1) Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Lấy của Quản Trọng. Trích từ Vũ Thế Phan, Ai trăm năm trồng người?, 2011
"Quản Tử tức Quản Di Ngô hay Quản Trọng là tướng quốc triều vua Tề Hoàn Công thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu, sinh trước Khổng Tử độ 200 năm. Quản Tử là tác giả của quốc sách 'trồng người'. Sách Quản Tử (*), chương Quyền Tu, trang 53: "Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã / Kế hoạch một năm không gì hơn trồng lúa; kế koạch mười năm không gì hơn trồng cây; kế hoạch trọn đời (trăm năm) không gì bằng trồng người. Trồng một, gặt một, là lúa. Trồng một, gặt mười, là cây. Trồng một, gặt trăm, là người."
Lấy từ "Ấu học ngũ ngôn thi". Trích từ Phạm Xuân Cần, Về hai câu thơ thường bị nhầm là của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 2012
"Té ra đó là một câu trích trong sách giáo khoa chữ Hán xưa "Ấu học ngũ ngôn thi". Nhà thơ Ngô Văn Phú đã giới thiệu và dịch đăng một chương cuốn sách này trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong đó nguyên văn chữ Hán của bốn câu thơ này như sau: "Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên" (鑿 山 通 大 海/ 鍊 石 補 青 天/ 世 上 無 難 事/人 心 自 不 堅). Như vậy, có thể nói Chủ Tịch Hồ Chí Minh không phải là tác giả của những câu thơ này."
3) Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Lấy của Thanh Tịnh. Vẫn trích từ Phạm Xuân Cần, Về hai câu thơ thường bị nhầm là của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 2012
"Bài này được nhà thơ Thanh Tịnh sáng tác năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Đó là bài Dân no thì lính cũng no. Nguyên văn:"Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xongThóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
..."
4) "bài thơ HCM tặng Trần Canh trong sách Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tr. 101"
Lấy của Vương Hàn. Trích từ Trần Gia Phụng, Hồ Chí Minh: Kẻ trộm thơ, 2014
So sánh hai bài thơ tứ tuyệt “Tặng đồng chí Trần Canh” của HCM và “Bài hát Lương Châu” của Vương Hàn, cách nhau cả hơn một ngàn năm, mỗi bài thơ chỉ có 28 chữ, mà hai bài thơ chỉ khác nhau có bảy chữ. Đó là hai chữ đầu bài thơ (“bồ đào” thay bằng “hương tân” tức rượu champagne; và năm chữ câu cuối). Còn hai câu giữa hoàn toàn giống nhau, nghĩa là hết ba phần tư (3/4) bài thơ nguyên là của bài “Lương Châu từ” của Vương Hàn.
Tặng Trần Canh Đồng Chí Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.Lương Châu Từ Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.
5) Hai câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai" trong bài "Cảm ơn người tặng cam" của Hồ Chí Minh
Lấy câu tục ngữ của dân gian và (gần như nguyên văn) câu thứ 3210 trong Kim Vân Kiều (Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Trích từ Hàn Lệ Nhân, Lại đọc thơ Bác, 2011
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đáng, từ làm sao đây!
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai.
(HCM, "Cảm ơn người tặng cam")Câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", đã đến lúc phải trả lại cho dân gian Việt Nam: ...và câu "phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai" lại là của cụ Tố Như:Thương vui bởi tại lòng này,
Hay là khổ tận đến ngày cam lai?
(Kim Vân Kiều, sđd, câu 3209-3210, trang 262)
6) Bài thơ "Nguyên Tiêu" của Hồ Chí Minh nằm trong "100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20" được công bố tại Quốc Tử Giám Hà Nội nhân ngày thơ Việt Nam 2007
"Cắt và Dán" rồi sửa lại chút chút từ 4 bài thơ khác nhau. Trích từ Nguyễn Tường Thụy, Ngày thơ Việt Nam, nói về bài thơ "Nguyên Tiêu", 2015
Có người tỉ mẩn nhặt ra, 4 câu thơ trong bài thơ 4 câu của Hồ Chí Minh đều na ná 4 câu của 4 bài khác nhau:Câu 1: Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,trích từ bài “Ngư Ca Tử Kỳ 5” của Trương Chí HòaCâu 2: Nguyệt quang như thủy thủy như thiêntrích từ bài “Giang Lâu Thư Hoài” của Triệu HỗCâu 3: Yên ba thâm xứ hữu ngư châutrích từ bài "Thú Nhàn” của Cao Bá QuátCâu 4: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyềntrích từ bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương KếXong người này này lại tạm ghép 4 câu của 4 bài ấy thành một bài mới:Tiêu NguyênThanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,
Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.để so sánh với bài Nguyên Tiêu của Hồ Chí Minh:Nguyên TiêuKim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
* sẽ còn cập nhật khi bắt quả tó!!!
(xoathantuong tổng hợp, cập nhật 7/2015)
No comments:
Post a Comment