minh quân sự này, dùng sức mạnh chỉ để kiên quyết thực thi quyền tự do đi lại trên biển theo các công ước quốc tế, thực chất là ngăn chặn sự xâm lược của Tàu Cộng trên biển Đông, kẻ đã cướp Hoàng Sa, Trường Sa, một phần Vịnh Bắc bộ và nhiều phần lãnh thổ trên biển Đông của Việt Nam.
Phản đối một thế lực muốn giúp mình lấy lại lãnh thổ, đồng nghĩa với việc đồng tình và ủng hộ kẻ đã chiếm lãnh thổ nước mình, tức, cũng đồng nghĩa với việc dâng nước Việt Nam cho Tàu Cộng.
Như vậy, cái lá khoai lâu nay, che bộ mặt ẩm mốc với đôi mi mắt sụp xuống, không còn khả năng nhận ánh sáng của Dương thế, cũng không còn phơ phất trên cái bộ mặt bán nước của Nguyễn Phú Trọng nữa.
Những kẻ ủng hộ Nguyễn Phú Trọng, coi Trọng lú là nhân kiệt, là yêu nước, trong sạch, liêm khiết, quyết liệt chống tham nhũng, thậm chí không ít người còn bịp bợm cho rằng, Nguyễn Phú Trọng là người đang ủ mầm dân chủ, thân phương Tay, thoát Tàu Cộng… cũng lộ dần cái mặt dâng đất nước cho Tàu Cộng, ra theo.
Họ là những ai? Tôi biết rõ lắm. Phạm Sanh Châu, kẻ mở mồm phát ngôn phản đối, chỉ là một kẻ. Nhưng tôi không nêu ra ở đây. Vì họ không phải là Trọng lú. Nghĩa là họ hoàn toàn có khả năng sám hối, bỏ tối chạy ra sáng, tránh cùng chết chùm với Nguyễn Phú Trọng trong một ngày đã rất gần.
Họ là những ai? Tôi biết rõ lắm. Phạm Sanh Châu, kẻ mở mồm phát ngôn phản đối, chỉ là một kẻ. Nhưng tôi không nêu ra ở đây. Vì họ không phải là Trọng lú. Nghĩa là họ hoàn toàn có khả năng sám hối, bỏ tối chạy ra sáng, tránh cùng chết chùm với Nguyễn Phú Trọng trong một ngày đã rất gần.
PS: Lời của đại sứ Việt nam Phạm Sanh Châu tuyên bố trong cuộc gặp với quan chức Ấn, đại ý: VN phản đối bất cứ liên minh quân sự nào ở biển Đông, không ủng hộ (bộ tứ Mỹ, Nhật, Úc, Ấn) hợp tác an ninh bảo vệ hòa bình ở biển Đông. Chúng tôi không muốn thấy bất cứ liêm minh quân sự nào được hình thành bởi vì chúng tôi tin là nó không có lợi cho môi trường an ninh trong khu vực. Nếu bất kỳ nước nào kéo bè kéo cánh sử dụng vũ lực hoặc tìm cách sử dụng vũ lực thì đi ngược lại quan điểm của Việt Nam.
NB. Phạm Thành
Theo FB. Phạm Thành
No comments:
Post a Comment