Monday, January 4, 2010

Giờ là lúc mỗi công dân Việt Nam cần nhìn vào sự thật. Ðó là lương tâm và trách nhiệm không thể thoái thác...




Lời Mở đầu.
Gần chín mươi triệu dân sống trên mảnh đất hình chữ S eo hẹp, lại đang bị cắt xén dần dâng cho giặc phương Bắc ! Những kẻ nắm vận mệnh quốc gia không có tài đức, lại rất đam mê quyền lực. Ðưa đến hậu quá là chúng đẩy cả dân tộc vào con đường đói nghèo cùng quẫn! Nghèo nàn về đạo đức, yếu hèn về phẩm giá con người.
Tình hình mỗi lúc thêm nghiêm trọng, đất nước đã và đang bị xâm lăng về văn hóa, về lãnh thỗ, lãnh hải.
Thiết nghĩ, không có ai quá vô tâm với đất nước mà yên lòng trước họa ngoại xâm hiện nay. Trừ bọn Mạnh, Dũng, Trọng. Giờ là lúc mỗi công dân Việt Nam cần nhìn vào sự thật. Ðó là lương tâm và trách nhiệm không thể thoái thác.
Phần I
Giá của tự do luôn luôn cao
Trần Nhu
Tự do dân chủ không thể là một thứ quà tặng hay một thứ ân huệ ban phát từ một người nào mà có được. Cũng không có đội quân cứu thế từ trên trời nhẩy xuống giúp chúng ta. Đức Phật, Chúa Jesus có thương yêu nhân loại mấy các Ngài chỉ có thể phán bảo: Các ngươi phải tự làm lấy. Vậy không kỳ vọng vào bên ngoài hay vào một phép lạ nào, rằng mọi việc sẽ tự nó diễn ra mà không cần sự tham gia của chúng ta.
Những mơ ước và nguyện vọng sẽ không trở thành hiện thực nếu chúng ta không hành động.Đường tranh đấu thật lắm chông gai.
Nhân dân Tiệp Khắc và các quốc gia Đông Âu đã phải tốn nhiều xương máu trong nhiều thập niên mới bứt được xích xiềng Cộng Sản. Tôi nghĩ, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quan trọng trong sự tranh đấu cho tự do, vì trách nhiệm của mỗi cá nhân, đối với đất nước vào những năm đầu của kỷ nguyên này, chúng ta có ý chí quyết tâm hơn nữa để tìm ra giải pháp chung cho những vấn đề trước mắt của dân tộc.

Dưới đây, tôi tạm lược thuật khái quát những biến cố chính đã xẩy ra ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, xem sự tranh đấu của quần chúng như thế nào đã làm cho các chế độ độc tài Cộng Sản phải sụp đổ. Tôi sẽ không mở rộng phần lịch sử, chỉ quan tâm đến những bài học bổ ích về kinh nghiệm tranh đấu của họ và tính chất của những nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản Đông Âu khác Việt Nam ở những điểm nào.
Trước hết là Bài học Tiệp Khắc.
Hội Nghị Postdam kết thúc tháng 7 năm 1945, trong đó có Tổng Thống Truman đại diện cho Hoa Kỳ đã bất lực trước việc chặn đứng bước tiến của Điện Kremlin trong kế hoạch Cộng Sản hóa những quốc gia Đông Âu bằng vũ lực. Chính vì thế mà Liên Xô dễ dàng thực hiện tham vọng của một quốc gia luôn luôn muốn mở rộng bờ cõi của mình và tham vọng của một cường quốc tự giao cho mình sứ mạng truyền bá học thuyết Mác Lenin trong toàn thế giới. Nhờ tài năng của những nhà thương thuyết và thái độ cực kỳ ngoan cố lì lợm của họ, Hội Nghị Yalta và Postdam đã đem lại cho Liên Xô rất nhiều lợi điểm và Liên Xô đã khai thác những lợi điểm ấy một cách khéo léo, chẳng những Liên Xô dành được trên lãnh thổ Đức một khu vực chiếm đóng vây kín lấy Berlin.
Riêng thành phố Berlin chia làm 4 khu, do 4 cường quốc chiếm đóng: Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp đồng cai quản.
Trong khi Liên Xô không ngớt xâm lấn vào lãnh thổ của những quốc gia kế cận, mặt khác nhanh như giở bàn tay, Điện Kremlin đã thành lập chế độ Cộng Sản tại khu vực đã được giao phó cho Nga và luôn tại các Quốc Gia Đông Âu mà trước đó quân Nga giải phóng khỏi quân Đức.
Đó là nước Ba Lan, Bảo Gia Lợi, Nam Tư và Albania, sau đó đến lượt Hungary, Romania và Tiệp Khắc. Những yêu sách kế tiếp nhau mỗi lúc thêm gắt gao. Họ luôn dùng vũ lực đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân các quốc gia đó.
Ngày 20 tháng 8 năm 1968, lấy cớ là để bảo vệ chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, dẹp bọn phản loạn, hai trăm ngàn quân Liên Xô và các nước chư hầu Đông Âu (trừ Romania) tiến vào Tiệp Khắc nhằm ngăn chận “Mùa Xuân Praha”. Với hàng ngàn xe tăng, hàng ngàn khẩu đại pháo chỉ trong vài ngày, đội quân xâm lăng tăng nhanh chóng lên tới 650.000 người cũng không ngăn nổi các cuộc biểu tình phản đối của nhân dân Tiệp Khắc.
Máu đổ và sự quần thảo của xe tăng quân Nga diễn ra trong bức màn sắt bao bọc quanh nước Tiệp Khắc. Vẫn không có tiếng vang vọng ra bên ngoài, cả thế giới im lặng. Chứ không phải chỉ một tiếng kêu cũng đủ làm rung động cả thế giới như bây giờ.
Đến tháng 1 năm 1977, “Bản tuyên ngôn Hiến Chương 77” mới xuất hiện trên báo chí phương Tây tố cáo sự vi phạm nhân quyền ở Tiệp Khắc!
Trong cuộc đấu tranh cho lý tưởng tự do nầy, nhiều người đã hy sinh, nhiều nhà văn và trí thức bị bắt giam trong các đợt thanh lọc, nhiều ngàn người dân ủng hộ cuộc binh biến năm 1968 bị bắt vào các trại tập trung.
Bản tuyên ngôn được giới trí thức Tiệp Khắc soạn thảo, sau khi nước này phê chuẩn công ước Liên Hiệp Quốc và các quyền dân sự, chính trị, các quyền văn hóa, xã hội và kinh tế. Chính phủ Cộng Sản Tiệp tuyên bố tài liệu đó là chống lại trật tự Xã Hội Chủ Nghĩa.
Nhưng mùa xuân Praha 68 và Bản Tuyên Ngôn Hiến Chương 77 đã gieo vào những trái tim tuổi trẻ Tiệp Khắc những tư tưởng tự do cao đẹp và cách nhìn nhận mới đối với đời sống.
Chủ nghĩa yêu nước là hoa trái của cuộc cách mạng nhung ngày 15/1/1989 . Với 5.000 người biểu tình ở quảng trường Wenceslas Praha tưởng niệm người anh hùng Jan Palach đã tự thiêu năm 1969 để phản đối sự chiếm đóng của quân đội Liên Xô. Vaclave Havel và nhiều người bất đồng chính kiến khác bị bắt.
Nhưng ngày 2/2 hàng ngàn văn nghệ sĩ, trí thức lại xuống đường yêu cầu phải thả tất cả tù nhân chính trị, cùng với nhân dân Tiệp Khắc tiếp tục đòi Liên Xô phải rút quân khỏi Tiệp Khắc, phong trào bùng lên cao trong toàn quốc. Kết quả là ngày 13/5, Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Tiệp Khắc.
- Ngày 17/2/89 , Vaclave Havel và các tù nhân chính trị được trả tự do. Lập tức các nhóm đối lập thành lập “Diễn Đàn Nhân Quyền”, hàng trăm ngàn người biểu tình chống chính quyền Cộng Sản như dòng thác từ cao chứa đầy nước sung mãn vô kể đổ xuống...
- Ngày 24 tháng 11, Bộ chính trị đảng Cộng Sản Tiệp Khắc phải xin từ chức.
- Ngày 28 tháng 11, quốc hội Tiệp thông qua bản Hiến Pháp bãi bỏ sự độc quyền cầm quyền của đảng Cộng Sản.
- Ngày 29 tháng 12 Vaclave Havell được bầu làm Tổng Thống Tiệp Khắc, trở thành nguyên thủ quốc gia không Cộng Sản đầu tiên từ năm 1948.
Nhưng do phong trào dân tộc đang dâng cao, Dân Séc và dân Slôvakia lại ly khai. Nếu bỏ qua những trang sử trung cổ, chỉ lấy mốc trang sử cận đại thì ngày 28 tháng 10 năm 1918 dân Séc và dân Slôvakia ở miền trung Châu Âu đã liên minh lại thành liên bang Tiệp Khắc, theo tuyên ngôn Matin nổi tiếng thời đó.
Cuộc “hôn nhân” này so với lịch sử phát triển của loài người là quá ngắn ngủi, bởi vì từ 1/1/1993 hai dân tộc này lại chia tay nhau thành hai nước cộng hòa. Các chính khách Séc và Slôvakia gọi đó là cuộc chia tay trong hòa bình với giá trị tài Sản chia cho mỗi bên theo tỷ lệ dân số là khoảng 634 tỷ Cuaron, bằng 23 tỷ dollars. Một số người khác gọi đó là những đứa con được sinh ra sau cuộc cách mạng nhung lụa tháng 11 năm 1989 và họ sẽ là những quốc gia kế thừa nhà nước Séc và Slovakia. Liên Hiệp Quốc đã nhận đơn “ly hôn” của hai nước này để trở thành hội viên L.H.Q.
Bài học thứ 2: Những biến cố xẩy ra ở nước Hungary (1956-1991)
Năm 1956 đã diễn ra vụ nổi dậy của nhân dân Hungary chống lại sự đô hộ của Liên Xô, do chính Thủ Tướng Cộng Sản Imere Nagy, UVBCT đảng Cộng Sản lãnh đạo, tuy nhiên cuộc nổi dậy này đã bị quân đội Liên Xô đè bẹp. Diễn biến cuộc nổi dậy như sau:
- Ngày 21-10-1956 sinh viên các trường đại học bãi khóa, nêu các yêu sách tự do, ngôn luận, báo chí... và phản đối Liên Xô can thiệp vào nội bộ của Hungary . Phong trào phản đối nhanh chóng lan ra toàn quốc. Và ông Imere Nagy người vừa mới bị kết tội chống Liên Xô, lại được các đồng chí tái kết nạp vào đảng Cộng Sản trở thành thủ tướng làm cho bạo động chống người Nga lại diễn ra ở thủ đô Budapest mạnh mẽ hơn trước. Nhiều ngàn quân Liên Xô lập tức được huy động đến để duy trì trật tự.
- Ngày 27-10 phong trào nổi dậy từ thủ đô lan rộng khắp cả nước, bất chấp cả xe tăng, đại pháo của quân Nga.
Vì quyền lợi tối cao của Tổ Quốc, Ủy Ban Trung Ương đảng Cộng Sản Hungary cam kết sẽ làm việc hết mình để quân đội Liên Xô rút hết ngay khi bạo động chấm dứt. (Về điểm này những người lãnh đạo đảng Cộng Sản VN phải suy nghĩ kỹ và học tập.)
- Ngày 30-10 quân đội Liên Xô phải lặng lẽ rút khỏi thủ đô Budapest . Thủ tướng Nagy trong bài phát biểu trên làn sóng truyền thanh toàn quốc, ông cam kết tổ chức bầu cử tự do ở Hungary và sớm chấm dứt việc cầm quyền độc đảng, (Đảng Cộng Sản VN cần học tập.)
- Ngày 2-1, Nagy phản đối hiệp ước Warsaw , yêu cầu Liên Hiệp Quốc xem xét tình hình ở Hungary .
Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu ngày 28/10/1956 về vấn đề Hungary .
- Ngày 4-11, Imere Nagy bị lật đổ. Ông Kadar lên thay làm thủ tướng cùng thời gian ấy, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết lên án việc Liên Xô xâm lăng Hungary .
- Ngày 17-6-1958 , do âm mưu của Liên Xô, Budapest đã thông báo việc hành quyết thủ tướng Imere Nagy cùng tướng Malater.
- Tháng 8/1962, chính phủ Hungary còn thông báo chính thức kết án 25 người theo chủ nghĩa Stalin, gồm cả Eno Gero và Maty Rakosi bị khai trừ khỏi đảng Cộng Sản. Điều này rất đáng để các nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam suy nghĩ...
- Ngày 14-9-1978, Imere Pozsgy ủy viên BCT Đảng Chủ Nghĩa Xã Hội CN (tức Đảng Cộng Sản ) Hungary, đăng bài báo trên tạp chí Magyar Nemzet tuyên bố sự kiện năm 1956 là cuộc nổi dậy của nhân dân chống áp bức không phải cuộc phản cách mạng.
Lời tuyên bố trên của Pozsgy đã minh định rõ ràng cựu Thủ Tướng Nagy bị hành quyết tháng 6/1958 và tướng Pal Malater cùng các nhà lãnh đạo khác trong cuộc nổi dậy 1956 là các vị anh hùng dân tộc chống quân xâm lăng Liên Xô.
- Tháng 10 năm 1988, Đảng Chủ Nghĩa Xã Hội CN Hungary đổi tên thành đảng Xã Hội và từ bỏ hẳn chủ nghĩa Lenin.
- Ngày 15-11, Hungary xin gia nhập Hội Đồng Châu Âu.
- Ngày 5-1-1990 , Quốc Hội Hungary chấp thuận nghị quyết kêu gọi rút quân đội Liên Xô ra khỏi Hungary vào cuối năm 1991.
- Ngày 23, Diễn Đàn Dân Chủ thúc đẩy việc điều tra các hoạt động bí mật của đảng Cộng Sản .
- Tháng 3/1991, quá trình hình thành chính quyền không Cộng Sản. Cử tri Hungary ủng hộ Diễn Đàn Dân Chủ. Họ chiếm được 60% số ghế trong Quốc Hội. Sau đó, Diễn Đàn Dân Chủ thành lập chính phủ Liên hiệp đa đảng do Jozef Antall làm thủ tướng. Đến tháng 5, Antall đưa ra chương trình tư hữu hóa và đầu tư nước ngoài.
- Ngày 19-8-1991, Liên Đoàn người Hungary thế giới tổ chức hội nghị lần thứ 3 ở Budapest sau 54 năm gián đoạn, hơn 15.000 người Hungary ở khắp nơi trên thế giới và trong nước hết sức vui mừng tham dự đại hội.
Chúng ta sẽ có một ngày hoa sắc muôn phương tươi thắm trên quê hương và khắp mọi nơi trên mặt địa cầu người Việt ly hương sẽ trở về Hà Nội.
Qua những diễn biến của những biến cố vừa lược thuật trên, chúng ta nhận thấy những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Hungary, họ luôn luôn đứng về phía dân tộc, đặt quyền lợi của nhân dân và tổ quốc trên hết, coi đảng Cộng Sản chỉ là phương tiện để dành độc lập.

Ngược lại những người lãnh đạo đảng Cộng Sản VN luôn luôn đặt quyền lợi đảng trên cả dân tộc và tổ quốc, coi đồng bào như rơm rác – coi ngoại bang như thần thánh.
Bài Học Thứ 3 :Đảng Cộng Sản Bulgary.
Sau đệ nhị thế chiến, Liên Xô ôm bọc các nước Đông Âu, biến các nước này thành những vệ tinh quay quanh quỹ đạo điện Kremlin.
- Ngày 11-8-1948, Đảng Dân Chủ Xã Hội Bulgary và Đảng Cộng Sản tuyên bố sát nhập thành Đảng Cộng Sản Bulgary.
- Ngày 1-1-1949 , Thủ Tướng Cộng Sản Traicho Kostov công bố kế hoạch 5 năm bước đầu xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa. Nhưng chỉ sau đó mấy tháng, ông bị buộc tội đi lệch đường lối tư tưởng và phản quốc. Traicho Kostov cùng 10 Ủy Viên Trung Ương Đảng Cộng Sản khác trong trung ương bị kết án tử hình và bị hành quyết ngày 16 tháng 12 năm 1949.
Chervenkov do Liên Xô đưa lên làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản, tiếp tục thanh trừng các đảng viên đồng mưu với Kostov. 92.500 đảng viên bị bắt hoặc khai trừ khỏi đảng.
- Tháng 4-1951, chính phủ công bố kế hoạch 6 năm tập thể hóa ở Dobrudja, thành lập các nông trang tập thể trên toàn quốc.
- Ngày 17-4-1956 , Vulko Chervenkov từ chức. Anton Yugov lên làm thủ tướng.
- Ngày 16-2-1959, Bí Thư Thứ Nhất Đảng Cộng Sản Bulgary Todor Zhivkov, làm cả thế giới phát hoảng khi ông kêu gọi tăng 100% sản lượng công nghiệp, xóa bỏ hoàn toàn tập thể hóa nền kinh tế và hành chính.
- Ngày 7-3-1960 , nhà ngoại giao Mỹ ông Edward Page Jr đến thủ đô Sofia , chấm dứt 9 năm cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.
- Tháng 6 năm 1980, luật mới được thông qua, lần đầu tiên cho phép thành lập Liên doanh Kinh tế giữa Bulgary và các công ty nước ngoài.
- Ngày 7-12-1990 , Liên Minh các lực lượng dân chủ (UDF) được thành lập để điều hành các hoạt động chính trị. Các cuộc biểu tình ở thủ đô Sofia đòi cải cách dân chủ làm cho chính quyền Cộng Sản bất lực.
- Ngày 13-12, Đảng Cộng Sản tuyên bố “từ bỏ vai trò lãnh đạo” theo Hiến Pháp và kêu gọi bầu cử tự do vào tháng 6/1990.
- Ngày 2-1-1990 , ra chỉ thị giải tán cục Cảnh Sát mật trong bộ Nội Vụ.
- Ngày 15 tháng 1, Quốc Hội bỏ phiếu bãi bỏ sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản .
- Ngày 6-3-1990, lần đầu tiên trong lịch sử nước Bulgary, quyền đình công của công nhân được hợp pháp hóa, cùng ngày luật bất động Sản mới bãi bỏ các giới hạn về quyền sở hữu bất động sản.
- Ngày 3 tháng 4, đảng Cộng Sản Bulgary đổi thành đảng Xã Hội Chủ Nghĩa.
- Ngày 13-10-1991 , Liên Minh các Lực Lượng Dân Chủ thắng Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau chiến thắng này, lãnh đạo Liên Minh Các Lực Lượng Dân Chủ là ông Filip Dimitrov thành lập nội các không Cộng Sản đầu tiên, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Bulgary.
Bài học thứ 4: Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức)
Ngày 7 tháng 5 năm 1945, Đức chính thức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ II đã làm nước Đức thay đổi một cách sâu sắc. Bản chất cuộc chiến đã để lại cho nước này nhiều tổn thất quá nặng nề. Quân đồng minh đồng ý chia nước Đức ra thành 4 vùng quân sự. Theo đó, Pháp chiếm đóng phía Tây Nam, Anh chiếm đóng ở Tây Bắc, Mỹ ở phía Nam và Liên Xô ở phía Đông. Những năm tháng từ năm 1945 đến 1949, thực sự là quãng thời gian cay đắng và tuyệt vọng cho tất cả người dân Đức và chiến tranh lạnh đã đưa đến sự chia cắt năm 1949.
Từ năm 1947, lãnh thổ chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh liên kết lại thành một đơn vị hành chính gọi là Bizonia. Sau đó, Pháp gia nhập và tạo thành vùng Trizonia nhằm đối chọi lại sự ảnh hưởng của Liên Xô. Và việc hình thành nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức là một trong kết quả chính trị hiển nhiên của chiến tranh lạnh lúc đó. Do đồng minh không chuyển sự hợp tác thời chiến sang giai đoạn hậu chiến, các bên không thỏa thuận được hiệp ước hòa bình chung cho nước Đức bại trận.
Hai nước Đức khác biệt ra đời:
- Vùng Đông Đức, chịu ảnh hưởng của Liên Xô, xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và giáo dục theo tiêu chuẩn của Liên Xô.

- Cộng Hòa Liên Bang Đức chịu ảnh hưởng của khối tự do, thủ đô là Bonn .
Hoa Kỳ đã giúp Tây Đức khôi phục lại kinh tế và biến nước này trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất Châu Âu.

Quả thật sự chiến thắng của Mỹ trở thành có lợi cho các nước bại trận. Họ đã khôn khéo biến kẻ thù thành đồng minh. Cùng lúc ở đầu bên kia thế giới, Hoa Kỳ cũng mở đầu nỗ lực giải hòa với kẻ thù hung hãn nhất hồi ấy là Nhật Bản, bỏ qua nỗi ô nhục của Trân Châu Cảng. Với lòng hăng say cải hóa của Hoa Kỳ buông lỏng dần.
Ngày 8 tháng 9 năm 1951, Hoa Kỳ đã ký với Nhật Bản tại San Francisco một hòa ước có lợi cho Nhật Bản hơn là họ có thể mong ước trước đó mấy năm.
Ai đọc sử cũng biết thế nước của Nhật Bản, sau khi đầu hàng đồng minh tháng 9/1945 là một màn đen bao phủ trên đất nước của “động đất và sóng thần” này... Kết thúc chiến tranh đầy bi thảm đau thương bằng 2 quả bom nguyên Tử thả xuống thành phố Hiroshima 6/8 và quả thứ hai xuống Nagaski 10/8, nước Nhật trở thành một bãi tha ma khổng lồ vô tiền khoáng hậu!
Nhưng một bình minh luôn luôn khởi sự mọc lên giữa một bóng đêm tàn. Người ta khó mà hình dung nổi thảm kịch ghê gớm này của nước Nhật bại trận. Thế mà nhờ kẻ thù Hoa Kỳ giúp đỡ như một phép lạ, Nhật tiến hành cải cách chính trị, kinh tế đã đạt được những thành tích đáng kinh ngạc. Về sau, Nhật Bản đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ. Mặc dù rất nghèo tài nguyên công nghiệp, Nhật Bản sản xuất gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài.
Đặc biệt, người dân Nhật được giáo dục tốt nhất thế giới là một trong những nước có mức sống cao nhất trên thế giới.
Có lẽ cái may mắn nhất khiến nước Nhật được như ngày nay là họ “không có đảng Cộng Sản lãnh đạo”. Chứ nếu có thì còn tệ hơn cả Bắc Hàn, Việt Nam , rễ cây cũng khó có mà ăn!
*
Các người lãnh đạo Đức kể cả Nhật đã biết khai thác yếu tố tự do của Hoa Kỳ để đưa dân tộc họ đi lên, vì vậy Hoa Kỳ cũng nên được đề cập ở đây.
Hoa Kỳ “Xuất Cảng” tự do. Và nước “Nhập Cảng” biết ứng dụng.
Từ xưa, người Mỹ vốn có sứ mệnh Tự Do, niềm tin vào Tự Do. Và niềm tin ấy trở thành một đạo luật vĩ đại đối với nước Mỹ và cho cả các quốc gia khác.
Hiển nhiên, chính sách của Hoa Kỳ đặt nền tảng một phần trên lý tưởng tự do, một phần trên quyền lợi tất nhiên của Hoa Kỳ. Trong thời chiến tranh lạnh, về mặt bang giao quốc tế, Hoa Kỳ vẫn nhấn mạnh giá trị của tính tôn trọng luật lệ mà mỗi quốc gia cần phải thi hành để tạo sự hài hòa về mặt quyền lợi cho mỗi nước.
Ngày nay cũng vậy, Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ bất cứ quốc gia nào trong tiến trình mang lại tự do, nhưng sự hợp tác đó phải mang lại quyền lợi cho Hoa Kỳ về mặt kinh tế, chính trị. Nói một cách khác, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mang nhiều nét “hiện thực” và “lý tưởng”, nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ truyền thống tôn trọng mô hình của chính quyền dân chủ và tự do! Tuy nhiên, trong khi áp dụng, tùy theo hoàn cảnh của mỗi đối tượng, mỗi nước, do mối tương quan giữa hai bên đã đưa đến những sự “co dãn” tròn đầy hoặc méo mó mà nhiều chính trị gia Đức, Nhật, Đại Hàn... đã ý thức được đúng đắn.

Do đó, họ đã đạt được mục tiêu họ mong muốn, còn không ý thức được đúng, tất nhiên bị đổ vỡ. Có nhiều người nghĩ rằng lịch sử gần đây cho thấy một số nhà lãnh đạo Mỹ đã đi quá đà về lá bùa tự do đối với dân tộc khác, hình như người Mỹ không “cứu” người khác ngoài ý muốn không “có lợi” cho họ. Những ý kiến đó không nhất thiết đúng, cũng không nhất thiết sai; có thể đúng, có thể sai.

Tôi nghĩ trong đời sống, không có sự thật tuyệt đối, nhất là trong địa hạt chính trị, nó là một thứ có vẻ ảo thuật. Cho nên chính sách của Hoa Kỳ đối với các quốc gia có thể là “tốt”. Người chỉ trích Mỹ có thể là “xấu”. Ngay cả việc nước mới nhận viện trợ Mỹ cũng vậy, biết thì tiêu hóa dễ dàng khỏe mạnh, không biết thì có thể bị “bội thực” hoặc là bỏ nhầm vào ổ tham nhũng như ở Philippines với Tổng Thống Marcos, rồi thành một truyền thống như Tổng Thống Corazon Aquino đến ông Joseph Estrada cũng vẫn còn... Viện trợ Mỹ vào Miền Nam trước đây cũng vậy, đến thời Cộng Sản thì hết thuốc chữa!
Nói đúng ra, mọi vấn đề là còn phải xem ý chí của người lãnh đạo nước đó, có ý thức được đúng đắn chính sách của Hoa Kỳ và chủ động với nó được không. Một nguyên thủ quốc gia phải là người biết xử dụng những lợi khí chính trị của mình. Ðánh giá đúng chỗ mạnh cũng như chỗ yếu của đối phương. Chỉ cần một thí dụ. Đó là nước Đức muốn tự giải thoát mình khỏi chế độ “giám hộ” của Hoa Kỳ và đồng minh. Họ đã lấy ý tưởng tự do bình đẳng làm đòn bẩy, có lẽ người Đức và người Nhật thấy rằng quyền lợi của họ mỗi ngày thêm trùng hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh.
Chính sách của Hoa Kỳ đối với các nước bại trận, có lẽ cũng có nhân quả rõ rệt. Ngay từ khi mới lập quốc, Tổng Thống Washington đã nói câu nói nổi tiếng: “Gươm đao là giải pháp cuối cùng để bảo vệ sự tự do của chúng ta, vì thế nó phải là vật đầu tiên cần dỡ bỏ khi sự tự do ấy đã được thiết lập”. Có thể tư tưởng nhân bản đó đã đặt cái tiền lệ cho một đường hướng cơ bản cho các vị Tổng Thống Hoa Kỳ sau này. Đường hướng nhân bản đó khác hẳn với Liên Xô về nhiều phương diện. Kể cả việc quân đội của Hoa Kỳ hiện diện ở các quốc gia đó. Một giả thiết nữa là nếu quân Tầu thắng trận, họ đóng quân trên lãnh thổ nước Đức hay nước Nhật một thời gian thì dân tộc Đức, dân tộc Nhật thoái hóa là cái chắc, trước mắt chúng ta là Tây Tạng.
Về những điểm này, những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam phải học lại những bài học lịch sử và đặt nền ngoại giao vào sự suy nghĩ mới để có thể đáp ứng những đòi hỏi của thời đại mới, một giai đoạn lịch sử mới. Để công bằng, tưởng cũng phải thêm rằng cần căn cứ vào những biến cố của lịch sử Hoa Kỳ đã đem lại tự do cho nhiều quốc gia. Nhưng cũng gây ra sự phẫn nộ không ít, chẳng hạn như Hoa Kỳ đã không tôn trọng lời cam kết với Việt Nam Cộng Hòa và sự ghê tởm trong chiến tranh... thì người ta có thể tin rằng những con người trên phương diện tiên phong của tương lai Việt Nam hậu Cộng Sản sẽ biết xử dụng những lợi khí của mình một cách hoàn thiện hơn.
Đầu năm nay, tôi có xem bài diễn văn nhận giải Nobel “Văn Chương 2005” của Harol Pinter. Không thấy có hơi hướng văn chương cũng không có dấu vết văn hóa, mà toàn bài diễn văn đầy ứ giọng điệu tố cáo hằn học căm thù quá lố. Nhưng nó lại mang thông điệp hơi to tát, nói là mang thông điệp thì to tát quá nhưng quả thực chuyện giải thưởng văn chương Nobel đâu có thể xem thường. Có điều là nó chuyên chở nhiều liên tưởng quái gở lạ lùng! Kịch sĩ, ghen tuông hờn giận chắc tại cái đầu kịch sĩ quá nhỏ nên chỉ đủ chứa loại ngôn ngữ thù hận, không có chỗ cho yêu thương, trong lúc hận thù chủng tộc, tôn giáo đang đà dâng cao thì sứ mệnh của nhà văn là đóng góp chút gì cho sự cảm thông giữa người với người và giữa các dân tộc.
Đằng này ngược lại, bài diễn văn của Pinter giống hệt bản cáo trạng tổng kết những tội ác chống nhân loại. Tất cả cái gì bẩn thỉu, xấu xa Pinter đều qui cho Mỹ hết, trừ các nước Xã Hội Chủ Nghĩa văn minh nhân bản như Liên Xô, Trung Cộng, Bắc Hàn, Campuchia. Pinter bỏ quên cả núi sọ người không ngó tới. Kịch Sĩ, đầu đít lộn ngược thông minh thật! Chưa hết Pinter còn tố cáo hiện nay Mỹ chiếm đóng tới 703 căn cứ quân sự khắp nơi trên thế giới bao gồm 132 quốc gia. Pinter nói: “Chúng ta không hiểu họ đến những nước đó bằng cách nào nhưng chuyện họ có mặt ở những căn cứ quân sự nước đó coi như xong rồi”. Không biết Pinter có đến nước Đức, nước Nhật, nước Đại Hàn hay không? Hay cả cuộc đời ông chỉ sống (trong bóng tối) với phái tả Cộng Sản sau Dinsta ở Nicaragua ru rú trong rừng ăn lông ở lỗ. Khổ! Mà cuộc đời hẳn có nhiều bi kịch, rất có thể hồi kịch sĩ còn trẻ, cảnh nhà khốn quẫn. Mẹ Pinter phải làm nghề tiếp lính Mỹ, không may gặp anh chàng lính Mỹ da mầu khỏa trần trước gió, rồi quịt tiền. Dù bề ngoài bà có lớp vỏ lơi lả điếm đàng, nhưng bà đã làm được việc tốt bán thân để cứu vớt đứa con trai. Ông Pinter à! Thân phận của những người nghèo khó ở đâu cũng thật bi thảm! Thôi ta tạm quên đi nỗi buồn của cõi nhân gian. Tôi biết Kịch Sĩ bị tổn thương, còn cái chuyện “màu mè” của Ủy Ban Nobel phát cho Pinter thì thực tình tôi không mấy quan tâm. Vì sao? Úi chà! Ông Yasser Arafat lãnh đạo một tổ chức khủng bố gọi tắt là Mặt Trận Giải Phóng Palestine (PLO) làm cả chuyện chặt đầu, làm thịt dân Do Thái cũng được giải thưởng Nobel Hòa Bình. Ở nước tôi trùm Mafia Lê Đức Thọ tội phạm chiến tranh cũng được giải thưởng Nobel Hòa Bình, kể cả bạo chúa Hồ Chí Minh còn được tổ chức khoa học, văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO phong thánh (muốn biết rõ hai nhân vật này, xin tìm đọc sách “Tinh thần Phật giáo Nhập Thế” cùng tác giả).
Cuối cùng tôi muốn nói với ông Pinter một điều là thời đại của quỷ Sa tăng cầm quyền thì sự thực không thể có thứ chính trị nhân nghĩa đạo lý đâu ông Pinter. Tôi cáo lỗi, không có thì giờ để nói chuyện phải quấy với ông Pinter về văn chương. Phần bên nó không hợp với chủ đề mà tác giả đang đề cập tới. Vậy xin trở lại vấn đề.
Phần II
Giá của tự do luôn luôn cao
Trần Nhu
Về Đông Đức, Hoa Kỳ và Liên Xô đã dựng lên hai chế độ chính trị đối đầu nhau. Năm 1955, Anh, Pháp và Hoa Kỳ trao trả quyền độc lập đầy đủ cho Tây Đức và gia nhập vào Khối Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương NATO.
Trong khi đó, những biến cố quan trọng cũng đang diễn ra ở Đông Đức.
- Ngày 7-10-1949 , nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức được thành lập ở Đông Đức mà không có bầu cử. Ông Wilhelm Pieck được Điện Kremlin đưa lên làm Chủ Tịch nhà nước. Otto Grotewohl làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Chính quyền quân sự Liên Xô được thay bằng Ủy Ban Kiểm Soát Liên Xô.
- Ngày 15 tháng 10, bầu cử lập pháp ở Đông Đức do Liên Xô đạo diễn.
- Ngày 1-5-1952 , chủ tịch Dieck loan báo Đông Đức buộc phải tái vũ trang nếu Tây Đức hòa nhập vào khối Tây Âu.
- Ngày 7 tháng 5, chính phủ thông báo kế hoạch thành lập quân đội để bảo vệ đất nước.
- Ngày 28 tháng 5, Liên Xô tuyên bố giải tán Ủy Ban Kiểm Soát Liên Xô ở Đông Đức và thành lập Cao Ủy Xô Viết. Vladimir Semyonov được giữ chức vụ này (nó tương tự như quan toàn quyền).
- Ngày 16-6-1952 , chính phủ Đông Đức loan báo các quy định mới đối với công nhân xây dựng dẫn đến các cuộc biểu tình của công nhân ở Đông Berlin .
- Ngày 17 Liên Xô đưa xe tăng và bộ binh đến giải tán các cuộc nổi dậy của nhân dân Đông Đức làm 25 người chết, hàng ngàn người bị thương và nhiều ngàn người bị bắt.
- Ngày 22 tháng 6, trong khi các vụ bắt bớ vẫn tiếp diễn, chính phủ Đông Đức đưa ra chương trình cải cách 10 điểm, gồm tăng lương, giảm giờ làm việc và cải thiện điều kiện sống.
- Ngày 8-6-1960 , nhà cầm quyền Đông Đức tuyên bố việc du lịch của công dân Tây Đức đến Đông Berlin sẽ bị giới hạn nghiêm ngặt...
- Ngày 13-8-1961 , chính phủ Đông Đức đóng cửa biên giới giữa Đông và Tây Berlin , bắt đầu xây dựng bức tường ngăn cách hai vùng.
Cơ cấu quyền lực của Đảng Cộng Sản do lực lượng chiếm đóng đã tạo ra các chuyển dịch văn hóa và đường lối kinh tế khác. Sau nhiều thập niên đối mặt với hàng loạt các thử thách, mặc dù được Liên Xô giúp đỡ về kinh tế, kỹ thuật, nhưng Đông Đức ngày càng tỏ ra lạc hậu về mọi mặt.
Trong khi Tây Đức từ năm 1955 đến năm 1957, kinh tế Tây Đức phát triển mạnh mẽ, thu nhập đầu người tăng gấp đôi. Đây được coi là một điều kỳ diệu về kinh tế. Điều này đã có sức thu hút đối với công nhân Đông Đức, nên họ chạy sang Tây Đức làm việc ngày một nhiều và cuộc sống tự do ở Tây Đức mới là động lực chính thu hút nhân dân Đông Đức bất chấp cả những hiểm nguy vượt biên chạy sang Tây Đức.
Đến năm 1989 chính phủ Đông Đức rơi vào khủng hoảng, suốt mùa xuân năm đó, Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Erich Honecker phản đối phong trào cải tổ của Mikhail Gorbachov. Chế độ Honecker cho rằng sự thay đổi đó là không cần thiết. Sự ngoan cố của ông làm cho dân chúng phản đối mạnh mẽ, nhiều đảng viên Cộng Sản xin ra khỏi đảng. Trong vòng 5 tháng, kể từ tháng 9 năm 1989, số đảng viên Cộng Sản giảm từ 2.3 triệu đảng viên tụt xuống còn 89.000.
Sau đó sinh hoạt của đảng hoang vắng. Người ta gỡ bỏ cả ảnh Các Mác, trên quê hương của ông không còn ai tôn thờ ông và nghĩ đến việc bảo vệ đảng.

Trong khi đó, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn một mực giữ niềm sùng kính tôn thờ Mác Lenin, hăng say bảo vệ đảng, phản lại tổ quốc, phản lại đồng bào. Tôi cầu nguyện “tẩy trần” cho tất cả sự ngu muội qua đi, để những đảng viên Cộng Sản Việt Nam trở về nguồn. “Chuông ai nhà nấy đánh, Thánh ai nhà nấy thờ”.
Nếu cần một chỗ dựa ở thần thánh, ta thờ Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung...
vất Mác Lenin đi và “Hãy chăm sóc cho nước Việt”.

Về nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản Đông Đức: Ông Honecker phải từ chức sau gần 20 năm cầm quyền. Những sự bất mãn của dân chúng đối với sự cầm quyền của đảng Cộng Sản vẫn còn căng thẳng. Song song với việc dân chúng chạy sang Tây Đức như nước vỡ bờ.
- Ngày 5/11, có trên 10.000 người dân Đông Đức chạy sang Tây Đức qua ngả Tiệp Khắc.
- Ngày 9/11, không khí rối loạn bùng lên như cơn sóng thần ở Đông Berlin . Đã khiến các Ủy Viên Bộ Chính Trị đảng hành động một cách độc lập, không cần thông qua quốc hội, họ cho phép mở cửa biên giới với Tây Berlin .
Tức nước vỡ bờ dòng người Đông Đức như thác nước đổ về phía bức tường. Bức tường Berlin bị phá vỡ từng đoạn, Đông Đức mở cửa biên giới với Tây Đức. Vài tháng sau, bức tường bị phá bỏ hoàn toàn.
- Tháng 12, chính phủ của Đảng Xã Hội Thống Nhất Đức (tức Đảng Cộng Sản và bộ chính trị) xin từ chức, (những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam cần học tập).
- Ngày 23/8, sau cuộc tranh đấu đầy cay đắng, Quốc hội Đông Đức tán thành thống nhất với Tây Đức. Sự kiện này được thực hiện vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.
- Tháng 8/1991, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Đông Đức Erich Honecker chạy sang Liên Xô, tháng 12 ông ta xin tỵ nạn chính trị tại đại sứ quán nước Chile ở Moscow . Honecker bị buộc phải quay về Đức tháng 7 năm 1992 để chịu sự xét xử về chế độ của ông.
- Tháng 1/1993, Honecker được trả tự do, miễn xét xử, ông được sang sống đoàn tụ với vợ con ở Chile .
Thật là khoan dung, nhân đạo, nếu muốn nói đến lòng nhân nghĩa, bao dung thì dân tộc ta vốn có truyền thống và ông cha chúng ta cũng là tấm gương lớn đáng để nhân loại muôn đời noi theo. Đại Việt sử ký Toàn thư tập II trang 96 có ghi: “Trước kia, người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại gặp xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng Hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc!”
Ở sách Quốc Sử Việt Nam thì ghi rõ hơn về vua Trần Thánh Tôn như sau: “Trong thời ngài làm vua thì đất nước thịnh trị, thái bình. Khi ngài truyền ngôi cho Nhân Tông, thì giặc Nguyên lại cất quân sang đánh lần thứ hai. Sau khi đuổi được giặc khỏi bờ cõi, thì vua Trần Nhân Tông họp quần thần văn võ để thưởng những người có công, phạt kẻ có tội. Khi ấy quân lính khiêng mấy hòm sớ hàng giặc của quan quân ra giữa sân triều, xin nhà Vua mở ra để xem xét xử tội. Bấy giờ ngài (vua Trần Thánh Tôn) cũng có mặt trong buổi đại triều đó, Ngài liền ra lệnh cho Vua Trần Nhân Tông đem mấy hòm sớ hàng giặc đốt hết. Ngài nói rằng khi giặc xâm lăng đến, thấy thế quân giặc mạnh quân ta rút lui, những người này nhát gan, họ sợ nên xin hàng giặc. Bây giờ giặc rút hết rồi, họ có muốn hàng cũng không có ai cho họ đầu hàng. Thôi hãy đốt hết đi. Nếu mở ra nêu tên họ nhục nhã và có tội chi bằng đốt hết đi để họ yên lòng sống với mình cho vui vẻ”.
Chúng ta thấy vua Trần Thánh Tông quả là một vị hoàng đế đại nhân đức thật lòng bao dung, độ lượng, Cổ Kim Đông Tây chưa có được người thứ hai như Ngài, thật xứng đáng là “thượng nhân vô nhị”.

Tuy nhiên, để giữ kỷ cương cũng có khi ngài cương quyết, như sử đã ghi: “Có tên Đặng Long cận thần của Vua, rất giỏi văn học, tước đến hạ phẩm, đã được ghi chú để cất nhắc. Vua định cho làm hàn lâm học sĩ, nhưng thượng hoàng ngăn lại. Hắn mang dạ bất bình, đến giờ cũng hàng giặc. (đúng như ngài nhận xét) Giặc thua, hắn bị bắt đem chém để răn bảo kẻ khác!
Đây là bài học trước mắt đối với chúng ta. Kể cả những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam . Tất cả khả năng lựa chọn đang nằm sẵn ở chính bản thân họ.
Ngoan cố, gắng sức bám ghế cách mấy cũng không nổi nữa!
Tôi thành tâm cầu mong sự ra đi của đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ diễn ra êm đẹp.
*
Bài Học Thứ 5: Cuộc tranh đấu cho tự do của nhân dân Ba Lan
Hội nghị Potsdam được tổ chức khi chiến tranh kết thúc. Trong suốt thời kỳ hậu chiến, chính sách đối nội và đối ngoại của Ba Lan phần lớn được quyết định dựa theo tình hình ở Liên Xô. Ba Lan trở thành thành viên tích cực nhất của khối Hiệp Ước Warsaw .
Tuy nhiên, giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Ba Lan nhiều người vẫn mang nặng tinh thần dân tộc. Họ trung thành với dân tộc, với tổ quốc của họ hơn là trung thành với chủ nghĩa Mác, với đảng Cộng Sản.
Khác hẳn với giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Ba Lan và các nước Cộng Sản Đông Âu, những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam trung thành với chủ nghĩa Mác cho tới lúc chết không thay đổi như Hồ Chí Minh đã chủ trương. Có thể ông đã tạo thành cái khuôn cho cả đảng Cộng Sản Việt Nam noi theo.
Ở Ba Lan ngay từ thời tiền khởi, Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản, ông Wladylaw Gomula đã chống lại đường lối của Liên Xô. Sau đó ông bị buộc phải từ chức và bị bắt cùng với nhiều nhà lãnh đạo của đảng Cộng Sản Ba Lan. Mặc dù nhiều đảng viên bị bắt nhưng các nhà lãnh đạo lên thay thế vẫn tiếp tục chống lại Liên Xô.
Năm 1953, tình hình Ba Lan càng mất ổn định. Các cuộc biểu tình của sinh viên, trí thức và công nhân đòi tự do dân chủ liên tiếp diễn ra.
- Ngày 6/4/1956 , ông Wladyslaw Gomulaka và nhiều người trong ban lãnh đạo bị bắt năm 1951 được trả tự do.
- Ngày 28 tháng 6, cuộc bạo động làm 100 người chết nổ ra ở Poznan, khi công nhân biểu tình đòi cải thiện điều kiện kinh tế và xã hội.
- Ngày 10/10, những dấu hiệu của cơn bão sắp đến, khi phiên tòa xét xử những người nổi dậy ở Poznan kết thúc đột ngột và nhiều nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản Ba Lan yêu cầu các sĩ quan Liên Xô phải rời khỏi quân đội Ba Lan.
- Ngày 20/10/1956, Gomulka tái gia nhập đảng Cộng Sản, chắc là cần chỗ đứng hợp pháp để tranh đấu cho tổ quốc Ba Lan của ông, chứ không phải vì ông yêu chủ nghĩa Cộng Sản.
- Ngày 21, ông trở thành Bí thư thứ nhất đảng Cộng Sản Ba Lan, nhờ đó đảng Cộng Sản Ba Lan đã dành được phần nào độc lập, giảm hẳn sự can thiệp của Liên Xô.
- Ngày 17/12/1951 , hiệp định Ba Lan- Liên Xô giới hạn vai trò của quân đội Liên Xô ở Ba Lan.
- Ngày 20/1/1957 , Mặt trận dân tộc do Gomulka lãnh đạo chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội.
- Ngày 20/12/1970 , chính phủ Gomulka lung lay do các cuộc bạo động gây ra. Golmuka và các thành viên khác trong BCT đảng Cộng Sản phải từ chức. Edward Giereck lãnh đạo đảng vùng Silesia lên thay Gomulaka.
- Tháng 9/1972, chính sách mở rộng tự do đối với trí thức của chế độ Giered. Các nhà văn được trả tự do và được phép xuất bản các tác phẩm của họ.
- Ngày 16/10/1978 , Hồng y Karol Wojtyla của Ba Lan được bầu làm giáo hoàng John Paul II.
- Ngày 2/10/79 , chuyến viếng thăm đầu tiên của ngài tới một đất mới Cộng Sản, hàng trăm ngàn người tụ tập để đón tiếp Ngài.
- Ngày 7/8/1980 , vì bất ổn trong ngành công nghiệp và khủng hoảng chính quyền, làn sóng đình công và phản đối diễn ra ở Gdansk và các khu vực khác...
- Ngày 24/9, các công đoàn được thành lập, trong thời gian bất ổn, công nghiệp sát nhập lại thành tổ chức toàn quốc lấy tên là Công Đoàn Đoàn Kết, bầu Lech Walesa làm lãnh đạo. Ông đã nhận lãnh trách nhiệm trước đất nước, chứ không phải chỉ với giai cấp công nhân trong những năm tháng tranh đấu gian khổ và bi tráng của dân tộc Ba Lan.
Nhưng sau đó Công Đoàn này đã bị cấm hoạt động khi tướng Wojcieh Jaruzelski lên nắm quyền vào tháng 2 năm 1981, trong thời gian này ước tính có khoảng 90 nhà hoạt động của tổ chức Công Đoàn đã bị giết hại, nhiều người khác bị bắt giữ. Nhằm giành lại quyền kiểm soát và quyền lợi của Đảng Cộng Sản, tướng Jaruzelski đã áp đặt tình trạng thiết quân luật.
Vào năm 1981, tình hình Ba Lan vẫn hết sức rối ren và căng thẳng. Kinh tế tiếp tục đình đốn. Năm 1989, Công Đoàn Đoàn Kết được hợp pháp hóa trở lại. Người ta không khỏi ngưỡng mộ ý chí kiên cường và sức chịu đựng để dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh mà nhiều người nghĩ không thể thắng được giữa một bên chính quyền có đủ mọi phương tiện quân đội công an, súng và nhà tù, lại được Liên Xô triệt để ủng hộ.
Một bên hai bàn tay trắng nhưng sau nhiều ngày, tháng kiên trì đình công bãi thị, kiên quyết đấu tranh bám sát từng tấc đất cảng Gdansk, dưới sức ép của sắt thép, dùi cui, lưỡi lê và họng súng.

Chủ nhật 18 tháng 8, phong trào đã thành công, buộc chính phủ Cộng Sản Ba Lan phải trả tự do cho công nhân quyền được thành lập nghiệp đoàn. Phải mất 9 năm ròng với máu, mồ hôi nước mắt, chết chóc, tù đầy mới có buổi chiều của “Thỏa thuận Tháng Tám” được ký kết. Công Đoàn được tự do độc lập, trong đó có hàng ngàn văn nghệ sĩ, trí thức, hàng triệu công nhân nam nữ và toàn dân đã kết hợp thành sức mạnh đòi hỏi được hưởng những quyền sống cơ bản của con người.

Trong cuộc bầu cử năm 1989, Công Đoàn Đoàn Kết dành được 99 ghế trong tổng số 100 ghế ở Thượng Viện, và dành được 35% ở Hạ Viện cho phép tổ chức này thành lập chính phủ mới.
Năm 1990, ông Lech Walesa trở thành tổng thống nước Ba Lan.

Giai cấp công nhân Việt Nam và trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam cần phải suy nghĩ bài học trên của Ba Lan, để có thể vận dụng cho phong trào dân chủ và bảo vệ những quyền lợi thiết thực của công nhân như nâng mức lương và cải thiện chính sách lao động – quyền thành lập nghiệp đoàn độc lập v.v...
Bài Học thứ 6: Nước Nga cũ (Liên Bang Xô Viết) .

Nói đến nước Nga Xô Viết cũ, trước hết là nói đến chính sách tập thể hóa và các cuộc thanh trừng nội bộ liên tục nhất là thời kỳ Stalin mà Khrushchev đã phát biểu tại đại hội đảng Cộng Sản Liên Xô lần thứ 20 (tháng 3 năm 1956). Đối với dân Nga, trong thời kỳ Stalin là những đêm dài của những cơn ác mộng rằng “Stalin là tên bạo chúa lớn nhất nước Nga”.
Lời tố cáo của Khrushchev làm cả thế giới sửng sốt như tảng băng khổng lồ bao phủ nước Nga tan ra. Ông lên án chế độ độc tài do Stalin đứng đầu đã giết chóc bừa bãi mấy chục triệu dân và nhiều triệu người bị đưa vào các trại tập trung. Về kinh tế thì đình đốn kiệt quệ. Trong khi đó, thế giới bên ngoài vẫn lầm tưởng Liên Xô đang xây dựng thiên đường Cộng Sản trên trần gian thành công vĩ đại. Do bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng Sản luôn luôn tuyên bố kế hoạch kinh tế thành công vượt mức, đời sống nhân dân Liên Xô vô cùng ấm no hạnh phúc. Ta thử theo dõi một vài sự kiện dưới đây để được thấy rõ hơn.
- Ngày 16-4-1951, Đài phát thanh Moscow công bố trước thế giới Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 4, mức Sản xuất tăng 73% so với năm 1940.
- Ngày 5-10-1951, Đại Hội đảng Cộng Sản Liên Xô lần thứ 19, đặc biệt chú ý đến quá trình từ Chủ Nghĩa Xã Hội tiến lên Chủ Nghĩa Cộng Sản.
- Ngày 14-2-1956, Lễ khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản Liên Xô lần thứ 20, Nikita Khrushchev tuyên bố chính sách đối ngoại cùng tồn tại. Đại Hội tiếp tục đến ngày 22 tháng 2 – thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ 6 Liên Xô tiến mạnh, tiến vững chắc lên thiên đường Cộng Sản như thế. Khiến nhiều nhà lãnh đạo Phương Tây xuống tinh thần, vì nền kinh tế thị trường tư bản không nhích lên được một tấc tây.
Trong khi đó, nhân dân Mỹ và các nước trong khối tự do, nhất là giới trí thức khoa bảng rất ghen tỵ với đời sống vương giả của người dân Liên Xô. Còn về tự do thì gấp trăm lần... thật là quá sung sướng làm nhiều người mê!
Để bạn đỡ mất nhiều thì giờ đọc sách và hiểu thế nào là Cộng Sản, tôi tạm dẫn lời ông Yavalinsky một đại trí thức Nga, trong sự định nghĩa, ngắn gọn,
hàm súc về Chủ Nghĩa Cộng Sản như sau: “Chủ nghĩa Cộng Sản đồng nghĩa với việc anh sẵn sàng trả bất cứ giá nào để đạt được mục tiêu chính trị của mình. Chủ nghĩa Cộng Sản đồng nghĩa với việc nói một đằng làm một nẻo. Cộng Sản có nghĩa là anh luôn luôn nói dối. Tất cả những điểm này là điểm chính trong chính sách của Cộng Sản ”.

Thật là một sự định nghĩa ngắn gọn, chính xác, không thể nào thêm bớt được một chữ. Tạm gác lại những chuyện đại loại như vậy, mời bạn tiếp tục theo dõi những biến cố chính xẩy ra ở Liên Xô cũ.
- Ngày 25-2-1986 , tại Đại Hội đảng Cộng Sản Liên Xô lần thứ 27. Mikhail Gorbachev tuyên bố và nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự thay đổi cấp tiến. Do nền kinh tế trì trệ năm 1970, ông kêu gọi cải tổ (perestroika); nhân dân Liên Xô và cả đảng Cộng Sản chấp nhận đề nghị của Gorbachev, thực hiện hai chủ trương (Perestroika) cải tổ và (Glamost) công khai trong các vấn đề xã hội.
Sau cái táo bạo sáng suốt của người mở bức màn sắt, lại xuất hiện người hùng Boris Yeltsin cũng gây ra các phản ứng cực mạnh làm rung chuyển nước Nga trong bài diễn văn công khai chỉ trích cái đặc quyền, đặc lợi dành cho đảng Cộng Sản .
Liên Xô tan rã.
Ngày 1-12-1989 , Tổng Bí Thư Gorbachev hội kiến với Giáo Hoàng John Paul II ở Vatican . Cuộc gặp đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Thiên Chúa Giáo với nguyên thủ một siêu cường theo thuyết vô thần. Sau sự kiện đó, ngày 3 tháng 12, Gorbachev lại gặp tổng thống George H. Bush, hai vĩ nhân tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh mang lại một viễn cảnh hòa bình cho nhân loại.
Thập niên 90, khủng hoảng kinh tế, Liên Bang Xô Viết phải chịu cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tăng từ cuối thập niên 1980.
Năm 1990, chính phủ không kiểm soát được lưu thông tiền tệ. Sự lưu hành tiền mặt năm 1991, tăng 4,8 lần so với năm 1989, giá cả tăng vọt. Tổng Sản lượng quốc nội (GDP) năm 1991 bằng 83% năm 1990. Đến đầu 1993, suy thoái kinh tế trầm trọng.
Mắt xích đầu tháo gỡ Liên Bang Xô Viết Tan Rã.
- Ngày 19 tháng 12, đảng Cộng Sản Lithuania tuyên bố độc lập tách khỏi Liên Xô, gây ra thách thức dân tộc chủ nghĩa nghiêm trọng, đối với Gorbachev cũng trong năm 1990, các cuộc bầu cử Xô Viết địa phương và cơ cấu lập pháp diễn ra ở hầu hết 15 nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô.
Chiến thắng thuộc về người cải cách cấp tiến chủ nghĩa dân tộc. Các ứng cử viên đối lập chính trị diễn ra ở các nước Cộng Hòa vùng Baltic, Moscow , Leningrad và Kiev báo hiệu sự tan rã của Liên Bang Xô Viết. Không gì cứu vãn nổi.
- Ngày 12-6-1990 , Xô Viết Tối Cao Liên Xô thông qua luật truyền thông và báo chí với các chi tiết bảo đảm tự do báo chí và bãi bỏ kiểm duyệt. (Về điểm này đảng Cộng Sản Việt Nam cần học tập.)
- Tháng 6, Uzbekistan và Moldova tuyên bố có chủ quyền.
- Ngày 12 tháng 6, Liên Bang Nga - nước Cộng Hòa lớn nhất Liên Bang Xô Viết tự tuyên bố là quốc gia có chủ quyền với quyền tự quyết định tương lai kinh tế, chính trị và “quyền tự do tách khỏi Liên Bang Xô Viết”.
- Ngày 20 tháng 6, Xô Viết tối cao Uzbekistan thông qua tuyên bố chủ quyền trong Liên Bang Xô Viết đổi mới và quyền tối cao của luật Uzbekistan trong lãnh thổ của mình.
- Ngày 26 tháng 6, Moldavia ( Moldova ) tuyên bố chủ quyền, Hiến Pháp và các luật trong nước Cộng Hòa Moldova là tối cao.
- Ngày 16 tháng 7, Ukraine tuyên bố chủ quyền và quyền thành lập quân đội, lực lượng an ninh nội bộ và các cơ quan an ninh quốc gia riêng.
- Ngày 27 tháng 7, Bolorussia ( Belarus ) tuyên bố chủ quyền tự cho mình quyền tự nguyện liên minh với quốc gia khác và quyền tự do rút khỏi liên minh.
- Ngày 28 cựu đảng viên Cộng Sản Mechislav Grib được bầu làm lãnh đạo mới.
- Tháng 8 các tuyên bố độc lập và chủ quyền Armenia tuyên bố đổi tên nước thành cộng hòa Amenia. Rồi đến các nước Turkmenistan (28/8), Tajkistan (25/8).
- Ngày 15 tháng 8, Gorbachev phục hồi quyền công dân Nga cho những trí thức lưu vong, trong số này có nhà văn Aleksande Solzhenitsyn và Vladimir Voinovichy, nhà thơ Irina Ratushinskeya vân vân...
- Tháng 11, Hội Đồng Nhà Nước quyết định giải tán cơ quan KGB, Ủy Ban An Ninh nhà nước.
- Ngày 12 tháng 12, kết thúc sự tồn tại của Liên bang Xô Viết và thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập.
- Ngày 25 tháng 12, Gorbachev từ chức Tổng Bí Thư. Tổng Thống Liên Xo cũng vào thời điểm này, Mỹ công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
- Ngày 16-12-1991 , chính phủ Nga chính thức tiếp quản chính quyền Liên Xô cũ ở Nga. Cũng trong tháng 12, Boris Yeltsin được bầu làm Tổng Thống Liên Bang Nga (RFSER) qua cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nước Nga.
- Tháng 4 năm 1992, xẩy ra cuộc đụng độ giữa Quốc Hội Nga và chính quyềnYeltsin. Đại Hội đại biểu nhân dân Nga VI, chủ trì là chủ tịch Ruslan Khasbulatov đã chỉ trích các cải cách kinh tế của chính phủ. Lời chỉ trích đòi chính phủ từ chức gồm các nhà làm kinh tế trẻ, nhưng Yeltsin từ chối.
- Ngày 3-10-1993 , các cuộc xô xát vũ trang xẩy ra ở Moscow giữa lực lượng trung thành với Tổng Thống và nhóm phản đối việc ông đình chỉ Quốc Hội.
- Ngày 19-5-1999, Tổng Thống Yeltsin thay Thủ Tướng Primakov bằng Sergli, Sepashin, chính phủ Sepashin chỉ tồn tại được vài tuần.
- Ngày 9 tháng 8, Yeltsin chỉ định cựu nhân viên KGB là Vladimir Putin làm thủ tướng. Đây là cuộc chuyển giao quyền lực hết sức bất ngờ đối với dân chúng Nga cũng như giới chính khách cả trong lẫn ngoài nước Nga.

Người ta tự hỏi: Thời đại Yeltsin đã kết thúc hay còn tiếp diễn? Trong 10 năm ông cầm quyền đã nhiều phen ông làm cho cả dân Nga lẫn thế giới sững sờ, rồi sau đó sáng suốt biết cách, biết người để chuyển giao quyền lực đích thực cho chính khách do chính ông lựa chọn. Trong khi đại đa số dân Nga chưa biết Putin là ai? Nhưng dù rằng có nhiều ý kiến khác nhau, ta cũng phải thừa nhận rằng mọi sự việc đã được Yeltsin “đặt” đúng vị trí của nó!
--------------------------------------------------

No comments:

Post a Comment