Thời nước Nga sau thế chiến thứ nhất, người dân bất mãn chế độ Sa Hoàng vì chiến tranh dẫn đến nghèo đói và chết chóc. Thời cơ có trong tay, Lenin giương khẩu hiệu “Hòa bình, Đất đai, Bánh mì” và kèm theo đó lời hứa về một xã hội bình đẳng dưới sự bảo trợ của chủ nghĩa cộng sản đã hấp dẫn người dân dựa trên học thuyết của Marx và có thêm sự bổ sung của chính Lenin.
Từ năm 1917 đến năm 1921, người dân Nga mới vỡ lẽ ra là sống dưới ách cai trị của những người Bolshevik còn kinh khủng hơn sống dưới thời Sa Hoàng, thế là tầng lớp công – nông bắt đầu nổi dậy phản kháng. Đánh giá về nguyên nhân, Lenin thấy rằng tự do ngôn luận và sự tồn tại một đảng đối lập trên đất nước Nga vẫn còn tồn tại trên đất nước Nga đã mang sự thật tới cho những người công nông nên từ đó mới xảy ra hiện tượng phản kháng như vậy.
Kết quả là năm 1921, Lenin cho cấm quyền tự do ngôn luận và tiêu diệt toàn bộ các đảng phái đối lập và chỉ để duy nhất một mình đảng Bolshevik cầm quyền. Tuy cấm tự do ngôn luận, cấm đảng đối lập, cấm những nhà đại tư sản (vì nó đi ngược với lý thuyết CS), tuy nhiên Lenin vẫn không cấm kinh tế tư nhân quy mô nhỏ.
Năm 1924, Lenin bị bệnh giang mai chết, Joseph Stalin lên thay, việc đầu tiên là ông ta đổi tên đảng Bolshevik thành Đảng Cộng sản. Tuy thừa hưởng di sản triệt tư tưởng đối lập của Lenin nhưng hiện tượng bất mãn trong tầng lớp công – nông vẫn âm ỉ và có nguy cơ phát triển dần. Lần này, Stalin nhận thấy chính tầng lớp tư sản còn sót lại là nguyên nhân, chính họ đã cấy vào đầu giai cấp công nông của Nga những bất công do ĐCS Liên Xô gây ra.
Thế là Stalin cho loại sạch tầng lớp tiểu tư sản, tịch thu tài sản (giống đánh tư sản hoặc CCRĐ ở Việt Nam) và dồn hết toàn bộ vào những trang trại lao động tập trung do nhà nước làm chủ, mục đích là để tước đoạt công sức lao động của họ và kiểm soát tư tưởng giới tiểu tư sản. Sức lao động đó được xem là tài sản nhà nước, của cải họ làm ra cũng được xem là tài sản nhà nước thế nhưng lương thực họ ăn thì chính quyền CS Nga lại bảo đó là “ân huệ nhà nước ban”.
Mục đích là CS dùng miếng ăn để kiểm soát tư tưởng người dân. Đó là lí do kinh tế tập trung bao cấp ra đời.
Ban đầu khi Lenin làm cách mạng, do lời hứa của những người Bolshevik “Hòa bình, Đất đai, Bánh mì” mà tầng lớp công – nông họ mới theo. Thế nhưng qua chính sách tập thể hóa của Stalin thì người dân Nga đã nhận ra Bolshevik đã lừa gạt họ một cách trắng trợn. Hơn nữa, các chính sách nông nghiệp mới và việc thu thập thặng dư đã dẫn đến nạn đói ở nông thôn. Vào những năm 1930, nhiều nông dân Liên Xô đã nổi dậy chống cộng. Đối phó lại với tình trạng này, Stalin quyết định đáp lại sự chống đối này bằng cách dùng vũ lực để ép buộc nông dân vào tập thể và dập tắt mọi chống đối chính trị hoặc ý thức hệ. Điều này đã mở ra nhiều năm đổ máu được gọi là “Đại khủng bố”, trong đó ước tính khoảng 20 triệu người phải chịu đựng và chết.
Sau khi Stalin qua đời năm 1953, Nikita Khrushchev lên thay thì ông này vạch tội Stalin, tuy nhiên ông ta không hề phá mất di sản của Stalin để lại mà vẫn giữ nguyên để tiếp tục cai trị. Bởi đơn giản, qua 2 đời lãnh đạo tiền nhiệm thì ĐCS Liên Xô đã bịt gần như hết mọi ngóc ngách mà có thể làm cho giai cấp công – nông có thể nổi dậy. Và kết quả là Liê Xô đã tồn tại đến năm 1991 mới sụp đổ dù trong đó là cả rừng bất cập và đầy rẫy sự áp bức. Nếu tính từ năm 1930 khi mà Stalin trám lỗ hổng mà Lenin để lại cho đến Liên Xô sụp đổ thì người nông dân và công nhân Nga mất 61 năm ròng rã.
Hiện nay nước Nga cũng độc tài nhưng người nông dân và công nhân được tự do hơn dưới thời Liên Xô rất nhiều.
Lại nói đến Lenin, không ai hiểu sức mạnh quần chúng bằng ông này. Và ta là bậc thầy trong vấn đề sách động quần chúng bằng những lời hứa giả dối. Sau khi lên nắm chính quyền, Lenin đã cho thành lập Trường Đào Tạo Cán Bộ Sách Động Quần Chúng (viết tắt là KYTB) và một số trường khác tại Moscow để tạo ra những con người sách động quần chúng có trường lớp để họ về những quốc gia của họ làm cách mạng vô sản và dành chính quyền. Trong đó ông Hồ Chí Minh và một số cán bộ CS Việt Nam đời đầu đã học ở đây. Kết quả là sau chiến tranh thế giới CS thành công trên khắp thế giới và nó đã hình thành nên một khối hùng mạnh đe dọa hòa bình thế giới.
May là đến đầu những năm 1990 Liên Xô và đông Âu sụp đổ, tuy nhiên di sản của nó để lại đến hôm nay vẫn còn, đó chính là Trung Cộng.
Như vậy, thực chất Lenin là người đã sản sinh ra ĐCS Việt Nam và trao cho ĐCS “ lá bài” làm cách nào để sách động quần chúng làm cách mạng, và cũng chính Lenin đã trao cho ĐCS Việt Nam cách diệt trừ mầm phản kháng xảy ra quá trình cai trị dân chúng. Cả công cụ giành lấy thiên hạ và công cụ giữ lấy thiên hạ của
ĐCS là từ Lenin mà ra thì tất nhiên họ ghi ơn Lenin là đúng rồi?!
Đó là lý do tại sao hằng năm đến ngày sinh của Lenin, cả đám trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng đứng xếp hàng cúi đầu trước tượng Lenin ở Hà Nội là vậy. Không có Lenin sao có Bác Hồ?
Không có Lenin thì làm sao CS có được cuộc sống giàu có và đầy quyền lực như ngày nay?
Lenin, kẻ đã gieo rắc thảm họa cho nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Lenin chết đi từ rất lâu, nhưng ý thức hệ của ông ta để lại là vô cùng khủng khiếp. Mặc dù khối XHCN đã sụp đổ từ 30 năm trước nhưng ý thức hệ này thì vẫn còn sống. Ở Việt Nam, ý thức hệ CS đã giúp ĐCS ung dung khai thách mọi thứ từ người dân cùng khổ mà không gặp phải cản lực gì lớn. Ý thức hệ CS, một di sản vô cùng độc hại hiện nó đang bám rễ rất sâu vào dân tộc này, không biết đến bao giờ dân tộc này mới nhổ được nó?!
No comments:
Post a Comment