Tuesday, January 5, 2010

Những người không hèn trong lịch sử và hiện nay.

Chữ “Hèn” luận cổ, suy kim

Long Điền

image002 image004 image006

Những người không hèn trong lịch sử và hiện nay

Sở dĩ có bài viết nầy vì hiện nay người ta đang bàn tán xôn xao về quyển sách “Hồi Ký của một thằng hèn” của Tô Hải (I), vừa là một nhạc sĩ, vừa tham gia viết hồi ký. Nhiều người phần vì tò mò, phần vì xem cái hèn của người khác thì dể chịu hơn bàn về cái hèn của chính mình. Chẳng qua là thế nầy: đa số người dân họ muốn biết tại sao Cộng Sản Việt Nam cai trị tàn ác, dân tình ta thán, công nhân đình công hàng loạt, nông dân xưống đường đòi ruộng đất hằng trăm nơi, Phật Giáo, Công giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành xuống đường kêu ca tự do tôn giáo 5000, 7000 người mà chính quyền Cộng sản vẫn trơ trơ trị vì suốt nửa thế kỷ qua. Chưa có vụ nổi dậy nào quy mô (II), tại sao thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ có nhiều gương can đãm dám hy sinh thân mình để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Chả lẻ bây giờ dân ta hèn cả hết sao??? Vì vậy phải tìm hiểu cội nguồn cái chữ “HÈN”.
Bàn về chữ “Hèn” có hàng trăm loại hèn khác nhau: hèn trong truyền thuyết văn chương, hèn trong lịch sử thế giới, hèn trong các nhân vật lãnh tụ thế giới và hèn trong thời đại ngày nay.

A- Hèn trong truyền thuyết, văn chương:

1- Hèn trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm:

image010Hình trái: Báo Nhân Văn tháng 8/1956

Nhân văn giai phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ cuả văn nghệ sĩ và trí thức VN có tầm vóc lớn trong thế kỷ này. Phong trào đã bị dập tắt từ hơn 30 năm nay, nhưng ảnh hưởng và hệ quả đối với đời sống văn hoá và chính trị ở VN vẫn còn kéo dài tới ngày nay. Hôm nay, 38 năm sau, mở lại hồ sơ NVGP, chúng tôi nghĩ rằng không sớm mà cũng chưa muộn.
Sau 9 năm theo kháng chiến, giáo sư Nguyễn Mạnh Tường từ chiến khu trở về trong số những trí thức được ưu đãi của chính quyền. Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm ra đời, ông tham gia và đã chịu sự trừng phạt nặng nề. Nhờ hồi ký Nguyễn Mạnh Tường mà chúng ta có thể hình dung được các giáo sư đại học cùng chí hướng với ông như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, đã phải trải qua những kỷ luật như thế nào, và hiểu được cuộc sống cách ly, đói khát, luôn luôn bị theo dõi của họ trong hơn ba mươi năm sa mạc. Số người bị tù đày gồm 40, 50 người nhưng số người dính líu có đến hàng trăm người cũng chung số phận.

image007

Hình phải: Nhà văn Phan Khôi

Trong nhóm Nhân Văn và Giai Phẩm năm 1956 cũng có những thành phần sau khi bị Cộng sản trù dập, đấu tố đã đầu hàng vì nhiều lý do khác nhau. Những ngưòi được xem là đầu hàng chính quyền gồm: Trần Dần, Hoàng Cầm, Trần Duy. Nhưng vẫn còn những kiện tướng không bao giờ chịu khuất phục như: Lê Đạt, Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Thụy An, Văn Cao, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh v.v…. Nhưng tựu chung vì những hình phạt dành cho họ quá ác độc và khắc nghiệt vì không phải CS chỉ đánh họ, đày ải họ mà còn hành hạ người thân của họ và đau đớn nhất và thâm độc nhất là cắt khẩu phần tiêu chuẩn gạo, thực phẩm cuả cả gia đình.

image008

Hình trái: Nhà thơ Trần Dần

Do đó nếu kết tội họ (kể cả thành phần đầu hàng sau nầy) là hèn thì hoàn toàn không đúng. Thực ra nếu kết tội hèn thì chỉ có bọn tay sai của đảng, bọn bưng bô cho đảng trong ban Văn Hoá Tư Tưởng như Tố Hữu và kể cả bọn nha trảo của đảng là Công An Nhân Dân với đầy đủ súng ống, phương tiện, tài chánh mà đi bao vây và trừng trị những nhà văn tay không tất sắt, bằng những thủ đoạn hèn hạ, dùng hình thức tố khổ, toà án luật rừng để trấn áp, tù đày suốt 30 năm những ngòi bút chân chính thì bọn chúng mới hèn.
Sau nầy để chuộc lại lổi lầm, Bộ Chính Trị đã cho những gia đình nạn nhân trong Nhân Văn Giai Phẩm một số giải thưởng, phục hồi danh dự một số văn nghệ sĩ nhưng trong đó số lớn đã qua đời. Thật là những chuyện khôi hài đen chỉ có trong chế độ XHCN mà thôi (III).

2- “Hèn đại nhân” của Lê Đạt:

Hèn thì sao được gọi là đại nhân. Xin xem câu chuyện thương tâm sau đây:

“Nhưng đây không phải là câu chuyện nói về sách, hay về Lê Đạt. Đây là câu chuyện được gợi nhớ từ một truyện ngắn của Lê Đạt có tựa đề “Hèn đại nhân”. Chuyện về một nhà toán học (tương lai) trẻ tuổi, vì nghèo rớt mồng tơi nên bị người tình phụ bỏ để theo một viên sĩ quan. Trong một lần đụng độ, tức khí chàng trai trẻ thách đọ súng. Hai mươi ngày sau cuộc đấu súng sẽ diễn ra. Nhưng, éo le thay, trong hai mươi ngày ngắn ngủi đó, những phương trình toán học bỗng mọc lên như nấm trong đầu chàng trai trẻ. Chàng lao vào, say sưa ghi chép. Thời hạn hai mươi ngày đã hết, nhưng công trình toán học vẫn chưa hoàn thành. Không thể bỏ dở công trình toán học, chàng trai xin hủy cuộc đọ súng. “Đồ hèn” (Lâche) – đó là lời cô người yêu cũ dành tặng cho anh.

Nhục nhã ê chề. Lời miệt thị “đồ hèn” khiến chàng trai trẻ gục ngã, tưởng chỉ có thể chết đi. Nhưng, toán học (chứ không phải văn học) đã cứu anh trong những ngày tháng đó. Nói theo ngôn ngữ bóng đá là “cứu một bàn thua trông thấy”. Anh chàng lao vào toán học, mặc cho lời thị phi, ruồng bỏ của đồng loại. Cho đến khi công trình toán học trên hoàn thành, thì “đồ hèn” liền “bùm” một phát vào chính tim mình, bằng chính khẩu súng mà anh đã chuẩn bị cho cuộc đọ súng với tình địch.

Công trình của anh sau đó được một ông thầy tốt bụng lo việc in ấn. Một ngày nọ, nhà bác học trứ danh A. Einstein tình cờ lượm được cuốn “Bàn về toán hóa vũ trụ” trong một nhà sách cũ, ông cầm lên đọc một cách say mê. Nhưng ông vô cùng ngạc nhiên trước một bút danh kỳ cục: “Le Lâche (Thằng hèn). Không bằng lòng chút nào, A. Einstein cầm bút lên, nắn nót thêm mấy chữ trên bìa sách: Lâche Le Grand – tức “Hèn đại nhân”.

Tôi kể lại câu chuyện xưa cũ này không hề có ý định khôi phục lại những cuộc đấu súng hay cổ súy cho việc giải quyết vấn đề danh dự bằng súng đạn. Điều tôi muốn nói là về sự hèn hạ nơi mỗi con người chúng ta! Hèn ư?! Đã làm người thì tránh sao được những lúc hèn. Nhưng, biết vượt qua cái hèn, không phải ai cũng làm được. Và để được người đời nhìn nhận là “hèn đại nhân” thì không phải ai cũng xứng đáng.

Nhiều người, suốt một đời cứ sợ mình sống hèn, sợ mang tiếng thị phi là hèn mà cứ luôn đối phó, luôn “dĩ hòa vi quý” lấy lòng tất cả mọi người (mà làm sao lấy lòng được tất cả mọi người?). Bị một tiếng chê thì “ê ẩm” cả người, bị một lời trách móc thì mất ăn mất ngủ… Cứ thế, rồi loay hoay trong cõi nhân gian bé mọn, làm một người tốt theo kiểu bé mọn, chẳng bao giờ dám nói lên chính kiến của mình, chẳng bao giờ dám hy sinh một thứ gì, chẳng bao giờ dám sống với những thách thức lớn lao… Rồi, một đời vèo qua, một đời tưởng chừng mình sống thanh thản, vì không mích lòng ai, gặp ai cũng tay bắt mặt mừng… Nhưng cuối cùng chợt nhận ra, đó là một đời nhạt. Một đời, có thể gọi là thong dong mà lại không sung sướng, cảm khoái. Một đời tưởng là nhiều bạn, mà lại không có kẻ tri ân. Một đời, đã nhận được nhiều lời khen, mà ngẫm chỉ thấy toàn xã giao…

Đó là chưa nói đến, có những người vừa bị một cú vấp ngã, đã quỵ mãi mãi không thể đứng lên. Anh cứ bị cái thất bại đó giày vò, rồi sống trong mặc cảm, lo sợ. Anh rút vào cái vỏ ốc của mình. Anh trốn đời, nhắm mắt bịt tai lại với tất cả. Cũng có nhiều người tập thiền, tập đi chậm, nói thầm, cười khẽ… Nhưng đấy thực chất là cuộc chạy trốn chính mình. Từ cuộc chạy trốn này, vô tình anh đã hủy bỏ bao nhiêu khát khao dự định. Có thể, anh đã sống một đời còn lại trong an toàn, không ai nói với anh một lời nặng nhẹ, không ai kêu anh là “thằng hèn”. Nhưng, rồi chợt anh thấy mình là hèn. Cũng chẳng được là “hèn đại nhân”. Một thằng hèn vô danh. Buồn lắm thay!

Thế mới biết, sống cho mình thì dễ, sống cho đời, cho người mới khó. Mà sống trong đời, sống với muôn người thì làm sao tránh được sự hèn. Vậy, nếu trót hèn thì cứ hèn đi, đừng sợ. Thà hèn mà làm được chuyện đại sự, mang ích lợi cho nhiều người, còn hơn là sống một đời bằng an nhạt nhẽo.

Nếu trót hèn, xin nhớ hãy làm “Hèn đại nhân”.
Trần Nhã Thụy (Nguồn: Thanh Niên)

3- Hèn: Bàn về cái hèn của người dân Việt.

“Mới đây tôi nghe ai cũng nói đến cái hèn của nhà văn nhà văn Tô Hải, người viết cuốn hồi ký bỗng nổi tiếng mang tên “Hồi Ký của Một Thằng Hèn”. Rồi tôi nghĩ đến cái hèn của con người Việt Nam chúng ta, nhất là những người Việt Nam sống trong thời kỳ cận đại. Có bao nhiêu cái hèn mà chúng ta có thể kể ra, chứ đâu chỉ có cái hèn của những người như ông Tô Hải, phải sống dưới chế độ Cộng Sản độc tài sát máu ở miền Bắc sau hiệp định Giơ-Neo?
Cái hèn của ông Tô Hải là cái hèn giống như cái hèn chung của cả một dân tộc từ hơn ba mươi năm qua. Đó là cái hèn dĩ nhiên, cái hèn không có gì đáng lấy làm xấu hổ, cái hèn không bị ai lên án, một phần bởi vì nó là cái hèn chung, cái hèn do nỗi sợ hãi bị cùm tay lại đem ra hạch hỏi, rồi bị bỏ tù, cái hèn vì nếu không hèn thì – như thấy ở một số nhỏ những nhà hiện đang tranh đấu chống lại những bất công, đòi quyền thở cho người dân, đòi quyền sống – sẽ bị ném cứt vào nhà, sẽ bị bọn côn đồ du đãng chửi thuê đánh mướn đến nhà phá phách, chửi bới, hăm dọa, và đôi khi hành hung. Kế tiếp là sẽ được mời lên bót công an “làm việc” bắt thú tội, khai rằng mình đã lỡ dại, xin Bác và Đảng “khoan hồng”. Mà nếu không làm như thế thì lắm chuyện phiền phức xẩy đến cho gia đình mình, cha mẹ anh em vợ chồng con cái mình. Nếu cứ không hèn, cứ bướng bỉnh, cứ “ngoan cố”, thì sẽ “đi tì”, đi cải tạo, bị bỏ đói, bị nhốt, bị cùm, bị kiểm thảo, bị “được” giữ lại cho đi “học tập” cho đến khi nào “tốt” trở lại. Mà biết bao giờ “tốt” để được trở về với gia đình?
Đấy là chưa kể đến những cảnh dã man xưa kia mà những người như ông Tô Hải đã phải chứng kiến như cảnh những đợt đấu tố địa chủ trong giai đoạn lịch sử có cuộc gọi là “Cải Cách Ruộng Đất” hay những đợt bắt bớ cho đi “cải tạo tư tưởng” trong giai đọan “Trăm Hoa Đua Nở, Nhân Văn Giai Phẩm”, có người đi mãi mới về, mà có người lại đi luôn chẳng thấy về nữa. Ôi, mạng sống con người tuy rẻ như bèo, tuy sống chẳng có gì sung sướng, sống đói dài, sống khốn nạn vì bị kìm kẹp về đủ mọi phương diện, sống như con vật, nhưng sao con người theo bản năng tự nhiên đã vẫn muốn sống. Vì thế mà phải chịu hèn, chịu câm miệng nhắm mắt bịt tai, chịu giả ngu giả điên, chịu yên phận, cái phận khốn khổ của con người sinh ra trên mảnh đất hình chữ S này.
Như thế cái hèn của những người như ông Tô Hải chẳng có gì là lạ, chẳng có gì để mà phải nói. Chẳng qua chỉ để kể lại những chuyện hèn thời xa xưa, để ghi lại những dấu vết của lịch sử, những tì tích của một giai đọan ăn mày ở miền Bắc để có thể so sánh với thời kỳ ngon lành, thời kỳ vàng son tại miền Nam. Ấy thế mà những thằng ngu sống ở miền Nam thời kỳ đó vẫn cứ hướng về “nơi thiên đường Cộng Sản” rồi nằm mơ thấy “thế giới đại đồng”. Chúng chửi bới, phê phán, suy bì, chê trách, nói xấu chế độ miền Nam! Những kẻ đó thích ăn bít tết uống bia băm ba, ăn sà lách đà lạt uống sữa tươi ở Givral hay Brodard, hay ngon hơn uống cognac, whisky của bọn đế quốc cho no cho đã, rồi mới mở miệng ra chửi chế độ, tỏ vẻ bất mãn, đòi “tranh đấu”, muốn lật đổ chính phủ miền Nam, hay ít ra chúng cũng đã phá rối, nối giáo cho giặc, góp phần vào “công tác” làm xụp đổ chế độ tự do dân chủ, đem cái gọng cùm Cộng Sản đeo lên cổ của thêm 30 triều đồng bào ruột thịt. Không biết bi giờ chúng có thấy chúng nó đã làm bậy hay không đây?
Thế mà cho đến bi giờ vẫn còn những kẻ học cao hiểu rộng, làm quan chức lớn, có tiếng nói vững vàng trong giới hiểu biết, giới trí thức, mà lại chịu đi làm tay sai cho bọn Vi Xi. Chúng lo quảng cáo cho chế độ, bênh vực cho việc làm của những tên đồ tể Cộng Sản khát máu, ăn hại đái nát, đang làm đầy tờ cho quan thầy Trung Quốc. Bọn này che đậy những cái xấu xa đang đầy rẫy bên nước nhà, nhắm mắt không nhìn những nỗi thống khổ của đại đa số người dân mình hiện quằn quại dưới sự khống chế của một tổ chức mafia chỉ biết củng cố bằng mọi giá chổ đứng của chúng để tiếp tục thụ hưởng. Chúng sống trong chế độ tự do, mang quốc tịch xứ người, ăn lương nhà nước Mỹ Pháp Úc Anh Đức vân vân, nhưng vẫn một lòng trung thành với Bác và Đảng. Thế mới khốn nạn! Sao chúng không về sống nơi cái thiên đường mà chúng bốc thơm, không thực hiện cái “giấc mơ hồi hương” đi, về bên đó mà mở miệng chửi chế độ tự do, chửi đế quốc thực dân, hay có ngon hơn nữa, chửi ngay cả Bác và Đảng. Sao cứ ở bên đây sống cuộc sống ngon lành rồi chửi, rồi chê bai, rồi nói xấu đồng hương? Sao không về bên đó mà nếm, mà thưởng thức cái “mùi” cộng sản? Thế chẳng phải là hèn hay sao?
Sau cái ngày bọn Cộng Sản ngoạm được nốt phân nửa đất nước, thì cũng lại có bao nhiêu cảnh hèn? Những cái hèn này giống nhau nhưng ở mức độ khác nhau, cái hèn do sợ nhưng cũng có những cái hèn vì ích kỷ, tham lam, vì muốn “một mình sướng cái thân, kệ mẹ những thằng khác.” Cái hèn thấp nhất là đi nâng bi bọn cán bộ cộng sản, khen anh khen chị cán ngố giỏi trong khi anh ngu như bò, chị dốt chư trâu. Nhớ lại cái thời kỳ khốn nạn này sao mà mình thấy mắc cở cho những bọn này quá! Bởi vì nâng bi chúng nó, chúng nó sướng nhưng những kẻ nâng bi cũng có được cái gì? Hay là nâng bi để được yên thân? Mà không nâng bi chúng cũng chẳng làm gì mình và nâng bi đến lúc có chuyện thì đi tù cũng vẫn phải đi tù, chúng đâu có để cho yên thân?
Cái hèn ở mức độ cao hơn là cái hèn xẩy ở các trại cải tạo. Cũng là những con người trước sống “oai” tại miền Nam nhưng vào đến nhà tù Vi Xi thì họ đã cho thấy bộ mặt thật của những kẻ hèn “bẩm sinh.” Có thể trước đấy khi còn sống trong chế độ Cộng Hòa họ cũng đã hèn ở một mức độ thấp hơn, cũng đã “nâng bi” xếp, mua chuộc quan trên để hưởng lợi cá nhân? Nhưng khi vào đến trại cải tạo Cộng Sản thì họ mới bộc lộ hẳn cái tình hèn? Họ làm ăng ten cho bọn cán ngố để được yên thân? Nhưng làm như thế là hại thầy hại bạn, hại những người trước kia cùng chiến tuyến, cùng chiến đấu bên nhau. Có đứa lại còn trắng trợn ra tay ăn hiếp hay đánh đập, ám hại các bạn tù. Cái hèn này thì khác, không thể chấp nhận, không thể tha thứ được! Cái hèn này là cái hèn phải trừng trị.
Rồi cũng phải kể đến cái hèn của một số ít những kẻ “ăn to nói lớn” trước đây là quan to chức lớn trong chính quyền Miền Nam. Đáng kể nhất là cái hèn của hai vị tướng, mới nói đấy rồi quên đấy. Một vị thì nói khi ông thôi không làm lãnh tụ nữa thì sẽ trở về quân đội với “anh em” tiếp tục cuộc chiến đấu chống lại kẻ thú chung, còn vị kia thì tuyên bố vung vít hơn, có vẻ “dân tộc” hơn, ông nói rằng ông không đi đâu hết bởi vì đi đâu cũng sẽ nhớ “cà pháo mắm tôm”. Thế mà hôm trước hôm sau, cả hai ông leo lên máy bay rời khỏi đất nước một cách êm ru bà rù, để bao nhiêu chiến sĩ ở lại chiến đấu trong sự tuyệt vọng. Cái hèn này cũng đáng khinh khi, phê phan, chửi rủa. Và đã có bao nhiêu người làm công việc này rồi.
Và khốn nạn hơn nữa là cái hèn của những kẻ đã làm lớn, đã có tiếng tăm, đang đứng bên này chiến tuyến bỗng nhiên trở cờ mon men bò sang phía bên kia, phiá bên “địch’, phiá kẻ thù chung. Họ bán rẻ lương tâm, vứt mẹ nó tư cách, làm nhục cho tất cả mọi người khác còn đang đứng bên đây chống lại bên kia. Trước đây họ “sát cộng”, họ đem quân ra đổ xuống miền Bắc, họ tuyên bố chống cộng vung vít, họ làm nhạc ca tụng tự do, khóc mất nước, vân vân và vân vân… Thế mà bi giờ chẳng hiều vì sao, vì già quẩn trí hay vì miếng lợi lộc, họ bỏ hàng ngũ tuyên bố “quay về với dân tộc.” Dân tộc cái khỉ khô gì? Quay về để kiếm chút cơm, chút cháo hay quay về để hưởng thêm chút “ngon ngọt của quê hương?” Cái hèn của bọn người này này cũng thuộc loại vừa kể trên đây, cũng “nặng” lắm, cũng đáng phỉ nhổ, đáng quan tâm, đáng lên án lắm lắm.
Nhưng còn có những cái hèn đáng sợ hơn nữa, những cái hèn gắn bó với vận mệnh đất nước, cái hèn tai hại, cái hèn có thể dẫn đưa lịch sử nước ta đến những khúc quanh khó lường. Trong khi cả thế giới Cộng Sản lần lượt xụp đổ vào cuối thập niên 1990 thì nước ta vẫn bình chân như vại “tiến lên xã hội chủ nghĩa.” Trong khi bao nhiêu dân tộc trên thế giới được giải phóng khỏi gông cùm Cộng Sản, thì dân ta vẫn ù lì, vẫn chấp nhận cái số phận khốn nạn của những kẻ hèn, không dám đứng lên đòi trả tự do, đòi giành lại quyền tự chủ, quyền của người dân, quyền được sống một cuộc sống hạnh phúc. Cái hèn này của cả một dân tộc ngày nay vẫn còn được thể hiện bằng sự nhắm mắt bịt tai bịt mũi câm miệng trước những hành động bán nước của nhà cầm quyền, cái hèn làm cho bọn độc tài càng thêm độc tài, bọn Trung Quốc xâm lăng càng lợi dụng để xâm chiếm lãnh thổ ta, hút tài nguyên quí báu của xứ xở ta. Ôi cái hèn này mới đáng nói, mới đáng quan tâm. Nó là cái hèn giúp cái hèn khác, làm tăng độ hèn lên bình phương. Bởi vì chính bọn cầm quyền Hà Nội cũng hèn, chúng không dám đứng lên chống lại quan thầy của chúng, chúng để quan thầy chúng bóp, chặn, đè, hiếp đáp, chúng câm mồm, chịu bó tay, chúng chịu phản dân hại nước chứ không dám chống lại bọn Tàu phù. Ôi đây mới là cái nhục, đây mới là cái đau đớn của con người Việt Nam!
Biết bao giờ người dân Việt Nam mới hết hèn? Đó mới là điều đáng nói. Cái hèn của ông Tô Hải đâu đáng nói làm gì? Bởi vì nó là cái hèn của một ông già, cái hèn trong quá khứ. Có cái hèn của những người trẻ, những thanh niên Việt Nam rường cột của đất nước, cái hèn đó mới đáng quan tâm, mới đáng bàn, mới đáng diệt. Vâng, phải tiêu diệt cái hèn đó ngay, phải nỗ lực làm sao để cả dân tộc ta thôi không còn hèn nữa, phải làm sao thôi thúc lòng yêu nước, phải làm sao thổi lên ngọn lửa tranh đấu chống xâm lăng. Đó mới là chuyện phải làm, mà phải làm ngay, càng sớm càng tốt. Vận mệnh đất nước Việt nam chỉ nằm trong tay những con người Việt Nam, không thể trông chờ ở bất cứ ai khác.
Chúng ta hãy hết hèn, hãy can đảm đứng dậy, hãy đóng vai trò anh hùng để lịch sử nước ta lại được sáng danh, để chấm dứt vận mệnh đen tối của nước nhà! Đó là lời kêu gọi đến với toàn dân Việt.”

Hướng Dương txđ
Ngày 16 tháng 7 năm 2009

B- Hèn trong lịch sử:

Bên Tàu, thời xa xưa có vụ Hàn Tín lòn trôn giửa chợ mà sau nầy thành đạt công danh, nhưng trong cuộc sống ông vẫn bị đem ra để lý giải nguyên do của cái hèn. Còn trong lịch sử Việt Nam có những cái hèn tiêu biểu như sau:

1. Hồ Chí Minh hèn trong vụ nuốt lời thề “Toàn Dân Kháng Chiến 1946″:
Lời tuyên thệ nhậm chức:
“Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Tối cao cố vấn đoàn và Uỷ viên kháng chiến hội, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền dân chủ cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc giữ gìn nền độc lập, chúng tôi quyết vượt mọi nỗi khó khăn dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ. ”
Đọc ngày 2-3-1946.
Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. (trang 413, tập 4, Hồ Chí Minh Toàn Tập)
Chỉ 4 ngày sau, ngày 6 tháng 3 năm 1946, Hồ và đồng bọn nghe tin tàu chiến của Pháp sắp đổ bộ bọn chúng đã nuốt lời thề Kháng Chiến và giử gìn Độc Lập bắt tay ký kết hiệp ước Sơ Bộ rước 15.000 giặc Pháp vào Hà Nội (IV). Thật là một cái hèn lịch sử.

2- Tôn Dật Tiên hèn trong vụ nói xấu dân Việt Nam:

Tôn Dật Tiên (chữ Hán: 孫逸仙), còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn (孫中山), (12-11-1866 – 12-3-1925) là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa dân quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là “Quốc phụ Trung Hoa”. Nhưng có câu chuyện sau đây liên quan đến Tôn Trung Sơn và cụ Phan Bội Châu khi cả hai cùng sang Nhật xin viện trợ năm 1911:
“Khi cách mạng dân quốc của Trung-Hoa chưa thành công, lãnh tụ Tôn-Dật-Tiên qua cầu viện nước Nhật, tại đây Tôn-Dật-Tiên có gặp ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị (một chính khách Nhật cũng là một nhà mạnh thường quân của cách mạng Việt-Nam), trong câu chuyện hàn huyên, khi đề cập tới Việt-Nam, Tôn-Dật-Tiên đã bĩu môi chê dân tộc Việt-Nam, họ Tôn nói với ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị như sau:
- “Dân An-Nam là một dân tộc nô lệ, trước họ nô lệ chúng tôi, nay họ nô lệ người Pháp, họ là một dân tộc có đầu óc nô lệ làm sao giúp họ độc lập được”
Ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị đã cắt lời Tôn-Dật-Tiên như sau:
- “Tôi xin được phép ngắt lời ngài ở đây, ngài đã có những nhận xét không đúng về dân tộc đó (dân tộc Việt-Nam: lời người dịch), bây giờ họ thua người Pháp vì họ không có khí giới tối tân chống lại người Pháp, mai sau khi họ có khí giới tối tân họ sẽ đánh bại người Pháp (lời tiên đoán này đúng với chiến thắng Điện-Biên-Phủ sau này). Ngài nên nhớ rằng dân tộc Lạc Việt này là một chi duy nhất còn lại của Bách Việt đã chống lại sự đồng hóa của người Trung-Hoa giữ nền độc lập của tổ tiên họ trong khi các chi Việt khác như Mân Việt đã bị đồng hóa cả ngàn năm”
Khi nghe tới đây, Tôn-Dật-Tiên đỏ bừng mặt xin lỗi ngài Khuyển-Dưỡng-Nghị và xin cáo lui. Tôn-Dật-Tiên xấu hổ vì Tôn-Dật-Tiên là người Quảng Đông (Mân Việt).”

(Mưu đồ của Trung Hoa đối VN)
“Sau cách mạng Tân Hợi 1911, Tôn Dật Tiên đã gặp Khuyển Dưỡng Nghị, đảng trưởng Quốc Dân Đảng Nhật Bản. Trong bữa chiêu đãi, Khuyển Dưỡng Nghị hỏi Tôn Dật Tiên:
- “Tôi được biết tiên sinh có dịp qua Hà Nội, xin tiên sinh cho biết tôn ý về dân tộc Việt Nam.
Tôn Dật Tiên đáp ngay:
- “Người Việt Nam vốn có nô lệ tính. Ngày xưa họ bị chúng tôi đô hộ, ngày nay bị người Pháp cai trị, dân tộc ấy không có tương lai” (thằng khốn nạn)
Khuyển Dưỡng Nghị đáp:
- “Về điểm này, người Việt bị người Pháp cai trị vì họ thiếu khí giới tối tân. Nhưng xét theo lịch sử trong số Bách Việt chỉ có họ là thoát khỏi nạn Hán Hóa. Tôi tin rằng một dân tộc đã biết tự hào một cách bền bỉ như vậy thì sớm muộn gì cũng sẽ lấy lại được tự chủ.”.
Tôn Dật Tiên đỏ mặt không trả lời vì biết mình nói hớ. Tôn Dật Tiên hiểu rằng Khuyển Dưỡng Nghị ám chỉ ông (TDT) là người Quảng Đông, tổ tiên thuộc nhóm Bách Việt, nhưng kém xa dân Việt vì họ bi Hán Hóa hoàn toàn.

Với chủ trương “Hán tộc thiên triều chủ nghĩa” Tôn Dật Tiên cũng coi Việt Nam là một tỉnh của Tàu như Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông (Phỏng theo Lê Dư, báo Phụ Nữ Tân Văn năm 1941″
Tôn Dật Tiên là người Mân Việt thuôc Bách Việt. Bởi vì khi Hán tộc ở Hoa Bắc tràn xuống xâm lược Bách Việt. Chỉ có tộc Lạc Việt là chống chỏi đến cùng, không chịu đồng hoá thà lui về phương Nam (Việt Nam ngày nay). Trong khi đó nhiều chi khác như Mân Việt (Quảng Đông), Nam Việt (Quảng Tây) thì bị Hán tộc đô hộ và đồng hoá và hiện giờ chính là các dân tộc đang sống vùng phiá Nam Động Đình Hồ bên Tàu.
Câu chuyện trên được truyền tụng lâu đời qua lời kể của ký giả Lê Dư báo Phụ Nử Tân Văn 1941 (do ông Phan Khôi làm chủ bút), mà chưa có nhà sử học nào phối kiểm xem hư thực ra sao, nếu quả thực như thế thì ông Tôn Trung Sơn chỉ là một anh hùng của Trung Hoa nhưng đối với Việt Nam thì khác. Mong được các sử gia, bạn đọc tìm hiểu để làm rỏ vấn đề vì tính chất hệ trọng nầy khi phê phán một nhà ái quốc, một tổng thống, một lãnh tụ của Trung Hoa.

3- Mao Trạch Đông hèn trong vụ “Xúi biểu Hồ tấn công miền Nam Việt Nam”.
Mao Trạch Đông thèm muốn thôn tính Đài Loan, vì Đài Loan giàu và nhiều khoán sản. Nhưng Mao không dám động đến Đài Loan vì sợ Mỹ dội bom như là ở Triều Tiên. Nhưng Mao đã xúi biểu Hồ Chí Minh tấn công miền Nam Việt Nam (V). Mao đã hèn, nhưng khốn nỗi Hồ lại càng hèn hơn, vì Hồ luôn tuân lệnh quan thầy nên gây cuộc chiến với miền Nam Việt Nam. Đây là hai cái đầu hèn gặp nhau.

C- Hèn trong thời đại ngày nay:

Có 3 trường hợp hèn mà lại khó lý giải trong lịch sử cận đại:

1- Hèn trong vụ sát hại nhà cách mạng Nguyễn An Ninh:

Ông Nguyễn An Ninh một nhà ái quốc chân chính đã bị bọn Cộng Sản sát hại trong nhà tù Côn Đảo mà không hiểu tại sao, vì sợ gia đính bị liên lụy, vì được dụ dổ hay bị hăm dọa ???… Bà vợ ông và các con đã nghe tường thuật nội vụ ám sát đê hèn trên mà sau nầy vẫn phục vụ cho chế độ CSVN (VI). Bà Nguyễn An Ninh sau nầy còn viết hồi ký ca tụng đảng CSVN nửa, thật là hết ý!!!

2- Hèn trong vụ ông Phạm Quỳnh bị sát hại: (VII)

Ông Phạm Quỳnh là một học giả uyên thâm Hán học và Tây học. Ông bị Việt Minh (lúc chúng còn dấu bộ mặt cộng sản) sau đó chúng đã sát hại ông Phạm Quỳnh một cách dã man. Gia đình ông ai cũng biết, thế mà sau nầy họ cũng hợp tác và phục vụ cho chế độ. CSVN hèn hạ sát hại một nhà ái quốc chân chính, không một tất sắt trong tay. Nhưng cái đáng nói ở đây là gia đình ông Phạm Quỳnh đã biết rỏ nội vụ mà vẫn cam tâm phục vụ cho đảng CSVN và còn gây thêm cảnh thương tâm cho người con dâu (vợ của Phạm Giao) sau nầy. Vụ nầy chưa lý giải được dù có lời yêu cầu minh oan của ông Phạm Tuyên cho cái án oan khúc của cha mình. Không lẻ vì cái sợ hải làm cho cái hèn trở nên lớn mạnh trong cả một gia đình?

3- Hèn trong vu Cải cách Ruộng Đất của gia đình ông Trần Anh Kim: (VIII)

Mặc dù ông Trần Anh Kim đã trần tình cái điều lường gạt tinh vi của đảng CS, nhưng lý giải thế nào sự tận tụy phục vụ để leo lên cấp bậc trung tá của ông Trần Anh Kim sau khi chúng đã hành hạ và sát hại cha và ông nội của anh. Thật là không hiểu nổi!!! Ngày nay để chuôc lại lổi lầm xưa, ông Trần Anh Kim đã tiếp tay với phong trào Dân Chủ 8406 để chống lại đảng CSVN, nhưng nhiều người vẫn mang nổi thắc mắc trong lòng không hiểu tại sao lại có nghịch cảnh éo le đến thế!!!

4- Có những người trong lao tù, trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhưng vẫn không Hèn: (IX)

Đông và Tây vẫn có những tấm gương anh hùng bất khuất, nhưng cái dũng của những người sa cơ mà vẫn hiên ngang mới là đáng khâm phục như 9 vị sĩ quan “cải tạo” tại trại Bình Điền, Thừa Thiên (Huế) và hàng trăm binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan các cấp khác đã tử tiết trong ngày 30.4.75

D- Hèn của bản thân

Bàn qua lịch sử, văn chương, thiên hạ mà không nói về mình thì không công bằng. Viết về cái hèn bản thân thì nhiều lắm, tôi chỉ đơn cử 1 số chuyện trong đời để thấy mình cũng hèn như một số người khác.

1- Khi mất nước năm 1975: là một quân nhân QLVNCH có trách nhiệm bảo quốc an dân nhưng chưa chu toàn trách vụ của thượng cấp giao phó, đáng lý ra tôi phải tự sát như một số đồng đội, một số các tướng lãnh đã chọn cái chết để chuộc lổi lầm trước đồng bào, nhưng vì gia đình, vì bản thân chưa đủ can đảm để chọn cái chết như các đồng đội của mình.

2- Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, đáng lý ra tôi phải chọn giải pháp là cùng với đồng đội kháng chiến đến cùng trong các mật khu. Nhưng vì không can đảm, vì xét thực lực, vì hèn tôi đã chấp nhận đi tù cải tạo thực tế là nơi đày đọa, trả thù của kẻ chiến thắng mà không có chính nghiã.

3- Sau khi qua Mỹ sống đời tỵ nạn CS, trong các sinh hoạt đoàn thể vì cả nề, vì hèn nhát không muốn mất bạn, không muốn làm phật lòng bạn bè tôi đã không dám đả kích mạnh mẻ những lập luận hàng hai, ba phải, thoả hiệp của một số ít chiến hữu bị chao đảo vì nôn nóng.

Ba điều tâm niệm của riêng tôi:

Tóm lại trong bài phân tích nầy tôi không có ý chê trách ai, mà đưa ra sự việc cổ kim cái hèn đôi khi lý giải được, đôi khi không lý giải được, chung quy là vì sự sống còn. Ông bà ta có nói: “Con sâu, cái kiến còn sợ chết kia mà!”
Trước cửa sinh tử thì con người ai cũng như nhau, nhưng cái “vô uý” là thước đo, là chuẫn mực để xét con người cao quý và hèn mọn. Đối với bản thân muốn sửa những cái hèn của chính mình, tôi tự nhũ phải làm những điều tâm niệm sau đây:

a- Để sửa chữa lổi lầm, từ nay tôi tâm niệm thà mất bạn chớ không để sai lệch lý tưởng Quốc Gia. Trong đấu tranh cho Tư Do, Dân Chủ với chủ trương bất bạo động nhưng phải hành động quyết liệt, không lánh nặng tìm nhẹ, biết hy sinh bản thân, để mưu cầu lợi ích cho mọi người, để giật sập chế độ độc tài càng sớm càng tốt, để bớt khổ đau cho đồng bào tôi.

b- Ngày nào còn cờ đỏ sao vàng trên đất nước Việt Nam thì ngày đó toàn dân chưa có Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc thật sự mà chỉ toàn bánh vẻ.

c- Trong đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ là cho toàn dân vì vậy cương quyết không thoả hiệp, không nhượng bộ vì như vậy là phản bội lại đồng đội và đồng bào tôi. Mục tiêu sau cùng là giải thể chế độ Cộng Sản độc tài.

Thực hiện đầy đủ các điều tâm niệm trên tôi mới thực sự thoát khỏi cái hèn, cái yếu từ lâu còn tồn tại trong tiềm thức. Đồng thời phải góp tay phổ biến Chính Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, kêu gọi để mọi người cùng một lòng đứng lên thì mới mong giật sập được bạo quyền Cộng Sản đã tồn tại quá lâu trên quê hương Việt Nam gây đau khổ triền miên và gây chia rẻ hận thù dai dẳng suốt 34 năm qua.

21.10.2009

Cước chú:
(I) http://saigonbao.com/books/hoi-ky-cua-mot-thang-hen.htm “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” 320 trang
(II) http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=116153 Thái Bình nổi dậy
http://nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=82103&z=2 Thái Bình lại nổi dậy. Dân chiếm trụ sở UBND một phường trong hai tháng, đồng thời đòi thả người và xử lý các viên chức tham nhũng
(III) http://www.rfi.fr/actuvi/articles/116/article_4597.asp: Loạt bài Nhân Văn Giai Phẩm của Thụy Khuê.
“Các văn bản “thú tội” phản ảnh tâm thức của người viết: Qua những bài khai, Lê Đạt và Trần Đức Thảo giữ được phong cách của người trí thức: Chịu trách nhiệm việc mình làm. Không đổ lỗi cho người khác. Không gọi bạn đồng hành là tên, là nó, là bọn. Có lẽ đó là cách phải gọi những người Nhân Văn Giai Phẩm trong “đấu trường”, nó phản ảnh không khí trù dập, đàn áp, xuống cấp và thù nghịch ở ấp Thái Hà và sức chịu đựng của từng người: Trong ba người bạn thân Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, thì Lê Đạt có bản lãnh hơn cả.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_Nh%C3%A2n_V%C4%83n-Giai_Ph%E1%BA%A9m
“Vào thời kỳ đổi mới, nhiều nghệ sĩ từng tham gia Nhân Văn-Giai Phẩm đã được phục hồi danh dự và được phong tặng các giải thưởng quan trọng, nhưng tiếc rằng một số đã qua đời:
• Giải thưởng Hồ Chí Minh: Giáo sư Cao Xuân Huy (về khoa học xã hội, 1996); Nhạc sỹ Văn Cao (về âm nhạc, năm 1996); Nhà triết học Trần Đức Thảo (về khoa học xã hội, năm 2000); Giáo sư Đào Duy Anh (về khoa học xã hội, năm 2000); Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý (về âm nhạc, năm 2000)
• Giải thưởng Nhà nước: Tháng 2 năm 2007, 4 nhà văn thuộc Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm gồm Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm được Chủ tịch nước Việt Nam ký quyết định tặng thưởng giải thưởng Nhà nước”
(IV) http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C4%91%E1%BB%8Bnh_s%C6%A1_b%E1%BB%99_Ph%C3%A1p-Vi%E1%BB%87t_1946
• Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng.
• Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân.
http://quehuongxua.blogspot.com/2007/01/thoa-hiep-1491946-ong-ho-cau-ket-voi.html
Sau ngày 2/9/45. VN trở thành quốc gia độc lập thật sự, mà kẻ thù chính là thực dân Pháp còn ở xa. Với Hiệp ước sơ bộ (6/3/1946), ông Hồ mời quân Pháp vào chiếm đóng Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc. Ðó là một trọng tội trong lịch sử. Ông cần rảnh tay để đối phó với các đảng theo chủ nghĩa quốc gia dân tộc. Ðể che giấu chủ trương bắt tay với kẻ thù, ông Hồ tuyên bố chính sách ‘văn hóa Pháp Việt đề huề’
http://quehuongxua.blogspot.com/2007/01/thoa-hiep-1491946-van-ban.html. Thoả Hiệp Án 14.9.1946 giữa Việt Minh ký với Pháp.
Ðọc qua nội dung, chúng ta thấy rõ Hồ Chí Minh nhượng bộ Pháp gần như đầy đủ các quyền lợi như hồi VN còn là thuộc địa của nước Pháp. Ở vào hoàn cảnh lúc đó, người ta mới thấy sự thiệt thòi của VN. Với hiệp ước tạm 14/9/46 hay ‘Tạm ước’ nầy, nước ta chỉ hưởng được những từ ngữ mới ‘Nước VN Cộng Hòa Dân Chủ’, được tự dọ, còn sự thật, người Pháp nắm tất cả mọi ngành, từ chính trị, quân sự, ngoại giao, quan thuế, tiền tệ. Lý do thầm kín là ông Hồ cần dựa vào Pháp, cần cộng tác với Pháp, để có thì giờ tận diệt người quốc gia.
(V) http://tiengnoitudo.wordpress.com/2008/04/12/trung-qu%E1%BB%91c-danh-m%E1%BB%B9-d%E1%BA%BFn-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-nam-cu%E1%BB%91i-cung/
“Từ đầu chiến tranh (1965), Trung Quốc đã ngăn ngừa Việt Nam nói chuyện với Mỹ. Báo chí phương Tây nói: “Trung Quốc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.
Trong cuộc chiến 54-75, báo chí phương Tây bình luận:
“Trung Quốc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng.”
- ” China would help Vietnam fight the United States until the last Vietnamese”
- “while Mao Tse-Tung and his Chinese comrades sit patiently by, fighting us to the last Vietnamese”
(VI) http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=7025: tài liệu lịch sử Nước mắt cá sấu Khóc Nguyễn An Ninh
(VII) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2009/02/090315_pham_tuyen.shtml Sửa sai về học giả Phạm Quỳnh.
http://newsforums.bbc.co.uk/ws/vi/thread.jspa?forumID=8428 Phạm Tuy ên nói về cái chết của cha.
http://vkhuc.tripod.com/OanHonNguoiCha.htm Oanhồn người cha
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=59afa6423b530e9aee2b109ed73e8aa7 bài của sử gia Trần Gia Phụng:
(VIII) http://henvesaigon1.wordpress.com/2008/09/29/ptdcvn-c%E1%BB%B1u-trung-ta-vc-tr%E1%BA%A7n-anh-kim-toi-d%E1%BA%A1i-ngu/
“Nay, xin nêu ra để cho mọi người nhất là các bạn trẻ lấy đó làm bài học chớ có dại đem hết sức lực và tuổi thanh xuân quý báu của mình cống hiến cho loại “đảng” siêu lừa này để rồi lại trở thành người “đại ngu” như tôi(!).”
(IX) http://vietnamlibrary.informe.com/cnai-d-ng-c-a-ng-i-neng-ph-ong-vi-t-h-oi-dt503.html CÁI DŨNG CỦA NGƯỜI ĐÔNG PHƯƠNG Việt Hải, Los Angeles
Thiếu tá VÕ ĐẰNG PHƯƠNG:
Biểu tượng bất khuất và kiêu hùng của một sĩ quan Quân lực VNCH (QLVNCH). Nói đến cuộc bạo động trong tù, chúng ta không thể quên được “Vụ 20 tháng 04 năm 1979″ xảy ra tại phân trại 04 thuộc trung tâm trại “cải tạo” Bình Điền tại tỉnh Thừa Thiên. Vụ này do một ban tham mưu gồm 9 sĩ quan của QLVNCH chỉ huy toàn thể 500 tù nhân trong trại vùng dậy đòi cải tổ chế độ lao tù.
“Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân”.
Sách dầy khoảng 430 trang, gom góp nhiều tài liệu về những tấm gương kiêu hùng sáng ngời của 5 vị tướng tuẩn tiết là Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú,Trần Văn Hai và Lê Nguyên Vỹ cùng cái chết vô cùng bất khuất của đại tá Hồ Ngọc Cẩn, một hiện thân của tướng Trần Bình Trọng trong cuộc chiến ý thức hệ mà hệ lụy của biến cố đau thương 30-04-1975 vẫn làm cho chúng ta nhức nhối…. Ngoài những vị tướng lãnh đã tự vẫn nói trên, còn có rất nhiều sĩ quan cấp tá, cấp úy, cấp hạ sĩ quan, binh lính và một số công chức, cảnh sát, cán bộ trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây cũng đã tự sát trong biến cố đau buồn này. Cho đến hôm nay người ta mới chỉ biết tổng quát khoảng 22 Trung đoàn trưởng, Liên đoàn trưởng và hơn 100 sĩ quan đã tự sát sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản. Trên thực tế con số có thể cao hơn.

Các bài Hoang

No comments:

Post a Comment