Những chứng từ liên quan đến số phận những con người đi trên đường Trường Sơn
Hồi ký của Xuân Vũ
Có
lẽ nhiều người không lạ gì 5 cuốn ký sự của nhà văn Xuân Vũ, Bùi Quang
Triết viết vê Con đường Trường Sơn. Đó là các cuốn Đường Đi không đến,
Xương Trắng Trường Sơn, Đến mà không đến, Đồng Bằng gai góc và Mạng
người lá rụng.
Mỗi nhan đề sách gửi đi một thông điệp, một lời tố cáo về cuộc chiến tranh xảy ra trên Đường mòn Hồ Chí Minh.
Ông vốn là người sinh trưởng ở miền Nam, theo cộng sản rồi tập kết ra
Bắc vào năm 1955 khi còn rất trẻ. Ông trở lại miền Nam năm 1971 nhờ đó
có dịp đi trên con đường Trường Sơn để viết lên những tập Hồi ký này.
Vốn là một nhà văn, nhà báo đã từng sống nhiều năm ở ngoài Bắc nên ông
quen biết nhiều trong giới văn nghệ sĩ miền Bắc.
Những tiết lộ của ông về giới văn nghệ sĩ sau này sẽ là nhưng tư liệu văn học quý giá.
Nhưng những chứng từ về con đường Trường Sơn vẫn là nhưng giá trị sử liệu vô giá.
Đó là giá trị tố cáo.
Thật vậy .. “Con đường chập chùng rừng núi không tên đã dìm chết bao nhiêu người có tên, nhưng khi nằm xuống thì nấm mộ lại không tên (25)
(25 )Xuân Vũ, Mạng người lá rụng trang 10.
Mỗi tiêu đề cuốn sách của ông tự nó mang tính tố cáo.
Trong Đường Đi không đến, nhà văn Xuân Vũ lấy kinh nghiệm lúc còn nhỏ thường nhìn thấy chiếc xe ngựa quen thuộc chạy từ làng lên quận. Con ngựa già, ốm yếu hầu như không đủ sức kéo xe nữa. Lão già chủ xe đã nghĩ ra cái kế buộc một mớ cỏ non trên cáng của xe ngựa. Mỗi lần con ngựa được buộc vào cảng xe thì thấy trước mặt nó đám cỏ non trước mặt. Cái mớ cỏ non đó nhảy múa trước mặt con ngựa và thúc dục nó chạy tới.
Đó là hình ảnh biểu tượng của chế độ Đảng lãnh đạo và nhân dân là con ngựa già
Sự thảm khốc trên con đường mòn này không hẳn do thiên nhiên gây ra
như rừng thiêng nước độc mà còn do sự vô trách nhiệm của lãnh đạo Hà
Nội. Bộ Tổng Tư lệnh được Tổng cục Hậu cần bá cáo là đường đi tốt lắm,
trang bị quân sĩ rất đầy đủ, chiến sĩ và cán bộ rất phấn khởi khi được
đi giải phóng miền Nam.
Nhiều thanh niên như Phẩm đã bị lừa:
” Em dang học lớp 10 một thì bị động viên . Em được đưa vô thẳng
trong này. Ở trên hứa sẽ cho về Hà Nội học tiếp sau sáu tháng phục vụ ở
Trường Sơn”.(26)
(26) Mạng người lá rụng, Xuân Vũ, 20
Và đã bao nhiêu mùa lá rụng, Phẩm vẫn đóng trụ một mình trên đường Trường Sơn? Và chẳng hiểu đã có bao nhiêu thanh niên như Phẩm đã tình nguyện hy sinh trên con đường này để giải phóng miền Nam?
Phẩm chợt hiểu rằng: Con đường này một khi đã dẫm lên là kể như phân nửa cuộc đời đã hy sinh cho Tổ quốc.
Nhưng Hồi ký của Xuân Vũ mới chỉ nói lên được một nữa những khổ đau của đoạn đường mòn này .
* Phải đợi sau khi hòa bình trở lại, đất nước được thống nhất. Nỗi đau của con đường Trường Sơn mới thật sự là nỗi bất hạnh cho những người đã từng hy sinh tuổi trẻ của họ cho mảnh đất ấy.
Những phần viết sau đây hãy để cho họ cất lên tiếng nói- tiếng nói không hận oán- mà làm xao động lòng người. Trong cuộc chiến giữa đôi bên này, hãy khoan nói đến điều gì lý tưởng.
* Tiếng nói của Vụ Thi Vinh
Cô là đại diện một trong số trên 10 ngàn TNXP tình nguyện đi công tác ở đường Trường Sơn. Trường Sơn làm nên cuộc đời cô. Cô đã nghĩ như thế. Đoàn của chị Vinh được thành lập vào năm 1956. Nhiệm vụ của cô và các bạn là chặt cây, mở đường, làm đường và lấp đầy các hố bom và nguy hiểm hơn nữa làm nổ các quả bom đã rơi xuống mà chưa nổ.
Theo Vinh, chặt và đốn các cây rừng là một việc thập phần gian nan, vượt sức người (superhuman task). Trong trường hợp gặp cây lớn quá không cưa nổi, chúng tôi phải cho nổ mìn. Phải cần 20 người mới có thể cưa và chuyển dịch một cái cây lớn sang bên cạnh đường.
Tất cả đều làm bằng tay!!!
Phần lớn thì giờ làm việc là vào ban đêm. Ban ngày ngủ. Nhưng khi công việc khẩn cấp thì phải làm cả đêm lẫn ngày như lấp hố bom lại ..
Chẳng cần phải nói thì đời sống trong rừng là cực kỳ gian nan và vất
vả . . Khi thiếu gạo thì phải tìm bất cứ cái gì có thể ăn được cho đỡ
đói. (27)
(27)Patriots, The Viet Nam War, Chistian G. Appy, trang 103
* Tiếng kêu của Nguyễn Thị Kim Chủy: We came home hairless with ghostly white eyes
Khi chúng tôi được trở về với gia đình thì đầu tôi đã rụng hết tóc và tròng mắt sâu hóm, trắng dã…
Tôi đã tình nguyện đi lên Trường Sơn và đã ở đó trong 4 năm. Chúng tôi
làm việc ở Quảng Bình, cửa ngõ đi vào Trường Sơn .. Chúng tôi hứng chịu
nhiều bom đến độ có thể phân biệt được các loại bom qua tiếng nổ của nó.
Một lần, chỉ trong một ngày, chúng tôi hứng chịu 7 trận bom. Và thế là chúng tôi phải làm ngày, làm đêm để lấp các hố bom ..Người đội trưởng của tôi sai tôi đi xem xét nhóm TNXP khác ở cách chỗ chúng tôi làm khoảng 100 mét. Khi tôi gần đến chỗ họ thì tôi trông thấy những quả bom đang rơi xuống trúng vào hầm tránh bom của đám bạn. Có 5 người thì 4 người chết, xác không toàn thây, không nhận diện được. Họ chỉ còn là một đống da thịt bầy nhầy. Chỉ có một người còn có thể nhận ra diện mạo. Cạnh đó có một bà chắc là đại diện chính quyền địa phương đến thăm chúng tôi. Bà cũng bị chết thảm trên tay bà còn nắm chặt một đứa bé khoảng hai tuổi. Chúng tôi đành chôn chung cả hai mẹ con.
Sau khi chôn cất mấy người xong, chúng tôi còn lại hai hố bom phải lấp .. Chúng tôi tiếp tục làm việc như thể không có việc gì xảy ra cả.
Khi còn ở nhà, tôi chưa hề bao giờ thức đêm cả. Nay công việc đòi hỏi phải làm ban đêm. Tôi mất ngủ và nhiều khi ngủ đứng, vừa đi vừa ngủ. Một lần, tôi ngủ như thế và ngã chúi vào một bụi cây, họ phải đến kéo tôi ra.
Sau chiến tranh tôi trở về quê ở ngoại ô Hà Nội. Tôi bị mắc bệnh sốt rét ngã nước như phần đông các đồng chí khác. Đầu rụng hết tóc, da bủng, đau nhức khớp xương. Và nhiều phụ nữ khác tuyệt đường sinh đẻ .
Tôi có người bạn trai ở cùng xóm, tôi biết rằng mình không còn đủ năng lục sức khỏe để lập gia đình, tôi đành xin chia tay anh .. Tôi rất buồn và đau khổ bởi vì nhà anh ở không cách xa nhà tôi lắm.
Nay, tôi chỉ cân nặng có 37 kí lô ..Tôi đã xin chị tôi một đứa con và nhận nó làm con nuôi (28)
(28)Trích Patriots. The Viet Nam war, Christian G. Appy, trang106
* Làng không chồng ở Tiên Hà
Đường về xã miền núi Tiên Hà gập ghềnh, heo hút bởi nhiều đoạn đèo dốc dựng đứng, khúc khuỷu. Xã có hơn 800 hộ dân, sống rải rác khắp các vùng đồi, trong đó hơn 1/3 là những “gia đình không có đàn ông”.
Số lượng phụ nữ đơn thân cứ tăng lên mỗi ngày và người ta bắt đầu gọi Tiên Hà là làng… không chồng! Nhưng tiếng đời thị phi không ngăn được khát vọng làm mẹ của những người phụ nữ trên đất này.
Đi khắp làng, đâu cũng chỉ thấy những dây phơi toàn quần áo của đàn bà và trẻ nhỏ. Bà Nguyễn Thị Cúc, 70 tuổi, ở thôn Đại Tráng đúc kết: “Vì trong làng không có đủ con trai để cho con gái cưới, nên đàn bà ở giá nhiều là phải”. Đúng là ở Tiên Hà có chuyện âm thịnh dương suy. Đàn ông đã ít, lại bỏ đi làm ăn xa biền biệt.
Về Tiên Hà chỉ bắt gặp toàn những người đàn bà lam lũ, dắt díu theo sau những đứa con lem luốc hoặc những phụ nữ rỗi việc, tụ nhau thành nhóm ngồi tán gẫu ở các ngã ba đường.
Chị Chử Thị Ninh ở thôn Trung An, tuổi đã 42, tự túc được mụn con trai lên 10, nói: “Tiên Hà xa xôi quá, ai mà thèm tới, phải tự túc thôi. Có được chồng mới là chuyện… lạ!”. Đúng là xa xôi thật, lại thêm cái “dốc Si không đi thì bò” chổng ngược, khiến Tiên Hà gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Người dân nơi đây hiếm khi ra khỏi làng thì làm sao người ngoài dạm tới.
Chị Nguyễn Thị Ánh Liên, cán bộ tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Thế
hệ phụ nữ đơn thân lớn tuổi nhất ở Tiên Hà bây giờ là những cô gái
thanh niên xung phong năm xưa trong “tiểu đoàn bà Thao”. Trở về sau
chiến tranh, hàng chục người không còn cơ hội làm vợ, làm mẹ”.
“Tiểu đoàn bà Thao” là tên một đơn vị quân đội do người
phụ nữ tên Thao chỉ huy, tham gia tải đạn và lương thực cho quân đội ta
trên Đường 9 Nam Lào vào những năm chống Mỹ ác liệt. Những cái tên “vang
bóng một thời” như Hai Khởi, Bốn Thời, Tám Hồng, Hoa, Tân… của đội ngày
ấy, nay đã ngấp nghé tuổi 60, sống quạnh quẽ tuổi già trong nghèo khó.
Bà Nguyễn Thị Khởi, một trong những nữ thanh niên xung phong đó, kể: “Tôi cưới chồng năm 1965, sau đó ra mặt trận. Năm 1982, tôi trở về thì chồng đã hy sinh. Lúc đó tôi đã 36 tuổi, ai mà ưng nữa, đành tự túc kiếm con nuôi”. Bà Khởi “tự túc” được 2 đứa con, một trai một gái, nhưng đứa con trai tên Phạm Thanh Trà chẳng may bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, sống đời sống thực vật. Nỗi đau lại đè xuống đôi vai của bà Khởi thêm lần nữa.
Người đồng đội của bà Khởi là bà Bốn Thời nay cũng bước qua tuổi 59.
Năm 1964 kết hôn, năm 1967 ra trận. Ba năm sau, chồng bà hy sinh nhưng mãi hơn 2 năm sau bà mới biết. Nén nỗi đau, bà thầm lặng trở về chịu cảnh phòng không và đến năm 1984 mới “kiếm” được bé Tuyết. Năm 2000, bé Tuyết lên lớp 11, trong một chiều đi học về bị nước lũ cuốn trôi. Bà Thời khóc hết nước mắt, tiếp tục đơn độc trên hành trình tuổi già.
Không thể kể hết những thân phận hiện thời của những thành viên trong
“tiểu đoàn bà Thao” năm xưa. Bà Tám Hồng sống cả đời cô độc, vừa mất
bởi bệnh ung thư, nay không người thờ phụng. Bà Hoa, bà Tân cũng lặng lẽ
trở về sau cuộc chiến, nay đau đáu phận phòng không. Bà Thời từ chối
biết bao nhiêu mối tình đẹp khi đi kháng chiến bởi đã có chồng, để rồi
cô lẻ thân cò trong thời bình…
Thế hệ phụ nữ không chồng tự túc kiếm con thứ hai ở Tiên Hà là những
người đàn bà tuổi từ 32 đến 45. Dù UBND xã Tiên Hà chưa có con số thống
kê chính thức, nhưng theo ông Nguyễn Lương Bá, Phó Chủ tịch xã, thì thế
hệ này cũng đã có đến hơn 120 người. Họ “bỏ quên tuổi thanh
xuân trong nghèo khó, cơ cực vào những năm 80 của thế kỷ trước. Khi
ngoảnh lại, “cái tuổi đã đuổi xuân đi”, họ đành lẻ bạn, đành bằng cách
này hay cách khác kiếm cho được đứa con để về già có người thờ phụng.(29)
(29 ) Trích Theo Người Lao Động
Việt Nam: Nữ cán binh thời chiến, nỗi đau thời bình.
Họ là những cô gái thời chiến, những thiếu nữ tình nguyện đầu quân vào một trong những đội nữ binh lớn nhất mà bất cứ nước nào từng đưa ra một chiến trường tân tiến. Ròng rã bao nhiêu năm, họ đã chiến đấu, tự chống đỡ bằng một giấc mơ là trung tâm của văn hóa Việt Nam:
Khi hòa bình trở lại, họ mong sẽ tìm được một tấm chồng xứng đáng và sinh con đẻ cái.
Ðối với nhiều người trong số họ, giấc mơ đó đã không thành. Trở về sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975, họ đã bị coi như thiếu hấp dẫn, vì bị tàn phá bởi bệnh hoạn, thiếu ăn và những cực khổ khác mà họ đã phải chịu đựng trong rừng.
Các thanh niên, những người cũng vừa trở về từ cuộc chiến, đã không đáp lại những cái liếc mắt của họ trên đường phố. Nếu tình yêu nở hoa, các cha mẹ thường cắt ngang, cấm con trai họ cưới những phụ nữ có vẻ quá yếu đuối rất khó sinh nở và nuôi con.
“Ôi, rừng sâu đã làm tôi già đi biết bao nhiêu,” lời bà Vũ Hoài Thu, một trong số 500 phụ nữ quê ở thành phố Ninh Bình, 60 dặm phía nam Hà Nội, người đã chiến đấu trong cái mà người cộng sản Việt Nam gọi là Cuộc Chiến Chống Mỹ.
“Cuối cùng, tôi đã gặp một người con trai dễ thương. Anh ấy đã hỏi cưới tôi, nhưng cha mẹ anh không cho. Anh đã không muốn rời bỏ tôi, nhưng tôi đã thuyết phục anh là anh phải bỏ. Tôi đã quá yếu vì sốt rét và thiếu ăn. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ có đủ sức khỏe để sinh con đẻ cái cho anh ấy.”
Những phụ nữ như bà Thu hiện giờ ở độ tuổi 50, và khi họ gặp nhau để hồi tưởng những hy sinh của họ, họ nói tới sự mất mát tuổi thanh xuân trên Ðường Trường Sơn, tên mà người (Miền Bắc) Việt Nam gọi là đường mòn Hoà Chí Minh.
Họ nói về chuyện trở về nhà với đời sống khó khăn hơn là đời sống mà họ đã rời bỏ.
Sự cay đắng dai dẳng vì trong suốt bao nhiêu năm họ đã là những chiến sĩ bị bỏ quên trong một cuộc chiến tranh mà những người đàn ông chiến đấu – chứ không phải phụ nữ – đã trở thành anh hùng.
“Tôi đã tưởng cuộc đời tôi sau chiến tranh sẽ giản dị và hạnh phúc,” theo lời Nguyễn Thị Bình, cân được 85 pounds khi trở về nhà. “Nhưng tôi đã để cho người bạn trai của tôi ra đi. Tôi đã nói với anh ấy rằng với những chứng bệnh của tôi, với một chân bị thương của tôi, tôi sẽ là một gánh nặng cho anh ấy.
Bà Bình đã sống một mình suốt 17 năm, một hình thức lưu vong trong
một xã hội nặng về gia đình trong đó những phụ nữ hiếm muộn và những cặp
vợ chồng không con là những đối tượng để thương hại. Thế rồi, trước sự
thúc giục của những cựu đồng chí trong một đoàn phụ nữ – đoàn 559 – bà
Bình đã “lấy một người chồng qua đêm” và sinh được một đứa con gái.
Bà và đứa con, tên Lan, hiện 10 tuổi, sống với nhau trên một cánh đồng lúa nhỏ do bà Bình canh tác.
“Những người tốt dành cho tôi sự hiểu biết và tình cảm,” bà Bình nói. “Và tôi biết ơn điều đó. Nhưng đôi khi những người xấu đem con họ tới nhà tôi và nói, ‘Ðừng như người đàn bà đó.’”
Những sử gia quân sự ước tính trong thập niên 1950, gần một triệu nữ du kích đã tham gia vào cuộc chiến tranh chống các lực lượng thực dân Pháp. Trong cuộc xung đột với Hoa Kỳ, 40% những cấp chỉ huy địa phương của Việt Cộng là phụ nữ. Một người trong số họ, Nguyễn Thị Ðịnh, là một cấp tướng.
Hàng trăm ngàn phụ nữ, hầu hết đều còn trẻ và độc thân, đã phục vụ trong những chiến khu trong cuộc chiến tranh đó. Họ điều khiển súng phòng không, xây dựng đường xá dưới sự oanh tạc thường xuyên và đi tuần trong những đơn vị hỗn hợp nam nữ.
“Chúng tôi đã sống và ngủ chung nhưng không đụng chạm,” theo lời một phụ nữ trong Ðoàn 559, người đã cho rằng có được sự kềm chế là nhờ tinh thần bảo thủ về văn hóa. “Tôi không thấy một vụ mang thai nào trong đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi khao khát tình yêu, nhưng chỉ trong tim mà thôi.”
Những phụ nữ khác thu thập tin tình báo, do thám, chở quân và đồ tiếp tế dọc theo đường sông trên những con thuyền nhỏ.
Mai Thị Diễm đã tình nguyện chiến đấu sau khi Hoa Kỳ bỏ bom nông trại
tập thể nơi bà ở, giết chết 100 người, kể cả nhiều người trong số thân
nhân của bà.
“Tôi cân được 35 kilô (77 pounds) khi tôi ghi tên nhập ngũ, ban tuyển quân nói tôi quá nhỏ,” bà Diễm bị què một chân, kết quả của một vụ mìn. “Tôi nói với là họ tôi sẽ nhảy xuống cầu tự tử nếu họ không nhận tôi. Cuối cùng, họ nhận.”
Lê Minh Khuê, một nhà văn ở Hà Nội,
đã viết về những gắn bó mạnh mẽ hun đúc bởi nỗ lực chiến tranh. “Tôi
yêu tất cả mọi người với một tình yêu đam mê,” bà Khuê là người đã nói
dối về tuổi của mình để được gia nhập quân đội vào năm 15 tuổi. Ðó là
một tình yêu, bà nói, mà “chỉ có người nào đã đứng trên ngọn đồi đó
trong những giây phút đó mới có thể cảm thông hoàn toàn. Ðó là tình yêu
của người dân trong khói lửa, người dân thời chiến.”
Phan Thanh Hảo, một nhà báo và là đồng tác giả của một cuốn sách về
những nữ chiến binh của (Bắc) Việt, đã phục vụ trên dãy núi Trường Sơn
dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh.
“Phụ nữ đã làm lệch cán cân đưa tới chiến thắng trong cuộc chiến tranh,” bà nói. “Ngoài
Liên Bang Sô Viết trong Thế Chiến II, không có nước nào có con số phụ
nữ như vậy trong những vai trò chiến đấu trực tiếp. Tuy vậy, thật khó
cho chúng tôi để trở lại bình thường. Ðối với thế hệ tôi, cho tới ngày
nay, tim chúng tôi vẫn thắt lại mỗi khi nghe tiếng máy bay trên đầu.”
Những cô gái thời chiến đã trở về với gia đình nghèo khó. Thêm một miệng ăn phải nuôi đã là một vấn nạn. Gầy guộc vì bệnh hoạn và thiếu ăn, da dẻ họ đã dày dạn bởi những năm tháng trong rừng rậm, họ bị coi như không hấp dẫn như vào thời từ làng mạc của họ ra đi.
Thêm vào đó, biết bao nhiêu trai trẻ đã bị giết trong chiến tranh đến độ đám người có triển vọng làm chồng đã giảm đi. Ngay cả bây giờ, có 97.6 đàn ông cho mỗi 100 phụ nữ ở Việt Nam, một trong những tỉ số thấp nhất ở Ðông Nam Á.
“Tôi đã may mắn,” lời bà Nguyễn Thị Nhòng, 51 tuổi, một cựu chiến binh của Ðoàn 559. “Tôi đã gặp một thanh niên, rất đẹp trai, trên Trường Sơn. Anh ấy quê ở một làng lân cận, và chúng tôi đã lấy nhau. Nhưng tôi biết bao nhiêu người khác đã yêu nhau trên chiến trường và sau chiến tranh đã tìm kiếm, rồi tìm kiếm nhưng không bao giờ có thể tìm được nhau.”
Nhiều người trong số các phụ nữ đã hồi phục sức khỏe và kết hôn. Những người khác còn độc thân đã tới sống trong những ngôi chùa Phật Giáo hoặc trong những công trình gia cư của chính phủ.
Vào đầu thập niên 1980, nhằm giảm bớt sự cô đơn của họ, nhà nước đã loại bỏ sự cấm kỵ về việc có con ngoài hôn nhân. Chính phủ loan báo rằng những bà mẹ không kết hôn và con cái của họ sẽ được coi như gia đình và được cấp đất để làm ruộng. Hàng ngàn phụ nữ đã lấy “một người chồng qua đêm.”
Khi chiến tranh kết thúc, đàn ông đã trở lại vai trò người chủ gia đình. Họ quyết định chi tiêu bao nhiêu tiền, quyết định gia đình bao nhiêu người mà không tham khảo với vợ và giữ văn tự đối với mọi tài sản. Sự làm ngơ với phương pháp ngừa thai khiến phá thai trở thành phương tiện hàng đầu trong nước để kiểm soát sinh sản. Sự ham mê nhậu nhẹt của họ đóng góp vào tình trạng bạo lực trong gia đình.
Và những phụ nữ của Ðoàn 559, những người đã tham gia cuộc chiến với tính cách những thiếu nữ tình nguyện, đã được tặng một huy chương đặc biệt như là những “Chiến Sĩ Trường Sơn.”
Ba trong số những người đó đã mặc những bộ đồng phục cũ tới một cuộc tái hợp mới đây ở Ninh Bình.
Họ và nửa tá người nữa đã tụ tập tại một tiệm ăn nhỏ để vinh danh 40 người đã không trở lại từ Trường Sơn và 50 người khác đã trở về như những người tàn phế.
Họ đã chuyện vãn và trao đổi kỷ niệm, và khi bữa ăn trưa được dọn ra, người chỉ huy của đoàn, Trần Thị Bình, đã đứng lên và loan báo rằng bà muốn chia sẻ với các bạn một bài thơ do bà sáng tác, “Thời Con Gái.” Bài thơ dài, và bà đọc từ trí nhớ theo lối diễn ngâm, đôi mắt bà nhắm lại.
Tôi muốn đốt một nén hương
cho những người con gái xấu số.
Dù họ không bao giờ trở lại,
chúng tôi, những người đánh mất tuổi thanh xuân,
vẫn đợi chờ.
Chúng tôi, những cô gái Trường Sơn,
tóc đã hoa râm và lòng tràn đầy kỷ niệm,
Tưởng nhớ những người bạn tình
đã đi xa không bao giờ tìm được.
Những người phụ nữ khác lấy giấy thấm nước mắt khi bà Bình chấm dứt
câu chuyện . Rồi bà Bình để đã kết thúc buổi họp mặt lên tiếng,
“Hãy làm cho ngày hôm nay là một ngày vui đi.”(25)
(25) Trích Nguồn: Los Angeles Times, Viet-Mercury, 17.01.2003.. bản dịch Nguyễn Nhật.
Chỉ mong sau này những người phụ nữ con cháu các cô TNXP không gặp những cảnh bất hạnh như mẹ chúng nữa. Mong vậy thay.
Viết xong bài này, tôi cảm thấy như đã làm xong một nhiệm vụ ..là trả lại công đạo cho những thanh thiếu niên đà hy sinh tuổi trẻ cho những tham vọng điên rồ của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ.
Nhưng trớ trêu thay! Đáng nhẽ việc này phải do tướng Giáp làm mới phải sau khi Lê Duẩn chết.
Để cho một người ở tư thế kẻ thua trận viết thì không hay cho lắm.
Tôi tự hỏi sau nội chiến Nam- Bắc chiến tranh của Hoa Kỳ năm 1865 xong thì tướng Grant, miền Bắc đã làm gì?
Các binh lính phía miền Nam được cho phép giữ lại lừa ngựa để về làm ăn sinh sống.
7000 tử sĩ của cả hai bên đã được an táng và chôn cất chung một nơi ..
Lê Duẩn, Lê Đức Thọ không nói làm gì! Nhưng phần Tướng Giáp đã không làm được những điều xem ra đơn giản như thế!
(danchimviet)
No comments:
Post a Comment