Monday, December 10, 2018

RÀO CẢN

df
Hiểu biết nó là một danh từ ghép, gồm hiểu và biết. Hiện nay, với tình hình nhận thức của người dân, ta thấy đa phần người ta chỉ dừng lại ở biết, số người hiểu còn rất hạn chế. Trong trăm người biết thì bao nhiêu người hiểu? Thật khó định lượng, nhưng nhìn sự phản ứng yếu ớt của xã hội thì chúng ta có thể khẳng định định, số hiểu chưa nhiều.
Những cái xấu xa của quan chức cứ diễn ra hằng ngày trên báo chí chính thống cho nên ai cũng biết cả, nhưng để hiểu bản chất thì không mấy ai chịu tra cứu và so sánh để hiểu ra. Chỉ có cái hiểu mới đưa đến sự thay đổi thái độ ứng xử của con người, còn nếu chỉ dừng lại ở biết thì chẳng có sự thay đổi thái độ nào cả.
Để có cái hiểu, con người phải có tính cầu thị, chịu khó tìm hiểu, phải biết đọc để chọn lọc cho mình những giá trị của tri thức, không ngại lắng nghe những lời lẽ nghịch nhĩ. Đôi khi con người được học hành cao, có địa vị xã hội cũng chưa chắc gì hiểu bản chất sự thối nát xã hội này. Bởi vì trong những kẻ học cao hơn người, họ thường có sự ngạo mạn nào đấy. Nếu không dẹp bỏ, thì dù có là kẻ học cao cỡ nào họ cũng bị tính tự phụ ngăn cản họ đến với tri thức chính trị. Ở xã hội này, những kẻ có chuyên môn rất giỏi nhưng lại ngây ngô về chính trị không phải là ít.
Thực tế, có rất nhiều người công nhận sự thối nát của chính quyền hiện tại nhưng vẫn một mực cho rằng những người CS trong quá khứ là tốt. Họ tin vào cách chống tiêu cực kiểu rất xi-nê như nhân vật Bao Công chẳng hạn. Đấy là một sự ngây ngô về nhận thức. Những con người có tầm nhận thức như vậy mà có khả năng viết, họ vô tình hướng người dân tin vào thể chế hiện tại và kiên nhẫn đợi minh quân trong tương lai. Chính điều này là một thứ bức tường vô hình làm cho những ai muốn phổ biến tri thức chính trị bình dân gặp rào cản rất lớn.
Đã nói đến đổi thay thì trước hết phải phổ cập tri thức chính trị. Chính trị nó rất gần gũi, nó hiện diện trong từng sinh hoạt của đời sống người dân, nhưng nó không hề là một thứ tri thức bình dân. Mà để nó thành bình dân thì phải có người viết lại nó dưới dạng một loại văn phong bình dị dễ hiểu. Làm được điều đó đã khó, nhưng để đưa nó vào đầu mọi người càng khó hơn. Tri thức được bơm thật mạnh nhưng gặp rào cản, sự tác động của nó rất hạn chế. Kết quả, đa phần người dân không hiểu gì về cái lợi của dân chủ, họ không hình dung được một thể chế chính trị phân quyền là tối ưu như thế nào nên họ cứ đợi đấng minh quân. Cho nên, những trò đấu đá nội bộ bằng chiêu bài chống tham nhũng dễ dàng lấy được vô số sự cảm tình của dân.
  Và tất nhiên, dùng chiêu chống tham nhũng dụ được dân thì dân sẽ khó lòng mà xuống đường biểu tình đòi yêu sách.
Để dẫn tới hành động ta cần gì ở người dân? 
 Thứ nhất cần họ hiểu, thứ nhì cần họ bớt sợ hãi.
   Đấy là 2 bức tường sừng sững rất khó xô đổ. Chỉ có hiểu người ta mới ước lượng được mức độ an toàn cho mình mà đưa ra phản ứng hợp lí. Rất nhiều người chỉ có like, share mà cũng sợ, trong khi kẻ viết không sợ. Đấy là một dạng của biết nhưng hiểu chưa đến nơi đến chốn nên không thể định lượng được mức độ nguy hiểm cho mình. Không hiểu rõ thì hay sợ bóng sợ gió.
Một khi dân không hiểu bản chất, chúng ta có kêu gọi cỡ nào thì cũng như nước đổ lá khoai, chẳng tác dụng gì cả.
  Cho nên cần có giải pháp nào đó để đưa cái hiểu đến với người dân, đây là một bài toán khó cần có nhiều cái đầu giỏi. Do vậy mà chúng ta cần phải có tổ chức. Kéo dân về với chính nghĩa bằng tri thức, một công việc quá lớn không cá nhân
Đỗ Ngà
(quyenduocbiet)

No comments:

Post a Comment