Bao
năm nay, báo chí CS lúc nào cũng nhai đi nhai lại điệp khúc “tinh gọn
bộ máy nhà nước” thế nhưng thực tế thì, càng tinh gọn bộ máy càng phình
to. Cụ thể là cơ cấu Bộ Chính Trị (BCT), năm 2001 – năm diễn ra đại hội
IX thì Bộ Chính Trị chỉ có 15 người nhưng đến đại hội XII năm 2016 thì
tăng lên thành 19 người.
Đó là Bộ Chính trị, nơi hội tụ những kẻ có quyền lực cao nhất của ĐCS đã vậy, thấp hơn một bậc là ủy viên trung ương thì cũng lạm phát theo. Cụ thể năm 2001 lúc đại hội IX thì Ban Chấp Hành Trung Ương (BCHTW) là 150 người, đến BCHTW khóa X năm 2006 là 160 Ủy viên chính thức và 41 Ủy viên dự khuyết. Đến Đại hội XI năm 2011 thì BCHTW là 175 Ủy viên chính thức và 25 Ủy viên dự khuyết. Tại Đại hội XII năm 2016. Tức cái gọi là “ủy viên dự khuyết” thực chất là sân chơi cho những kẻ không được vào Ủy viên bằng đường chính thức thì họ đi vòng mà thôi. Ngã giá chưa xong thì dừng chân tạm thời ở ủy ban dự khuyết rồi sau đó sẽ chui vào BCHTW bằng cửa sau. Năm 2011, Nguyễn Thanh Nghị- con trai ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi con đường như vậy.
Hôm nay ngày 05/10/2020 tại buổi lễ khai mạc Trung ương 13 thì ông Nguyễn Phú Trọng đã nói ngay “từ cuối tháng 12/2018 đến tháng 9, sau khi Trung ương cho ý kiến, trên cơ sở đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, Bộ Chính trị đã 4 lần phê duyệt nhân sự quy hoạch Trung ương khóa XIII với tổng số 227 người”. Như vậy thì đã rõ, ủy viên Trung Ương tiếp tục lạm phát theo chủ trương BCT bất chấp việc hô hào “tinh gọn bộ máy nhà nước”.
Nếu so sánh các cơ cấu chính phủ cấp bộ của Việt Nam và Nhật Bản thì ta thấy nội các chính phủ nước này có 18 bộ và chỉ có một phó thủ tướng trong khi đó, chính phủ Việt Nam cũng có 18 bộ, nhưng thêm 4 cơ quan ngang bộ và 11 cơ quan trược thuộc chính phủ. Chưa hết, dưới quyền thủ tướng còn có 5 phó thủ tướng. Đấy là chưa nói đến các thứ trưởng nữa. Mỗi bộ như vậy có từ 4 đến 9 thứ trưởng, tổng cộng 18 bộ có đến 86 thứ trưởng. Đấy là chưa kể các cấp phó ở 4 cơ quan ngang bộ và 11 cơ quan trực thuộc chính phủ. Phải nói bộ máy rất cồng kềnh.
Nếu bộ máy nhà nước được lập ra vì mục đích là để quản trị, thì tất nhiên người ta phải đặt yếu tố tinh gọn và minh bạch lên hàng đầu. Tinh gọn để tránh hiện tượng chồng chéo chức năng mà xảy ra tình trạng cơ quan này cản chân cơ quan kia, hoặc chữ ký người này cản trở công việc người kia. Minh bạch là để thấy những việc làm sai trái mà triệt. Vì vậy mà quốc gia phát triển, bộ máy bao giờ cũng tinh gọn và cơ chế hoạt động bao giờ cũng minh bạch là vậy.
Nếu bộ máy nhà nước được lập ra vì mục đích trục lợi thì tất nhiên bộ máy ấy sẽ cồng kềnh và không bao giờ đề cao yếu tố minh bạch. Nếu minh bạch thì làm sao ăn, làm sao nuốt cho trôi được? Chúng ta hãy quan sát cho thật kỹ xem, có phải GDP quốc gia lớn dần thì bộ máy chính quyền cũng phình ra theo hay sao? Đấy không phải bộ máy nhà nước được lập ra vì trục lợi thì là gì?
Được biết, vào tháng 7 năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng muốn đưa Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh vào BCT nhưng đến khi bầu thì cuối cùng cả 2 ông Huệ và Thanh đều bị đánh bật ra, thay vào đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân được đưa vào. Cả 2 người này được cho là được Ba Dũng hậu thuẫn. Và đến năm 2016 – năm diễn ra đội hội XII thì cả phe Ba Dũng và phe ông Trọng đều tranh thủ đưa người mình vào Bộ Chính Trị, phe Ba Dũng thì có Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải, phe ông Trọng thì có Vương Đình Huệ và cuối cùng BCT phình ra đến 19 người. Sau khi Nguyễn Tấn Dũng mất quyền lực thì ông Trọng đã thịt Thăng và Hải để loại dần người của phe kia ra khỏi chiếc bánh quyền lực béo bở mà bên nào cũng muốn phe mình chiếm nhiều hơn. BCT là một mâm ngon nhất trong miếng bánh quyền lực, mọi nhóm lợi ích đều tranh thủ kéo người của mình nhét vào cho bằng được nên đó là lý do tại sao BCT cứ phình to là vậy.
Theo lời ông Trọng cho biết để có danh sách 227 người trong ủy viên trung ương thì BCT đã họp đi họp lại suốt 3 năm ròng rã. Để phá vỡ kết cấu cũ tạo nên kết cấu mới chứa nhiều kẻ tham ăn hơn, thì tất phải tốn thời gian lâu như vậy. Cả ĐCS Việt Nam phải mất đến 3 năm trong một nhiệm kỳ 5 năm để lo liệu cho chiếc ghế nhiệm kỳ sau thì làm sao họ còn có tâm trí đâu mà quản trị?
Chất xám con người là có hạn, anh dồn chất xám của mình vào chuyện đấu đá cung đình thì làm sao có phần cho những bài toán quản trị đất nước được?
Và đó là lý do tại sao cho dù người CS có tây học bài bản đi chăng nữa thì khi vào trong bộ máy chính quyền CS, tâm trí của họ cũng chỉ dồn vào mục đích duy nhất là giành ghế, hết.
Khi tham gia vào những cuộc đấu đá
cung đình thì những tố chất nào là cần thiết? Thứ nhất là sự lưu manh,
nhứ nhì là dã tâm, thứ ba trình độ nịnh hót, thứ tư là túi tiền thật
đầy. Nếu không có 4 yếu tố này thì xem như vứt, dù có giàu tri thức tới
đâu thì điều đó cũng trở nên vô nghĩa trong cuộc chiến này. Đó là lý do
tại sao quan chức CS ngày một ăn bạo hơn, ngày một táo tợn hơn và ngày
càng bất chấp hơn là vậy.
ĐCS là vậy, khi miếng bánh kinh tế lớn lên một chút thì bộ máy lại phình ra thêm một chút để há mồn đớp lấy chứ quyết không để phần tăng trưởng ấy lọt hết vào túi dân và doanh nghiệp.
Sẽ không có sự tinh gọn nào hết, bên trong ĐCS kẻ tham lam nhiều vô kể thì ai chịu rút lui để bộ máy tinh gọn? Sẽ không có, họ chỉ có thể bị triệt hạ chứ không bao giờ rút lui. Không bao giờ!
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
http://toquoc.vn/tinh-gon-bo-may-nha-nuoc-dang-thuc-hien…
https://vnexpress.net/bau-bo-sung-hai-uy-vien-bo-chinh…
https://vnexpress.net/trung-uong-xem-xet-cong-tac-nhan-su…
No comments:
Post a Comment