Tuesday, September 15, 2020

Đảng với Âm mưu “rước voi giày mả tổ”

Cư dân mạng mới đây tố cáo hành vi bán 25 triệu tấn cát xuất khẩu của Bộ Quốc phòng Việt nam là gián tiếp giúp cho Trung quốc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Hàng trăm ngàn hecta đất trọng yếu đã bán cho người Trung quốc quản lý, trong khi hình tượng lịch sử Trung quốc thời Tần đang tái hiện trấn yểm Lâm đồng khiến nhiều trí thức trăn trở.

Kể từ năm 2014 đến nay đã tròn 6 năm, kể từ khi Trung quốc bắt đầu xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông thuộc khu vực Hoàng sa và Trường sa đã cưỡng chiếm của Việt nam.

Đầu tháng 3 năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo mở rộng diện tích quy mô lớn 7 bãi đá ngầm ở khu vực Trường sa của Việt nam (là đá Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn và đá Xubi), thành các đảo nhân tạo.

Mới đây sự kiện 24 công ty Trung Quốc giúp xây đảo nhân tạo ở Biển Đông bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt là do Mỹ đã nhận diện ra sự ngang ngược của Trung quốc đối với Việt nam và các nước có chủ quyền liên quan.

Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã sử dụng các công ty quốc doanh để nạo vét và bồi đắp hơn 3.000 acres tại các thực thể có tranh chấp trên Biển Đông, gây bất ổn cho khu vực, giày xéo lên quyền chủ quyền của các nước láng giềng và tàn phá môi trường nghiêm trọng không kể xiết,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nêu ra trong một tuyên bố.

Facebook Phạm Minh Vũ đã có bài phân tích vấn đề xuất khẩu 25 triệu tấn cát của Bộ Quốc phòng kéo dài từ năm 2018 đến nay mặc dù trên danh nghĩa là bán xuất khẩu cho Singapore nhưng thực tế là giúp cho Trung quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Ngoài biển Nhà cầm quyền Việt Nam bán cát cho Trung cộng tôn tạo các đảo nhân tạo, để chúng đặt căn cứ quân sự, chúng chĩa hoả tiễn vào nước ta.

Nhiều năm qua, Trung quốc liên tục tôn tạo bãi cạn, đá chìm thành đảo Nhân tạo, rồi xây dựng các căn cứ trên đó. Người ta hỏi cát đâu để trung cộng có đủ mà san lấp các đảo nhân tạo mà chúng cướp được của ta?” ông Phạm Minh Vũ nêu lên vấn đề.

Thì các xà lan hút cát trong bờ biển nước ta, hoặc các sông ngòi được nhà cầm quyền bán cho một công ty Singapore, thực chất đó là công ty trung gian của Tàu cộng, rồi chúng chở thẳng ra đảo san lấp. Để chúng cướp bắn ngư dân ta, để chúng xâm lược nước ta.”

Trong bờ, thì Bộ quốc phòng cũng hoảng hốt mà than rằng hàng trăm doanh nghiệp TQ đang sở hữu 162.000 ha đất, trong đó đất đắc địa ven biển là 6.300ha.

Ảnh: Khu đô thị Our City tại TP Hải Phòng của người Trung Quốc

Trung quốc lập các khu phố người tàu tràn lan trên đất nước. Đưa người ra vào tự do bao năm qua mà không có một cơ quan liên quan nào để ý, không một tổ chức nào giám sát. Nhưng, riêng người Việt Nam mà ai lên mạng xã hội phản biện là lên đồn ngay.

Trong bờ thì bao công trình trung cộng xây dựng trái phép, nhất là mấy khu du lịch TQ xây công trình vạn lý trường thành, giờ đang tính xây Lăng Tần Thủy Hoàng mà không ai can thiệp.

Trong khi đó người Dân thì bị nhà cầm quyền o ép phải chạy đi làm thuê làm mướn ở các quốc gia khác. Nhà cầm quyền cướp đất của dân, bỏ tù họ để giao đất cho trung cộng.

Cuối cùng. Đến giờ tôi mới biết biết, bao nhiêu năm qua, tôi đóng thuế để nuôi một bộ máy cầm quyền ở Việt Nam, đổi lại, họ phục vụ duy nhất cho một chủ nhân đó là Trung cộng. Phục vụ cho nó quay về xâm lược VN nếu không gọi bọn cầm quyền VN là những kẻ rước voi giày mả tổ thì gọi bằng gì đây?”

Ông Phạm Minh Vũ gay gắt đưa ra câu hỏi.

Thực ra chính sách điều hành xuất nhập khẩu của Việt nam đã cấm xuất khẩu cát thô từ những năm 2005 cho đến bây giờ.

Mặc dù các nhà nhập khẩu cát nói là từ Singapore vẫn liên tục đánh tiếng nhưng không ai dám xuất khẩu mặt hàng đã bị cấm, chỉ có Bộ Quốc phòng mới dám xin phép Chính phủ để xuất khẩu mặt hàng gọi là cát nhiễm mặn, tức cát khai thác ở cửa sông cửa biển còn việc xuất khẩu cho ai thì không nhất thiết được giải trình.

Đối với Singapore, giới xuất nhập khẩu đương nhiên hiểu họ chỉ là những trung gian mua đi bán lại cho khắp thế giới, bởi lẽ cảng Singapore chính là cảng chuyển tải đi các nơi khác, vì thế họ đã nhập khẩu rồi xuất bán lại cho Trung quốc thì Việt nam cũng khó mà biết được.

Khi Trung quốc liên tục xây dựng các đảo nhân tạo đương nhiên họ cần một lượng cát khổng lồ, có thể nói số lượng 25 triệu tấn giả thiết đem cung cấp cho Trung quốc cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ mà thôi. Sự thật này rất dễ đoán, nhưng trong thương mại xuất nhập khẩu thì hầu như người bán chỉ quan tâm đến việc bên mua trả đủ tiền là tốt rồi.

Ảnh: Một mỏ cát lộ thiên ven biển ở xã Vạn Thọ huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.

Sự việc nghiêm trọng hơn nữa đã được đưa ra Quốc hội hồi tháng 5-2020 là người Trung quốc đang sử dụng hơn 162.000ha đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất.

Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong báo cáo trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây.

Việc sử dụng đất đai lẽ ra phải do Bộ tài nguyên môi trường quản lý, nhưng khi Bộ Quốc phòng lên tiếng trước Quốc hội là do sự theo dõi điều tra độc lập vì những yếu tố liên quan đến an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia có thể bị đe dọa.

149 doanh nghiệp Trung Quốc ‘sở hữu’ đất biên giới

Trả lời ý kiến lo ngại của cử tri Hải Phòng về tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc phòng – an ninh, Bộ Quốc phòng cho biết tính đến hết tháng 11-2019 có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22 tỉnh, TP.

Trong đó có 92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, 57 doanh nghiệp vốn liên doanh. Cũng trong số này, có 134 doanh nghiệp đang hoạt động, 15 doanh nghiệp đã triển khai dự án nhưng tạm ngưng hoạt động.

Thời hạn thuê đất của người Trung Quốc từ 5 – 50 năm, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của người Trung Quốc tại khu vực biên giới đất liền và ven biển là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giầy da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử.

Các doanh nghiệp người Trung Quốc trước khi cấp phép, đầu tư đều được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.

Sở hữu” vị trí đất trọng yếu về quốc phòng, an ninh

Ảnh: Dọc các khu đô thị ven biển thuộc khu vực Sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn) hiện có 246 lô đất. Trong số này có 21 trường hợp người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các sàn giao dịch bất động sản có bảng hiệu tiếng Trung Quốc nằm trên đường Võ Nguyên Giáp Đà nẵng. Theo báo Người Lao động đưa tin

Báo cáo của Bộ Quốc phòng cũng cho thấy từ năm 2011 – 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển Đà Nẵng có 134 lô đất, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê đất tại các vị trí dọc các khu đô thị ven biển, ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, khu đô thị phường Phước Mỹ.

Theo Bộ Quốc phòng, để “sở hữu” các lô đất ở Đà Nẵng, người Trung Quốc chủ yếu dựa theo hai hình thức thành lập doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam, đầu tư tiền cho cá nhân người Việt, chủ yếu người gốc Hoa mua đất.

Ban đầu, người Trung Quốc góp vốn thấp hơn người Việt, người Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng đất, doanh nghiệp sẽ do người Việt điều hành, nhưng sau một thời gian bằng nhiều cách người Trung Quốc tăng vốn giành quyền điều hành doanh nghiệp. Do tài sản góp vốn là đất nên quyền sử dụng các lô đất rơi vào tay người Trung Quốc.

Hầu hết các lô đất thuộc “sở hữu” của người Trung Quốc đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ.

Việc lơi lỏng kiểm soát biên giới đường bộ khiến cho người Trung quốc nhập cảnh trái phép vào Đà nẵng và nhiều địa phương khác cũng là khi đợt dịch Covid thứ hai bùng phát khiến nhiều người tử vong và số người nhiễm bệnh ở Việt nam đã tăng lên con số trên một ngàn.

Tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tình trạng này diễn ra gần như thường ngày, báo Tuổi Trẻ nói, thậm chí có hôm lực lượng biên phòng “bắt hơn trăm người“.

Hàng loạt vụ nhập cảnh trái phép từ Trung quốc được nêu ra, trong đó có cả người Trung quốc tham gia cầm đầu đường dây nhập cảnh chui vào Việt nam, mới đây nhiều vụ đã được xét xử lưu động ở các tỉnh sát biên giới Trung quốc.

Mới đây, mạng xã hội xôn xao với hàng trăm tượng binh sĩ giống đội quân đất nung dưới lăng mộ Tần Thủy Hoàng đưa về tập kết ở Khu du lịch Quỷ núi Đà lạt.

Ảnh: xe tải chở hàng trăm tượng chiến binh Tần Thủy Hoàng về khu du lịch Quỷ núi Đà lạt

Sở VH-TT-DL Lâm Đồng cho biết là chỉ mới nhận thông tin và đầu tuần họ sẽ tới kiểm tra, nghĩa là công trình xây dựng ở địa phương này mà Sở VH-TT-DL, Sở Xây dựng Lâm Đồng đều không phê duyệt thiết kế?

Facebook Thanh Nguyen Hong đã đưa ra lời “Cảnh báo” đầy bức xúc:

Khu du lịch Quỷ Núi ở Lâm Đồng chỉ sau 9 ngày mở cửa  đã phải đóng cửa vì có những bức tượng phản cảm và rùng rợn. Công trình bị thanh tra vì hoàn thiện các thủ tục pháp lý và nhân viên khu du kịch đánh người có ý kiến về những bức tượng vô văn hoá

Đấy là hồi tháng 7, còn giờ thấy ùn ùn những xe chở tượng lính Tầu đời Tần, Minh gì đấy về thành phố sương mù. Cái gì vậy? Âm binh của Tầu sẽ chiếm đóng nơi đây? Đứa nào đưa quân Tầu cổ về yểm nơi này ?

Lạ cái là dân xây cái chuồng xí xổm thì chính quyền địa phương biết ngay từ khi chở cát gạch về, còn cả khu du lịch kệch cỡm gần 10 ha thì khai trương rồi các quan cũng không biết. Giờ những bức tượng quân Tần Thuỷ Hoàng đã tập kết ở Đa Lạt cũng chẳng quan nào quan tâm. Không biết hay biết nhưng ngu xuẩn nhận “thủ tục phírồi ?!” ông Thanh Nguyen Hong đưa ra nghi vấn.

Ở một khu du lịch khác nổi tiếng hơn là Đồi Mộng mơ do Tập đoàn TTC sở hữu, TTC là của Đặng Văn Thành một người gốc Hoa sáng lập, đang tồn tại Vạn lý Trường thành (thu nhỏ) bao nhiêu năm qua. Vạn lý Truòng thành bên cạnh sự đồ sộ còn khiến ngưới ta liên tưởng ghê tởm đến một chế độ tàn bạo do Tần Thủy Hoàng cai trị, vậy mà cho xây dựng trong lòng Đà Lạt, chưa kể binh lính của nó lại cầm cờ Ngũ sắc của VN, rất khó hiểu.

Còn các binh lính ở KDL Qủy Núi là lính nước Việt? Là binh lính thời nhà nước nào? Trần, Hậu Lê hay Tiền Lê hay là nhà Nguyễn? Đã là đội quân là phải có chỉ huy, vậy tướng cưỡi ngựa ở hàng đầu là ai ?

Dù có biện minh là trên cái  khiên có chim lạc, trống đồng thì công trình này đã xuyên tạc sự kiện lịch sử của VN cũng như quân Tẫu ở Vạn lý trường thành cầm cờ ngũ sắc của quân ta(!) Ông Thanh Nguyen Hong đưa ra nhận định.

FB Trần Thanh Cảnh đưa ra những phân tích đáng lo ngại rằng:

Từ Lâm Đồng, kẻ thẳng xuống vịnh Cam Ranh là con đường ngắn nhất từ Tây Nguyên xuống. Còn tầm quan trọng của Cam Ranh trong thế trận phòng thủ Biển Đông nóng bỏng hiện nay, có lẽ không cần nói thêm lời nào nữa.

Ảnh: Vạn lý trường thành được xây dựng ở đồi Mộng mơ với lính Tần canh gác và bảng treo dòng chữ “bất đáo trường thành phi hảo hán”

Rất có thể một mũi dao đã kề vào mạng sườn chúng ta. Mũi dao nấp kín trong cái vỏ bọc khu du lịch văn hóa. Mũi dao chí tử này nếu là thật, chúng ta sẽ không có cơ xoay chuyển một khi chiến sự nổ ra ngoài Biển Đông mang tên LÂM ĐỒNG- TÂY NGUYÊN!

Đề nghị các bộ sức mạnh của nước nhà: Quốc phòng, Công an… cần đặt ngay vấn đề này lên bàn nghị sự, xử lý gấp kẻo muộn. Truy tận gốc chủ bọn này là ai. Hốt nhanh cả ổ.

Không thể để cho chúng hoành hành trên đất nước này như chỗ vô chủ được. Vì bất cứ lý do gì, văn hóa kinh tế hay quốc phòng an ninh, phòng thủ đất nước càng không được phép.

Xin hãy hành động ngay!”

Ngắn gọn hơn, Tiến sỹ toán học Nguyễn Ngọc Chu lên tiếng rằng:

Hãy xoá sổ ngay Vạn Lý Trường Thành ở Lâm Đồng. Hãy tống khứ các thây ma lính Tần Thuỷ Hoàng về nước Tần.” Ông nói.

Xin lưu ý với lãnh đạo Lâm Đồng về sự tồn tại của người Việt. Rằng bộ tộc Hán xuất phát ở vùng núi Hoa Sơn xưa có tên là nước Tần ở Bắc Hoàng Hà vùng Thiểm Tây Trung Quốc ngày nay. Rằng người Hán đã đồng hoá cả hàng chục quốc gia lẫy lừng ở Bắc Hoàng Hà, ở giữa Hoàng Hà và Trường Giang, ở Nam Trường Giang. Nhưng người Hán không chiếm được đất của người Việt.

Một tý lợi nhỏ nhoi về kinh tế dưới vỏ bọc đầu tư nước ngoài không thể là con mồi dẫn đến bị thâu tóm lãnh thổ và bị đồng hoá.

Không có Vạn Lý Trường Thành và lính Tần Thuỷ Hoàng thì Lâm Đồng nghèo đi chăng?

Đừng nghĩ rằng tôi đã quan trọng hoá vấn đề. Một trăm năm nữa Trung Quốc nói có hài cốt lính Tần ở Lâm Đồng.

Với ĐCS Trung Quốc không phải là cảnh giác, mà là KHÔNG ĐƯỢC TIN.” Ông Nguyễn Ngọc Chu đưa ra kết luận.

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

 

No comments:

Post a Comment