Wednesday, March 26, 2025

NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT – Thêm hai vấn đề về Hồ Chí Minh ( Q.3 Phần 16:)

Thưa quý bạn đọc ! 
Xuyên suốt 15 phần – “Những sự thật không thể chối bỏ” đã in trong Tập 1 của “Những sự thật cần phải biết”, chúng ta đã hình dung rõ nét bằng những bằng chứng cụ thể chứng minh họ Hồ là tên tội đồ dân tộc, phản dân, hại nước, giết người, bán đứng bạn bè, đồng chí, giết hại người tình, làm chư hầu cho Tàu cộng vv…
Tuy vậy, có hai vấn đề cần phải được mở rộng thêm về nhân vật này mà tác giả xin được phép trình bày trong phần 16 của quyền số 3 “Những sự thật cần phải biết” này…
⦁ Hồ Chí Minh KHÔNG phải là Nguyễn Ái Quốc:
Cho đến nay các tư liệu đã chứng minh họ Hồ có thể là Hồ Quang hay Hồ Tập Chương. Điều này đã đúng tới 99% và 1% còn lại là chờ khi chúng ta có cơ hội xét nghiệm DNA của xác họ Hồ. 
Nhưng có một điều mà người dân Việt Nam phải biết 
 . .  rất quan trọng đó là Hồ Chí Minh KHÔNG phải là Nguyễn Ái Quốc.
 
Đó là một trong những sự thật không thể chối bỏ. 

Cuốn sách của cụ Hoàng Văn Chí.
“Nhân dân Việt Nam bắt đầu nghe tên Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 1945. Ngày 28 tháng 8 năm đó (nghĩa là ngay sau ngày Việt Minh cướp chính quyền) báo chí Hà Nội công bố thành phần Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mới thành lập do ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Trước đấy, chưa ai nghe đến tên Hồ Chí Minh bao giờ, và mọi người đều thắc mắc về cái tên hơi kỳ lạ đó. Nhiều người cho rằng cái tên đó văn hoa quá không phải là tên thật mà chỉ là tên hiệu.
Dư luận bàn tán về lý lịch ông Hồ Chí Minh, nhất là các nhân viên trong tân chính phủ hồi ấy lại càng băn khoăn hơn, và tất cả đều nóng lòng muốn biết rõ ông Hồ là ai và tên thật là gì. Nhưng rồi cũng chẳng phải chờ lâu, vì chỉ mấy hôm sau bắt đầu có tin đồn Hồ Chí Minh là tên mới của Nguyễn Ái Quốc, con người bí mật đã từng “khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Sunday, March 23, 2025

Đường mòn Hồ Chí Minh – mồ chôn tuổi trẻ miền Bắc (2)

Những chứng từ liên quan đến số phận những con người đi trên đường Trường Sơn

 Hồi ký của Xuân Vũ

Có lẽ nhiều người không lạ gì 5 cuốn ký sự của nhà văn Xuân Vũ, Bùi Quang Triết viết vê Con đường Trường Sơn. Đó là các cuốn Đường Đi không đến, Xương Trắng Trường Sơn, Đến mà không đến, Đồng Bằng gai góc và Mạng người lá rụng.
Mỗi nhan đề sách gửi đi một thông điệp, một lời tố cáo về cuộc chiến tranh xảy ra trên Đường mòn Hồ Chí Minh.
Ông vốn là người sinh trưởng ở miền Nam, theo cộng sản rồi tập kết ra Bắc vào năm 1955 khi còn rất trẻ. Ông trở lại miền Nam năm 1971 nhờ đó có dịp đi trên con đường Trường Sơn để viết lên những tập Hồi ký này. Vốn là một nhà văn, nhà báo đã từng sống nhiều năm ở ngoài Bắc nên ông quen biết nhiều trong giới văn nghệ sĩ miền Bắc. 


Những tiết lộ của ông về giới văn nghệ sĩ sau này sẽ là nhưng tư liệu văn học quý giá.

Nhưng những chứng từ về con đường Trường Sơn vẫn là nhưng giá trị sử liệu vô giá.

Đường mòn Hồ Chí Minh – mồ chôn tuổi trẻ miền Bắc (1)


Số phận của kẻ thua trận miền Nam thì đã nhận đủ thứ thiệt thòi từ kẻ chiến thắng. Những đọa đầy kể sao cho xiết tạo ra cái mà sau này người ta gọi là “ Boat People”. 

Nhưng kẻ thắng trận mà  sau này nhà văn Xuân Vũ đã để lại cho đời những tác phẩm nổi danh một thời như:“Xương trắng Trường Sơn”, mà “Mạng người như lá rụng” mà ” Đường đi không đến’ thì cái lẽ thắng thua chẳng hiểu còn có nghĩa lý gì!!  

Ai là những người chủ xướng cuộc chiến tranh được trả giá bằng xác người này?

  Thắng mà bằng cái giá phải trả là một đổi lấy 5 lần thì còn có nghĩa là thắng hay không! (Thời chiến tranh Đông Dương là một đổi ba). Dù lạc quan cách mấy- dù không nói ra- Sự thiệt hại và tổn thất về người về phía cộng sản là lớn lao. Người ta không thể dấu được sự thiệt hại ấy. Mặc dầu không một hồi ký nào của tướng lãnh cộng sản dám nói sự thật về tổn thất nhân mạng này.

  Sự tranh chấp nội bộ đi đến chỗ có thể thủ tiêu lãnh tụ đồng thời dứt điểm với vụ án”Xét lại chống Đảng” trong đó có một số lãnh đạo cao cấp bị bắt giam đồng loạt năm 1967- Một năm trước vụ tẩn tống công Tết Mậu thân 1968-.mang ý nghĩa quyết định. (Những người bị bắt như Vũ Đình Huỳnh, Hoàng Minh Chính, Phạm Viết, thiếu tướng Đạng Kim Giang vv..và Vũ Thư Hiên ..) 

Monday, March 17, 2025

Những sự thật cần phải biết (phần 7): Lê Duẩn và sự tàn ác với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.

  Quá khứ đã trôi qua gần 40 năm , tuy nhiên quá khứ đó vẫn là nỗi đau với nhân dân Việt Nam nói chung và quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa nói riêng. Vết thương không thể lành lặn nếu đảng cộng sản vẫn tiếp tục xúc phạm danh dự của quân dân Việt Nam Cộng Hòa và đàn áp nhân dân Việt Nam. Tôi viết bài này chỉ xin góp một tiếng nói chân thật của lịch sử nhằm phanh phui tội ác của Lê Duẩn và cộng sản Việt Nam, để như một nén hương với người đã khuất trong lao tù cộng sản hay tri ân những ai đã vì tự do mà phải chịu đọa đày trong ngục tù cộng sản.

Như trong “Những sự thật cần phải biết 6”, bài Lê Duẩn: Kẻ đồng mưu với Hồ Chí Minh tàn sát nhân dân Mậu Thân 1968, tôi đã trình bày với bạn đọc tội ác của Lê Duẩn trong việc đồng mưu cùng Hồ Chí Minh tàn sát hàng nghìn người dân Huế vô tội tết mậu thân 68. Trong khuôn khổ bài này, tôi xin trình bày về tội ác tiếp theo của Lê Duẩn trong việc trả thù tàn bạo đối với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1975. Đây là một trong những tội ác không thể bỏ qua vì nó là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).
   Trên thực tế , những ai là quân dân, cán chính Việt Nam cộng hòa sau khi bị bị cộng sản đưa vào tù đều thấy điều này. Ngoài ra, gia đình họ bị cộng sản bức hại đi lên vùng kinh tế mới, con em bị ghi lý lịch xấu, nhà của bị tịch thu là những nỗi thống khổ của những quân dân cán chính VNCH. Trong khuôn khổ bài viết này, tội ác của Lê Duẩn và đảng cộng sản đối với quân dân, cán chính Việt Nam cộng hòa trong lao tù của cộng sản.

I. Cả nước Việt Nam là một trại tù khổng lồ :

Tuesday, March 4, 2025

Monday, March 3, 2025

Tôi đã được mở rộng tầm mắt. .

Tôi sinh ra giữa lòng cộng sản. Tôi lớn lên giữa khô cằn sỏi đá Miền Trung. Quê tôi nằm bên trong Vĩ Tuyến nhưng là cái nôi của cách mạng ngày xưa. Tôi không biết Mỹ, Nguỵ là gì? Cũng không biết Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là gì?
 Cũng chưa bao giờ biết sự phồn hoa của Đô Thành Sài Gòn một thời mà ông Lý Quang Diệu hằng mơ ước.
 
  Tôi không học nhiều nhưng thời học sinh của tôi là cháu ngoan Bác Hồ là đoàn viên ưu tú dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN). Ngày xưa tập thơ gối đầu của tôi là “Theo Chân Bác”. Tôi vẫn cứ yêu đảng yêu bác cho đến chết nếu facebook không du nhập vào Việt Nam. Tôi đã được mở rộng tầm mắt, rồi từ đó tôi biết những gì tôi học, những gì tôi bị nhét vào đầu là dối trá, dối trá một cách trơ trẽn.
 
    Chỉ cần đặt một vài câu hỏi nhỏ thôi ví dụ như là: 
Nếu Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) là thiên đường thì sao khi du học con lãnh đạo không chọn là Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên?

Thursday, February 27, 2025

Lý Quang Diệu từng mơ ước: Singapor một ngày nào đó sẽ được như Sài Gòn.

Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. 
Nhưng tại sao lại là Singapore?
 
 Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.

Tô Lâm thừa nhận Sài Gòn trước 75 phồn vinh: Người Việt hải ngoại nhìn nhận thế nào?

Cộng đồng người Việt tại Little Sai Gon, tiểu bang California.

Cộng đồng người Việt tại Little Sai Gon, tiểu bang California. (HECTOR MATA/AFP)

Lời phát biểu mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm gián tiếp thừa nhận Sài Gòn từng vượt trội Singapore đang gây tranh cãi, dù chiến tranh đã kết thúc tròn 50 năm.

 Những người xuất thân Việt Nam Cộng Hoà nghĩ gì về phát biểu này? Liệu đây là tín hiệu cho hòa giải dân tộc hay chỉ là lời nói bộc phát?

                                                                    Chợ Bến Thành Saigon 1965 

Tổng Bí thư Tô Lâm, ngày 13/2, đã thừa nhận sự phát triển vượt bậc của Sài Gòn trước năm 1975, khi ông so sánh của y tế Singapore với Việt Nam thời đó: “Nhìn sang Singapore, xưa họ nói được sang Bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh là mơ ước. 50 năm nhìn lại, giờ mình lại mơ sang họ khám bệnh.”