Đức Phật ở cõi Niết Bàn cũng phải buồn đau vái lậy các loại thầy, sư sãi và các ngôi chùa dưới thời xã hội chủ nghĩa khi mọi giá trị và triết thuyết nguyên nghĩa và tốt đẹp của Phật giáo đã bị huỷ hoại và tàn phá tới tận gốc rễ bởi những tâm trí tà đạo nhưng khoác áo nương tựa vào và tụng kinh nhà Phật.
Lấn chiếm đất làm chùa lớn, trang trí chùa một cách xa hoa và tráng lệ với đủ các vật phẩm, kiến trúc đồ sộ và đắt đỏ, kỳ dị; lấy chuyện vong báo oán để lừa đảo, cưỡng đoạt tiền bạc; dùng chuyện nghiệp kiếp tà ác để làm dân chúng sợ hãi, mê lạc; diễn giải kinh đạo nhà Phật trở nên méo mó và sai trái. Các ngôi chùa ngày càng trở thành biểu tượng của phép màu và những điều kỳ diệu, nhưng lại có thể hiện thực hoá được vào trong sinh hoạt đời sống nhằm thoả mãn các nhu cầu (dục vọng) vật chất, quyền lực của con người.
Không có gì là ngẫu nhiên cả. Đó không chỉ là một vấn đề chung của ý thức hệ xã hội do nhận thức của dân chúng còn thấp (tương xứng với mức sống kinh tế thiếu thốn, nghèo khó), mà nó còn xuất phát từ vấn đề bị chi phối của yếu tố chính trị. Khi các quan chức thường xuyên thăm viếng những nơi cửa Phật như một bảo chứng về mặt tâm lý khiến cho xã hội tin rằng những ngôi chùa đó là linh thiêng, có thể mang tới những điều may mắn, có thể đạt được quyền chức, bổng lộc, phát thịnh. Nó tạo ra tâm thức thần quyền và lệ thuộc vào sự ban ơn theo lối xin cho.
Không có gì là ngẫu nhiên cả. Đó không chỉ là một vấn đề chung của ý thức hệ xã hội do nhận thức của dân chúng còn thấp (tương xứng với mức sống kinh tế thiếu thốn, nghèo khó), mà nó còn xuất phát từ vấn đề bị chi phối của yếu tố chính trị. Khi các quan chức thường xuyên thăm viếng những nơi cửa Phật như một bảo chứng về mặt tâm lý khiến cho xã hội tin rằng những ngôi chùa đó là linh thiêng, có thể mang tới những điều may mắn, có thể đạt được quyền chức, bổng lộc, phát thịnh. Nó tạo ra tâm thức thần quyền và lệ thuộc vào sự ban ơn theo lối xin cho.
Trong cuốn “Dân trị và Chính quyền” tôi đã nói, dù ngắn gọn, nhưng tôn giáo sẽ trở thành một lĩnh vực mà quyền lực chính trị can dự làm cho dân chúng trở nên ngu muội, mê hoặc và khiến cho người ta rời xa các mưu cầu chính trị và cuộc sống hiện thực. Họ còn sẽ dựng nên những hình tượng lãnh tụ (của chế độ) toàn hảo như thánh thần để tôn giáo hoá hình tượng đó làm cho người dân lầm tưởng rằng tôn giáo là nơi con người có thể đạt được mọi giá trị mà họ thèm muốn.
Bên Trung Quốc, mật vụ và an ninh khoác áo nhà sư, tụng kinh niệm Phật và sống như một phật tử trong các ngôi chùa để kiểm soát tư tưởng và điều khiến tôn giáo là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong chính sách kiểm duyệt tư tưởng. Không có thần thánh, Phật thế nào ngoài các lãnh tụ cộng sản được tôn xưng lên làm thánh, làm đại đức Bồ tát, có khả năng cứu nhân độ thế và ban phát mọi thứ cho dân lành tin tưởng vào. Trong chùa, các bức tượng lãnh tụ hoặc tướng tá cộng sản được trưng bày ngay cạnh các bức tượng Phật. Và rõ ràng, tuyên ngôn của Phật giáo còn bị gắn vào định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trung Quốc đã tàn phá hầu hết các ngôi chùa và nền tảng Phật giáo ở Tây Tạng. Các nhà sư không khuất phục trước nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh sẽ bị tra tấn, bắt nhốt, thậm chí mất tích không dấu vết nào. Hơn 8.000 ngôi chùa với các kiến trúc tuyệt đẹp, có tính lịch sử và văn hoá rất cao, được duy giữ và truyền tụng qua bao thế hệ, bỗng chốc bị đốt phá tan hoang không còn gì trên đất Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma phải sống tha hương và vẫn lên tiếng đấu tranh với nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc hòng phục dựng và chấn hưng lại nền tảng Phật giáo tinh tuệ đang bị diệt vong của vùng đất này.
Tôn giáo chính đạo, nếu không quy phục nhà cầm quyền, sẽ bị bêu riếu để dân chúng ác cảm, tiến đến là bị trấn áp dã man và bị phá huỷ đến tiêu vong, bằng không, khi biết tuân phục nhà càm quyền, tôn giáo đó sẽ bị thay thế bởi một thứ lõi tôn giáo khác mà nó có lợi cho nhà cầm quyền và họ có thể kiểm soát, chi phối được – một mặt trận tư tưởng và văn hoá quan trọng tiên quyết. Vì tôn giáo là niềm tin cuối cùng của con người, nếu nó bị phá vỡ hoặc đánh mất, nó sẽ làm sụp đổ mọi mưu đồ chính trị thống trị./.
Luân Lê|
(chantroimoimedia)
Luân Lê|
(chantroimoimedia)
No comments:
Post a Comment