Hiện nay tình hình Venezuela đang căng thẳng. Đất nước này đang tồn tại 2 chính phủ song song. Một Nicolas Maduro của chế độ cũ và một Juan Guaido của lực lượng nổi dậy. Trong đó, Juan Guaido đã được các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Anh và các nước EU công nhận. Đồng thời chính phủ mới này còn được các nước hùng mạnh ở Nam Mỹ ủng hộ như Brazil, Chile, Argentina, Columbia, Peru, Honduras ủng hộ. Ngược lại, chính phủ Nicolas Maduro thì cũng quanh quẩn các nước từng ủng hộ họ tiếp tục lên tiếng ủng hộ.
Thế giằng co, nhưng có một điều phải thừa nhận là phe nổi dậy đã đẩy mâu thuẫn chính trị lên mức cân bằng. Có một đặc điểm mà ta cần chú ý là, các lần nổi dậy trước đây không hề được thế giới lên tiếng mạnh mẽ và sẵn sàng hỗ trợ như lần này. Chưa thể có chuyện sẵn sàng can thiệp quân sự từ phía Hoa Kỳ nhưng các nước hùng mạnh trong thế giới tự do đang làm mọi cách có thể để ủng hộ họ, trong đó Anh Quốc đã hỗ trợ lực lượng nổi dậy bằng cách chặn 1,2 tỷ USD của Maduro.
Cái chết cho XHCN Venezuela là tất yếu. Vì sao? Vì hiện giờ 2 phía đang ở thế cân bằng, nhưng lực lượng của Juan Guaido là lực lựợng đang lên và tiếp tục được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía nhân dân họ và thế giới tự do. Còn chế độ của Nicolas Maduro đang thời kỳ suy vong, thế và lực ngày một mất dần. Với tình thế hiện nay, chính quyền Nicolas Maduro chỉ tính đến việc cầm cự chứ không thể tính đến việc cai trị lâu dài nữa. Cho nên, lúc này chưa sụp thì nó cũng sẽ sụp trong tương lai gần mà thôi. Đây là dấu hiệu cho thấy ngày chết của chính quyền độc tài XHCN đang được đếm ngược.
Với hình ảnh Venezuela thế, bài học nào cho Việt Nam?
Đó là sự hình thành tổ chức chính trị đối lập. Điều quan trọng là những tổ chức này phải đưa sức mạnh lên cao và tạo thế giằng co với CS như phe đối lập ở Venezuela đã làm. Lúc đó, thế giới tự do mới lên tiếng giúp đỡ được. Lúc đó, hàng loạt tài khoản ngân hàng của các quan chức CS sẽ bị khóa. Và khi đó, những người đang cầm súng bảo vệ chế độ nhìn thấy cái chết tất yếu sẽ đến với csVN thì khả năng trở cờ mới diễn ra. Và cũng chỉ khi đến như vậy, cách mạng sẽ có sự chuyển biến bất ngờ.
Từ vị thế trốn chui trốn nhủi khỏi nanh vuốt CS, mà phải xây dựng lực lượng trong bí mật, và nuôi tổ chức lớn mạnh đạt đến mức cân bằng với CS là cả một chặng đường rất dài, vừa gian khổ với nhiều hy sinh mất mát. Trong đó, không thể thiếu những con người dấn thân chấp nhận hy sinh trong thầm lặng. Họ như những viên gạch lót đường nhưng lại có phẩm chất của một người biết đặt quyền lợi đất nước lên trên hết. Nếu tìm những con người như vậy, ở Việt Nam hiện nay có được bao nhiêu? E rằng đi nhặt góp hết thì cũng khó đủ số lượng cho một tổ chức lớn.
Tổ chức bí mật, ngoài những nội quy chặt chẽ trong tổ chức để tránh CS phát hiện đánh phá hàng loạt, cần phải có nhân tố con người. Trong quản trị xã hội cũng vậy mà trong tổ chức chính trị cũng vậy. Cái cốt lõi là nhân sự đâu ra để có một tổ chức vững mạnh?
Giả sử, một đội bóng mà xảy ra hiện tượng cầu thủ bỏ bóng phan giò đồng đội thì điều gì xảy ra? Thì cho dù đội mạnh như Pháp cũng tự rệu rã và thua trước những đối thủ xoàng nhất. Như vậy, trong tổ chức mà đầy rẫy những con người quên mục tiêu chung là hy sinh, cống hiến hết mình để phục vụ tổ chức phát triển mà quay qua đấu tố nhau thì điều gì xảy ra? Tổ chức hoặc tự rã hoặc không bao giờ phát triển được chứ chưa nói đến bị CS cài cắm. Và thực tế hiện nay Việt Nam đang rơi vào cảnh như thế.
Thời đại này, người ta cần con người có ý thức trách nhiệm cao và biết chấp nhận làm một chi tiết cho một bộ máy khổng lồ. Phải biết làm việc chung, phải biết góp phần đạt mục tiêu chung bằng cách làm tốt công việc của mình và tránh xa việc choảng nhau trong nội bộ. Những team nào tập hợp những con người như thế sẽ là phát triển thành group hùng mạnh, điều đó đã được chứng mình trên thế giới. Trong những group lớn trên thế giới, chúng ta thấy, phẩm chất nhân sự rất cao. Trong chính trị cũng vậy, để tìm kiếm nhân sự cho một đảng phái lớn mạnh và phát triển là rất khó, vì mặt bằng chung của những người ghét Cộng Sản hiện nay chưa đủ cho một đảng phái có phẩm chất hình thành.
Nói thế không có nghĩa là vô vọng, mà chỉ muốn nói, phong trào dân chủ cần thời gian rất dài nữa để phát triển. Mặt bằng con người ở Việt Nam rất thấp, ngay cả trong quản lý kinh tế - một lĩnh vực không có sự đe dọa của chính quyền mà còn tìm nhân sự phẩm chất rất khó rồi, thì nói gì trong đấu tranh chính trị?
Cho nên, cần phải có thời gian rất dài, bằng cách nào đó làm cho ý thức xã hội tăng lên, phẩm chất con người nâng tầm thì tổ chức chính trị mới lớn mạnh. Còn với mặt bằng con người như ngày nay, vẫn chưa thấy được đấu tranh chính trị tiến lên tầm cao được. Ta còn cách Venezuela xa lắm, xa như khoảng cách địa lý vậy.
Đỗ Ngà
(quyenduocbiet)
(quyenduocbiet)
No comments:
Post a Comment